Ví Dụ Phân Bón Hóa Học / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phân Bón Hóa Học Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Phân Bón Hóa Học?

Khái niệm phân bón hóa học

Phân bón hóa học còn được gọi với tên khác là phân vô cơ, phân bón khoáng. Thành phần là các hóa chất tổng hợp hoặc khoáng chất từ tự nhiên. Các hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng dưới dạng muối khoáng. Mục đích sử dụng phân bón hóa học là để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ từ đó nâng cao năng suất thu hoạch.

Các loại phân bón hóa học hiện nay

Là loại phân vô cơ phổ biến hiện nay. Đạm được biết là thành phần thiết yếu cho cây, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở cây. Việc sử dụng phân đạm sẽ giúp cây trồng phát triển cành, lá mạnh mẽ nhờ khả năng giúp tăng quá trình quang hợp của đạm, cho ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Các loại phân đạm phổ biến là đạm amoni, đạm nitrat, ure. Mỗi loại sẽ có tác dụng, cách bón cũng như phù hợp với từng loại cây, loại đất. Ví dụ như với đạm amoni không thích hợp dùng để bón đất chua vì sẽ làm tăng thêm độ chua.

Phân lân

Thành phần chính của phân lân là photpho, một dạng nguyên tố quan trọng không kém cho cây. Nếu thiếu lân thì cây sẽ chậm phát triển, cho năng suất kém nên phải đặc biệt chú ý. Phân lân hiện có hai loại phổ biến là phân lân nung chảy và supephotphat. Mỗi loại sẽ có những chức năng riêng nhưng tác dụng chính vẫn là tốt cho cây.

Phân kali

Kali là thành phần quan trọng trong giai đoạn cây đã trưởng thành và ra hoa, kết trái. Có thể nói đây là yếu tố quyết định chính đến năng suất sau mùa vụ. Bởi khả năng giúp các quá trình sinh hóa trong cây diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sau bao ngày tháng canh tác mỏi mệt, chỉ còn giai đoạn bón phân kali nữa là có thể hưởng được thành quả tốt rồi, các nhà nông đừng chủ quan mà phải thường xuyên theo dõi tình hình.

Bên cạnh đó, việc bón kali cũng giúp giảm thiểu lượng đạm dư thừa trong đất. Giúp cây tăng thêm khả năng chống chịu trước điều kiện môi trường thay đổi.

Một số loại phân vô cơ khác

Để phù hợp với tình hình thực tế cây trồng, hiện nay có thêm các loại phân ở dạng tổng hợp. Đó là phân hỗn hợp hay còn gọi là phân NPK, phân phức hợp và phân vi lượng. Việc hòa trộn các nguyên tố đơn lại sẽ đồng thời cung cấp cho cây đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Hiện tượng thiếu nguyên tố này hay thừa nguyên tố kia sẽ được giải quyết.

Nhờ việc thúc đẩy các quá trình trao đổi chất mà cây trồng phát triển một cách ổn định hơn. Tạo thuận lợi trong việc người nông dân theo dõi thời gian ra hoa, kết trái cũng như làm chủ được tình hình sâu, bệnh hại.

Với những tác dụng mà từ các thành phần dinh dưỡng mà phân hóa học đem lại cho cây trồng. Cùng với việc theo dõi, bón phân hợp lý thì năng suất tăng cao là việc tất yếu. Không nên lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học sẽ cho kết quả đi ngược lại mong muốn.

Việc bón phân vừa phải sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đất. Từ đó môi trường đất được tơi xốp, thông thoáng, giàu chất dinh dưỡng hơn.

Tác hại từ việc sử dụng phân bón hóa học không đúng cách

Nếu sử dụng bừa bãi phân hóa học sẽ vô tình làm chết các loài thiên địch tốt trong đất. Điều này sẽ không tốt cho cây trồng của chúng ta. Cây trồng sẽ đứng trước nguy cơ sự xâm nhập của sâu, bệnh hại mà không thể phát hiện kịp thời. Các loài vi sinh vật rất nhạy cảm với phân thuốc hóa học nên đừng để mọi thứ diễn ra quá muộn.

Mọi người nên giảm thiểu việc lạm dụng quá nhiều phân vô cơ. Thay vào đó là sử dụng các loại phân hữu cơ thay thế cũng có tác dụng tương tự. Điển hình như chế phẩm sinh học BIMA, phân trùn quế được cung cấp bởi Huy Long. Với tác dụng không chỉ cải tạo đất mà còn kích thích sự phát triển của hệ vi sinh có lợi.

Lượng tồn dư phân hóa học trong đất trước hết là làm ảnh hưởng môi trường đất. Và khi chảy xuống ao, hồ gần đó sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều sinh vật sẽ không thể sống được trong những môi trường như thế được. Cây trồng của bạn chắc chắn cũng không tránh khỏi sự tác động.

Dư lượng chất hóa học còn giữ lại trong nông sản sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Nếu như lâu ngày sử dụng không biết sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nào nữa. Vậy nên ngày nay khi đi mua thực phẩm ở chợ, người ta thường rất e dè khi lựa chọn những mặt hàng có màu sắc, hình dáng đẹp mắt. Mọi người cần phải ý thức nhiều hơn để có được sức khỏe tốt.

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn cũng có thêm những thông tin bổ ích về phân bón hóa học rồi đúng không nào. Nếu các bạn đang có nhu cầu tìm mua các loại phân hữu cơ thân thiện với môi trường và phổ biến trong sản xuất nông nghiệp hiện nay thì phân bón Huy Long sẽ là sự lựa chọn của các bạn. Liên hệ: 0777.232.718 – 0255.652.7676 hoặc Fanpage để được hỗ trợ.

Phân Bón Hóa Học Là Gì? Tổng Hợp Các Loại Phân Bón Hóa Học 2022

Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng.

1. Phân đạm

Là một trong những loại phân hóa học khá phổ biến, phân đạm luôn được người dân tin dùng. Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.

Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.

Một số loại phân đạm thường dùng: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và ure.

– Phân đạm amoni là tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…

– Cách sử dụng: Bón thúc và chia làm nhiều lần.

Chú ý: Phân đạm amoni không thích hợp với đất chua vì phân có chứa nhiều amoni (axit) càng làm tăng độ chua của đất.

b. Phân đạm Nitrat

– Phân đạm Nitrat là tổng hợp các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2…

– Cách sử dụng: Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. Bón cho cây trồng công nghiệp: bông, chè, café, mía…

– Phân đạm nitrat tan nhiều trong nước, dễ chảy rửa. Nên khi bón phân cho đất, nó tác dụng nhanh với cây trồng, nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.

– Cách sử dụng: Bón đều không bón tập trung cây sẽ bị bội thực N, có thể trộn mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.

2. Phân lân

Phân lân rất cần thiết cho cây đặc biệt là ở thời kì sinh trưởng. Phân lân thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.

Phân lân được chia thành 2 loại là phân lân nung chảy và Supephotphat

a. Phân lân nung chảy

Phân lân nung chảy có thành phần chính lá Ca3(PO4)2

Phân lân nung chảy không tan trong nước, nên cây khó hấp thụ, thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu.

b. Supephotphat

Supephotphat có thành phần chính là muối tan canxihidrophotphat Ca(H2PO4)2. Bao gồm 2 loại là supephotphat đơn và supephotphat kép.

3. Phân Kali

Phân Kali giúp cho cây hấp thu nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu. Ngoài ra phân Kali còn giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.

Bón phân kali, có thể bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri rất hữu ích cho cây trồng. Phân Kali tác dụng tốt với: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…

Chú ý: Nên bón phân Kali vừa đủ. Bón thừa Kali có thể gây đến tác động xấu lên rễ, làm cây teo rễ.

4. Một số loại phân bón hóa học khác

Ngoài các loại phân khá phổ biến trên, phân bón hóa học còn có các loại phân khác phù hợp với từng loại nhu cầu của cây trồng.

a. Phân hỗn hợp

Đây là loại phân chứa cả 3 nguyên tố N, K, P hay còn gọi là phân NKP. Phân này được tạo ra nhờ trộn cả 3 loại phân đơn trên. Mức độ các loại phân tùy thuộc vào loại đất sử dụng và loại cây trồng sản xuất.

b. Phân phức hợp

Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tổng hợp trực tiếp bằng tương tác hóa học. Phân phức hợp còn được sản xuất bằng cách hóa hợp (phân hóa hợp). Loại phân này các dinh dưỡng được hóa hợp theo các phản ứng hóa học.

c. Phân vi lượng

Là loại phân chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất. Nên bón phân vi lượng cùng với phân vô cơ hoặ hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.

Bài 11: Phân Bón Hóa Học

Bài tập minh họa

Bài 1:

Kinh nghiệm sản xuất của người nông dân được đúc kết trong câu ca dao sau:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Nghe tiếng sấm động mở cờ mà lên”

Hãy dùng kiến thức Hóa học để giải thích câu ca dao trên.

Hướng dẫn:

Khi có sét (tia lửa điện) khí N2 và O2 trong không khí kết hợp với nhau thành khí NO, NO bị oxi hóa thành NO2. Khí NO2 tác dụng với nước mưa tạo ra axit nitric, axit này rơi xuống đất sẽ tác dụng với chất kiềm có trong đất như vôi, tro bếp tạo ra muối nitrat (là phân đạm) nên tốt cho lúa.

N2 + O2 → 2NO (ở điều kiện nhiệt độ cao như tia lửa điện)

2NO + O2 → 2NO2

4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3

HNO3 + KOH → KNO3 + H2O

Bài 2:

Vì sao không nên bón đạm với vôi cùng lúc?

Hướng dẫn:

Vì khi bón đạm (NH4NO3)với vôi cung lúc thì xảy ra phản ứng:

CaO + H2O → Ca(OH)2

2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + NH3↑ + 2H2O

⇒ Khí NH3 thoát đi làm hao phí một lượng đạm.

Bài 3:

Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có hàm lượng N cao nhất: NH4NO3; (NH4)2SO4; CO(NH2)2?

Hướng dẫn:

Để biết được loại phân bón nào có hàm lượng N cao nhất, các em hãy tính thành phần phần trăm về khối lượng của N có trong các loại phân bón.

(% {N_{N{H_4}N{O_3}}} = frac{{14 times 2}}{{80}}.100 = 35%)

(% {N_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = frac{{14 times 2}}{{18 times 2 + 96}}.100 = 21,21% )

(% {N_{CO{{(N{H_2})}_2}}} = frac{{14 times 2}}{{60}}.100 = 46,67%)

Vậy hàm lượng N trong phân bón CO(NH2)2 cao nhất

Bài 4:

Nêu phương pháp nhận biết KCl, NH4NO3 và Ca3(H2PO4)2.

Hướng dẫn:

Đun nóng với dung dịch kiềm chất nào có mùi khai là NH4NO3

Cho dd Ca(OH)2 vào, chất nào tạo kết tủa trắng là Ca3(H2PO4)2

Còn lại là KCl.

Chủ Đề Stem: Phân Bón Hóa Học

I. PHẦN 1: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU-Nghiên cứu pha chế tỷ lệ các loại phân bón hợp lý để trồng cây cảnh (trầubà)

Lý do chọn dự án:

Giúp học sinh có được kiến thức về vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng; tên gọi, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học cần dùng; một số kỹ thuật cơ bản trong trồng trọt và sử dụng phân bón an toàn, hiệu quả;

Tạo không gian xanh trong gia đình, lớp học.

*Môn Hóa học:

Vai trò của của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng

Thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông

dụng;

Cách chăm sóc, sử dụng phân bón cho cây trồng đúng cách, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trường;

Tính độ dinh dưỡng của phân bón

*Môn Sinh học:

 

    chế hút nước và phân bón

    trình sinh trưởng của thực vật

    1. trò của các nguyên tố hóa học đối với sự phát triển của thực vật, tác hại nếu bón quá nhiều phân hóa học.

      *Môn Công nghệ:

      +Một số kỹ thuật cơ bản trong trồng trọt và sử dụng phân bón.

      *Môn Toán học

      Tính toán độ dinh dưỡng có trong phân bón.

      *Môn Vật lý:

      Sử dụng được các kiến thức về trọng lực, hiện tượng mao dẫn để giải thích quá trình cây hút nước và phân bón

      II. PHẦN 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

      1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn

      a. Mục đích của hoạt động

       

      1. hiểu, phát hiện được cây phát triển được cần có các chất dinh dưỡng phù hợp.

        1. động các kiến thức đã học về kỹ thuật chăm sóc cây, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây

            ra nhu cầu tìm hiểu kiến thức về các loại phân bón hóa học để thực hiện dự án

            b. Nội dung hoạt động

            Nghiên cứu pha chế tỷ lệ các loại phân bón hợp lý để trồng cây cảnh (trầu bà) phát triển khỏe mạnh.

            (Tăng trưởng về chiều dài, màu sắc lá, đường kính thân)

            c. Dự kiến sản phẩm

            -Bảng KWL

            d. Cách thức tổ chức hoạt động

            GV sử dụng kỹ thuật KWL cho để cho HS viết những điều đã biết về chủ để và những điều muốn học

            79

            2. Hoạt động 2: Nghiên cứu lí thuyết nền (học kiến thức mới)

            a. Mục đích của hoạt động

            +Vai trò của của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng, t

            hành phần hóa

            học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng

            +Cách chăm sóc, sử dụng phân bón cho cây trồng đúng cách, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trường;

             

              luyện cho học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức Hóa học, Sinh học, Công nghệ

                triển năng lực tự học, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đọc sách

                  các kỹ năng làm việc nhóm. b. Nội dung hoạt động

                  Hoàn thành phiếu học tập sau:

                  PHIẾU HỌC TẬP

                  Nghiên cứu tài liệu trong SGK, … và trả lời các câu hỏi sau:

                   

                    vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng?

                      tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng?

                      1. chăm sóc, sử dụng phân bón cho cây trồng đúng cách, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trường?

                        ô vai trò của các nguyên tố tương ứng với ô các nguyên tố cho phù

                        hợp

                         

                        Các nguyên tố

                         

                        Vai trò với thực vật

                             

                             

                        C,H,O

                         

                        Kích thích sự phát triển của bộ rễ

                             

                        N

                         

                        Để tổng hợp nên chất diệp lục và kích thích ra hoa,

                         

                        làm hạt

                           

                             

                             

                        P

                         

                        Sự phát triển của thực vật cần lượng rất nhỏ nguyên tố

                         

                        này

                           

                             

                             

                        K

                         

                        Để tổng hợp protein (được hấp thụ dưới dạng muối

                         

                        sunfat)

                           

                             

                             

                        S

                         

                        Để giúp thực vật sinh sản chất diệp lục

                             

                             

                        Ca, Mg

                         

                        Cấu tạo nên hợp chất gluxit của thực vật

                             

                             

                        Những  nguyên  tố  vi

                         

                        Kích thích cây trồng phát triển mạnh (Thực vật không

                        lượng

                         

                        đồng hóa được nguyên tố này từ khí quyển)

                             

                        Bài 1 SGK tr39

                        Bài 3 SGK tr39

                        Tài liệu

                         

                          bón hóa học

                          Bài 11

                          SGK Hóa học 9

                          cương về kỹ thuật trồng trọt, quy trình sản xuất bảo vệ môi trường Chương

                          I,

                          II Công nghệ Lớp 7.

                            Quả và hạt –Chương VI, VII

                            :

                            Sinh học Lớp 6

                            c. Dự kiến sản phẩm

                            HS có nhật kí nghiên cứu tài liệu

                            Cho học sinh nghiên cứu các tài liệu và hoàn thành phiếu học tập ở nhà

                            GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoàn thành phiếu bài tập

                            Hướng dẫn học sinh chuẩn hóa kiến thức

                            Cho học sinh quan sát những mẫu phân bón (GV chuẩn bị) hãy viết tên và phân loại các loại phân bón đó

                            3. Hoạt động 3: Đề xuất các giải pháp khả dĩ

                            a. Mục đích của hoạt động

                            Học sinh luyện tập cách tính độ dinh dưỡng của các loại phân bón đơn

                            Trình bày được lý do sử dụng loại phân bón nào để đạt được các tiêu

                            chí đặt ra

                            Nội dung hoạt động

                            Đề xuất các tỷ lệ (theo khối lượng) phân bón đơn được sử dụng cho mỗi lọ cây trầu bà và giải thích lý do lựa chọn

                            c. Dự kiến sản phẩm

                            Đưa ra các tỷ lệ phân bón lựa chọn để thử nghiệm d. Cách thức tổ chức hoạt động

                            GV: sử dụng kỹ thuật động não yêu cầu HS đưa ra các ý tưởng sau khi đã nghiên cứu lý thuyết

                            Hoạt động 4: Chọn giải pháp tốt nhất

                            a. Mục đích của hoạt động

                            Phân tích các giải pháp đã đề xuất tìm ra giải pháp tối ưu nhất b. Nội dung hoạt động

                            Hãy phân tích ưu nhược điểm của mỗi tỷ lệ phân bón và lựa chọn 3 tỷ lệ tối

                            ưu?

                            82

                            Đề xuất hộp trồng thủy canh phù hợp?

                            c. Dự kiến sản phẩm

                            Các nhóm thống nhất được

                            Sử dụng phương pháp thủy canh (tĩnh) là phù hợp và dễ thí nghiệm nhất

                            Trồng trên các chai nhựa tái chế để góp phần bảo vệ môi trường

                            d. Cách thức tổ chức hoạt động

                            GV cùng học sinh thống nhất chọn lựa phương án tối ưu. 5. Hoạt động 5: Chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm a. Mục đích của hoạt động

                            Sau khi lựa chọn được đề xuất tối ưu, sử dụng công thức tính độ dinh dưỡng để pha được dung dịch thủy canh từ các loại phân bón

                            Cắt và chế tạo hộp thủy canh, giá thể

                            b. Nội dung hoạt động

                            Tạo các bình thủy canh bằng các vỏ chai nước ngọt bằng nhựa (mỗi nhóm 6

                            chai)

                            Tiến hành cân phân bón và pha dung dich thủy canh tại phòng thí nghiệm (mỗi nhóm 3 lọ dung dịch với tỷ lệ pha khác nhau)

                            c. Dự kiến sản phẩm

                            Có được hệ thống các chai nhựa thủy canh và dung dịch thủy canh phù hợp để tiến hành thực nghiệm

                            d. Cách thức tổ chức hoạt động

                            Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm hoàn thành ở nhà và thường xuyên liên lạc giải đáp thắc mắc.

                            Cung cấp hóa chất và hướng dẫn học sinh pha dung dịch thủy canh

                            83

                            Học sinh định kỳ họp nhóm để trao đổi các khó khăn vướng mắc khi thực hiện dự án để cùng tháo gỡ

                            6. Hoạt động 6: Thử nghiệm và đánh giá

                            Mục đích của hoạt động

                            Học sinh tiến hành thử nghiệm trồng cây với dung dịch thủy canh và theo dõi đánh giá về tỷ lệ phân bón phù hợp nhất (có ghi nhật ký)

                            Nội dung hoạt động

                            Tiến hành trồng thử nghiệm tại gia đình (hoặc tại lớp) và theo dõi đánh giá quá trình phát triển của cây

                            Sau 3 tuần kiểm tra theo các tiêu chí (Tăng trường về chiều dài, màu sắc lá, đường kính thân)

                            Mỗi nhóm chọn một chai phát triển tốt nhất để dự thi (có thuyết trình sản

                            phẩm)

                            Dự kiến sản phẩm

                            Học sinh có nhật ký ghi chép quá trình thí nghiệm

                            Các sản phẩm cây trầu bà trồng thủy canh

                            Thuyết trình về sản phẩm

                            Cách thức tổ chức hoạt động

                            GV:

                            Giao nhiệm vụ cho hs tiến hành trồng thí nghiệm

                            Yêu cầu hs có ghi nhật ký

                            Thường xuyên trao đổi, tư vấn, tháo gỡ khó khăn HS: Thực hiện dự án theo giải pháp đã lựa chọn

                            Mục đích của hoạt động

                            Các nhóm báo cáo, chia sẻ sản phẩm của nhóm

                            nhóm

                            Những khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dự án

                            c. Dự kiến sản phẩm

                            Các sản phẩm của nhóm là các cây thủy canh được trồng trong các chai

                            nhựa

                            Bản báo cáo sản phẩm của các nhóm

                            d. Cách thức tổ chức hoạt động

                            Sau 3 tuần thực hiện dự án, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo dự án

                            8. Hoạt động 8: Điều chỉnh thiết kế

                            a. Mục đích của hoạt động

                            Hs rèn kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản biện

                            Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

                            b. Nội dung hoạt động

                            Chọn số liệu để cây phát triển tốt nhất và điều chỉnh theo góp ý của giáo viên và các nhóm khác để sản phẩm hoàn thiện hơn

                            Thử nghiệm trồng thủy canh với cây cảnh khác c. Dự kiến sản phẩm

                            Các bản ghi chép góp ý của HS

                            Bảng đánh giá sản phẩm

                            Các SP dự án của học sinh được bổ sung hoàn thiện hơn

                            d. Cách thức tổ chức hoạt động

                            Giáo viên yêu cầu các nhóm bổ sung và hoàn thiện sản phẩm làm tư liệu dạy học hoặc làm sản phẩm nghiên cứu khoa học.

                            Giáo viên tuyên dương các nhóm, cá nhân làm việc hiệu quả.

                            Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà.

                            ​​​​​​​

                            ​​​​​​​