Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Chăn Nuôi Gà / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Chăn Nuôi

Ngày 08/Apr/2019 lúc 10:25 PM

Trong nghành chăn nuôi gia súc gia cầm tại các vùng miền trên cả nước bà con không còn chăn nuôi nhỏ lẻ nữa mà phát triển hệ thống nông trại rông lớn, chính vì vây mà các loại chế phẩm sinh học đang được bà con áp dụng rông rãi.

Ngày nay do chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tăng, nhu cầu về thực phẩm cũng tăng theo. Để đáp ứng nhu cầu đó ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô lớn mọc lên. Trước tình hình đó nhằm giúp người chăn nuôi giảm chi phí đầu tư trong chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh, giảm công chăm sóc,…Các loại chế phẩm sinh học được ứng dụng trong chăn nuôi là sản phẩm mang lại rất nhiều hiệu quả cho người chăn nuôi.

Bổ sung các loại men tiêu hóa hằm tăng khả năng tiêu hóa, và hấp thụ thức ăn của vật nuôi, tiết kiệm được tối đa 10% lượng thức ăn cho một chu kỳ nuôi mà vật nuôi luôn tăng trưởng tốt.

Điều chỉnh, tăng cường hệ vi sinh đường ruột có ích nhằm ngăn ngừa các loại bệnh đường ruột như tiêu chảy, phân trắng, đầy hơi, khó tiêu hóa.

Tăng sức đề kháng và ngăn chặn khả năng lây nhiễm của vật nuôi với các bệnh cúm, dịch tả (Newcastle), viêm đường hô hấp, lở mồm long móng

Giảm mùi hôi của phân , nước tiểu, giảm lượng phân phát sinh hằng ngày.

TẠI SAO PHẢI SỬ DUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC

Theo như nhiều tài liệu nghiên cứu, sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi giúp nâng cao tỷ lệ sống cho con giống. Vật nuôi khỏe mạnh, mau lớn, xuất chuồng sớm hơn bình thường từ 10 – 15 ngày. Qua đó giảm được 1/3 khẩu phần thức ăn, chất lượng thịt được nâng cao, thịt thơm ngon hơn giúp bà con đạt năng xuất cao trong chăn nuôi, Bên cạnh đó chế phẩm còn giúp bà con hạn chế mùi hôi chuồng trại lên đến 70-80%. Ngoài ra còn có thể hạn chế được dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Tác dụng của các loại chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

Tăng tỷ lệ phát triển, tăng sưc khỏe, sức đề kháng cho vật nuôi

Ngăn chặn sự phát triển bệnh tật và dịch bệnh

Cải thiện chất lượng chăn nuôi, chất lượng thịt, chất lượng trứng và sữa của con vật

Hạn chế mùi hôi thối, giảm ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra

Xử lý nước thải của chuồng trại và tái sử dụng nước thải

Ngoài ra chế phẩm sinh học còn có tác dung xử ly mùi hôi chuồng trại.

Xử lý nhanh chóng, tối đa mùi hôi( 70- 85 %) phát sinh từ: các bãi rác thải, chất thải hữu cơ, mùi hôi từ chuồng trại chăn nuôi,cống rãnh…vơi chế phẩm sinh học GEM-K

GEM-K Chế phẩm sinh học khử mùi chuồng trại chăn nuôi

Sử dụng chế phẩm sinh học GEM-K khử mùi chuồng trại chăn nuôi đảm bảo môi trường sống an toàn, sạch sẽ cho vật nuôi. Các chế phẩm sinh học khử mùi hôi hiệu quả lên đến 80%, hiệu quả hơn hẳn so với các chất khử mùi khác và được chứng minh an toàn 100% đối với sức khỏe người chăn nuôi và sức khỏe vật nuôi. Chế phẩm sinh học không thể thiếu nếu bà con muốn áp dụng thành công các cách chăn nuôi heo nhanh lớn.

Nếu không sử dung chế phẩm sinh học chuồng trại của bạn sẽ như thế nào?

Mùi hôi chuồng nồng nặc, các biện pháp khác chỉ mang tính chất tạm thời và giảm mùi hôi thối rất ít. Vật nuôi nhanh chóng khiến chuồng ô nhiễm trở lại.

Mầm bệnh ủ trong những vùng vệ sinh kém, trong các ổ chât thải, nguy cơ bùng phát bệnh dịch thường trực và lây lan với tốc độ nhanh chóng, khó kiểm soát.

Không sử dụng chế phẩm sinh học khử mùi chuồng trại sẽ tạo điều kiện cho rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cư trú trong chuồng trại, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cả người và vật nuôi. Mùi hôi thối ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc vật nuôi hàng ngày.

Chất thải không được xử lý kịp thời và hiệu quả dẫn tới ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, gây ảnh hưởng tới các vùng dân cư.

Nguồn phân thải, chất thải cần thời gian rất lâu để hoai mục. Không sử dụng chế phẩm sinh học khử mùi chuồng trại rất khó ủ hoai mục phân vật nuôi.

Môi trường sông ô nhiễm ảnh hưởng cả sức sinh trưởng vật nuôi và chất lượng sản phẩm chăn nuôi đầu ra.

Chuồng trại của bạn sau khi sư dụng chế phẩm sinh học GEM-K.

Mùi hôi xử lý triệt để, hiệu quả tới 80%. Không gây khó chịu cho người và vật nuôi.

Cân bằng hệ vi sinh chuồng trại, giảm mầm bệnh rất hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.

Sử dụng chế phẩm sinh học khử mùi chuồng trại giúp môi trường đất, nước, không khí các khu dân cư không bị ô nhiễm. Tránh ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của nhiều hộ gia đình.

Chế phẩm sinh học GEM-K đem lại hiệu quả lâu dài, kết quả xử lý nhanh, phân và nước thải nhanh hoai mục.

Môi trường sống đảm bảo, vật nuôi sinh trưởng tốt, chất lượng sản phẩm đầu ra nâng lên đáng kể. Các chuồng vật nuôi làm giống có tỉ lệ sinh sản cao, con giống đẹp, khỏe mạnh.

Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Em Trong Chăn Nuôi Lợn

Phân chuồng trại và nước thải rửa chuồng bằng dung dịch EM2

Cách sản xuất ra Chế phẩm EM thứ cấp (EM2)

Từ 1 lít Chế phẩm EM gốc có thể sản xuất được 20 lít Chế phẩm EM thứ cấp. Quy trình như sau:

Cứ 1lít Chế phẩm EM gốc + 1 lít rỉ đường + 18 lít nước = 20 lít EM thứ cấp

Dung dịch này được bảo quản trong can ở điều kiện thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp trong khoảng 7-10 ngày tùy vào thời tiết, khi thấy dung dịch có mùi thơm dễ chịu và váng nổi lên. Chúng ta đã có 20 lít thứ cấp. (Lưu ý: Dung dịch thứ cấp không nên để quá 6 tháng)

1.1. Phun rửa để khử mùi hôi và vê sinh chuồng trại:

Hoà loãng EM2 với nước theo tỷ lệ 1/200 đến 1/500 phun rửa chuồng trại hàng ngày hoặc 3 ngày 1 lần tuỳ theo sự phát sinh mùi hôi của chuồng nuôi.

Đối với nền chuồng không thu dọn hàng ngày, rắc EM Bokashi C lên nền chuồng với lượng 100-200 gr/1m2 nền chuồng, nếu nền chuồng quá ẩm có thể tăng lượng EM Bokashi lên; nếu còn mùi hôi thì phun EM2 pha loãng theo tỷ lệ 1/50-1/100 với lượng phun 1lít pha loãng cho 1m2.

1.2. Xử lí nước thải:

Nước thải rửa chuồng và nước tiểu của động vật nên tách riêng với phân và dẫn vào bể chứa riêng.

Để xử lý nước này ta cho EM2 trực tiếp vào bể theo tỷ lệ 1 lít EM2/ 1000 lít nước thải. Nên cho hàng ngày theo lượng nước thải chảy vào bể để bổ sung kịp thời VSV EM đủ để xử lý nước thải.

1.3. Chăn nuôi lợn trên ĐỆM LÓT

Chăn nuôi lợn trên nền đệm lót là lợn được nuồi trong chuồng với nền chuồng là lớp đệm bằng các chất hữu cơ đã được lên men bằng vì sinh vật. Vi sinh vật được sử dụng là các vi sinh vật có ích EM (Effective Microorganisms). Đệm lớt được sử dụng từ 6 tháng đến 1 – 2 năm mới phải thay.

1.4. Tác dụng của đệm lót đã được lên men bằng EM

+ Phân hủy phân và nước tiểu lợn, vì vậy khử được mùi hôi thối, khí độc trong chuồng trại. Đảm bảo được môi trường, giảm dịch bệnh, lợn tăng trưởng tốt.

+ Giảm quần thể ruồi, nhặng, muỗi ở môi trường xung quanh.

+ Giảm nhân công, điện, nước, thuốc điều trị.

+ Tăng chất lượng của sản phẩm thịt (thị thơm, ngọt) và tỷ lệ thu hồi sau giết mổ của đàn heo.

1.4.1. Kết cấu chuồng trại

+ Chuồng hở, mái kép, diện tích chuồng 10-20 m 2, thích hợp nhất là 20m 2 nuôi 15 con lợn thịt.

+ Nền chuồng đất nện chặt.

+ Có hệ thống phun nước làm mát và giữ ẩm đệmlót

+ Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở hai phía đối nhau để giúp lợn tăng vận động, làm đảo trộn chất làm đệm có lợi cho quá trình xử lý của đệm lót.

+ Tùy vị trí của chuồng trại so với mạch nước ngầm có thể làm nền chuồng theo 3 dạng: chìm, nửa chìm nửa nổi, nổi.

+ Độ dày của lớp đệm lót 50-70 cm.

+ Hàng năm, bổ sung thêm chất đệm lót do bị sụt giảm độ cao.

+ Chất làm đệm lót thường làm từ: mùn cưa, vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, trấu

(nghiền nhỏ kích thước < 3mm) có thể bổ sung thêm 1 ít đất sạch hoặc Zeolíte (1-2%).

+ Hỗn hợp được lên men dưới dạng Bokashi bằng EM.

1.4.2. Các bước thực hiện

Phun EM thứ cấp lên nền đất (tỷ lệ pha loãng 1/10) 1 lít pha loãng / 1m2.

Rải chất đệm chuồng

Lên men chất đệm bằng EM (Hỗn hợp được phun dung dịch EM theo tỷ lệ (EM1: Rỉ đường: Nước (5:5:100) đến độ ẩm 30-40%, cũng có thể phun EM thứ cấp đạt độ ẩm là 30-40%). Sau đó che phủ bằng vải bạt để lên men trong 1 tuần lễ).

Tháo bạt để 1 ngày, cho lợn vào nuôi.

Mật độ: Heo nhỏ: 0,8 m2/ heo nhỏ

Heo lớn: 1,2 m 2/ heo lớn

Cho ăn: Thức ăn lên men bằng EM

Yêu cầu kỹ thuật:Đệm lót phải tơi, xốp, thoáng, có độ ẩm thích hợp khoảng 30%.

Phun EM thứ cấp ở dạng sương mù trong chuồng trại.

Phân vùi sâu 15 cm

Sau 1-2 đợt nuôi bổ sung thêm 5-10% đệm lót được lên men. Chống nóng:

+ Phun nước có pha EM thứ cấp theo tỷ lệ 1/200 dưới dạng sương mù

+ Mở toàn bộ ô cửa sổ.

+ Lát xi măng 1/3 diện tích chuồng

8. Hiệu quả kinh tế: Tiết kiệm tới 80% lượng nước dùng so với nuôi thông thường.

Hạn chế dịch bệnh.

Chất lượng thịt cao, có thể tăng giá bán.

Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Chăn Nuôi Heo Có Hiệu Quả

Trong khi chăn nuôi heo còn nhiều khó khăn thì việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo sẽ hứa hẹn một bước phát triển mới góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn trên toàn cả nước đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi. Có thể nói chăn nuôi đã và đang trở thành yếu tố kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn. Tuy nhiên có một thực tế hiện nay là việc phát triển chăn nuôi khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới điều kiện sống của người dân vùng nông thôn. Và hơn hết khi môi trường bị ô nhiễm thì dịch bệnh cũng bùng phát khiến hiệu quả chăn nuôi bị giảm. Trong khi chăn nuôi heo còn nhiều khó khăn thì việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo sẽ hứa hẹn một bước phát triển mới góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường.

Mục đích sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi:

Trong chăn nuôi chế phẩm sinh học được sử dụng cho 2 mục đích: xử lý môi trường và tăng năng suất vật nuôi.

Xử lý môi trường trong chăn nuôi:

Quá trình xử lý môi trường trong chăn nuôi gồm quá hai quá trình: Xử lý mùi hôi và xử lý chất thải. Đầu tiên là việc sử dụng chế phẩm sinh học để làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo(lợn) để xử lý mùi hôi và xử lý chất thải của heo đã và đang mang lại hiệu quả tốt đẹp trong chăn nuôi. Đệm lót sinh học là hỗn hợp chất trộn trấu, mùn dừa, mụn cưa và chế phẩm sinh học EM Fert-1 được dùng để lót nền chuồng. Đặc tính của đệm lót sinh học là phân hủy chất thải trong chuồng nuôi nhờ sự hoạt động của các vi sinh vật trong đệm lót.

Khác với nuôi heo truyền thống, nuôi heo bằng đệm lót sinh học giúp người nuôi giảm được chi phí làm chuồng vì chuồng nuôi không cần trét xi măng chỉ sử dụng nền đất bổ sung chất độn như mùn cưa, vỏ trấu hoặc vỏ cà phê.

Cách làm đệm lót sinh học:

Người nuôi có thể sử dụng vỏ trấu, vỏ cà phê hoặc mụn cưa, mùn dừa. Các nguyên liệu này phải đảm bảo không có nguồn bệnh, sạch và khô ráo.

+ Lấy chất độn với một lượng phù hợp với điều kiện chăn nuôi và đảm bảo độ dày lớp đệm là 40 cm tiến hành trộn đều sau đó rải 1kg chế phẩm sinh học EM Fert-1 lên bề mặt đệm lót, tương đương diện tích cho 20 m2 đệm lót. + Tưới nước sạch và đảo đều không để đệm lót quá khô hoặc quá ướt ( nắm trên tay có cảm giác chất trộn thấm đều nước (bốc một nắm chất trộn trên tay quan sát thấy thấm nước có màu thẫm, bóp chặt có cảm giác nước hơi thấm ướt tay nhưng không bị chảy ra là được). Không để đệm lót quá khô hoặc quá ướt để đảm bảo quá trình lên men. + Làm phẳng đều toàn bộ bề mặt đệm lót và lấy bạt đậy kín toàn bộ.

Vào mùa khô: ủ đệm lót trong vòng 3 ngày. Sau khi quá trình lên men kết thúc ta bỏ bạt phủ và cào nhẹ lớp bề mặt cho tơi xốp sau 1 ngày thì thả heo.

Vào mùa mưa: chúng ta sẽ thả heo ngay sau khi làm xong đệm lót để tận dụng nhiệt độ của heo để làm tăng sự lên men.

Toàn bộ đệm lót này sau khi sử dụng có thể đem bón cho cây trồng để nâng cao năng suất. Loại phân bón này không cần phải ủ lại có thể bón trực tiếp cho cây trồng. Ta cũng có thể sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý mùi hôi trong chăn nuôi heo ở những trang trại không sử dụng đệm lót sinh học.

Quá trình xử lý mùi hôi như sau:

Thường xuyên dọn phân và rửa chuồng.

Quét dọn và thu gom phân hằng ngày, một ngày 2 lần phải thay nước ở rãnh tắm heo vào buổi trưa và chiều, tuyệt đối không để nước dưới rảnh qua đêm. Thu gom phân tập trung và phải có hầm biogas để chứa phân và nước thải.

Khử mùi hôi trong trang trại bằng chế phẩm sinh học EM Pro-1 và chế phẩm sinh học EM Septic-1.

+ Công dụng của chế phẩm Em Pro-1: tăng cường phân hủy chất thải hữu cơ và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây ra mùi hôi. + Công dụng của chế phẩm EM Septic-1: Tăng cường quá trình phân giải chất hữu cơ và loại bỏ chất khí H2S và NH3 là nguyên nhân gây ra mùi trong chất thải.

Quá trình sử dụng:

+ Trong phạm vi chuồng trại chăn nuôi: sử dụng kết hợp chế phẩm EM Pro-1 và EM Septic-1 theo tỉ lệ 1/19 nước phun đều lên toàn bộ phạm vi trại chăn nuôi. Phun định kỳ 2 ngàylần. Nếu phát sinh mùi hôi mạnh thì ta tăng cường tần suất phun để khử mùi hôi chuồng heo hiệu quả. + Trong phạm vi hầm chứa biogas và hầm chứa phân: Dùng 1 lít chế phẩm EM Pro-1 và EM Septic-1 đổ trực tiếp và hầm chứa có dung tích 5-7m3. Và bổ sung định kỳ 1-2 tháng 1 lần.

Sử dụng chế phẩm sinh học để tăng năng suất trong chăn nuôi lợn

Hiện nay trên thị trường có hơn 150 loại chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi. Nhiều nhà khoa học đánh giá rằng việc sử dụng thức ăn chăn nuôi được lên men bằng chế phẩm sinh học sẽ giúp heo phát triển tốt và giảm tỉ lệ mắc bệnh tăng hiệu quả chăn nuôi.

Trộn vào các loại thức ăn tự nhiên như gừng, tỏi, nghệ để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi đã giúp cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi.

Lên men các loại thức ăn như cám, gạo….. để làm thức ăn cho heo để giúp heo tiêu hóa tốt, cân bằng vi sinh đường ruột, kích thích hệ miễn dịch, giảm tỉ lệ các vi sinh vật gây bệnh, do đó và các bệnh lây nhiễm được khống chế góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →

Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Nuôi Gà Siêu Lợi Nhuận

Kính chào bà con, chăn nuôi sinh học là một trong những nghề mà nhiều hộ nông dân đã áp dụng từ lâu. Nhưng làm sao để có thể áp dụng chính xác và an toàn nhất trong chăn nuôi để đảm bảo năng suất cao nhất thì chúng ta hầu như chưa được phổ biến tài liệu cụ thể và chi tiết. Chính vì thế BSF Smart Farm sẽ tổng hợp lại những kiến thức và cách làm nền tảng để giúp bà con chăn nuôi thành công hơn.

Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Chăn Nuôi Gà Hiệu Quả

Cám gạo, bột ngô, bột sắn… có hàm lượng tinh bột cao. Việc ủ chín lên men sẽ tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, tiết kiệm được thời gian và sức lao động.

– Tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, giá cả phù hợp

– Vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh

– Giảm tối đa mùi hôi, thối trong chăn nuôi, không mất công đun nấu

– Tăng sức đề kháng, giảm mắc bệnh đường ruột, giảm thiểu việc sử dụng thuốc thú y.

Cám ngô, cám gạo.. sau khi được ủ chín sử dụng rất hiệu quả cho tôm, cá, gia súc (heo, bò, dê..), gia cầm (gà, vịt..)

Hơn nữa, nếu cho gà ăn toàn bộ cám tổng hợp thì giá thành cao. Đội chi phí chăn nuôi lên cao. Nếu chỉ cho ăn cám hữu cơ lại không đủ dinh dưỡng cho gà lớn nhanh.

– Lên men thức ăn cho gà bằng chế phẩm vi sinh vật giúp bổ sung chất dinh dưỡng và tạo mùi thơm cho cám, kích thích gà ăn khỏe hơn, lớn nhanh hơn

– Mật độ cao vi sinh vật có lợi trong men ủ thức ăn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, nâng cao khả năng miễn dịch cho gà.

– Gà ăn thức ăn lên men khỏe mạnh hơn, ít bị bệnh hơn, hầu như không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

– Hàm lượng cao enzyme tiêu hóa do vi sinh vật có lợi tiết ra giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng trong đường ruột, do đó lượng phân thải ra ít, giảm được mùi hôi thối khu vực nuôi.

Chế phẩm vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi là dòng chế phẩm sinh học dùng để ủ thức ăn và bổ sung vi sinh vật có lợi cho gia súc, gia cầm.Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ các chất tinh bột như cám, bột ngô, bột sắn… thường chiếm tới trên 80%. Nếu phần tinh bột này không được làm chín thì chăn nuôi sẽ kém hiệu quả vì thức ăn không được tiêu hóa tốt do vậy chi phí thức ăn lớn. Gia súc, gia cầm, thủy sản… sẽ tiêu hóa hấp thu tốt thức ăn tốt hơn khi được làm chín.

Cha ông chúng ta đã biết làm chín dưa, cà, thịt… sống bằng cách muối dưa, cà, làm nem chua… Đây chính là phương pháp lên men thức ăn nhờ một loại men có sẵn trong môi trường tự nhiên.

Trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, để lên men làm chín thức ăn tinh bột nhanh hơn, tiêu hóa tốt hơn người ta dùng một nhóm các chủng vi sinh (men) được chọn lọc, nhân sinh khối với mật độ cao, có năng lực cao trong việc chuyển hóa (thủy phân/cắt mạch… protein thành acid amin/peptid, mỡ thành acid béo, tinh bột thành đường…) các chất khó tiêu sang dễ tiêu.

Nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi.

Giảm tỷ lệ mắc bệnh đường ruột, hen suyễn, tai xanh…

Giảm thiểu tối đa việc sử dụng kháng sinh và dinh dưỡng bổ sung khác.

Tăng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng tối đa à tăng trọng nhanh.

Giúp vật nuôi ăn nhiều, ngủ nhiều.

Giảm tối đa mùi hôi chuồng nuôi, đống/bể ủ thức ăn (ruồi lính đen).

Tỉ lệ móc hàm, nạc cao và thuộc thịt sạch, thịt thơm.

Không mất công và chi phí nấu thức ăn cho vật nuôi.

Đặc biệt: chế phẩm sinh học có thể ủ chín thức ăn ở các điều kiện nhiệt cao hoặc thấp, độ ẩm cao (lên men ướt) hoặc thấp (lên men khô), dùng làm men thủy phân bã đậu tương/đậu tương/trứng/ấu trùng ruồi lính đen/bã men bia… thành acid amin trong các nhà máy/xưởng sản xuất acid amin.

Nguyên liệu theo mỗi công thức trên được trộn đều, làm tơi, cho vào bao tải hoặc thùng, đậy kín, giữ nhiệt độ (tối ưu) vào mùa đông đạt 35 ° C, ủ từ 24-48 giờ. Khi hỗn hợp nguyên liệu có mùi thơm mát và chua nhẹ thì cho ăn trực tiếp hoặc trộn với bột cá, bột thịt, khô đậu… theo nhu cầu của từng loại gia súc gia cầm, hoặc trộn theo công thức sau:

Cách thử độ ẩm tối ưu của đống ủ: bốc lấy một nắm hỗn hợp đã trộn rồi nắm chặt tay lại, nếu thức ăn thành nắm nhưng dễ dàng tơi ra khi mở tay ra là có độ ẩm thích hợp. Nếu nắm thành nắm mà không tự tơi ra được là ướt quá. Còn nếu nắm không thành nắm được là khô quá.

Thời gian ủ lâu hơn sẽ làm thức ăn dễ tiêu hơn.

Khi ủ thức ăn cho cá cần ủ trên 3 ngày để thức ăn xốp, nhẹ, nổi hoặc lơ lửng trong nước.

Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày phải được ủ vào một túi để cho ăn hết trong ngày, tránh mở ra nhiều lần thức ăn dễ bị mốc.

Sử dụng để thủy phân ấu trùng ruồi lính đen… nhưng động vật giàu mỡ và vỏ kitin cần bổ sung thểm chủng vi sinh có chức năng sản xuất mạnh các enzyme lipase, chitin…

Gà mọi lứa tuổi từ mới nuôi đến chuẩn bị xuất bán.

Vịt nuôi cạn và nuôi nước

Ngan Ngỗng nuôi lấy thịt và lấy trứng

Gà cảnh, gà tre, gà chọi….

Chim cút, chim trĩ, chim Công, …..

Men tiêu hóa hay enzyme tiêu hóa bản chất là các loại enzyme: protease – tiêu hóa protein, amylase – tiêu hóa tinh bột, lipase – tiêu hóa chất béo, phytase – tiêu hóa photpho… Các men tiêu hóa này được cơ thể vật nuôi tiết ra hoặc được tạo ra bởi vi sinh vật trong hệ tiêu hóa.

Trong điều kiện tự nhiên nguồn enzyme này được cơ thể vật nuôi tổng hợp đủ và không phải cung cấp thêm, tuy nhiên trong chăn nuôi công nghiệp, thời gian nuôi ngắn, lượng thức ăn hàng ngày cho ăn nhiều hơn khả năng tiêu hóa của con vật, vì vậy các men tiêu hóa tự nhiên từ cơ thể thường không đáp ứng đủ, gây ra hiện tượng tiêu hóa không hết thức ăn (phân sống), gây lãng phí thức ăn, ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Vật nuôi bị chướng bụng, đầy hơi ảnh hưởng sức khỏe.

Ngoài ra khi vật nuôi bị stress, ốm bệnh, dùng thuốc kháng sinh sẽ làm ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột gây thiếu hụt lượng enzyme tiêu hóa của cơ thể. Vi sinh vật có lợi chết đi còn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây rối loạn tiêu hóa, các vi sinh có hại phát triển tăng khả năng mắc bệnh ở vật nuôi.

Chính vì vậy men tiêu hóa là thức ăn chăn nuôi bổ sung quan trọng cho vật nuôi. Bổ sung thường xuyên kết hợp lượng thức ăn hàng ngày để giúp vật nuôi tiêu hóa tốt nhất. Bổ sung bằng hình thức trộn thức ăn hoặc pha nước uống.

Giúp vật nuôi ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, tăng cường hấp thu dinh dưỡng tối đa, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Giảm tối đa mùi hôi chuồng nuôi.

Giảm tỷ lệ mắc bệnh đường ruột : e coli, salmonella, cầu trùng, viêm ruột…

Giảm thiểu tối đa việc sử dụng kháng sinh và dinh dưỡng bổ sung khác.

Giúp vật nuôi nâng cao sức đề kháng, hấp thu dinh dưỡng tối đa và tăng cường hệ miễn dịch;

Giúp ăn nhiều, ngủ nhiều, giảm tiêu tốn thức ăn trên cân tăng trọng.

Giảm tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn, tai xanh…

Giảm thiểu tối đa việc sử dụng kháng sinh và dinh dưỡng bổ sung khác.

Tỷ lệ móc hàm, nạc cao, cung cấp thịt sạch.

Hoà 1 Lít Bio ST, 2Kg Rỉ Mật (Hoặc Đường Đen) 1 Lít Dấm Tươi, 5Kg Tỏi xay nhuyễn hoặc đập nát với 25 Lít Nước Sạch (Nước Suối hoặc nước đun sôi để nguội)

Ủ Men vi sinh tỏi trong thùng hoặc can nhựa đậy kín nắp, mỗi ngày mở nắp can/thùng nhựa cho thoát bớt khí ra để tránh trào hoặc nổ thùng.

Sau 4 ngày là có thể cho vật nuôi dùng bằng đường uống hoặc trộn kèm với thức ăn.

Hiệu quả cao hơn khi kết hợp dùng Men Bio ST với Dung Dịch Đạm Ấu trùng Thuỷ phân BIO SA

(Lưu ý: Không ủ Dung dịch đạm thuỷ phân Bio BSF kèm men tỏi, pha trực tiếp BIO BSF cho vật nuôi uống ) Liều lượng: 1 lít BIO ST cho 200 lít Nước

– Cho gia súc, gia cầm uống: Hòa tan 10ml BIO ST, 2-3ml BIO BSF trong 1 lít nước sạch cho gia súc, gia cầm uống.

– Pha trộn với thức ăn: Sử dụng 20ml BIO ST, 2-3ml BIO BSF trộn với 1 kg thức ăn.

Kỹ Thuật Làm Đệm Lót Sinh Học Cho Gà

Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:

Cải thiện môi trường sống cho người lao động

Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.

Sẽ không phải thay chất độn trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn.

Giảm rõ tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen. Giảm tỷ lệ chết và loại (gà đẻ 5%, gà thịt 2%). Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị bệnh.

Tăng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm:

Úm gà trên đệm lót gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh

Hạch toán kinh tế người chăn nuôi sẽ lợi:

Môi trường không ô nhiễm.

Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay chất độn.

Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên

Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu:

Sử dụng úm gà, nuôi gà thịt

Thực hiện làm đệm lót cho 30 -50 m nền chuồng theo các bước sau:

Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm, sau đó thả gà vào.

Bước 2: Sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2-3 ngày đối với gà nuôi thịt, quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót (cần quây gọn gà về 1 phía để tránh gây xáo trộn đàn gà).

Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ bề mặt chất độn, tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp. Cách làm chế phẩm men: 1 kg chế phẩm BALASA N0 -1 trộn đều với 5 -7 kg bột bắp hoặc cám gạo, cho thêm 2,5 -3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 2 -3 ngày (mùa đông cần chú ý giữ nhiệt độ ủ ấm, để không làm giảm chất lượng đệm lót).

Cần phải làm chế phẩm men trước khi sử dụng 2 -3 ngày.

Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là mùn cưa hoặc kết hợp với trấu:

Thực hiện làm đệm lót cho 30 -50 m nền chuồng theo các bước sau:

Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày 15cm lên nền chuồng (nếu kết hợp dùng trấu thì đầu tiên rải 8 cm trấu, sau đó rải tiếp 7cm mùn cưa).

Bước 2: Nếu mùn cưa khô, phun nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% ( dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được). Thả gà vào nuôi. Chú ý: phun nước như mưa và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều.

Bước 3: Giống như bước 2 làm đệm lót với nguyên liệu là trấu

Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt độn lót. Sau đó

dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp Làm chế phẩm men như đã nêu trong phương pháp làm với nguyên liệu là trấu.

Làm đệm lót lên men để nuôi gà đẻ trên lồng tầng :

Do khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50cm nên khó thao tác vì vậy phải tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên ngoài sau đó mới đưa vào chuồng. Cụ thể như sau:

Chuẩn bị: Để làm cho 50m diện tích đệm lót chuồng

– Đem 1 kg BALASA N01 trộn 5kg bột bắp và cám gạo cho vào thùng, thêm 180 lít nước sạch, đậy kín để vào chỗ ấm trong 2 ngày sẽ được dịch lên men.

– Trước khi làm lấy 5 kg bột ngô và cám gạo, sau đó lấy hơn 2,5 lít dịch lên men đã làm ở trên cho thêm vào, xoa cho ẩm đều.

Cách lên men mùn cưa ở bên ngoài:

Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày 10cm lên nền.

Bước 2: Rắc đều 5kg bột bắp và cám, xử lý men trên mặt chất độn.

Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.

Chú ý: Do mùn cưa khô cần thêm nước cho phù hợp.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.

Hoàn thiện đệm lót lên men trong chuồng nuôi

Bước 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đạt độ dày 20 cm.

Bước 2: Rải đều 10cm mùn cưa đã được lên men ở bên ngoài lên trên mặt là được.

Bước 1: Rải trấu lên nền chuồng đạt độ dày 20 cm. Sau đó rải tiếp 10cm mùn cưa.

Bước 2: Rắc đều 5kg bột bắp và cám, xử lý lên men lên mặt chất độn.

Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn, sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.

– Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót: cứ sau 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm

lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít. Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào sâu xuống sát nền chuồng.

– Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió. Trong trường hợp này gà vẫn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh.

-Để đệm lót luôn luôn khô và tiêu hủy phân tốt thì có thể sau một thời gian cần phải bảo dưỡng 1 lần (sau khi xới tơi trên mặt đệm lót thì rắc chế phẩm men, được chế như ở phần trên, đều lên mặt).Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có gà vào những ngày nóng, thường bố trí thời gian để làm vào buổi chiều mát sẽ ít ảnh hưởng đến gà.

-Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót.

-Khi nuôi gà trên nền đệm lót cần phải để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước rơi làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.

-Nuôi vịt cần chú ý không để vịt sau khi bơi ở ao hồ lên vào chuồng ngay.

– Khi phát hiện độn lót có mùi của khí NH3 và thối nhẹ là tác dụng phân giải phân chưa tốt cần phải xử lý kịp thời. Tùy từng nguyên nhân: do đệm lót ướt quá; đệm lót bị nén không tơi xốp; men kém hoạt động… mà có cách xử lý phù hợp, nhưng chung nhất là phải làm khô, xới tơi đệm lót và sau đó bổ sung chế phẩm men BALASA N01 .

-Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới khoảng trên dưới 50cm còn phía trên phải để thoáng, đặc biệt trong mùa nóng

-Mùa nóng khi úm gà do đệm lót luôn luôn ấm vì vậy nên treo đèn cao hơn để tránh nhiệt độ cao làm bốc hơi nước làm cho gà bị nhiễm lạnh – ẩm dễ bị bệnh.

Nguyên liệu dùng làm đệm lót:Dùng chất độn là mùn cưa tốt nhất. Có thể sử riêng mùn cưa hoặc cả trấu và mùn cưa, nhưng cần chú ý là trấu được rải ở dưới còn mùn cưa thường được rải ở lớp trên mặt.

Độ dày độn lót:Nếu chất độn mỏng sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn so với chất độn dày

Chế độ bảo dưỡng: Đây là điều đặc biệt quan trọng cần phải chú ý:

– Độn lót hoạt động tốt phải đảm bảo có độ tơi xốp cần thiết, cho nên sau vài ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn.

-Tránh để bị nước mưa và nước ở máng uống làm ướt đệm lót.

– Định kỳ bảo dưỡng đệm lót.

Chế độ nuôi dưỡng gà: Cần bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước uống cho gà hoặc dùng thức ăn lên men để chăn nuôi nhằm làm tăng năng lực tiêu hóa, giảm lượng phân thải ra.

CHÚ Ý TRONG VIỆC CHỐNG NÓNG:

Vấn đề chống nóng cũng không đặt ra đối với úm gà và nuôi gà đẻ lồng tầng ở

chuồng kín. Bởi vì:

– Do gà con cần nhiệt độ chuồng nuôi cao nên làm đệm lót chuồng để úm gà sẽ có được hiệu quả rất tốt ở tất cả các mùa trong năm.

– Nuôi gà đẻ lồng tầng ở chuồng kín cũng có thể duy trì đệm lót chuồng quanh năm, gà không trực tiếp sống trên đệm lót.

Chống nóng trong mùa hè chủ yếu đối với gà nuôi thịt, gà đẻ trên nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch. Cụ thể:

– Cần mở hết cửa cho thông thoáng, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để thoát hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh bị om nhiệt trong chuồng làm cho gà bị xỉu, có thể bị chết.

– Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất có thể thực hiện nuôi trên đệm lót mỏng định kỳ thay mới. Chú ý: nếu nền chuồng là đất nện thì cần lót ni lông để thu phân cho dễ và tránh nền bị nhiễm bẩn.

Kỹ Thuật Xử Lý Mùi Hôi Khi Nuôi Gà, Gia Cầm

Bạn đang có nhu cầu tìm kiếm chế phẩm vi sinh khử mùi hôi để ứng dụng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Bạn lăn tăn vì thị trường có quá nhiều sản phẩm khác nhau, với đóng bao bì, đóng chai, đóng can,… Điều này khiến bạn khó khăn trong việc lựa chọn chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi chất lượng với giá phù hợp. Tổng hợp thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này chắc chắn sẽ hữu ích với những ai đang có nhu cầu sử dụng.

Tất nhiên, những đơn vị hoạt động nhiều năm trên thị trường, được bà con nông dân biết đến nhiều thì chắc chắn rằng giải pháp kinh doanh của họ mang đến đạt tiêu chuẩn.

Để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường so với hàng loạt đơn vị khác không hề đơn giản chút nào. Bởi đó là cả quá trình xây dựng thương hiệu, do đó bạn hãy tìm hiểu ít nhất 4 đơn vị cung cấp trước khi đưa ra quyết định.

Đơn vị có chính sách bán hàng minh bạch

Chính sách về giá, khuyến mãi luôn là yếu tố mà người mua chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi quan tâm đến khi có nhu cầu. Do đó, họ chỉ tìm đến những nơi vị bán có báo giá rõ ràng trên website. Nếu lấy giá sỉ thì có thể riêng hệ, còn bán lẻ thì nên để bảng giá minh bạch, giúp khách hàng nắm rõ về giá phải chi trả.

Sản phẩm vi sinh xử lý mùi hôi số lượng lớn và đảm bảo chất lượng

Điều này rất cần đấy, vì thông thường những đơn vị bán hàng số lượng lớn họ sẽ cung ứng ra thị trường với mức giá tốt nhất.

Nên chọn những nơi bán vi sinh xử lý mùi hôi có cam kết về chất lượng hàng mà họ cung cấp.

Nhân viên tư vấn nhiệt tình

Đây là yếu tố nòng cốt giúp bạn có thể chọn lựa chế phẩm vi sinh khử mùi hôi tại nơi họ cung cấp. Tư vấn niềm nở, đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tế khách hàng rất quan trọng.

Khử mùi hôi triệt để khi xử lý ở quy mô khép kín: Khử mùi trực tiếp nền chuồng nuôi, xử lý và chống đầy hầm biogas và xử lý chất thải sau chăn nuôi ( nước thải và phân). Một sản phẩm khử mùi hôi tốt phải đáp ứng đầy đủ, xử lý cả 3 khâu khép kín trong quy trình chăn nuôi.

CHẾ PHẨM SINH HỌC KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG TRẠI khử sạch mùi hôi, thối trong chuồng trại, làm giảm mùi hôi rõ rệt, bà con yên tâm chăn nuôi không lo ô nhiễm môi trường!

Khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi

Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh

Khử mùi hôi và phân hủy phân gia súc, gia cầm, … rác thải hữu cơ

Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường

Cung cấp hệ vi sinh vật hữu ích cho môi trường chăn nuôi

Nâng cao sức đề kháng và phòng chống bệnh cho vật nuôi

Lắc đều chai chế phẩm KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG TRẠI trước khi mở ra

Pha loãng chế phẩm khử mùi hôi chuồng trại theo tỉ lệ: 1 gói chế phẩm với 50 lít nước sạch, sau đó phun cho diện tích 200 – 300m2 chuồng trại

Hướng dẫn sử dụng chế phẩm khử mùi hôi chuồng trại dạng bột

Có thể rắc trực tiếp vào chuồng nuôi theo hướng dẫn chi tiết trên bao bì

Có thể dùng làm đệm lót sinh học chăn nuôi.

Chúc bà con thành công.