Uốn Cây Cảnh Đẹp / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Làm Sao Để Uốn Được Cây Cảnh, Bonsai Có Dáng Đẹp?

Để có được những cây cảnh và bonsai có hình dáng đẹp bạn cần phải nắm rõ những kỹ thuật tạo dáng bonsai sau.

1. Thời điểm để uốn cành và tạo dáng cho cây cảnh và bonsai

Thời điểm thích hợp để tạo dáng cho cây cảnh và cây bonsai là vào cuối hè hoặc là cuối tháng 7 đầu tháng 8. Đây là khoảng thời gian cây phát triển mạnh của cây cho ra nhiều chồi non và lá mới thích hợp, tốt cho việc uốn cây.

Với những loại cây chảy nhiều nhựa như cây thông hay cây gỗ sam thì thời điểm thích hợp để uốn cây là vào cuối tháng 8 khi mà lượng nhựa lưu thông trong cây giảm đi.

Với những loại cây rụng lá sớm, có khả năng chảy nhiều nhựa thì bạn không nên uốn cây vào đầu hoặc cuối mùa xuân vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

2. Chuẩn bị dụng cụ uốn cành và tạo dáng cho cây cảnh, bonsai

Dụng cụ uốn cành và tạo dáng bao gồm:

+ Kéo cắt tỉa: để cắt bỏ bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cho cây . Trong bonsai nên tránh những cành cây song song, uốn về phía sau, gối lên nhau, đối xứng và cành rũ.

+ Dây uốn cành: thông thường sẽ sử dụng dây đồng hoặc dây kẽm để uốn. Ngoài ra có thể dùng loại dây vải để quấn, khi quấn nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến cây. Tuy nhiên nhược điểm khi quấn dây vải là dễ gây nấm mốc vào mùa mưa. Tuyệt đối không nên dùng dây sắt vì theo thời gian dễ bị gỉ sét. Đối với một số loại cây lá kim, gỉ sét sẽ làm ảnh hưởng đến cây, gây độc và làm chết cây.

3. Cách chọn cây

+ Dáng tổng thể: Để tạo ra được một tác phẩm bonsai độc và đẹp cần có sự cân đối giữa các thành phần của cây tạo nên dáng tổng thể như thân cây, rễ cây và cành cây.

+ Rễ cây: Bộ rễ cây đẹp là bộ rễ chỉ lộ ra và lan tỏa trên mặt đất, không có những rễ cây mọc chồng chéo lên nhau.

+ Thân cây: nên chọn những thân cây phù hợp với dáng cây muốn tạo thì nhìn sẽ đẹp mặt hơn. Thân cây đẹp là thân cây có độ to đều từ gốc đến ngọn. Nên chọn thân cây có thêm nhiều nét sần sùi tạo nên tuổi tác của thân cây thì cây dùng làm bonsai hay cây cảnh sẽ có giá trị hơn.

+ Cành cây: là phần tạo nên tán của cây. Nên cắt bỏ những cành mọc quá lớn hay cành mọc đâm chéo hoặc mọc cùng vị trí với cành chính trên cây. Đối với cây bonsai thì cành gần gốc to hơn cành trên ngọn và cành thường được phân bố theo hình xoắn ốc.

4. Kỹ thuật uốn cành và tạo dáng cho cây

Việc uốn cành thế nào là tùy vào cảm hứng của nghệ nhân lúc làm cây, không nên gò bó trong một quy tắc dễ thành ra cây hàng chợ.

a) Kỹ thuật uốn cây cơ bản:

Đầu tiên là uốn thân chính, rồi đến cành chính, tiếp đó là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc đến ngọn, cành lớn thì uốn trước, cành nhỏ uốn sau. Để quấn được dây kẽm quanh thân cây thì ta nên cắm một đầu dây kẽm sau trong đất của chậu cây.

Khi quấn dây thì không nên quấn quá lỏng hay quá chặt và đường quấn phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của cây.

Ta uốn cây bằng cách nhẹ nhàng xoắn cành theo hướng quấn dây kẽm để dây luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Đối với những loại cây rụng lá sớm thì sau khoảng 3 đến 5 tháng là có thể tháo dây quấn.

b) Kỹ thuật tạo dáng cho cây to dễ gãy:

Cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì độ mềm dẻo của mỗi loại cây là khác nhau, và mỗi cành cây có một độ cong nhất định tùy thuộc vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây.

+ Sử dụng dây chằng xoắn để uốn những cành to và khó uốn. Những cành to dùng phương pháp quấn dây thì không thể thực hiện được. Khi sử dụng dây chằng để uốn cành bạn cần chú ý đến miếng đệm vì sợi dây mảnh có thể cứa đứt thân cành nếu bạn không đệm vào đó một miếng cao su. Dây chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1 – 1,5 mm.

Lợi thế của phương pháp này là dùng để uốn những cành cây cực kỳ khó nắn. Đối với những cành cây giòn hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, gãy thì dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng trong nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây.

+ Sử dụng nẹp 3 chân để uốn các cành cứng: Với hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa được điều chỉnh bằng mức ren từ từ sẽ uốn cong cành cây. Dụng cụ này ít được người chơi cây cảnh dùng vì dễ làm tổn thương cành cây ngay cả khi dùng miếng lót cao su.

+ Sử dụng khóa uốn cành : là dụng cụ bằng kim loại có hai răng giúp kẹp chặt cành cây cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành cây , uốn chúng vào đúng vị trí mong muốn sau đó dùng dây chằng vào vị trí đó.

+ Sử dụng nẹp uốn: dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng xoắn nhưng khác ở chỗ thay vì dùng dây kéo cành muốn uốn và điểm neo lại gần nhau bằng sợi dây chằng thì bạn dùng một thanh kim loại để siết hai đầu của nẹp uốn lại. Sử dụng nẹp uốn có thể kéo được nhiều cành cây hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại nhưng nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì rất bất tiện và thậm chí không thể dùng được phương pháp này.

Dây Nhôm Đen Uốn Cây Cảnh Bonsai

Chi tiết sản phẩm

Dây nhôm quấn cây cảnh đen chuyên dùng uốn cây bonsai – cây cảnh. Dây uốn cây có độ mềm dẻo dễ uốn do được sản xuất từ nhôm nguyên chất lên đến 99,7%. Bề mặt của dây được xử lý bằng phương pháp oxy hóa nhôm ở nhiệt độ cao giúp cho nhôm có độ sáng bóng giúp hạn chế bức xạ nhiệt làm tổn hại da cây. Sản phẩm

Dây nhôm quấn cây cảnh có kích cỡ từ 1,5mm – 2mm – 2,5mm – 3mm – 3,5mm – 4mm – 5mm – 6mm – 7mm – 8mm đủ để chơi cây từ lớn đến những dòng bonsai mini và siêu mini đang được phân phối tại hệ thống chúng tôi

Dây nhôm vật tư không thể thiếu của người chơi cây cảnh để tạo ra những tác phẩm đẹp

Với nhiều kích thước 1,5mm – 2mm – 2,5mm – 3mm – 3,5mm – 4mm – 5mm – 6mm – 7mm – 8mm anh chị có thể uống từ đầu đến chân cây ngon lành

ƯU ĐIỂM DÂY UỐN CÂY ĐEN

– Mềm, dẻo, dễ uốn dễ dàng bẻ gọn lại để luồn vào những khu vực nhiều cành nhánh rồi trả lại một cách đơn giản.– Độ bền màu cao, bóng đẹp giúp phản xạ ánh sáng tốt.– Không bị bong tróc dưới thời tiết khắc nghiệt và có nhiều thay đổi như ở Việt Nam– Màu đen khi uốn lên cây tạo cho người xem cảm giác già cỗi chắc chắn.– Có thể tái sử dụng nhiều lần.

NGUYÊN TẮC QUẤN DÂY

– Nên quấn dây theo 1 góc 45 độ so với chi cần quấn.– Đối với cành nhỏ, luôn dùng tay tỳ lên dây chứ không tỳ lên cành để tránh dập cành.– Sau khi quấn dây xong hãy làm một cái “khóa” ở đầu tránh cho khỏi tuột khi bị gió.– Thông thường, bạn cần dây có đường kính bằng 1/3 đường kính cành và độ dài gấp 1,5 lần cành cần uốn.– Luôn bắt đầu quấn dây từ chi to nhất rồi mới tới chi nhỏ hơn.

Cách quấn dây chắc chắn nhất và tiết kiệm dây quấn nhất là quấn dây 2 cành gần nhau như sau. Bạn lưu ý tới chiều quấn dây sao cho khi uốn thì dây siết chặt vào cành.

Nếu chỉ có một cành duy nhất để cuốn thì cần cố định chắc chắn 1 đầu.

Nếu uốn cành theo hướng khác mà tại điểm uốn có cành phụ thì ta có thể vòng ngược dây như sau.

Một số lỗi hay gặp khi quấn dây.

LƯU Ý KHI QUẤN ĐÂY CHO CÂY

Thời điểm thích hợp nhất để quấn dây là khi cây đang phát triển mạnh và thành thục. Đó là lúc đợt lá non bắt đầu chuyển sang màu xanh đậm, thông thường ở miền Bắc là đầu hè và giữa thu. Trong giai đoạn này chi cành đã tương đối cứng cứng cáp, nếu có bị dập thì cũng nhanh chóng lành lặn. Bên cạnh đó, ta không nên quấn dây khi trời mưa. Lý do là cây đang tích nước nhiều trong thân dễ bị dập, nứt khi uốn. Bạn cũng có thể cắt nước vài ngày cho cây héo bớt đi uốn sẽ dễ, nhưng đây là việc làm nguy hiểm, cần phải tùy vào tình hình thời tiết và loại cây cụ thể mới có thể quyết định được.

Để cây được tự nhiên thì bạn cứ việc uốn theo cảm ứng của bạn lúc làm. Tuy nhiên nên uốn theo hình lò xo, nhìn cành sẽ có chiều sâu và tự nhiên. Tuyệt đối không uốn theo một mặt phẳng 2 chiều. Từ hình lò xo cơ bản, bạn hãy sáng tạo thêm ra: co tam giác, co vuông, co nhỏ bên trong co lớn v.v

Tháo dây khi dây khi dây bắt đầu hơn ăn 1/3 đường kính dây vào vỏ cây. Đó là lúc thích hợp nhất bởi chi cành đã tương đối định hình. Đừng tháo dây quá muộn sẽ để lại những lằn rất xấu và khó khắc phục. Khi gỡ dây có thể dùng kìm hoặc máy cắt dây ra 1 cách nhẹ nhàng, tuyệt đối tránh tác động đến vỏ cây. Gỡ từ ngọn trở về gốc ngược lại với quá trình quấn dây.

Nguồn: bonsaininhbinh

SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN

– Không được dùng làm dây dẫn điện– Để xa tầm tay của trẻ em

QUY TRÌNH ĐẶT HÀNG VÀ GỬI HÀNG

Bước 1: Đặt hàng online hoặc nhắn tin trực tiếp vào số Hotline (hoặc Zalo, Facebook) các nội dung : Họ Tên + Địa Chỉ + Tên hoặc Mã Sản Phẩm

(Các số Hotline của công ty: 0888.542.612 – 0908.730.430 – 0907.565.612 )

Bước 2: Nhân viên sẽ liên hệ lại để báo phí vận chuyển, tổng tiền và tư vấn thêm về sản phẩm cũng như cách đặt hàng

Bước 3: Công ty giao hàng đến qua hình dịch vụ shiper nội thành

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Uốn Cây Cảnh Tạo Dáng

1. Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi uốn, cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

3. Thời điểm uốn cành

Thời gian thích hợp cho việc uốn cành bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian giữa hè cây bắt đầu phát triển mạnh và cho ra đời những chồi non và lá mới rất thích hợp cho việc uốn cành. Những cây bonsai có nhựa nhiều như thông thì thời điểm thích hợp nhất trong việc uốn cành cây vào cuối hè.

Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

4. Chọn dây uốn cành

Dây cuốn có thể mua tại cửa hàng sắt, cửa hàng dụng cụ cây cảnh, loại dây đồng tái sử dụng từ động cơ là rẻ nhất. Thường có sẵn loại dây đồng và dây kẽm. Dây chì thường dễ làm hơn và có thể tái sử dụng. Ngoài ra còn có loại dây có quấn vải vòng quanh, ưu điểm và bảo vệ cây, tránh ánh sáng mặt trời làm nóng dây dẫn tới bỏng cây, tuy nhiên nhược điểm là dễ gây nấm mốc ở những vùng mưa nhiều.

Lưu ý, không nên dùng dây sắt vì dễ bị gỉ sét, đối với một số loại cây lá kim, dây sắt sẽ phản ứng với nhựa cây, gây độc, làm chết cây.

Để đạt hiệu quả cao nhất người chơi thường lấy dây kẽm để uốn cành cây bonsai. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây bonsai. Uốn thân trước rồi sau đó đến cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây kẽm theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.

Khi quấn dây kẽm, không nên quấn chặt hay lỏng quá và đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây bonsai. Sau khi quấn xong ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cây bonsai sớm rụng lá thường là 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây trở lại hình dáng ban đầu.

6. Kỹ thuật uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy

Cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu cố sức uốn thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”.

7. Tháo dây

Tháo dây khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối định hình. Tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.

Hướng Dẫn Cách Uốn Cây Cảnh Kiểu Bonsai Đầy Nghệ Thuật

Nghệ thuật uốn cây cảnh độc đáo và sinh động

Dụng cụ chuẩn bị uốn cây

Trước khi bắt tay vào uốn cây, người chơi cần tỉa lá và cành song song hoặc không đều nhau. Để cây cảnh có nét thẩm mỹ cao, chúng ta cần loại bỏ những cây không cần thiết và gây trở ngại cho việc uốn cành. Những cành đã rũ xuống, gối lên nhau hay đối xứng đều nên loại bỏ.

Sau khi tỉa lá và cành, việc tiếp theo chúng ta cần làm đó là chuẩn bị dụng cụ để tạo dáng cho cây. Tùy theo từng cách uốn cây cành mà chúng ta chuẩn bị các dụng cụ phù hợp. Nhưng có một số dụng cụ cơ bản cần có đó là kéo cắt tỉa. Sau đó chúng ta cần chọn dây uốn cành phù hợp.

Hai loại dây thông dụng trong uốn cây cảnh đó là dây đồng và dây kẽm. Thông thường người ta sẽ dùng dây đồng tái chế từ động cơ hoặc dây chì bởi giá thành khá rẻ và có thể tái sử dụng. Chúng ta cũng có thể dùng dây vải. Dù có thể tránh ánh sáng mặt trời nhưng khá hạn chế sử dụng. Bởi loại dây dễ gây ẩm mốc vào mùa mưa. Đặc biệt, trong uốn cây cảnh không nên sử dụng dây chì bởi loại dây này sẽ phản ứng với nhựa cây khi bị gỉ sét. Điều này sẽ khiến cây cảnh bị chết bởi chất độc.

Sử dụng đúng loại dây và cách uốn cây cảnh sẽ giúp cây phát triển tốt

Thời điểm uốn cây cảnh

Khi cây bước vào thời kì phát triển nhất chính là thời điểm thích hợp để uốn cây. Bởi vì tại thời điểm này sẽ nhanh phục hồi nhất. Không nên uốn cây khi lá còn non hay thân cành chưa đến thời điểm thu nhựa.

Thông thường nhiều người chọn uốn cây theo mùa nhưng trên thực tế quan điểm này khá sai lầm. Để uốn cây được đẹp và phát triển tốt cần chú trọng vào sức khỏe của cây tại thời điểm uốn. Cần lặt hết lá đối với những cây có tuổi thọ cao và lặt nửa số lá hay những lá giá đối với cây non. Những cây thân mảnh hay thân leo không nên lặt lá khi uốn bởi vì dễ làm da vỡ nước.

Sau đó tùy theo từng loại cây chúng ta sẽ chọn thời điểm thích hợp.

Cây xanh quanh năm: Đối với loại cây này bạn có thể uốn cây bất cứ thời điểm nào trong năm. Riêng đối với cây tùng hay một số cây lá kim sẽ uốn cây vào thời gian chồi cây sắp bung và không được lặt lá hay thay chậu trước khi uốn.

Cây rụng lá theo mùa: Uốn cây trước khi cây đâm chồi bởi những tổn thương gây ra sẽ được phục hồi. Và khi lá cây chuyển sang màu vàng thì sẽ lặt hết và bắt đầu uốn.

Cây cảnh được uốn mang lại giá trị nghệ thuật cao

Cách uốn cây cảnh

Đầu tiên, chúng ta cần xác định hình dáng để tạo cây và chọn một phương pháp phù hợp. Chúng ta sẽ một số cách uốn cây cảnh sau:

Dùng dây kim loại: Cắm một đầu dây kẽm vào mâm cây để tạo điểm cố định. Bước tiếp theo chúng ta sẽ uốn thân cây trước rồi uốn đến cành chính. Bước tiếp theo uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây, uốn từ cành lớn đến cành nhỏ. Đường quấn chéo ở góc 45 độ so với trục thẳng đứng của thân.

Nối các nhánh và thân cây cho phép người thiết kế cây cảnh tạo ra mẫu mà người chơi mong muốn và thực hiện các vị trí chi nhánh và lá chi tiết.

Kẹp bằng các thiết bị cơ khí để tạo hình thân cây và cành cây.

Ghép vật liệu trồng mới (thường là chồi, cành hoặc gốc) vào một khu vực được chuẩn bị trên thân cây hoặc dưới vỏ cây.

Sử dụng sự rụng lá như một cách cung cấp những tán lá ngắn trong thời gian ngắn cho một số loài cây rụng lá.

Cây nhỏ được trồng trong chậu, như cây cảnh đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Những khác biệt kích thước này ảnh hưởng đến sự trưởng thành, thoát hơi nước, dinh dưỡng, kháng sâu bệnh và nhiều khía cạnh khác của sinh học cây. Duy trì sức khỏe lâu dài của cây trong thùng chứa đòi hỏi một số kỹ thuật chăm sóc chuyên dụng:

Việc thay chậu phải diễn ra theo các khoảng thời gian được quyết định bởi sức sống và tuổi của mỗi cây. Cây, cùng với tất cả đất của nó, nên được đưa ra khỏi chậu. Phần đất bên ngoài và phần dưới của khối rễ của cây nên được loại bỏ bằng cách xới đất, tỉa bớt rễ.

Sau đó, một lớp sỏi nhỏ được đặt dưới đáy chậu cho mục đích thoát nước. Trên cùng của sỏi này được đặt đất mới. Đặt một lớp đất thoát nước tốt, đủ để nâng cây lên độ cao trước đó trong chậu. Sau khi đặt cây trở lại vào chậu, khu vực bị bỏ trống bởi khối rễ được cắt tỉa nên được lấp đầy bằng đất tươi. Đất tươi này nên được làm việc xung quanh và dưới khối rễ theo cách để tránh để lại bất kỳ túi khí nào. Sau khi thay chậu, cây cảnh của bạn cần được tưới nước kỹ lưỡng. Rêu hoặc các lớp phủ mặt đất khác có thể được sử dụng để phủ lên bề mặt chậu để giúp chống xói mòn đất khi tưới nước.

Các công cụ đã được phát triển cho các yêu cầu chuyên biệt của việc duy trì cây cảnh.

Thành phần đất và phân bón phải được chuyên biệt hóa theo nhu cầu của từng cây cảnh, mặc dù đất để trồng hầu như luôn luôn là một hỗn hợp lỏng. Phân bón nên được áp dụng ít nhất mỗi tháng một lần trừ mùa đông. Cây cảnh của bạn cũng sẽ đáp ứng tốt với việc cho ăn qua lá, với một loại phân bón hòa tan trong nước được áp dụng mỗi tháng dưới dạng phun.

Mỗi loài cây sẽ có điều kiện ánh sáng khác nhau do đó vị trí đặt chậu cây cảnh cũng khác biệt.

Cần chú ý sâu bệnh và bệnh cây để kịp thời chữa bệnh. Tránh cho cây phát triển yếu hay chết cây.

Cách tháo dây sau khi uốn cành

Chúng ta sẽ bắt đầu tháo dây từ ngọn trở về gốc. Khi dây ăn hơn ⅓ đường kính vào vỏ thì đây là thời điểm thích hợp để tháo dây. Vì lúc này cây đã định hình được kiểu dáng. Nếu bạn tháo dây quá muộn, sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ bởi vết hằn sâu vào thân. Vết hằn này rất khó khắc phục.

Tháo dây cũng là bước quan trọng trong quy trình uốn cây cảnh