Vai Trò Của Phân Bón Hóa Học Là Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Vai Trò Của Phân Hóa Học Đối Với Cây Trồng

Vai trò của phân hóa học đối với cây trồng

1. Vai trò của phân hoá học đối với năng suất lúa ở Việt Nam và một số nước trên thế giới Cây trồng cũng như con gia súc, tôm, cá… muốn sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh tăng trọng nhanh và cho năng suất cao cần phải được nuôi dưỡng trong điều kiện đầy đủ thức ăn, có đủ các chất bổ dưỡng theo thành phần và tỷ lệ phù hợp. Trẻ con tuy lúc mới sinh có cơ thể to, nặng cân nhưng nếu sữa mẹ kém chất, nuôi nấng thiếu khoa học thì cũng có thể trở nên còi cọc. Đối với cây trồng, nguồn dinh dưỡng đó chính là các chất khoáng có chứa trong đất, trong phân hoá học (còn gọi là phân khoáng) và các loại phân khác. Trong các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng độ các chất khoáng cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây trồng trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ tính từ năm 1960 đến 1997, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng phân hoá học đã được sử dụng (NPK, trung, vi lượng ) bón cho lúa. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định lương thực trên thế giới. Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974/1976 bình quân lượng phân hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 1993-1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân hoá học do nông dân sử dụng đã tăng lên đến 279 kg/ha canh tác. Số lượng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa. Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hoá học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng như con người phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt, năng suất mới cao và ổn định được. Vì vậy phân chuyên dùng ra đời là để giúp người trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi hơn. 2. Tình hình sử dụng phân hoá học (phân khoáng) của một số nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á Từ lâu nông dân ta đã có câu “người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân”. Phân bón đã là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhân loại trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón, nhưng ngoại tệ lại có hạn nên việc sử dụng phân khoáng ở các nước có sự chênh lệch khá lớn. Sự chênh lệch này không phải do tính chất đất đai khác nhau quyết định mà chủ yếu là do điều kiện tài chánh cũng như trình độ hiểu biết về khoa học dinh dưỡng cho cây trồng quyết định. Còn trong các nước phát triển mức độ sử dụng phân khoáng khác nhau là do họ sử dụng cây trồng khác nhau, điều kiện khí hậu khác nhau, cơ cấu cây trồng khác nhau và họ cũng sử dụng các chủng loại phân khác nhau để bón bổ sung. Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu nóng) lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong lúc đó Trung Quốc và Nhật lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân toàn châu Á. Hà Lan là nước sử dụng phân khoáng nhiều nhất. Tuy nhiên lượng phân chủ yếu bón nhiều cho đồng cỏ, rau và hoa để thu sản lượng chất xanh cao. Việt Nam được coi là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các nước ở Đông Nam Á, số liệu tham khảo năm 1999 như sau: – Việt Nam: bình quân 241,82 kg NPK/ha – Malaysia: bình quân 192,60 – Thái Lan: bình quân 95,83 – Philippin: bình quân 65,62 – Indonesia: bình quân 63,0 – Myanma: bình quân 14,93 – Lào: bình quân 4,50 – Campuchia: bình quân 1,49 Theo số liệu ghi nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử dụng phân khoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia. Có thể đó là thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam khá thuận lợi, nếu Việt Nam góp phần nâng cao kiến thức sử dụng phân bón cho họ có kết quả. 3. Nhu cầu phân bón đối với cây trồng của Việt Nam đến năm 2010 Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất đai, đặc điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần cung cấp làm cho cây trồng có thể đạt được năng suất tối ưu (năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao). Cho đến năm 2010, ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha, trong đó cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm khoảng 2.431.000 ha (Theo số liệu của Vũ Năng Dũng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2002). Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, đến năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung chảy và 400.000 tấn phân Kali (Nguyễn Văn Bộ, 2002). Dự kiến cho đến thời gian ấy ta có thể sản xuất được khoảng 1.600.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK và 1.400.000 tấn phân lân các loại. Số phân đạm và DAP sản xuất được là nhờ vào kế hoạch nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang, xây dựng 2 cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và ở Cà Mau mà có. Nếu được như vậy lúc đó ta chỉ còn phải nhập thêm khoảng 500.000 tấn Urê và 300.000 tấn phân Kali nữa là tạm đủ. Chỉ còn khoảng 6 năm nữa là đến năm 2010, tổng khối lượng phân các loại cần có là 7,1 triệu tấn, một khối lượng phân khá lớn, trong lúc đó, hiện nay (năm 2003) ta mới sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn phân đạm và lân. Còn số lượng 1,2 triệu tấn phân NPK có được là nhờ vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Năm 2002, cả nước nhập khẩu 2.833.907 tấn phân các loại (Urê, DAP, Kali, sunphát đạm). Nếu tính cả số phân nhập bằng con đường tiểu ngạch thì năm 2002 số lượng phân nhập có khoảng 3 triệu tấn, nếu cộng thêm 1,5 triệu tấn sản xuất trong nước thì vẫn còn cần thêm 2,6 triệu tấn phân các loại nữa mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Công ty Phân bón Bình Điền đang chuẩn bị xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất phân bón ở tỉnh Long An với công suất 600.000 tấn phân NPK/năm, lúc đó Công ty có thể cung cấp được khoảng 1/3 lượng phân NPK theo yêu cầu đặt ra. Như vậy cho đến nay, số lượng phân hoá học dùng cho sản xuất nông nghiệp phần lớn là dựa vào nhập khẩu. Nếu việc nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang cũng như việc xây dựng 2 cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và Cà Mau thực hiện đúng theo kế hoạch thì đến năm 2010 ta chỉ còn nhập khối lượng phân không nhiều lắm. Ngược lại, nếu kế hoạch trên có trở ngại thì việc tiếp tục nhập phân hoá học với khối lượng lớn là điều tất yếu. Tuy nhiên để việc sử dụng phân bón có hiệu quả, không có dư lượng đạm quá mức cho phép, không gây ô nhiễm môi trường thì ngay bây giờ ta phải trang bị cho người sản xuất những kiến thức khoa học cần thiết về tính chất 2 mặt của phân bón, biết được nhu cầu phân bón của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng của cây trên từng loại đất, từng mùa vụ để họ từ quản lý lấy nguồn tài nguyên quí giá của họ mới có hiệu quả được.

Phân Vi Lượng Là Gì? Vai Trò Của Phân Vi Lượng

Phân vi lượng là loại phân bón cũng có vai trò rất quan trọng cho cây trồng. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Mặc dù chỉ cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây nhưng cũng góp phần vào sự sinh trưởng, phát triển của cây được ổn định hơn. Và phân vi lượng có những vai trò thế nào khi được sử dụng đúng. Bài viết sau phân bón Huy Long sẽ giải đáp cho các bạn.

Khái niệm cơ bản về phân vi lượng

Phân vi lượng được hiểu đơn giản là loại phân có chứa một hoặc nhiều nguyên tố vi lượng. Trên thực tế người ta thường hỗn hợp các chất này lại với nhau. Có thể pha thêm nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm hay chất kích thích sinh trưởng cần thiết. Thành phần như sắt, đồng, kẽm, bo là những chất không thể thiếu cho cây phát triển tốt. Mặc dù cây trồng không cần quá nhiều các chất này nhưng thiếu hoặc thừa đều có ảnh hưởng.

Vai trò của một số loại phân vi lượng

Cần phải chú ý khi trồng cây trong môi trường đất có độ pH cao, dư lượng lân nhiều, các chất hữu cơ trong đất thấp. Có thể sử dụng phân chuồng, phân vi lượng sắt để cung cấp cho đất, cho cây.

Vi lượng kẽm (Zn)

Kẽm là một nguyên tố có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Với vai trò thúc đẩy quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng ở cây. Ngoài ra giúp cây tăng thêm khả năng chống chịu, hấp thụ đạm, lân. Thiếu kẽm lá hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh nhưng gân vẫn còn xanh. Lá non thường bị xoắn, bị biến dạng và chuyển sang trắng dần.

Nguyên nhân thường là do việc bón phân không hợp lý. Nhà nông cần nắm bắt tình hình của cây mà sử dụng phân phù hợp. Việc lạm dụng một loại phân nào đó sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây, môi trường.

Vi lượng Mangan (Mn)

Mangan đóng vai trò vào việc giúp hạt nảy mầm nhanh chóng, rễ phát triển ổn định và chắc, tăng khả năng ra hoa, kết trái. Vấn đề thiếu mangan cần được lưu ý ở môi trường đất kiềm, đất chua, đất úng nước, nhiệt độ thấp. Khi phát hiện ở gân lá dần chuyển sang vàng, lá cũng bị nhạt đi và có các đốm vàng thì nên sử dụng phân có chứa vi lượng mangan để bổ sung cho cây kịp thời.

Vi lượng Molypden (Mo)

Molypden góp phần thúc đẩy quá trình sử dụng đạm của cây, quá trình chuyển hóa lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ mà cây hấp thụ được, giúp ích cho vi khuẩn cố định đạm nốt sần cây họ đậu. Khi thiếu Mo thì lá màu xanh nhạt, dần vàng đến cam, có đốm đen bề mặt lá, mặt dưới tiết ra nhựa. Hiện tượng thiếu Mo thường với môi trường đất chua. Có thể sử dụng phân hữu cơ để cải thiện.

Hiện nay Huy Long có cung cấp sản phẩm phân trùn quế đang là loại phân bón hữu cơ được ưa chuộng trên thị trường. Ngoài việc sử dụng phân vi lượng bón cho cây cũng nên kết hợp các loại phân khác. Mục đích là để trung hòa chúng với nhau, không xảy ra tình trạng thiếu hay thừa. Khi thiếu thì cây phát triển kém, năng suất thấp, thiệt hại về kinh tế. Khi thừa vi lượng có thể tích trữ kim loại lại trong nông sản sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác dư lượng phân sẽ làm hại môi trường, đặc biệt là đất và nước.

Cách bón phân vi lượng

Có ba cách là bón thẳng vào đất, ngâm hạt, củ vào dung dịch phân vi lượng trước khi gieo, phun trực tiếp lên cây. Tùy vào tình trạng mỗi loại cây khác nhau mà có cách sử dụng riêng. Thông thường nhà nông thường sử dụng phun trực tiếp lên lá để cây có thể hấp thụ nhanh chóng nhất.

Sử dụng lượng phân hợp lý, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ không đem lại được giá trị mà còn có thể gây hại đến cây trồng, môi trường xung quanh. Không chỉ riêng loại phân vi lượng mà bất kể loại phân nào cũng cần ý thức.

Dấu hiệu nhận biết thiếu vi lượng ở một số cây phổ biến

Biểu hiện dễ thấy nhất khi thiếu vi lượng ở các loại cây trồng là ở lá. Thường xuyên theo dõi cây trồng để phát hiện nhanh chóng và xử lý không để quá muộn. Một vài ví dụ bạn có thể tham khảo sau đây:

Cây lúa: thiếu đồng dẫn tới bệnh trắng và sơ lá lúa.

Cây ăn quả: thiếu đồng sẽ gặp tình trạng khô ngọn lá, héo chồi.

Cà phê: thiếu lưu huỳnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Cây dứa: thiếu magie sẽ gây bệnh luộc lá dứa. Cần phải cân bằng lượng phân kali khi bón, không sử dụng dư thừa.

Phân Hóa Học Là Gì?

PHÂN HÓA HỌC LÀ GÌ?

Để đảm bảo năng suất cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển bền vững, nâng cao năng suất gieo trồng, đảm bảo an ninh lương thực, phân bón là một trong những yếu tố then chốt, quan trọng không thể thiếu. Nước ta là một nước nông nghiệp nên nhu cầu về tiêu thụ phân bón khá cao, trong đó phân bón hóa học chiếm phần lớn (khoảng hơn 80%) nhu cầu tiêu thụ phân bón trong cả nước.

1. Phân hóa học là gì?

Phân bón hóa học có tên gọi khác là phân bón vô cơ, là những loại phân bón có nguồn gốc sản xuất từ các khoáng chất của thiên nhiên hay từ hóa chất, được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Loại phân này tồn tại ở dạng muối khoáng có được nhờ trải trải các quá trình vật lý

Phân bón hóa học có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như: N, P, K, Cu, Zn, B, Ca, Mg,…Dựa trên các thành phần nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt loại phân này được chia thành 3 nhóm phân cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali. Và một số loại phân bón hóa học khác như phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng.

2. Các loại phân bón vô cơ:

2.1. Phân đơn:

Là những loại phân bón trong thành phần có yếu tố dinh dưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.

a. Phân đạm

Là những sản phẩm trong thành phần có đạm là dinh dưỡng đa lượng. Các loại phân đạm bao gồm: phân ure, sunphat amoni, nitrat amon, clorua amoni, xianamit và hợp chất chứa nitơ, các muối vô cơ dạng nitrat.

Phân đạm sunphat (NH4)2SO4 chứa 20-21% N. Phân đạm clorua (NH4Cl) chứa 24-25% N 39% S. Phân amôn nitrat (NH4NO3) có chứa 33-35% N. Phân phôtphat đạm (phôt phat amôn) có 16% N, 20% P. Phân Xianamit canxi chứa 20-21% N, 20-28% vôi, 9-12% than.

b. Phân lân:

Là những sản phẩm phân bón có chứa lân (P) cung cấp cho cây trồng (được tính bằng P2O5 hữu hiệu).

Phân super lân: có hàm lượng lân chiếm từ 17-20% dễ hòa tan thành dạng H2PO4- thích hợp để bón cho nhiều loại cây, cây dễ hấp thu và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Phân lân có thể làm đất chua thêm nên hạn chế bón super lân trên đất chua, phèn.

Thermo phosphat (phân lân nung chảy) chứa từ 15-18% hàm lượng P2O5 hữu hiệu, có màu xám đen ở dạng bột óng ánh. Thích hợp sử dụng cho các chân đất chua, phèn, bạc màu, trũng. Không thích hợp để bón cho chân đất kiềm, phù sa trung tính.

c. Phân kali:

Là loại phân bón hóa học có chứa chất dinh dưỡng đa lượng là kali trong thành phần chính (được tính bằng K2O hữu hiệu).

Phân kali sunphat (K2SO4): có màu trắng, dưới dạng tinh thể, không hút ẩm và tan nhanh trong nước, có hàm lượng K2O chiếm từ 48-50%. Loại phân này được sử dụng để bón cho nhiều loại cây, đặc biệt là cây có dầu, cà phê,.. là những cây có nhu cầu cao về lưu huỳnh.

Phân kali clorua (KCl): chiếm phần lượng phân kali trên thế giới, được sử dụng cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất trồng khác nhau, tồn tại dưới dạng tinh thể đỏ hồng. Có chứa từ 55 – 60% K2O giúp cây cứng cáp, tăng phẩm chất, nâng cao chất lượng nông sản.

Không nên sử dụng KCl cho các giống cây trồng mẫn cảm với Clo như sầu riêng và một số cây nguyên liệu,…Phân kali clorua khó sử dụng do khi để ẩm phân bị kết dinh lại, việc bón phân nhiều cũng khiến đất ngày càng chua.

2.2. Phân phức hợp:

Có chứa từ hai nguyên tố dinh dưỡng trở lên được sản xuất bằng việc liên kết, kêt hợp các thành phần lại với nhau để xuất hiện các phản ứng hóa học giữa các thành phần, sản phẩm cuối cùng kết quả là một hợp chất ổn định, có hàm lượng dưỡng chất cao.

a. Phân DAP (Diamôn photphat)

Trong thành phần có chứa hai dưỡng chất chính là lân P2O5 chiếm 44-46% và đạm (N) chiếm 16-18%. Thích hợp sử dụng cho các loại đất phèn, đất bazan, cung cấp đồng thời hai dưỡng chất đạm và lân cho cây. Phân DAP không thích hợp để bón cho cây lấy củ, đất cát, đất bạc màu, các chân đất đang thiếu kali.

b. Phân kali nitrat (KNO3)

Đây là loại phân đắt tiền, có giá trị cao, thích hợp để kich thích cây trồng ra hoa. Là loại phân kali phức hợp, có 45 – 46% trong thành phần là K2O và 13% là đạm.

2.3. Phân khoáng trộn hay còn gọi là phân hỗn hợp

Được tạo thành bằng cách phối trộn hai hay nhiều loại phân vô cơ như phân đa – trung – vi lượng. Có 3 hình thức phối trộn là:

Trộn và vê thành viên.

Trộn các loại phân khô với nhau một cách cơ giới.

Sản xuất với nhiều các yếu tố lỏng.

3. Những lợi ích phân bón hóa học mang lại

a. Tăng năng suất cho cây trồng

Đây là lợi ích quan trọng nhất từ việc bón phân mang lại, Bón phân cung cấp các dưỡng chất đủ điều kiện để cây trồng sinh trưởng và phát triển ổn định, tối đa hóa năng suất cây trồng.

b. Giúp đất tăng độ phì nhiêu

Người canh tác cần tính toán được lượng phân bón nên được sử dụng và canh thời điểm bón phân đúng lúc, kết hợp với các dưỡng chất hữu cơ có sẵn trong đất để thúc đẩy sự hoạt động của các vi sinh vật có ích. Đảm chất dinh dưỡng có chứa trong đất giúp cây trồng sinh trưởng, hoạt động sản xuất đạt năng suất cao.

c. Kích thích ra hoa, ra rễ

Phân bón là điều kiện cần có để tổng hợp protein, giúp cây phát triển một cách ổn định nhất. Tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây khỏe mạnh chống chọi lại dịch bệnh, hạn hán, các điều kiện xấu từ môi trường một cách tốt nhất. Đặc biệt là có thể kích thích cây ra rễ và nở hoa.

4. Tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học cho môi trường và con người

Lạm dụng phân bón vô cơ, bón không cân đối, không đúng cách, bón quá nhiều trong thời gian dài đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, làm suy kiệt nguồn đất, gây hại đến sức khỏe con người và sinh vật có ích. Bên cạnh đó, chúng còn để lại những tồn dư dưới dạng muối trong đất gây nên những hậu quả sau

a. Đối với cây trồng:

Ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết

Khi được sử dụng với mật độ từ năm này qua năm khác, các acid tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã của các cơ thể vi sinh vật đã chết.

Làm gia tăng sự mẫm cảm của cây trồng đối với các loài sâu bệnh vì phân hóa học giết chết các vi sinh vật trong đất mà các vi sinh vật này nhằm đề kháng cho cây trồng khỏi một chứng bệnh nào đó.

b. Đối với nguồn nước:

Việc bón phân đạm một cách dư thừa với đặc tính dễ hòa tan trong nước dễ dẫn đến tình trạng rửa trôi xuống ao hồ, sông, suối ngấm xuống nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước. Hàm lượng nitrat cao trong nước là gây độc cho những sinh vật dưới nước.

c. Đối vơi đất đai:

Lạm dụng phân bón vô cơ khiến đất đai bị bạc màu, chai cứng, đất bị chua hóa, độ pH giảm và gây tích tụ một số kim loại nặng trong đất.

Mất cân bằng sinh học do tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi trong đất, có khá nhiều loại phân bón vô cơ (đặc biệt là các loại phân đơn) không cung cấp hay không thay thế được chất vi lượng mà cây trồng hấp thu từ đất gây cạn kiệt dần các chất vi lượng có chứa trong đất.

d. Đối vơi không khí:

Không khí bị ô nhiễm do quá trình chuyển hóa làm bay hơi một số khí độc như amoniac khi sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ, đặc biệt là các phân bón chứa đạm (N).

e. Đối với con người:

Sử dụng phân bón vô cơ dư thừa sẽ làm tồn dư đạm trong đất, nguồn nước và nông sản. Dẫn đến tác động tiêu cực tới sức khỏe con người. Nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư, chứng máu methaemoglobin,… là do NO2- và NO3-.

Với những chia sẻ từ bài viết này hy vọng sẽ mang lại những thông tin bổ ích về khái niệm “phân bón hóa học là gì?” Và những điều cần biết trước khi đưa phân hóa học vào sử dụng.

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com

Phân Ure Là Gì? Thành Phần Hóa Học Chính Của Phân Ure

Khái niệm phân ure

Phân ure là một loại phân đạm phổ biến và chiếm phần lớn trên thị trường hiện nay. Sử dụng để cung cấp lượng đạm cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Được biết đạm giúp thúc đẩy quá trình phân cành, đẻ nhánh, khả năng quang hợp mạnh nhờ kích thích lá to, góp phần làm tăng năng suất cây trồng.

Thành phần chính của phân ure

Công thức hóa học của phân ure là CO(NH2)2. Nitơ là thành phần chính và thường chiếm gần khoảng 50%. Đây là loại phân hóa học có tỷ lệ nitơ cao nhất hiện nay và thường được sử dụng.

Đạm ure có dạng tinh thể màu trắng, rất dễ hòa tan trong nước, độ hút ẩm mạnh. Chính bởi sự hút ẩm mạnh này mà việc bảo quản phân bón cũng cần được chú ý hơn. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất phân có thể xảy ra hiện tượng tạo thành Biurea. Cây trồng có thể bị độc nếu tỷ lệ chất đó cao quá tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn đảm bảo sự ổn định cho cây trồng thường không quá 1% Biurea.

Phân loại phân bón ure

Hiện nay có hai loại phân bón ure là ở dạng hạt tròn hoặc dạng viên như trứng cá. Xét về bản chất thì hai loại này đều giống nhau là dùng để cung cấp dinh dưỡng đạm cho cây. Tuy nhiên dạng viên được sử dụng phổ biến hơn. Bởi có thêm thành phần chống hút ẩm có thể bảo quản được lâu.

Do tính chất dễ tan và thích nghi cao nên phân đạm ure thường được bón thúc. Tuy nhiên nên vùi phân vào đất để tránh hiện tượng mất đạm do quá trình amoni hóa trên mặt đất. Ngoài ra có thể pha loãng thành dung dịch để bón phân thấm được sâu hơn. Nên bón vào trời mát mẻ để phân bón phát huy được hiệu quả cao nhất.

Có thể bổ sung ở giai đoạn đầu cây đang phát triển mạnh và giai đoạn cây thụ quả. Do hàm lượng dinh dưỡng đạm khá cao nên pha trộn thêm một số loại phân khác để cân bằng dinh dưỡng cho cây. Tránh tình trạng thừa hay thiếu đạm sẽ ảnh hưởng năng suất cây trồng.

Phân ure có thể bón cho đất chua. Nhưng không nên sử dụng bón chung với vôi. Bởi phản ứng hóa học sẽ làm mất tác dụng của phân, làm rắn đất lại. Có thể bón vôi trước đó hoặc sau khi bón ure một thời gian thích hợp để tránh lãng phí.

Trong trồng trọt

Phân ure sử dụng phổ biến cho cây trồng đặc biệt các loại rau màu. Giúp lá cây có kích thước lớn hơn, có màu xanh hơn. Tuy nhiên phải bón với lượng phù hợp tránh dư thừa lượng nitrat. Chất này tích lũy trong nông sản sẽ không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Trong chăn nuôi

Trong chăn nuôi ure còn được trộn vào thức ăn của trâu, bò. Trong dạ cỏ của động vật nhai lại có loài vi sinh vật cộng sinh ngoài giúp phân giải xenlulozo còn có thể phân giải đạm ure. Với nguồn dinh dưỡng này vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa và khi đến dạ múi khế sẽ bị tiêu hóa. Cơ thể động vật sẽ có thêm nguồn đạm bổ dưỡng. Bên cạnh đó cũng lưu ý sử dụng cho động vật đã phát triển cơ quan tiêu hóa hoàn chỉnh. Ure có thể gây ra ngộ độc và tuyệt đối không pha vào nước cho động vật uống.

Phân bón Ure sinh học (Ure Bio)

Hiện nay có thêm loại phân ure sinh học mang lại nhiều hiệu quả cho canh tác nông nghiệp. Với nguyên liệu từ ure và dung dịch bổ sung vi sinh vật có lợi Bacillus. Ure Bio giúp cây trồng tăng khả năng chống lại sâu bệnh, tăng sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất nhờ tác dụng của nhóm vi sinh.

Sử dụng Ure Bio tạo điều kiện cho giun đất cũng như hệ vi sinh phát triển được. Từ đó giúp cải tạo đất trồng, tăng độ phì nhiêu, độ tơi xốp. Cây trồng cho năng suất cao, nông sản đạt chất lượng. So với phân ure thông thường thì phân ure sinh học giúp giảm lượng đạm thất thoát, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sử dụng đạm của cây trồng.