Ure Thuộc Loại Phân Bón Nào / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phân Bón Cho Lan Loại Nào Tốt

Bài viết giới thiệu đến bạn TOP các loại phân bón cho lan tốt, được mọi người tin dùng hiện nay. (Số liệu được tổng hợp từ các trang thương mại điện tử lớn như: Tiki, Shopee, Sendo).

Top 7 phân bón cho lan tốt nhất hiện nay

1. Bộ Ba Dinh Dưỡng Phân Bón Hữu Cơ Cho Lan Hoa Kiểng Kích Ra Mầm, Mọc Rễ DG301010, Ra Hoa DG 103020 &Vitamin B1 Plus

Phân Bón Hữu Cơ NPK 30-10-10 (Mỹ) Kích Nhú Mầm, Đâm Chồi, Thân Dày Xanh, Phục Hồi Rễ (Cho Lan, Hoa Kiểng Nhỏ)

Tăng khả năng ra rễ tối đa, giúp cây trồng (đặc biệt hoa lan) phục hồi nhanh sau thu hoạch

Kích thích cây trồng sinh trưởng và ra tược cành mạnh

Giúp cây con ra nhiều chồi mới, thân dày xanh, phát triển nhanh

Đặc biệt rất thích hợp cho cây con và cây trồng sau khi thu hoạch

Phân Bón Hữu Cơ NPK 10-30-20 (Mỹ) Siêu Kích Ra Rễ, Ra Hoa, Lá Xanh Bóng (Cho Lan, Hoa Kiểng Trưởng Thành)

Kích thích phân hoá mầm hoa, giúp cây ra hoa sớm, ra nhiều hoa, hoa đẹp lâu tàn

Kích ra rễ, lá xanh, phân hóa mầm hoa, cây, kích ra hoa, lan, hoa kiểng

Điều chỉnh sự tăng trưởng và phát triển của cây, giúp cây tăng trưởng bộ rễ và chống đổ ngã.

Gia tăng sức đề kháng cho cây trồng.

Chống rụng hoa và trái non.

Vitamin B1 Thái Lan

Giúp cây ra rễ cực mạnh, tạo bộ rễ mập, tốt, hút được nhiều dưỡng chất cho cây sinh trưởng.

Kích thích ra keiki, ra nhiều chồi mập, bộ lá xanh tốt quang hợp mạnh, tích luỹ nhiều dinh dưỡng để hình thành vòi hoa.

Tăng khả năng đề kháng cho cây, chống lại sâu bệnh.

Nhúng cành giâm hoặc thoa vào vào chỗ chiết để kích ra rễ

Kích thích phân hóa mầm hoa, nhiều hoa to, mẫu mã hoa đẹp

2. Phân Bón Phong Lan RYNAN 210

Phân Bón Phong Lan RYNAN 210: là dòng sản phẩm phân bón thông minh tan chậm có kiểm soát chuyên dùng cho hoa phong lan. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết ở giai đoạn trưởng thành và phục hồi sau ra hoa, thời gian cung cấp dưỡng chất lên đến 120 ngày. Giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hạn chế nấm bệnh, phục hồi cây nhanh, phát triển thân lá.

Công dụng: FLOWERMATE 210 là phân bón thông minh có kiểm soát chuyên dùng cho hoa phong lan lúc mọc mầm, cây con và trưởng thành. Cung cấp dưỡng chất giúp lan phát triển thân và lá tốt trong 120 ngày với chỉ 1 lần bón.

Cách sử dụng: Phân bón thông minh FLOWERMATE 210: Rải phân bón xung quanh gốc lan hoặc vùi sâu 5cm xung quanh gốc, tưới nước theo cho phân tan dần.

3. Phân bón lá ra rễ cực mạnh N3M

Thúc đẩy quá trình ra rễ cho cây ăn trái, cây công nghiệp, vườn ươm, cây cảnh…

Bên cạnh đó, khi phun lên lá N3M còn có tác dụng giúp cây nhanh đâm màu lá, nhanh ra tược mới; làm lớn lá; chống rụng hoa, tăng đậu trái.

Ngoài ra, nếu cây bị ngập úng có thể dùng N3M như một phương thuốc hữu hiệu đẩy nhanh quá trình hồi phục và tăng trưởng của cây.

4. Neem Cake (Bánh dầu Neem) hữu cơ

Bánh Dầu Neem là một loại phân bón hoàn toàn tự nhiên, có nguồn gốc từ quả và hạt cây neem ép lạnh, giúp cải thiện kết cấu đất, tăng khả năng giữ nước và tăng cường thông khí cho đất, giúp rễ phát triển tốt hơn.

Bánh Dầu Neem cũng kích thích làm tăng sự phát triển lá, hoa, giúp hoa nở nhiều và sai hơn.

Bánh Dầu Neem có thể được trộn với các loại phân hữu cơ khác (đặc biệt phân Ure) giúp làm chậm quá trình chuyển đổi các hợp chất Nitơ thành khí Nitơ, giữ Nitơ cho cây sử dụng trong thời gian dài hơn.

Bánh Dầu Neem ngăn ngừa và điều trị các bệnh do rối loạn hoặc thiếu, mất cân bằng các thành phần dinh dưỡng và vi lượng. Tăng tốc phát triển bộ rễ và tăng trưởng thực vật tổng thể, bảo vệ cây khỏi tuyến trùng và sâu bệnh có hại cho rễ như Sùng đất, cuốn chiếu, ốc sên.

Bánh Dầu Neem là loại phân bón hoàn toàn hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, làm tăng năng suất và độ phì nhiêu của đất, có đặc tính chống nấm mạnh mẽ. Có thể được sử dụng một cách an toàn cho tất cả các loại cây như hoa hồng, hoa lan, cây cảnh, cây ăn trái.

5. Chai phân bón lá pha sẵn dạng xịt Đầu Trâu Spray

Công ty Phân bón Bình Điền đã đưa vào sản xuất sản phẩm phân bón lá cao cấp cho hoa kiểng: Đầu Trâu Spray 1, Với thành phần các chất dinh dưỡng cân đối, còn được bổ sung các chất vi lượng giúp cây trồng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận.

Đầu Trâu Spray 1 Với thành phần các chất dinh dưỡng cân đối, còn được bổ sung các chất vi lượng giúp cây trồng phát triển tốt

Chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận

Spray 1: giúp ra rễ chồi lá, cây xanh tốt

Chuyên dùng cho hoa lan, cây cảnh, bonsai, sen đá, cây văn phòng

6. Phân bón lá Siêu lân đỏ Ra rễ cực mạnh

Siêu lân chứa hàm lượng lân cực cao dưới dạng bão hòa giúp kích thích bộ rễ cây trồng phát triển cực nhanh và mạnh ở thời điềm gieo cấy và cây con

Siêu ra rễ, siêu ra hoa, ra hoa nhiều và đồng loạt.

Chống rụng hoa và trái non

Phục hồi vườn cây sau thu hoạch

Chống vàng lá cháy lá

Kích thích phấn hoa, mầm hoa cực mạnh, hoa to mập, hạt phấn khỏe, thụ phấn tốt cây phát triển mạnh, chống khô cành, khô quả

Kích thích ra rễ non cực mạnh, cải tạo đất, chống nghẹn rễ.

Ức chế sự phát triển của ve sầu

Phục hồi vườn cây bị hư rễ, vàng lá, quắn lá, xoắn lá, quấn ngọn

Giúp cây chống chịu với điều kiện bất lợi của thời tiết, nắng hạn, mưa quá nhiều, sương muối, ngập úng…

Khử chua nhanh giải độc hữu cơ BVTV

Tăng tỷ lệ ra hoa, tăng tỷ lệ đậu trái

Hạn chế rụng trái non trái lớn nhanh

7. Phân bón lá Đầu Trâu chuyên dành cho hoa lan

3 lọ phân bón lá Đầu Trâu: MK 501(kích thích cây ra rễ, nảy chồi, ra lá), MK 701 (kích thích cây ra hoa), MK 901 (dưỡng hoa lâu tàn)

Khối lượng: 100gr/hũ

Dùng cho mọi thời kỳ sinh trưởng của cây hoa lan, cây kiểng

Giới thiệu về hoa lan

Lan là cây hoa ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ôn hòa và không khí thông thoáng.

Là cây rất cần ánh sáng, nhưng yêu cầu ánh sáng tán xạ nên cần phải làm giàn che nắng để tạo đủ sáng tán xạ.

Lan là cây có yêu cầu dinh dưỡng cao nhưng chỉ chịu được nồng độ thấp do đó cần dinh dưỡng dễ tiêu và bón với lượng vừa phải.

Các loài lan phổ biến hiện nay ở nước ta là: Dendrobium, Cattleya, Vanda , Vũ nữ (Oncidium), Mokaram, lan hồ điệp…

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hoa lan

Thiếu đạm: Cây còi cọc, số lá và chồi trên cây ít, kích thước lá nhỏ, lá vàng dần từ lá già tới lá non.

Thiếu lân: Cây nhỏ, ngắn, rễ kém phát triển, lá xanh xỉn đôi khi có sọc tía trên bẹ lá và bản lá, chồi non không phát triển được, chậm ra hoa, ít đậu quả.

Thiếu kali: cây kém phát triển, lóng ngắn lại, cây lùn, mép lá chuyển vàng và khô dần, lá ngọn ngắn, lan dễ bị sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả thấp, sức nảy mầm của hạt kém.

Thiếu canxi: rễ kém phát triển, lá nhỏ, cây yếu, dễ đổ.

Thiếu magiê: Rễ to mập nhưng thân lá kém phát triển, lá già chuyển màu bạc trắng do diệp lục tố không được hình thành.

Thiếu lưu huỳnh: Cây cằn cỗi, lá non chuyển vàng, cây ốm yếu, éo uột.

Thiếu kẽm: các đốt trên ngọn ngắn lại, bản lá hẹp và nhọn, lá non mọc xít nhau, rễ kém phát triển.

Thiếu sắt: Lá vàng thau tới bạc trắng, lá kém phát triển.

Thiếu đồng: Xuất hiện các đốm trắng trên đầu và mép lá, lá mềm yếu, chuyển dần sang xanh trắng và khô héo. – Thiếu đồng thường kèm theo hiện tượng nảy chồi gốc nhiều nhưng đọt non sẽ chết dần.

Thiếu mangan: lá non xanh nhưng kém bóng, sau xuất hiện các vệt vàng thau nối tiếp nhau chạy dọc lá.

Phân bón cho lan và những nguyên lý chung

Thứ nhất: Nếu không phun/bón phân cho lan dù cây không thể chết vì chúng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ môi trường. Tuy nhiên, nếu thiếu đi phân bón thì cây sẽ còi cọc, khô cằn và không phát triển tốt.

Thứ hai: Thêm bón cho lan thì cây sẽ phát triển mạnh. Nhưng nếu bón quá dư phân thì cũng có thể tác dụng phụ. Cây có thể sẽ chết vì bị bội thực. Vì thế, việc sử dụng phân loãng đều đặn sẽ giúp cây hấp thụ và phát triển tốt hơn. Tránh lãng phí quá nhiều phân thuốc.

Thứ ba: Nếu dùng sai thành phần của phân cho các giai đoạn phát triển thì lan sẽ không phát triển theo đúng quy trình tự nhiên. Chúng sẽ có thể dẫn đến nhiều tình trạng như đi ngọn nhiều năm, chậm ra hoa,…

Thứ tư: Dùng phân bón cũng giống như việc ăn cơm mỗi ngày. Theo đó, ăn ít mà ăn nhiều lần vẫn sẽ tốt hơn là ăn một lần mà nhiều để dẫn đến no tức và gây tác dụng phụ. Việc bón phân cũng vậy, bạn nên chia ra các thời gian tưới phân phù hợp và mỗi lần không được quá mức quy định.

Thứ năm: Tự chế phân hữu cơ chính là con dao hai lưỡi gây hại cho lan. Vì thế nếu không am hiểu về chất dinh dưỡng của cây trồng thì cách tốt nhất vẫn nên dùng sản phẩm đã chế biến sẵn từ các nhà sản xuất uy tín.

Cách bón phân cho lan

Theo các nghiên cứu khoa học thì thông thường lan sẽ trải qua đến 3 giai đoạn phát triển. Các giai đoạn ấy bắt đầu từ việc phát triển thân lá, hình thành chồi nụ, ra hoa. Tùy vào những giai đoạn cụ thể mà lan có thể sẽ cần những dưỡng chất khác nhau. Phân bón cho lan nào tốt? Cách bón phân cho lan như thế nào tùy vào từng giai đoạn phát triển được các chuyên gia đánh giá rất quan trọng:

1. Giai đoạn phát triển thân lá

Đây được coi là giai đoạn mầm non phát triển nhất cho đến khi lan có dấu hiệu đứng ngọn. Giai đoạn này lan cần rất nhiều N. Vì thế nên bạn nên dùng phân tan chậm và phân bón có hàm lượng N cao như những dòng 30 – 10 – 10.

2. Giai đoạn hình thành chồi nụ

Đây là giai đoạn tiếp theo để lan tích trữ dinh dưỡng và chuẩn bị ra hoa. Giai đoạn này lan đều cần đầy đủ cả 3 loại N – P – K. Trong đó hàm lượng P nên được ưu tiên nhiều nhất. Bạn cần chọn những phân bón có hàm lượng cân đối như 20 – 20 – 20 hoặc 14 – 14 – 14.

3. Giai đoạn ra hoa

Có thể nói giai đoạn này lan cần rất nhiều K. Vì thế, hãy nên chú trọng chọn dùng phân có hàm lượng 7 – 5 – 47 hoặc 6 – 10 – 60,…

Theo đó, nhà sản xuất khi đã làm ra phân bón cũng đã nghiên cứu và điều chỉnh cho thêm các chất trung vi lượng tương ứng với quá trình phát triển của cây trồng. Vì thế, nếu dùng phân hóa học cho lan thì các bạn chỉ cần xem thông tin hàm lượng NPK trên bao bì tương ứng với các giai đoạn như trên là đủ. Tránh cho quá nhiều trung vi lượng kẻo bị dư và gây tác dụng ngược lại.

Bên cạnh đó thì hiện nay, với sự phát triển của khoa học đã có nhiều chất được tạo ra sẵn. Lan có thể dùng luôn chứ không cần các dạng phân tổng hợp. Đây được gọi là phân phức hợp.

Theo đó, nhóm phân phức hợp như humic, Atonik, NAA,.. khi phun vào lan sẽ giúp lan nhanh phát, kích thích để cây phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, để lan phát triển một cách hoàn hảo nhất vẫn là nên phối trộn đồng thời cả hai loại.

Những lưu ý khi sử dụng phân bón cho lan

Theo các nghiên cứu thì thời điểm tốt nhất để bón phân cho lan chính là sáng sớm hoặc chiều mát. Những ngày nếu có nhiệt độ lên quá 33 độ C thì nên phun phân lúc 7 giờ sáng. Đợi đến khi 10 giờ bạn nên tưới lại một lần nữa để tránh tình trạng cháy lá hoặc cháy ngọn lan.

Trước khi tiến hành bón phân, bạn cũng nên tưới nhẹ sơ lá để lan có thể hấp thụ phân tốt hơn.

Khi phun phân bón lá nên làm ướt mặt dưới nhiều hơn. Bởi mặt dưới là nơi hấp thụ chất rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý làm ướt bộ rễ để phân có thể được thẩm thấu và ngấm sâu.

Đối với những cây lan nhỏ chỉ nên dùng ½ liều lượng so với bao bì hướng dẫn. Về thời gian tùy theo sự phát triển của cây mà có thể tăng dần liều lượng lên. Hiểu nôm na thì phân NPK 20 – 20 – 20 liều 2 gam pha 1 lít nước sẽ có thể dễ làm hư rễ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dùng 0,5 gam pha 1 lít nước thì sau nhiều lần phân lan đã dần quen, bạn có thể dùng liều 3 gam pha 1 lít nước lan vẫn thích ứng đủ.

Phân Ure Là Gì? Công Thức Và Tác Dụng Của Phân Ure

Phân Ure là gì?

Phân Ure chính là loại phân đạm được bày bán trên thị trường, bạn có thể thấy ở bất cứ cửa hàng nào bên cạnh các loại phân hữu bón hữu cơ, phân bón vô cơ phổ biến khác. Loại phân bón này được sử dụng chủ yếu để cung cấp lượng đạm cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Hơn nữa phân bón Ure còn hỗ trợ và thúc đẩy cho quá trình phân cành, đẻ nhánh, đồng thời thúc đẩy trong quá trình quang hợp mạnh, kích thích lá to góp phần tăng năng suất cây trồng.

Không những vậy mà phân đạm Ure còn có khả năng thích nghi cực tốt nhất là ở những nơi trên đất rộng và trên các loại cây trồng khác nhau. Đối với khâu bảo quản của đạm Ure cũng cần phải hết sức chú ý, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm ướt. Bạn có thể tham khảo giá phân bón tại Công ty Phân Bón Hà Lan.

Thành phần có trong phân Ure

Thành phần chủ yếu có trong phân bón Ure đó chính là nitơ và thành phần nitơ chiếm khoảng 50%.

Hơn nữa, trong đạm Ure có dạng tinh thể màu trắng cho nên dễ hòa tan trong nước, độ hút ẩm khá mạnh cho nên việc bảo quản phân bón cũng cần chú ý hơn. Trong quá trình sản xuất cũng vậy, có khả năng phân Ure sẽ tạo ra Biuret và gây ảnh hưởng đến nặng nề đến cây trồng.

Công thức hóa học của phân bón Ure

Công thức hóa học phân bón Ure: CO(NH2)2.

Phân loại phân ure

Phân bón Ure được chia làm hai loại:

Phân bón Ure hạt tròn

Phân bón Ure dạng viên như trứng cá

Tuy nhiên, hai loại phân bón này đều cung cấp chất đạm cho cây, nhưng phân bón dạng viên thường được ưa chuộng nhiều hơn và được sử dụng phổ biến hơn nhờ thành phần chống, hút ẩm và bảo quản được khá lâu.

Hướng dẫn một số cách bón phân hiệu quả

Một phần là do tính chất của phân bón Ure vô cùng dễ tan và khả năng thích nghi cao cho nên phân bón Ure thường được sử dụng để bón thúc.

Tốt hơn hết là bạn nên vùi phân vào trong lòng đất để tránh tình trạng mất đạm cho quá trình amoni hóa trên mặt đất tạo nên. Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng phân bón Ure pha loãng tạo thành dung dịch để bón phân cho thấm lâu hơn, bạn nên bón vào lúc trời mát mẻ để phân bón phát huy được tác dụng cao nhất.

Ở giai đoạn đầu khi cây trồng đang phát triển mạnh và tới giai đoạn cây đang thụ quả. Cũng là do hàm lượng dinh dưỡng có trong đạm cao nên khi trộn với các loại phân khác thì sẽ nhằm mục đích cân bằng dinh dưỡng cho cây. Tình trạng này sẽ thừa hoặc thiếu đều sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.

Bạn cũng nên lưu ý là phân bón Ure hoàn toàn có thể bón cho đất chua. Tuy nhiên, loại phân bón này bạn tuyệt đối không nên bón chung với vôi, như vậy sẽ gây nên phản ứng hóa học là mất tác dụng của phân đồng thời làm đất rắn lại. Tốt hơn hết là bạn hãy bón vôi trước đó rồi sau một thời gian hãy sử dụng phân bón Ure để tránh lãng phí.

Tác dụng của Phân Ure mang lại

Phân Ure trong trồng trọt

Đối với phân bón Ure thì sử dụng phổ biến cho cây trồng, đặc biệt là các loại rau màu nhằm giúp cho lá cây có kích thước lớn và màu của nó xanh hơn.

Tuy nhiên, đối với việc bón một lượng phù hợp tránh dư thừa một lượng Nitrat. Và đặc biệt nếu để chất này tích lũy trong nông sản hoàn toàn không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng vì vậy hãy dùng các loại phân bón uy tín như phân đạm Hà Lan Urea 46TE.

Phân Ure trong chăn nuôi

Trong chăn nuôi thì phân bón Ure còn được trộn vào thức ăn của bò, trâu. Bởi trong dạ cỏ của loài động vật nhai lại này có loài vi sinh vật cộng sinh giúp phân giải xenlulozo, đồng thời phân giải đạm Ure nữa. Nguồn dinh dưỡng này sẽ khiến cho các vi sinh vật phát triển mạnh mẽ hơn cho đến khi dạ múi khế bị tiêu hóa mới thôi. Khi đó, cơ thể động vật tất nhiên sẽ có thêm một nguồn chất đạm bổ dưỡng.

Kết luận

Qua bài viết này thì chúng tôi cũng đã mang đến cho bạn các thông tin về Phân Ure là gì? Công thức và tác dụng của Phân Ure, một trong những loại phân bón được ưa chuộng nhất hiện nay. Mong rằng với những gì mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất.

Phân Hóa Học (Phân Bón Vô Cơ) Gồm Những Loại Nào ?

Phân bón hóa học là thành phần không thể thiếu cho cây trồng cũng như nhu cầu tất yếu trong nghành nông nghiệp, các loại phân thường dùng là phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân trung lượng, phân vi lượng và các loại phân bón lá được phân loại như sau.

Các loại phân bón hóa học tốt nhất cho cây trồng

1- Phân đạm ( phân bón chứa N)

Đây là loại phân dùng để cung cấp hàm lượng đạm (N) cho cây gồm những loại đạm sau

* Urê [CO(NH2)2]

– Chứa 44-48% (N) nguyên chất, là loại phân có tỉ lệ N cao nhất và được dùng phổ biến nhất hiện nay. Có loại dạng tinh thể, có loại dạng viên, màu trắng, màu vàng (Urê Agrotain), hạt xanh (Urê NEB-26), không mùi, dễ hút ẩm. Urê có thể dùng cho các loại cây trồng và các loại đất, thích hợp đất chua phèn.

– Trong quá trình sản xuất urê thường tạo thành chất Biurea [NH2NH(CO2)], là một chất độc hại với cây. Tỉ lệ Biurê trong phân urê không được quá 3%. Phun cho lá nên dùng loại phân có hàm lượng Birurrea dưới 0,25% đối với các cây có múi, dưới 1,5% với ngô, đậu nành.

* Đạm sunfat [(NH4)2SO4] – còn gọi là phân SA

– Là loại đạm có Chứa 20-21% N nguyên chất và 23% S. Dạng tinh thể mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh, có mùi amoniac (mùi khai nước tiểu) vị mặn và hơi chua, dễ hút ẩm. Có thể bón cho nhiều loại cây trồng, trên nhiều loại đất không chua phèn.

– Nếu đất chua phèn phải bón thêm vôi, lân mới bón đạm sunfat. Một số cây như đậu, ngô, cần nhiều S, bón phân SA rất tốt. SA cũng dùng cho các loại đất đồi, đất bạc màu thường thiếu S.

* Đạm amôn nitrat (NH4NO3):

– Chứa 33-35% N nguyên chất ở cả 2 dạng NH4+ và NO3-. Dạng tinh thể, màu vàng xám, dễ chảy nước. Là phân sinh lý chua, thích hợp với cây trồng cạn như bắp, thuốc lá, bông, mía…

* Đạm clorua (NH4Cl):

– Chứa 24-25 % N nguyên chất. Dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà, ít hút ẩm, tới rời dễ bón. Là loại phân sinh lý chua, nên bón kết hợp với phân lân. Vùng khô hạn, đất chua phèn và mặn không nên bón vì đất sẽ tích lũy nhiều Clo làm cây dễ bị ngộ độc. Không bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành tỏi, bắp cải, vừng…vì có Clo không thích hợp.

* Canxi nitrat [Ca(NO3)2] – còn gọi là Nitrat canxi:

– Chứa 15,5% N và 36% Ca. Dạng tinh thể, màu trắng. Là loại phân cung cấp cho cây trồng cả đạm và canxi nên rất hiệu quả, nhất là với cây trồng cạn, cây ăn quả và trên những loại đất cát, thích hợp bón cho đất chua, đất phèn, đất mặn. Dùng bón lót, bón thúc hoặc hòa tan để phun qua lá.

– Ngoài ra còn một số loại phân đạm khác như Natri nitrat (NaNO3), Canxi cyanamite (CaCN2). Phân đạm chủ yếu dùng bón thúc, có thể bón lót một lượng ít, cần bón cân đối với lân (P) và kali (K).

2- Phân lân (Phân chứa P): Phân lân có hai loại là phân lân tự nhiên (như Apatit, Phosphorit) và phân lân chế tạo (như Super lân, Lân nung chảy). Hàm lượng lân trong phân được tính dưới dạng P 2O 5. Một số dạng phân lân thông dụng như :

– Chứa 30-32% P 2O 5, ngoài ra có Canxi và nhiều chất khoáng khác, dạng tinh thể. Dùng bón cho đất chua, đất phèn, đất úng trũng nghèo lân. Hàm lượng lân cao nhưng khó tiêu nên cần kết hợp với các phân lân dễ tiêu khác.

* Phosphorit :

– Hàm lượng lân tổng số biến động lớn, bột Phosphorit ở nước ta chứa 8-12% P 2O 5, thấp hơn Apatit, chứa nhiều sắt và nhôm. Sản xuất bằng nghiền nhỏ quặng Phosphorit. Dùng cho đất chua, phèn, úng, trũng, ủ với phân chuồng, thích hợp cho các cây họ đậu.

– Chất lân trong các phân lân tự nhiên chủ yếu ở dạng khó tiêu nên phải bón lót sớm, thường dùng cho đất chua phèn và ngập úng.

– Có hai loại là Super lân đơn (SSP) chứa 17-18% P2O5 + 12% S và Super lân kép (TSP) chứa 37-47% P2O5. Phân ở dạng bột mịn, xám, mùi chua, dễ hút ẩm.

– Lân có trong super lân phần lớn ở dạng dễ tiêu, hiệu quả nhanh, thích hợp với nhiều loại cây, loại đất. Tuy vậy, trên đất chua

phèn nên bón phối hợp với vôi và các loại phân lân khác (như lân nung chảy). Dùng ủ với phân chuồng rất tốt.

* Lân nung chảy :

Còn gọi là Tecmophosphate (TMP) hoặc Phosphat canxi magiê (FMB). Chứa 18-20% P 2O 5 + 28-30% Ca + 17-20% Mg + 24-30% Si. Ngoài ra còn chứa vi lượng sắt, đồng, molipden, mangan, coban. Dạng bột rời màu xanh xám, ít tan trong nước, dễ tan trong axit, không chua. Sử dụng thích hợp cho đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, đất đồi núi Đông Nam Bộ và miền Trung, đất bạc màu. Đất càng chua phèn hiệu quả phân Lân nung chảy càng cao.

– Ngoài các loại phân lân phổ biến trên, còn có phân Magiê amon phosphate chứa 30-45% P2O5 + 6-9% N + 10-15% Mg, là loại phân phức hợp có hiệu quả cao.

– Phân lân chủ yếu dùng bón lót, phân dễ tiêu như Super lân có thể dùng bón thúc. Tùy loại đất chua ít hay nhiều mà chọn loại phân lân thích hợp.

3- Phân kali (Phân chứa K)

Phân Kali bao gồm các loại hàm lượng K được tính theo công thức hóa học là K2O nó bao gồm các loại kali sau :

* Kali clorua (KCl): còn gọi là Muriate of Potash, viết tắt là MOP.

Chứa 50-60% K2O. dạng bột màu hồng như muối ớt, có dạng màu trắng như muối bọt, dễ hút ẩm, vón cục. Là loại phân chua sinh lý. Bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất, thích hợp với cây dừa (vì dừa ưa chất Clo) không bón cho đất mặn và cây không ưa Clo (như các cây có củ, thuốc lá, cà phê, Sầu riêng vì Clo ảnh hưởng đến hương vị).

* Kali sunfat (K2SO4): còn gọi là Sunfat of Potash, viết tắt là SOP.

Chứa 45-50% K2O và 18% S, dạng tinh thể mịn, màu trắng, ít hút ẩm nên ít vón cục. Là loại phân sinh lý chua, dùng nhiều năm làm tăng độ chua của đất. thích hợp với nhiều loại cây trồng như các cây có dầu, cải, thuốc lá, chè, cà phê… không dùng nhiều năm trên đất chua.

* Kali nitrat (KNO3):

Chứa 46% K2O và 13% N. Dạng kết tinh, màu trắng. Là loại phân quí, đắt tiền nên thường dùng phun lên lá hoặc bón gốc cho các cây có giá trị kinh tế cao. Phun lên lá ở nồng độ thích hợp còn kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt. Những cây mẫn cảm với Clo như thuốc lá, sầu riêng, cây hương liệu, dùng KNO3 bón gốc có hiệu quả tốt, không dùng KCl.

* Kali magiê sunfat: K2SO4.MgSO4.6H2O:

Chứa 20-30% K2O + 10-15%MgO + 16-22% S. Sử dụng cho tất cả các cây trồng trên các loại đất, thích hợp cho đất chua, xám, bạc màu, đất cát thường ít Magiê và các cây trồng trên các loại đất, thích hợp cho đất chua, xám, bạc màu, đất cát thường ít Magiê và các cây trồng có nhu cầu Magiê cao như các loại cây ăn quả, rau,… chủ yếu dùng phun lên lá, cũng có thể bón vào gốc.

* Kali phosphate (KH2PO4) hay còn gọi là MKP:

Chứa 35% K2O và52% P2O5. Có thể dùng cho các loại cây trồng trên các loại đất, bón xuống đất hoặc phun lên lá. Do giá thành khá cao nên ưu tiên phun lên lá để có hiệu quả kinh tế cao, có thể kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt, tỉ lệ đậu quả cao.

4- Phân hỗn hợp

– Là loại phân hóa học bao gồm NPK, trung vi lượng hay nhiều loại phân đơn trộn chung cùng các nguyên tố vi lượng (TE) với nhau bằng phương pháp cơ giới hoặc phức hợp dạng 1 hạt. Ngoài các yếu tố N, P, K còn có thêm cả Mg, Ca, S và vi lượng (TE).

Phân bón hữu cơ vi sinh Năm tốt Miền trung

– Phân hỗn hợp NPK có tác dụng bón ở các loại đất bạc màu đất cát thiếu kali nó giúp giữ ẩm cho cây là loại NPK có hàm lượng lân dễ tiêu cao và đạm, không làm chua đất, dùng cho lúa và nhiều loại cây cạn, thích hợp vùng đất phèn, đất bazan. Ít dùng cho đất thiếu kali như đất xám bạc màu, cát nhẹ, ít dùng cho cây lấy củ.

Những lưu ý cần biết khi phân bón vô cơ

– Không nên bón dư thừa, không cân đối bón không đúng cách, bón trong thời gian dài và lạm dụng phân bón vô cơ.sẽ làm cho phân bón vô cơ có những tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường (đất đai suy kiệt, ô nhiễm môi tường), con người và sinh vật có ích.

– Không nên sử dụng phân bón hóa học (phân bón vô cơ) để bón nhiều và bón trong thời gian dài phân bón vô cơ khiến đất đai chai cứng, bạc màu, giảm độ pH đất,đất bị chua hóa, tích tụ một số kim loại năng trong đất.

– Bón nhiều phân đạm kèm với sự hòa tan nhanh trong nước, dẫn tới việc dễ bị rửa trôi xuống ao hồ, sông, suối, nhấm xuống nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước, nước có hàm lượng nitrat cao. Gây độc hại cho những sinh vật thủy sinh.

Hữu cơ miền trung kính chúc bà con một vụ mùa bội thu ! Công ty CP phân bón hữu cơ Miền trung

Trịnh Thu Huyền

Bonsai: Phân Biệt Các Loại Tùng (Giống Cây Thuộc Chi Bách Xù Juniper)

Đầu tiên cần làm rõ là Juniper là các cây thuộc Chi Bách Xù ( Juniperus), thuộc họ Bách. Chi này có khoảng từ 50 – 70 loài phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên do tính chất quen miệng và tuỳ từng địa phương mà nhiều nơi vẫn gọi Juniper là Tùng. Điều này có thể gây nhầm lẫn về mặt khoa học, nhưng nếu hiểu rõ thì không sao cả. Juniper là một vật liệu bonsai tuyệt vời. Nó không khó tính trong nuôi trồng. Juniper chịu được nắng mưa, khô hạn. Nó gỗ cứng để làm lũa, nhưng cũng mềm dẻo , chịu được uốn nắn cao. Juniper có kiểu lá phù hợp mọi kiểu các tạo dáng (trừ kiểu dáng chổi – broom). Juniper rất đáng cho chúng ta tìm hiểu để đưa cây vào bonsai ở nhiều độ tuổi. Có khoảng 50 – 67 (theo quan điểm khác nhau) loài Juniper, nhưng bạn chỉ cần phân biệt vài loài là đủ. Việc chia lá vảy và lá kim trong bài viết này chỉ mang tính tương đối. Ở nhóm lá vảy thì lá vảy là chủ yếu, ở nhóm lá kim thì lá kim là chủ yếu. Tuy nhiên, dưới tác động nào đó ví dụ như cắt cành nhiều quá chẳng hạn, thì cây sẽ phát rất nhiều lá kim. Những lá kim này có tác dụng:

Lá xòe rộng, dễ hứng nhiều sương đêm giúp lá dễ phát.

Từ những cành lá kim này, cây dễ phát sinh thêm lá vảy.

Juniperu chinensis (Tùng sà, Tùng cối)

Đây là chủng loại hay gặp và quan trọng nhất trong bonsai. Chúng được phân làm nhiều loại nhỏ hơn, trong đó có thể kể tới vài loại hay gặp ở Việt Nam:

Juniperus chinensis Sargentii (Shimpaku)

Juniperus chinensis Torulosa (Hollywood Juniper)

Juniperus chinensis Blaauw (Blaauw Juniper)

Juniperus chinensis San Jose (San Jose Juniper)

Dòng Juniperu chinensis có hầu như mọi “đức tính” để làm bonsai:

Dễ làm lũa

Cành mềm dễ đẽo gọt

Lá nhỏ xanh quanh năm

Thích hợp mọi dáng thế trừ kiểu tàn chổi (bloom)

Ta điểm qua một vài loại Chinensis đã được con người lai tạo:

Shimpaku (mình thấy ở Việt Nam mọi người gọi là Duyên Tùng)

Đây là tiếng Nhật của loài Juniperus chinensis Sargentii mọc tại Nhật Bản. Shimpaku màu lá xanh đậm mạnh mẽ, cây vừa có nét mỹ thuật cao ở đường nét cong, vừa có tính mạnh mẽ do những uốn gập, và nhất là màu đỏ ở thân (sau lớp vỏ mỏng) dễ nổi bật màu sắc khi so với những thớ gỗ chết (lũa) trắng xám bên cạnh. Kiểu lá vảy của Shimpaku nhìn già dặn hơn so với các loài khác có lá kim. Một điểm đáng tiền khác nữa là lá chúng phát dày đặc.

Juniper chinensis Blaauw

Đây là chủng nhân tạo chưa phổ biến lắm. Lá của chúng có lẽ đẹp không thua gì Shimpaku tuy nhiên không được ưa chuộng bằng, có lẽ vì chúng không có xuất xứ từ Nhật.

Juniperus chinensis Torulosa (Hollywood Juniper)

Loài J.chinensis Tolorusa thường được biết dưới tên dân gian là Hollywood Juniper. Lá của Hollywood J. rất đẹp, nhưng ngặt nỗi thân của loài này phát triển mạnh quá cho nên cành nhánh của cây thường thẳng tắp như kiểu mọc của cây lá bản, chứ không có kiểu xoắn vặn như những loài Juniper ở núi. Người ta thường dùng loại này để tạo rừng bonsai, tuy nhiên khó lộ được nét già nua bởi cây phát triển nhanh (nếu so với Kim Tùng – Needle Juniper)

Juniper chinensis San José

Loại này lá hơi xấu cho nên thường dùng làm gốc ghép lá Shimpaku. Gốc của chúng phát rất mạnh.

Juniperus horizontalis

Đúng như tên gọi, loài này thường có khuynh hướng bò ngang (horizontalis tức là ngang). Lá loài này thường có màu hơi xanh lơ. Chúng được gọi là thảm màu xanh.

Juniperus prostrata

Tuy màu sắc, kiểu lá của Protrasta không mấy hấp dẫn, nhưng đây là loài Juniper rất khỏe, chóng mập gốc. Do đấy, được nhiều người chuộng.Đây cũng là loài được chọn để làm gốc ghép cho những giống Juniper lá đẹp vào đó.

Duyên tùng Đài Loan

Mình không chắc tên quốc tế của nó là gì, nhưng dân Việt Nam gọi vậy. Giống này lá thưa hơn duyên tùng Việt Nam và hơi ngả vàng. Gỗ của duyên tùng Đài Loan thì dẻo và dễ uốn hơn so với duyên tùng Việt Nam. Nếu 2 cây cùng một độ lớn gốc thì cành của tùng Đài Loan nhỏ hơn so với tùng Việt Nam, tức là khi để mọc tự nhiên độ vót của tùng Đài sẽ nhiều hơn so với tùng Việt.

Duyên tùng Việt Nam

Duyên tùng Việt Nam (mình cũng không biết tên quốc tế là gì luôn) có mật độ lá dày hơn và xanh đậm hơn duyên tùng Đài Loan. Cả duyên tùng Việt và Đài đều có chung một đặc điểm là chồi trên cùng ít phân nhánh hơn so với các dòng tùng khác.

Dân Bắc gọi tùng cối bởi nó hay bung lá kim (tức là bung cối). Loài này nếu để mọc tự nhiên thì thân nó thẳng tuột, gỗ khá cứng và khó uốn. Với khí hậu miền Bắc Việt Nam thì loài này sinh trưởng rất tốt. Có một cách phân biệt tùng cối so với duyên tùng là nhìn vỏ cây. Vỏ tùng cối màu xám xám, trong khi duyên tùng thì vỏ nó màu đen, và duyên tùng khi bóc đi lớp vỏ ngoài thì nhu mô nó màu đỏ sậm trong khi nhu mô tùng cối màu đen nhiều hơn và chỉ pha chút đỏ.

Juniperus communis

Ở mình gọi là cây Bách Xù thuộc họ Hoàng Đàn. Cây trong tự nhiên có thể cao 15m, cành non yếu có nhiều vòng lá, hoa đực màu vàng, hoa cái màu xanh, quả hình cầu. Cây này được dùng để chiết xuất tinh dầu.

Đây là loài tương đối phổ biến ở nhiều khu vực Bắc bán cầu. Lá tuy không đẹp, nhưng chậm lớn, thân dễ vặn nên khá được ưa chuộng . Cây này mà ra quả thì đầy cây.

Juniperus procumben

Loài Juniper này thường có khoảng 70% lá kim thôi. Đặc điểm của chúng là có một thân hoặc một cành gần gốc xà ra xa khá mạnh . Do đó dân bonsai dựa vào tánh này để tạo thế “nửa thác đổ”. Cây này thường được uốn thành một đôi đặt trước cửa gọi bằng “Nghinh khách tùng”. Loại này thân to nhưng ít vặn xoắn. Lá thì không đẹp lắm nên có nhà vườn đem ghép lá Simpaku vào loại này.

Juniperus procumbens Nana (dân ta gọi là tùng xà / ngọa tùng)

Giống như loại trên nhưng lùn hơn. Đây là loại được giới trồng bonsai ưa chuộng bởi phát triển nhanh, dễ trồng, dễ cắt tỉa, chồi nhiều. Chỉ cần mặt đất ẩm và hứng đủ sương đêm là cây phát chồi đầy thân. Thường chúng chỉ cao 20 cm và bò lan ra mặt đất. Đây là giống tùng rất phù hợp để làm bonsai mini, có điều gốc chúng rất chậm lớn.

Juniperus rigida (Kim tùng)

Lưu ý: Juniperus foemina được coi như là Juniperus rigida Loài này thường mọc thẳng đứng. Cây ít vặn vẹo trong 10 năm đầu và chậm lớn. Khi già cây sẽ bong lớp vỏ mỏng để lộ phần nhu mô màu đỏ hồng. Khi đã bẻ ngang thân rồi thì cây hầu như không còn sức phát triển chiều cao nữa, chỉ thay đổi chút ở tàn lá. Do đó mà khi đã vào chậu làm cây thành phẩm thì hầu như cây không phá thế. Loài này có khoảng 70% là lá kim, khi đưa vào chậu thường người ta sẽ ngắt hết lá vảy bởi lá kim có khả năng hứng sương cao nên cây dễ sống hơn.

Kim tùng có một “khả năng tiềm ẩn” (pathogen) gây chết khá mạnh trong cây. Cho nên khi đưa một cây Kim tùng vào bonsai, nếu rễ không được tỉa ngắn và sạch thì khả năng gây chết tiềm ẩn sẽ lấn khả năng sống rất nhanh. Cho đến nay, hình như vẫn chưa có tài liệu nào cho thấy rõ về chuyện này của Kim tùng. Kinh nghiệm riêng của mình với Kim tùng: Càng nhiều rễ khi chuyển chậu thì cây càng dễ chết (ngặt một điều là phải 2-3 tháng sau mới biết cây đã chết vì lá vẫn cứ xanh rì!).

(sưu tầm)