Ủ Phân Bón Cho Hoa Hồng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Ủ Phân Dơi Bón Cho Hồng Leo Cực Tốt

Một số lưu ý khi dùng phân dơi ủ tưới cho cây hồng leo:

Một số nhược điểm khi tôi sử dụng phân dơi bón trực tiếp vào gốc hồng leo

Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: Happytrees.vn . Call/Zalo: 0906701001 – 0901365679 – 0981472323

Trong bài viết Hành trình tìm phân dơi nguyên chất cho cây hồng, tôi đã sử dụng phân dơi để bón cho các cây hồng leo, hồng ngoại cũng như các giống hồng sẵn có ở Sa Đéc. Kết quả thu lại từ việc dùng phân dơi bón cho cây hồng tương đối khả quan. Ngoài việc bón trực tiếp phân dơi vào gốc hồng, thì còn một cách khác là ủ phân dơi rồi pha loãng với nước tưới cho hồng leo.

Một số nhược điểm khi tôi sử dụng phân dơi bón trực tiếp vào gốc hồng leo

 + Trong quá trình bón phân dơi trực tiếp vào gốc hồng leo, nhiều lúc sơ ý bón quá nhiều sẽ làm cây rụng lá hồng liền.

 + Vào thời điểm mùa mưa, không tránh khỏi việc thất thoát phân dơi do mưa làm rửa trôi phân dơi.

Do đó, tôi đã thử dùng phân dơi ủ, rồi pha loãng với nước để tưới cho hồng leo, để xem kết quả thu lại có khác với bón phân dơi trực tiếp không.

Kết quả khi dùng phân dơi ủ tưới cho cây hồng leo

Một số hình ảnh tôi chụp lại một số cây hồng leo đã được tôi tưới bằng phân dơi ủ. Trong quá trình thử nghiệm này, ngoài việc sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh như các cây hồng khác. Còn phân bón thì tôi chỉ dùng nước phân dơi ủ để tưới.

Sau một tháng sử dụng, tôi nhận thấy rằng khi tưới cây hồng bằng phân dơi ủ, cây hồng leo đâm tược non rất mạnh, nhất là các tược non gần gốc. Những tược này có đường kính rất lớn, tược hồng mập mạp, cứng cáp.

Độ dài của tược hồng leo tăng mạnh sau 10 ngày.

Các tôi ủ phân dơi bón cho hồng leo cực tốt

 1. Vật liệu cần chuẩn bị để ủ phân dơi

+ Phân dơi nguyên chất được tôi mua trực tiếp tại các chòi nuôi dơi.

+ Thùng sơn (bê) 20 lít

Vật liệu cần thiết chỉ có vậy!

 2. Các ủ phân dơi và thời gian ủ và cách sử dụng phân dơi ủ

Cho 1 kg phân dơi vào thùng bê, sau đó đổ nước vào đầy thùng bê. Dùng bọc nylong, hay bất cứ dụng cụ nào có thể đậy kín thùng để tránh ruồi và mùi hôi bóc lên từ thùng. Khi đậy kín thùng hoàn toàn không có mùi hôi nặng như khi ủ phân cá (Tự làm phân cá bón cho hoa hồng)

Bao giờ thì có thể sử dụng được phân dơi ủ này?

Sau một tuần ủ, tôi đã có thể lấy ra pha với nước tưới vào các gốc hồng leo. Sau một tuần thì mùi hôi của phân dơi còn rất nhẹ. Không khó chịu như dùng phân cá.

Lượng phân dơi ủ để bón cho cây hồng là bao nhiêu?

Do tôi dùng thùng nhựa 200lit để tưới cho vườn. Tần suất tưới là 3 ngày tưới gốc hồng một lần. Nên liều lượng sử dụng là:

1 lít phân dơi ủ + 200 lít nước (lấy phân dơi ra khỏi thùng bê xong, đậy lại cẩn thận như ban đầu)

Một số lưu ý khi dùng phân dơi ủ tưới cho cây hồng leo:

Hiện tôi chỉ dùng phân dơi ủ để tưới gốc hồng, không tưới lên lá. Và cũng chưa dùng thử bón cho các cây hồng leo trồng trên chậu. Do pha loãng nên có thể để cây hồng ăn liên tục, chứ pha quá đậm đặc bón nhiều lần trong thời gian ngắn có thể làm chết cây hồng leo. 

Vườn hồng Vân Loan – Sa Đéc, Đồng Tháp

Cách Ủ Phân Bò, Phân Dê Bón Cho Lan Hiệu Quả

Vì sao phải ủ phân bò, phân dê trước khi bón lan?

Trong thành phần của phân Bò, phân Dê, phân Trâu, phân Trùng quế, phân Dơi chủ yếu là nhiều chất xenluluzo, các chất hữu cơ (trùng quế), một số chất đạm, muối khoáng có trong nước tiểu (bò, trâu, dê), thức ăn từ côn trùng tạo ra (phân dơi) của con vật thải ra và những tế bào vi sinh vật tham gia vào quá trình tiêu hóa của con vật là nguồn dinh dưỡng chủ yếu có trong loại phân này. Các chất đó hiện vẫn ở dạng khó hấp thu, chứa nhiều hạt cỏ dại. Các loại nấm bệnh gây hại cây trồng cũng rất nhiều.

Cách xử lý ủ phân bò, phân dê bón cho lan

– Bước 1. Phân bò hoặc phân dê, hoặc phân dơi, hoặc phân trâu, hoặc phân Trùng quế ủ thành đống. Cứ 1m 3 phân thì bổ sung thêm từ 1-2kg nấm Trichoderma, 5 kg phân lân Văn Điển (loại bột mịn như xi măng), 1-2 lít rỉ mật (không có rỉ mật thì dùng 1kg đường ăn để thay thế), 2-5 kg cám gạo hoặc cám ngô (nếu có), 5kg quả chuối các loại (nếu có). Tất cả trộn đều và tưới nước ẩm lên đống ủ. Độ ẩm đống ủ khoảng 60% (dùng tay bóp nắm phân mà nước rỉ ra kẽ ngón tay, nhưng không chảy thành giọt là được).

– Bước 2: Dùng bạt nilon đen phủ kín và chèn chặt xung quanh đống ủ. Có thể không cần ủ thành đống mà cho phân vào thùng, sô, chậu cũng được. Nhưng chú ý phải có lỗ thoát nước phía dưới đáy và lỗ thông khí oxy phía trên.

– Bước 3. Sau khi ủ được 10-15 ngày, tiến hành mở bạt phủ đống ủ ra, đảo đều, kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ, nếu khô thì bổ sung thêm nước cho đủ độ ẩm 60%, rồi phủ kín lại như ban đầu. Sau 1-2 tháng thì mang ra sử dụng bón cho lan hoặc cây trồng khác.

Cách dùng phân bò phân dê bón cho lan

Dùng phân bò, phân dê bón cho lan dạng khô

Nhồi phân đã ủ vào túi lưới ghép vào xung quang gốc lan, cách gốc 5-10cm. Hoặc rải trực tiếp vào xung quanh gốc lan. Chú ý không treo phân hoặc rải phân vào vị trí chồi non, rễ non mới ra. Tốt nhất là lót 1 lợp phân này vào giữ chậu trước khi trồng lan.

Dùng phân bò, phân dê bón cho lan dạng nước

Dùng 1kg phân bò, dê đã ủ cho vào thùng 20 lít nước sạch khuấy đều cho tan, để lắng cặn. Sau đó lấy vải mùng, lưới mịn lọc hết bã chỉ lấy nước phân. Toàn bộ nước phân đã lọc chuyển lưu trữ trong can 20 lít, bã phân bón vào gốc lan. định kỳ 1 tuần-10 ngày thì lấy 1 lít nước phân pha với 100-200 lít nước, hoặc 10ml nước phân đã lọc pha với 1-2 lít nước sạch phun vào gốc, lá, thân cây lan.

Một số lưu ý khi dùng phân bò, dê bón cho lan

Vào mùa hoa thì không tưới lên hoa đang nở. Không ngâm, ủ hoặc trộn với vôi khi sử dụng. Lý do là vì vôi sẽ làm mất chất lượng phân bón, diệt sạch cả nấm, vi khuẩn có hại cũng như có lợi cho cây trồng có trong phân. Vôi làm tăng độ pH môi trường giá thể kiến cây trồng không phát triển bình thường..vv.

Những lợi ích khi dùng phân bò, phân dê bón cho lan

Phân này có thể tưới quanh năm cho hoa lan và có thể kết hợp với vitamin B1 để phun cho cây.

Do trong thành phần phân bò, phân dê đã ủ có bổ sung thành phần nấm trichodema, nên nó được xem là chế phẩm sinh học vừa phân giải các chất khó tiêu thành chất dễ tiêu cho cây lan hấp thu (phân giải lân, cố định đạm). Bên cạnh đó còn có tác dụng bổ sung phân bón khi vi sinh vật chết đi, vừa kích thích ra rễ, kích thích nảy chồi, kích thích tăng trưởng tự nhiên cho cây lan. Đặc biệt là khả năng đối kháng, tiêu diệt được các loại nấm gây bệnh hại trên cây hoa lan và trên các đối tượng cây trồng khác.

Dùng phân bò phân dê bón cho lan không gây ô nhiễm môi trường. không gây ảnh hưởng sức khỏe con người. Được ứng dụng để thay thế thuốc trừ bệnh hóa học độc hại, không gây kháng thuốc, hiệu quả, an toàn và bền vững, lâu dài. Dùng được tất cả cho các loại hoa lan, cây kiểng và các loại rau ăn lá.

Phân Trùn Quế Bón Cho Hoa Hồng

Hoa hồng – Nữ hoàng của các loài hoa, nó không chỉ được yêu thích bởi vẻ ngoài sang trọng, tinh tế mà nó còn có hương thơm dễ chịu và nở hoa nhiều lần. Việc trồng những chậu hoa hồng, những giàn hoa hồng xinh tươi là mong muốn của nhiều người trồng cây.

Hoa hồng là một loại hoa được rất nhiều người trồng yêu thích và lựa chọn để trang trí cho khu vườn của mình thêm phần sinh động, hiện đại. Hoa hồng có vẻ ngoài sang trọng, yêu kiều, hoa nở có hương thơm ngát và nở hoa nhiều lần trong năm. Với vẻ đẹp đầy ấn tượng, hoa hồng không chỉ góp phần làm cho không gian thêm đẹp mắt, mà còn giúp cho không chí thêm trong lành hơn. Tuy nhiên để cây được tươi tốt, khỏe mạnh thì có khá nhiều vấn đề mà người trồng cây hoa hồng cần quan tâm, trong đó, phân bón cho cây là một tiêu chí quan trọng để đạt năng suất cao nhất.

Bón phân cho hoa hồng có tác dụng gì?

Để có được những chậu hoa hồng đẹp mắt thì bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây là một việc làm cần thiết. Điều này cũng góp phần đảm bảo cho sự phát triển ổn định, cân đối của cây hoa hồng. Trong nhiều loại phân bón được dùng cho cây hoa hồng thì là một loại phân bón mang đến hiệu quả cao và rất thích hợp cho cây trồng này.

Bón phân cho hoa hồng có tác dụng gì

Bón phân trùn quế cho cây góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cây và phân giải các chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ tiêu cho cây hoa hồng. Việc bón phân này cần đảm bảo đầy đủ các nguyên tố đa trung, vi lượng để cây luôn khỏe, cành hoa hồng cứng, không bị giòn, màu sắc hoa đẹp và bền hơn.

Bên cạnh đó, việc bón phân trùn quế cho hoa hồng còn góp phần cải tạo đất, phục hồi chức năng của đất, tăng độ phì nhiêu của đất trồng.

Tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tăng lợi nhuận: phân trùn quế chứa các vi sinh vật có lợi cho đất, các Acid Humic và Fulvic, kích thích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp cho cây hoa hồng có thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giảm thất thoát phân bón. Ngoài ra, thành phần trong phân bón còn tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn.

An toàn, thân thiện: hiện nay sản phẩm phân bón trùn quế được đánh giá là dòng phân vi sinh cao cấp rất an toàn với đất trồng, môi trường và cả người sử dụng.

Phân trùn quế bón cho hoa hồng có tốt không

Chính vì thế ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây, việc bón phân cũng phải đảm bảo các yếu tố mà chúng tôi nhắc đến ở trên, đảm bảo duy trì tính bền vững của đất, giá thể trồng cây. Do đó phân trùn quế là lựa chọn tối ưu nhất.

Cách bón phân trùn quế cho hoa hồng đúng cách:

Bón lót, bón thúc sau mỗi đợt thu hoạch. Sử dụng cùng với các thuốc trừ kiến, mối và sùng vào hố trước khi trồng.

Bón lót: Bón trước khi trồng mới 7 – 10 ngày. Lượng phân lót cho 1ha: phân trùn quế 15 – 20 tấn + 30 tấn tro trấu + 300 – 400 kg phân super lân, 300 – 400kg phân KCl. Nếu đất chua bạn có thể bón thêm 300 – 400kg vôi bột. Trộn đều lượng phân trước khi trồng cây con.

Bón thúc: định kỳ 15 – 20 ngày/lần, bón khoảng 400 – 600kg NPK kết hợp làm cỏ, vun xới. Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 5 – 10 tấn phân trùn quế.

Đối với những cây hoa hồng trồng trong chậu nên bón tùy vào lượng đất, kích thước cây có trong chậu. Sau khi trồng từ 3 – 5 ngày, người trồng tiến hành phun phân bón lá trộn với phân trùn quế, hòa nước tưới vào gốc để giúp bộ rễ cây phát triển tốt, hoa ra có màu sắc rực rỡ.

Khi cây bắt đầu ra rễ, người trồng hòa loãng phân NPK tỷ lệ 20-20-15 để tưới cho cây. Liều lượng: từ 50 -100gr/10 -15 lít nước, khoảng 20 – 30 ngày bổ sung 1 lần.

Đồng thời cũng bổ sung thêm phân trùn quế trong những đợt bón để bổ sung hữu cơ, giữ ẩm cho đất. Phân trùn quế cũng giúp cây hoa hồng dễ dàng hấp thụ lượng NPK tốt hơn do có axit humic và những vi sinh vật đất có ích. Điều này vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, vừa phục hồi và cải tạo đất và giá thể trồng hoa.

– Bón phân khi hồng đã cho hoa ổn định:

Người trồng tiến hành bón bổ sung phân trùn quế SFARM Pb01 300 – 800gr/gốc, cứ 7 – 10 ngày bón/ lần và vào các thời điểm: hoa tàn hết, khi cắt tỉa cành, đầu mùa mưa và giữa mùa mưa, trước khi hoa hồng nở. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa phân trùn quế với nước rồi tưới lên gốc, giúp rễ cây hấp thụ nhanh đến từng ngõ ngách.

Cách Ngâm Ủ Và Bón Phân Bánh Dầu Cho Cây Mai

Bài viết sau Hoa Mai Bình Định xin chia sẽ đến các bạn nội dung về cách bón phân bánh dầu cho cây mai và cách ủ phân bánh dầu như thế nào cho hiệu quả cao nhất… theo phương pháp hữu cơ hay hóa học thì bón phân cân đối, đầy đủ, kịp thời đều có ý nghĩa quyết định đối với năng suất, chất lượng . Trong phương pháp canh tác hữu cơ, các loại phân ủ thông thường (phân chuồng, …) có tỷ lệ chất độn cao, hàm lượng dinh dưỡng thấp, hiệu quả tác động chậm. Nên chỉ phù hợp cho việc bón lót, khó đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây vào những thời kỳ quan trọng.

Phân bón bánh dầu mang lại hiệu quả cao cho bà contrồng mai tại làng mai An Nhơn, Bình Định

Do vậy, để đạt được hiệu quả trong quy trình chăm sóc mai , chúng ta cần phải có được những loại phân bón hữu cơ đậm đặc, có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt độ đáp ứng nhanh để bón thúc cho cây trồng vào những thời kỳ quan trọng. Trong đó nổi trội nhất là phân bánh dầu , bón phân bánh dầu cho cây mai sẽ mang đến hiệu quả cho người trồng mai.

Bánh dầu là một loại phụ phẩm của ngành sản xuất dầu ăn. Sau khi ép lấy dầu thì phần bã còn lại được ép thành từng bánh gọi là bánh dầu. Tùy vào nguyên liệu ép dầu mà chúng ta có bánh dầu đậu phộng (lạc), bánh dầu đậu nành, bánh dầu điều…dùng làm phân bón rất tốt.

Trong bánh dầu phụng (phộng) có tới hơn 40% làm đạm hữu cơ. Đã từ lâu phân bánh dầu được sử dụng như một loại phân bón hữu cơ chậm tan hoặc được dùng để ngâm ủ thành phân hữu cơ đậm đặc rất tốt cho cây trồng. Bón phân bánh dầu làm cây phát triển xanh tốt, mượt lá, cho năng suất cao.

Lý do: Trong bánh dầu ngoài hàm lượng đạm hữu cơ (protein) rất cao từ 28-51% thì nó còn chứa nhiều muối khoáng, vitamin. Đặc biệt sau khi ngâm ủ protein khó tan được thủy phân thành amino a cid giúp cây trồng nhanh hấp thu một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu dùng trực tiếp hoặc ngâm nước tưới theo cách truyền thống thì lại có nhiều điểm bất lợi. Chẳng hạn, như tạo ra mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện cho vi sinh vật bất lợi phát triển, gây bệnh cho cây trồng. Ngoài ra, nếu bón trực tiếp phân bánh dầu thường dẫn dụ kiến, ruồi tới. Nhiều khi có cả chuột tới ăn.

Trong phân bánh dầu đạm hữu cơ rất bền không bị bốc hơi, cũng ít bị trôi đi. tạo độ mùn tơi xốp cho đất. Kích thích vi sinh vật có lợi phát triển. Do đó bánh dầu dùng trong tháng nắng sẽ phát huy hiệu quả rất cao . Hiện nay bà con tại làng mai An nhơn Bình Định cũng đã biết cách sử dụng bánh dầu để bón cho cây mai, và hiệu quả mang lại rất tốt cho vườn mai.

Bánh dầu phân hủy có công dụng rất cao để cây mai tạo giàn lá bóng loáng xanh đậm , mập chồi và đặc biệt là nuôi cành mai không bị đâm tược . Nếu sử dụng b ánh dầu bẻ thành miếng rồi chôn vào đất tác dụng không cao, nó còn có thể làm chết rễ nào gần miếng bánh dầu đó. Gây ngộ độc hữu cơ.

Để dùng bánh dầu có hiệu quả, bánh dầu phải được ủ hoặc ngâm cả năm. Nhưng vẫn bốc mùi rất kinh khủng.

Hiện nay có hai phương pháp ủ bánh dầu phổ biến mà người trồng mai thường áp dụng đó là:

Ủ nóng là phương pháp ủ phân hữu cơ hiện đại. Các xác bã hữu cơ được chất thành đống và tưới ẩm và giữ chúng ở độ ẩm 45-50% ( khi nào nắm chặt tay thấy có một vài giọt nước chảy ra là đạt ).

Phân bánh dầu vì đặc trưng gây mùi và có lượng đạm lớn. Do vậy không nên ủ 100% bằng phân bánh dầu làm lãng phí một lượng đạm lớn khi chúng phân hủy.

Nên trộn chung với các nguyên liệu giàu carbon như rơm dạ, mùn cưa.

H iện nay có rất nhiều dạng chế phẩm sinh học , nhờ đó mà quá trình lên men phân hủy sẽ nhanh hơn. Nếu làm đúng cách sẽ không có mùi. Để tận dụng được những ưu điểm của phân bánh dầu, hạn chế được các nhược điểm vừa nêu, thì giải pháp ủ bánh dầu bằng men vi sinh là một lựa chọn hợp lý và kinh tế nhất.

Cách ủ phân hữu cơ đậm đặc từ bánh dầu bón mai bằng chế phẩm vi sinh:

– Các bạn cho 100ml acid phosphoricvà quậy đều , xong thêm vào thùng 30L nước lên 10 kg bánh dầu xay nhỏ vào và quậy tiếp cho mau hòa tan, đậy nắp mỗi ngày quậy 1 chút cho mau hòa tan.

Cứ 10 ngày ta quậy đều 1 lần. Đến ngày thứ 45 là hoàn tất, ta sẽ có được 25 L phân bánh dầu đậm đặc và quan trọng là “thơm” nữa.

1L nước + 100g Chế phẩm men vi sinh ( các bạn tìm mua trên thị trường) nước mắm + 20g rỉ đường (đường cát vàng, mật mía…) quậy và để 24 tiếng cho ra men thứ cấp.

+ Các bạn p ha 20-30 ml dung dịch trên vào 1 lít nước tưới vào gốc mai vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát đối với cây mai con, hoặc cây mai từ 1 – 2 năm tuổi.

+ Đối với cây mai lớn hơn 2 năm tuổi các bạn pha 30 – 40ml/ dung dịch ủ trên cho 1L nước tưới mai cũng vào lúc sáng sơm hoặc chiều mát.

Các bạn có thể ủ bánh dầu với nấm Trichoderma cho loại phân bón này ( cách ủ khô với nấm Trichoderma) thời gian khoảng 2-3 tháng tương tự như ủ xác bã thực vật có thể cho 1 mẻ phân hữu cơ rất giàu protein, rất đơn giản chỉ cần bổ sung thêm đạm, lân, nấm trichoderma và mật rỉ đường vào đống ủ để tăng sinh khối nấm từ đó phân giải lượng bánh dầu trong đống ủ. Trong bài viết tiếp theo Hoa Mai Bình Định sẽ chia sẽ cách để các bạn ủ phân bón bánh dầu với nấm Trichoderma tăng hiệu quả sử dụng cho cây mai.

: Cách tưới phân bánh dầu cho cây mai, cách ủ phân bánh dầu cho cây mai, chế phẩm vi sinh ủ phân bánh dầu, tại sao dùng super lân ủ phân bánh dầu, cách ủ bánh dầu với trichoderma, Tưới phân bánh dầu cho cây mai, Cách ngâm ủ bánh dầu phộng, Cách ủ bánh dầu với nấm Trichoderma, Cách bón bánh dầu cho phong lan, Ủ bánh dầu khô, Ủ bánh dầu bằng Trichoderma, Cách ngâm bánh dầu tưới cây, Cách ủ phân bánh dầu, Cách bón bánh dầu cho cây mai