Tuyen Nhan Vien Cham Soc Cay Xanh / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Nhân Hậu, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Hong Nhan Hau

Kỹ thuật trồng cây

Hồng Nhân hậu là một loại quả đặc sản của Lạng Sơn, bên cạnh quả na, đây là thứ trái cây mang lại ấm no, sung túc cho bà con nơi đây. Hồng Nhân hậu trồng trên núi đá tai mèo, hoặc trồng trong vườn nhà. Đất Chi Lăng có đặc tính chua, khí hậu vùng núi mát mẻ nên những cây hồng ở đây cho trái sai trĩu trịt. Tháng 8 âm lịch, khi mùa na Lạng Sơn vào chính vụ cũng là lúc hồng Nhân hậu tới mùa thu hoạch. Hồng được chở từng sọt lớn ra chợ đầu mối và được thu chọn đóng thùng về các tỉnh thành khác. Thú vị thay là trái hồng Nhân hậu đất Chi Lăng – Lạng Sơn, tên đã đẹp, ăn khi xanh thì giòn, mà khi chín vị ngọt càng khiến người ta đắm đuối. Hồng Nhân hậu quả không tròn xoe, cũng không dẹt như nhiều giống hồng nơi khác. Vỏ trái hồng khi ngả màu hơi vàng là phải thu hoạch. Hái hồng, cũng như vận chuyển cần khéo léo vì sơ sảy một chút, hồng vỡ, thế là hỏng. Người chẳng đáng một đồng, còn đòi ăn hồng một hột” – người đời xưa đã có câu ca chỉ cái quí của trái hồng ít hạt, nhưng đặc biệt hơn hồng Nhân hậu là thứ quả không hạt. Hồng ngâm nước hay ăn chín, chẳng bao giờ để lại vị chát ám ảnh khó chịu.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ trồng: Tháng 11 sau khi rụng lá hoặc tháng 1 trước khi ra lộc. Hàng cách hàng 5-6m, cây cách cây 4-5m. Kích thước hố càng tô, càng sâu càng tốt. Tối thiểu 80 x 80 x 80cm, vùng đồi núi tùy thuộc địa hình có thể trồng thưa hơn

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Phát quang: Dọn cỏ và cây bụi để cây có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát triển. Đào hố: Đất vườn sâu 60-70cm, rộng 70-80cm Đất đồi sâu 80-100cm, rộng 90-100cm.

4, Phân Bón Lót:

Xác thực vật khô (rơm, rạ, cỏ, lá cây…) và đất trộn lẫn hoặc từng lớp chồng lên nhau (xác thực vật – đất – xác thực vật – đất) chất đầy hố, cao hơn mặt đất 10 – 15cm. Khi lấp đến 1/2 hố thì trộn thêm 1kg lân, 05 kg kali, 50kg phân chuồng hoai mục. Hố phải chuẩn bị xong trước khi trồng từ 2 – 3 tháng.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Nhân Hậu:

Cây ghép rễ trần tháng 12 – tháng 1, trước lập xuân, khi lá đã rụng hết, chưa bật lộc non (nếu trồng cây ghép trong bầu, có thể sớm hoặc muộn hơn) dùng cuốc hoặc thuổng moi một hố nhỏ vừa đủ, đặt bộ rễ cây hồng vào, lấp đất nhỏ bùn ao khô ải có trộn phân chuồng hoai mục, phân đều bộ rễ cho tiếp xúc với đất (không được để rễ nằm trong khoảng không của kẽ đất) Khi trồng xong, mặt hố xung quanh gốc hồng hơi lõm xuống để giữ nước nhưng vết ghép phải luôn luôn cao hơn mặt đất 10 – 15cm. Tủ gốc bằng các thực vật khô, cắm que cố định, cây cho cành ghép thẳng đứng, cắt ngang cành ghép cách chỗ ghép 30cm để tạo 2 – 3 cành cấp 1 cho tán cây hồng về sau. Tưới thật đẫm (40 – 50 lít nước cho một cây lần đầu sau khi trồng và tủ gốc xong). Thường xuyên giữ ẩm cho cây khi còn nhỏ bằng cách tủ gốc và tưới nhẹ.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hồng Nhân Hậu:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Tạo hình để thân chính cao 0,8-1,0m, để 4-5 cành chính (cấp I), các cành cách nhau 50-60cm. Trên cành cấp 1 lại để 4-5 cành cấp 2, tạo cho cành phân bố đều ra các phía.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hồng Nhân Hậu:

Cây dưới 5 tuổi: bón 0,2kg N + 0,1kg P2O5 + 0,15kg K2O cho 1 cây Cây 6-10 tuổi sản lượng 30-50kg quả/năm: Bón 1kg N + 0,6kg P2O5 + 0,8kg K2O cho 1 cây Cây trên 10 tuổi sản lượng 150kg quả/năm: Bón 1,3kg N + 0,8kg P2O5 + 1kg K2O cho 1 cây.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hồng Nhân Hậu:

Sâu hại hồng chủ yếu là sâu ăn lá và ăn búp non. Phun trừ bằng thuốc Padan, Basudin hoặc Trebon pha 0,1% (10 – 12cc/1 bình 10 lít) phun vào chiều mát. Bệnh hại hồng chủ yếu là bệnh đốm lá, đốm thân. Có thể phun phòng trừ bằng thuốc Kasuran (có chứa đồng) pha 0,1 – 0,12% phun, chú ý mặt dưới lá

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Tháng 8, mùa hồng, chợ lại xôn xao tiếng hỏi hồng Nhân hậu. Mua hồng Nhân hậu đã ngâm sẵn về, gọt vỏ thấy bên trong lớp quả vàng ươm như trăng rằm mời gọi. Đợi trái hồng Nhân hậu chín đỏ, mua thêm chút cốm tươi làng Vòng chấm cùng, cái dẻo của hạt cốm hòa trong cái mềm ngọt ngào của hồng, xanh đỏ hòa chung, phải chăng đó là tuyệt tác của mùa thu?

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhãn Muộn Hà Tây, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Nhan Muon Ha Tay

Kỹ thuật trồng cây

Nhãn là cây á nhiệt đới và nhiệt đới. Nhãn được trồng ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhãn là cây ăn trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấu khô hay đóng hộp. Hình thái nổi bật: Lá mầu xanh đậm, ít bóng, mép lá lượng sóng, phiến lá rộng, mỏng. Quả vẹo có mầu vàng sáng, cùi dầy, giòn, nhiều nước, thơm và có mầu trắng trong, vỏ mỏng. Trung bình 105 quả/kg, tỷ lệ phần ăn được 67,0%, thời gian thu hoạch kéo dài từ 25/8 đến 20/9, đây là giống có thời gian thu hoạch dài và muộn nhất trong tất cả các giống nhãn chín muộn tuyển chọn của Viện Nghiên cứu Rau quả. * Sinh trưởng: Khỏe * Năng suất: Năng suất quả của cây 4 năm tuổi 7 – 9 kg/cây. * Chất lượng: Rất tốt, thơm và độ Brix trung bình đạt 21,9%.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

– Xuất xứ giống: Xã Đại Thành – huyện Quốc Oai – thành phố Hà Nội. Cây Nhãn muộn hà tây nhân giống vô tính cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, cây nhanh ra trái

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Hầu như cây nhãn đều có thể trồng quanh năm. Nhưng cần chú ý nếu trồng vào mùa mưa thì phải thoát mước cho cây. Vì nếu mưa nhiều cây bị ngập nước và nghẹt rễ. Cây nhãn muộn được trồng theo hàng và cách nhau giữa các hàng là 6m. Khoảng cách giữa 2 cây nhãn là từ 5 – 6m. Theo mật độ này thì có thể trồng 300 – 350 cây/ha.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại , Cũng giống như những loại cây trồng khác, trước khi trồng nhãn muộn cần tiến hành làm đất cho cây. Nhãn được trồng vào hố. Hố đào thường là hình vuông, tỉ lệ 60 x 60 x 60 cm hoặc 80 x 80 x 80 cm.

4, Phân Bón Lót:

Để cây phát triển và sinh trưởng tốt cần bón lót cho cây. Kết hợp phân chuồng và phân hữu cơ để cây hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Bón 20 – 25kg phân chuồng hoai + 1 – 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 – 10 – 3 – 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Nhãn Muộn Hà Tây:

Tốt nhất nên chọn điều kiện thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất ẩm để trồng. Khi trồng dung một con dao nhỏ và sắc để rạch bỏ túi của bầu. Chú ý không được làm vỡ bầu đất. Đặt cây trồng ngay ngắn vào giữa hố. Lấp đất cho cây, lấp ngang đến cổ rễ. Trồng xong cần tưới nước ngay để tránh mất nước.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Nhãn Muộn Hà Tây:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

+ Đợt 1: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành khô, cành tăm, cành sát mặt đất, tạo điều kiện cho cây thông thoáng để hạn chế sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng. + Đợt 2: Khi lộc thu dài 5-7cm, tiến hành tỉa bỏ bớt lộc trên những cành quá nhiều lộc. Mỗi cành giữ lại 2-3 lộc to, khỏe để làm cành mẹ cho vụ sau. + Đợt 4: Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, cắt bỏ những cành không đậu quả. Đối với những cây có nhiều quả sẽ cắt bỏ những cành có tỷ lệ đậu quả thấp (<10quả/cành) và những cành hè mọc quá dày.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Nhãn Muộn Hà Tây:

– Cây 1 – 3 năm tuổi: mỗi năm bón 1 – 1,5kg/gốc loại phân NPK 20 – 20 – 15. Lượng phân này được chia đều làm 3 – 4 lần bón trong năm, năm đầu nên pha phân vào nước tưới. – Cây trên 3 năm tuổi: Cây càng lớn lượng phân bón càng tăng, năm trúng mùa bón nhiều hơn năm thất mùa. Trung bình, mỗi năm bón cho mỗi gốc 3 – 5kg loại phân PNK 15 – 10 – 15 hoặc 20 – 20 – 15. Hàng năm lượng phân bón tăng dần cho mỗi gốc từ 0,4 – 0,5kgN; 0,1 – 0,2 kg P2O5; 0,3 – 0,5 kg K2O bón vào các giai đoạn sau: + Trước khi ra hoa + Khi trái có đường kính 1cm, bông dài được 5 – 7 cm nên bón thêm phân NPK khoảng 100g/gốc giúp nuôi bông. + Trước thu hoạch 1 tháng + Ngay sau thu hoạch ở lần bón sau thu hoạch nên bón thêm 10 – 20kg phân chuồng hoai cho mỗi gốc, tưới thâm phân cá, phân ruốc … sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra, để cây mau hồi phục sau thu hoạch và giúp cây ra hoa đồng loạt, tăng độ lớn của trái cần phun thêm các loại phân phun qua lá như HVP, Komix, AC, Agrostim … cách nhau 15 – 20 ngày/lần. Cách bón phân: Nên cuốc rãnh vòng quanh và cách gốc cây 1 – 1,5m, cho phân vào rãnh, lấp đất lại và tưới. Hoặc dùng cào 3 răng cào nhẹ đều trên mặt đất theo tán cây rồi rãi phân, tưới nước (cào cách gốc 1 – 1,5m). Cần lưu ý là không nên bón phân trước mùa lũ đến, phải cắt phân trước khi lũ về ít nhất là 1 tháng vì bón phân muộn, rễ còn non ngập nước dễ bị hư thối gây chết cây.

 

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Nhãn Muộn Hà Tây:

+ Bọ xít nhãn: Chúng xuất hiện từ tháng 2 – 3 và gây hại mạnh nhất vào tháng 4 – 6. Sử dụng các loại thuốc để phòng trừ: Sherpa 0,2 – 0,3% hoặc Trebon 0,15 – 0,2% và phun vào giai đoạn bọ xít non là có hiệu quả nhất. Ngoài ra có thể rung cây vào ban đêm để bắt bọ xít trưởng thành qua đông vào tháng 12 và tháng 1. + Rệp hại hoa và qủa non: Rệp thường xuất hiện khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, ban đầu rệp thường xuất hiện rải rác trên một vài cành hoặc một vài cây trong vườn sau đó mới lan rộng ra. Mật độ rệp có thể lên rất cao (vài trăm con/cành) gây cháy đọt, thui hoa quả. Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học như: Sherpa 0,2 – 0,3%, Trebon 0,15 – 0,2% phun 2 lần. Lần thứ nhất khi rệp xuất hiện, lần 2 sau phun lần đầu 5 – 7 ngày. + Câu cấu ăn lá: Hại lá, cành, quả non, Biện pháp phòng trừ: Phun Supracide 40EC nồng độ 0,25% + Bệnh tổ rồng: Xuất hiện ở chồi non, chùm hoa làm cho lá non, hoa xoăn lại. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ chùm hoa, cành lá bị bệnh gom lại và đem đốt. + Bệnh sương mai: Bệnh xuất hiện và gây hại tập trung vào thời kỳ ra hoa và quả non làm chùm hoa biến màu, thối quả và rụng. Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học để phun phòng: Rhidomil MZ 0,2%, Boocdo 1%, Oxyclorua đồng 0,2 – 0,3%. Phun lần 1 khi cây ra giò và phun lần. + Bệnh xém mép lá: Đầu và mép phiến lá có mầu xám trắng và khô, sau đó sẽ bị rách. Có thể sử dụng các loại thuốc: Zineb 0,4%, VibenC 0,3%, Score 0,05%, Daconil phun khi bệnh mới xuất hiện, phun lại lần hai cách lần đầu 1 – 2 tuần.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thu hoạch: khi quả đã chín, vỏ quả chuyển màu nâu vàng, vỏ mỏng và nhẵn. Quả mềm, mùi có vị thơm, hạt đen hoàn toàn. Độ Brix đạt 19-21% tuỳ vào từng giống. – Yêu cầu ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào ngày tạnh ráo, thu hoạch vào buổi sang hoặc buổi chiều. * Kỹ thuật khi thu hái: Dùng kéo cát chum quả, khi cắt chùm quả không kèm lá. Bảo quản: Quả sau khi hái đưa vào chỗ râm mát, xếp quả vào sọt hoặc bao bì có thành cứng lót lá hoặc rơm rạ chuyển đến địa điểm tập trung. Khi xếp vào sọt, xếp quả quay ra xung quanh thành sọt, cuống quả chụm vào giữa tạo khe trống thoáng khí.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Keo

Kỹ thuật trồng cây

Cây gỗ nhỡ, cao tới 25-30m, đường kính tới 30-40cm, cao và to hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm, các đặc tính khác có dạng trung gian giữa 2 loài bố mẹ. Thân thẳng, cành nhánh nhỏ, tỉa cành khá, tán dày và rậm. Từ khi hạt nẩy mầm tới hơn 1 tháng hình thái lá cũng biến đổi theo 3 giai đoạn lá mầm, lá thật và lá giả. Lá giả mọc cách tồn tại mãi. Chiều rộng lá hẹp hơn chiều rộng lá keo tai tượng nhưng lớn hơn chiều rộng lá keo lá tràm. Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với loài keo bố mẹ. Với một số dòng keo lai đã chọn lọc trồng thâm canh 3 tuổi đạt trung bình 8,6-9,8m về chiều cao, 9,8-11,4cm về đường kính, 19,4-27,2 m3/ha/năm về lượng sinh trưởng và 50-77m3/ha về sản lượng gỗ. Rừng keo lai 7-8 tuổi đạt 150-200m3 gỗ/ha, có thể nhiều hơn 1,5-2 lần rừng Keo tai tượng và Keo lá tràm. Keo lai có nhiều hạt và khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh. Rừng trồng 8-10 tuổi sau khi khai thác trắng, đốt thực bì và cành nhánh, hạt nẩy mầm và tự tái sinh hàng vạn cây trên 1 ha. Tuy nhiên không trồng rừng keo lai bằng cây con từ hạt mà phải bằng cây hom.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Áp dụng tieu chuẩn ngành 04TCN 76-2006 – quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng rừng keo lai vô tính của Bộ NN&PTNT. Chỉ được sử dụng cây hom đời F1 của các dòng tốt nhất đã được công nhận là giống quốc gia hay giống tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng. Dùng các dòng BV5, BV10, BV16, BV27, BV29, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75 cho Ba Vì – Hà Nội, Yên Thành – Nghệ An và những nơi có điều kiện lập địa tương tự; các dòng MA1, (MA)M8 cho Tam Thanh – Phú Thọ, Bình Điền – Thừa Thiên Huế và những nơi có điều kiện lập địa tương tự; các dòng AM2, AM3 cho Bình Điền – Thừa Thiên Huế và những nới có điều kiện lập địa tương tự; các dòng AH1, AH7, TB1, TB3, TB5, TB6, TB7, TB11, TB12, KL2 cho Bình Dương, Đồng Nai và những nơi có điều kiện lập địa tương tự.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Tùy theo mục đích trồng và điều kiện khí hậu ở mỗi địa phương mà có mật độ trồng khác nhau (1.100 cây/ha, 1.660 cây/ha hoặc 2.220 cây/ha). Thông thường thì trồng với mật độ 1.660 cây/ha, thiết kế theo kích thước 3 x 2m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m) để sau này cơ giới hóa được trong khâu chăm sóc và phòng chống cháy rừng.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

– San ủi thực bì, đốt dọn, cày phá lâm phần bằng cày chảo 3. – San bằng các gốc cây, gò mối, cày bằng cày chảo 7 hai lần để đạt độ tơi của đất. Những nơi độ dốc cao, địa hình phức tạp, không cày được thì tiến hành cuốc hố cục bộ. – Kích thước hố đào 30 x 30 x 30 cm. – Hố được đào trước khi trồng 7 – 10 ngày. Trường hợp đất được cày bừa thì hố đào được thực hiện cùng với quá trình trồng rừng và bón phân NPK (15 – 15 – 15) từ 50 – 100 gram/hố họăc phân hữu cơ sinh học từ 0,5 – 1,0 kg/hố. Sau khi bón phân xong phủ một lớp đất mịn dày 1 – 2 cm.

4, Phân Bón Lót:

Bón lót mỗi hố 2kg phân chuồng hoai, 100g NPK (5:10:3) và 300g phân lân hữu cơ vi sinh. Tưới nước đủ ẩm và định kỳ 15-20 ngày làm cỏ phá váng 1 lần.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Keo:

– Trước khi bỏ cây xuống hố phải xé túi bầu. – Cho cây vào giữa hố, giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh vào gốc cây. Vừa vun, vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 – 3 cm; hố lấp hình mu rùa.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Keo:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

– Sau khi trồng 7 – 10 ngày, kiểm tra và trồng dặm ngay ở những vị trí có cây con chết.

– Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng. Sau khi trồng 3-4 tháng, cắt tạo chồi. Dùng kéo sắc cắt cây ở độ cao 70cm, phun Benlat 0,15% cho ướt cả cây để khử trùng. Lần tiếp theo: Vào cuối mùa sinh trưởng đốn tạo chồi và trẻ hoá cây giống. Cách cắt đốn tạo chồi như lần đầu. Sau khi cắt đốn xới đất quanh gốc, làm cỏ toàn diện. Bón thúc mỗi cây 50g NPK (5:10:3) hay 100g phân lân hữu cơ vi sinh, vun gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Mùa giâm hom phải thực hiện trước mùa trồng rừng 3 tháng, nếu quá thì phải giảm tưới nước, bón phân để hãm cây. Ở Bắc Bộ giâm hom tháng 4 đến tháng 10, 11. Ở miền Trung và Nam Bộ giâm hom trước mùa mưa 2-3 tháng. Cắt cành đầu vụ lần đầu cách lần sau 1 tháng, tiếp theo cách 15-20 ngày 1 lần. Cắt xong phải dọn vệ sinh, phun Benlat 0,15% cho ướt cây, bón thúc phân NPK hay phân lân hữu cơ vi sinh như khi đốn tạo chồi và vun xới gốc. Cắt cành lấy hom vào buổi sáng, khi cắt để lại ở phần gốc còn lại trên cây ít nhất 2 đôi lá hoặc 2 chồi ngủ. Dùng dao sắc cắt hom tránh làm dập. Hom dài 6-7cm, có 1-2 lá, cắt bỏ 2/3 diện tích phiến lá, phần gốc hom cắt vát 45o và nhẵn. Hom cắt xong ngâm vào dung dịch Benlat 0,3% trong 1giờ.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Keo:

+ Năm đầu, chăm sóc 2 lần: Lần 1 sau khi trồng 1-2 tháng, cắt dây leo, phát dọn thực bì trên toàn diện tích, dẫy cỏ và vun xới quanh gốc rộng 80cm. Lần 2 vào tháng 10-11, phát thực bì và vun xới quanh gốc rộng 80cm. Cây trồng vụ thu đông chỉ chăm sóc 1 lần vào tháng 10-11. + Năm thứ 2, chăm sóc 3 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, chăm sóc như lần 1 năm đầu. Bón thúc mỗi gốc 200g NPK (5:10:3) hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh. Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ vun xới quanh gốc 1m, tỉa cành cao đến 1m. Lần 3 vào tháng 10-11, phát thực bì quanh gốc rộng 1m + Năm thứ 3, chăm sóc 2 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, phát thực bì toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5-2,0m. Dẫy cỏ quanh gốc rộng 1m, bón thúc lần 2 như bón lần 1 nhưng rạch bón cách gốc 40-50cm. Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dẫy cỏ quanh gốc cây.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Keo:

– Ngăn chặn trâu bò vào phá hoại cây trồng, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân xung quanh vùng về ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. – Phòng chống cháy rừng bằng cách cày làm sạch cỏ theo băng. – Trên mỗi hàng cây cần dãy sạch cỏ, làm đường ranh ngăn lửa, đặt biển báo cấm đốt lửa trong rừng ngay ngoài bìa rừng. Keo lai bị sâu cắn lá và bệnh rộp lá, phấn hồng, phấn trắng gây hại. Phải nhổ, đốt cây bị bệnh, bắt diệt, phun thuốc phòng trừ hay phòng trừ kịp thời bằng các biện pháp tổng hợp.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Keo lai là một trong các loài cây chủ lực cung cấp gỗ nguyên liệu giấy. Tỷ trọng gỗ 0,542, hàm lượng xenlulô 45,36%, tổng các chất sản xuất bột giấy 95,2%, hiệu suất bột giấy 52,8%, độ nhớt của bột 36,6, độ chịu gấp, chịu đập cao hơn hoặc trung gian của 2 loài keo bố mẹ. Ngoài ra keo lai còn dùng làm gỗ dán, ván dán cao cấp, gỗ xẻ dùng trong xây dựng và xuất khẩu. Keo lai mọc nhanh, cành lá phát triển mạnh, xanh quanh năm, sau khi trồng 1-2 năm rừng đã khép tán, cải thiện được tiểu khí hậu, đất đai nơi trồng, che chắn hạn chế dòng chảy, trả lại 1 lượng cành khô lá rụng cho đất. Cây con 3 tháng tuổi có 40-80 nốt sần cộng sinh, chứa hàng triệu vi khẩu cố định đạm nhiều gấp 3-12 lần so với keo tai tượng và keo lá tràm. Trong 1 gam đất dưới rừng keo lai 5 tuổi có lượng vi sinh vật gấp 5-17 lần các loài keo bố mẹ và gấp 96 lần ở nơi đất trống.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sấu, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Sau

Kỹ thuật trồng cây

Sấu có tên khoa học là Dracontomelum duperreanum Pierre thuộc họ Xoài (Anacardiaceae ) Sấu ghép đang được bán ở vườn ươm Trung tâm là cây ghép cho quả sớm sau 2 năm trồng. Năng suất và chất lượng quả được đánh giá tốt hơn nhiều so với các giống Sấu khác. Giá trị sử dụng: Gỗ Sấu có màu nhạt, dẻo, nặng, tỷ trọng 0,53 thớ mịn vân đẹp, ít mối mọt được dùng nhiều vào đóng đồ gia dụng, trong công nghệ làm ván ép, ván lạng. Giá trị kinh tế lớn nhất của cây Sấu là quả. Quả Sấu có vị chua thanh dùng làm gia vị, nước uống giải khát, chế biến bánh kẹo ô mai. Trung bình mỗi cây Sấu trưởng thành (8-10 tuổi ) cho từ 100 -200 kg quả/năm, hoa và quả Sấu cònđược dùng làm thuốc chữa sâu răng.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

– Đường kính cổ rễ: Từ 1,0cm trở lên. – Chiều cao bình quân 80 – 100cm. – Cây thẳng, không cong queo, cụt ngọn, nhiều thân – Cây đã hoá gỗ và không bị nhiễm bệnh

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Đối với Sấu thời vụ ghép tốt nhất là đầu mùa sinh trưởng, trước khi cây ra hoa vào tháng 1, 2. Ngoài ra có thể ghép vào tháng 8 – 9 khi cây chuẩn bị thu hái quả hoặc vừa thu hái xong, chưa ra lá non. Cây sấu là loại cây không kén đất, nhưng nên chọn trồng ở vùng đất cát pha, thịt nhẹ có tầng dày dưới 1m, mực nước ngầm hơn 1m. Muốn trồng sấu lấy quả phải trồng dày với khoảng cách hàng cách hàng 5 – 7m, cây cách cây 2-3m. Sau khi sấu được 5-6 năm tuổi, nên tỉa bớt những cây không sai quả.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Cây Sấu ghép có thể trồng thuần loài hoặc trồng hỗn giao, với cự ly trồng là 6 x 6 m hoặc 6 x 8m, nơi đất có tầng dầy và ẩm. Đào hố với kích thước: chiều dài x chiều rộng x chiều sâu là: 60 x 60 x 60cm

4, Phân Bón Lót:

Bón cho mỗi hố 5 kg phân chuồng hoai và 0,2 kg lân rồi trộn đều với 1/3 lượng đất trong hố. Chuẩn bị trước khi trồng 15 ngày.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Sấu:

Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu nilông, đặt cây ở tư thế thẳng đứng và lấp đất (trước khi trồng nên lót từ 2 – 5cm đất sạch mới đặt cây trồng tránh hiện tượng rễ non vừa ra gặp phân bị sót làm chết cây), vun đất đầy gốc và nén chặt. Dùng 3 cọc (hoặc que) thẳng chống cho cây được giữ vững, tránh hiện tượng bị gió hoặc gia súc, gia cầm làm đổ, gãy. Sau khi trồng tưới đẫm nước vào gốc cây để ổn định cây trồng. Nếu gặp thời tiết khô, nắng cần phải làm giàn che cho cây.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sấu:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

– Định kỳ phát cây bụi, dây leo giúp cho cây không bị dây leo thít nghẹt và tạo không gian dinh dưỡng thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt. – Sau khi phát dọn, tiến hành vun xới xung quanh gốc với đường kính 0,8 – 1m giúp cho đất xung quanh gốc cây được tơi xốp, thoáng khí và đặc biệt là không bị các cây bụi, cỏ cạnh tranh chất dinh dưỡng. Mỗi năm vun xới từ 2 – 3 lần.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Sấu:

– Hàng năm sau khi phát dọn vun xới xung quanh gốc cây, tiến hành bón phân. Tuỳ theo sự phát triển của cây mà ta bón liều lượng khác nhau, khi bón rạch thành rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán cây, cho phân rải đều xuống rãnh, sau đó lấp kín phân và tưới nước. Trong 2- 3 năm đầu, mỗi năm bón 2 – 3 lần, mỗi lần 0,2 – 0,5 kg NPK. Khi cây lớn lượng phân bón tăng dần.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Sấu:

– Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng. – Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng… – Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L… – Sâu đục thân, cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non. – Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, … – Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu n on ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Sau khi ra quả khoảng hơn hai tháng thì trái sấu đạt đến độ già nhưng chưa chín. Đây là thời điểm thu hoạch sấu vì khi ấy quả sấu đủ già để có thể giữ được sấu lâu hơn và cũng là lúc sản phẩm sấu được sử dụng vào nhiều mục đích nhất. Mùa sấu thường kéo dài khoảng 2-3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm).