Tu Trong Rau Sach Tren San Thuong / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Tập San Khoa Học Công Nghệ

 

Tập san

 

Số Bản tin Khoa học và Công nghệ số 8/2021

Trong số này

Bản tin Khoa học và Công nghệ số 8/2021

Tìm kiếm

Cụm từ

Chuyên mục

Số

San Ing Face Cream Kem Hoa Lan

Description

 

San Ing Face Cream 0.3 Oz Box from Solstice Medicine Company

Features

Usage: Use in the morning and at night after you have washed your face clean.

Net Weight: 0.3oz

Made in Taiwan

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Chuối Tây Thường, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Chuoi Tay Thuong

Kỹ thuật trồng cây

Toàn huyện Khoái Châu – Hưng Yên có 200 ha chuối tây, hàng năm cho doanh thu 16-17 tỷ đồng. Chuối ở đây thuộc loại “mã lụa”, chất lượng ngon nổi tiếng. Tiếng lành đồn xa, bà con nông dân không phải đi bán xa. Vào mùa thu hoạch, tư thương đến tận vườn thu mua gom, hoặc đưa đến chợ Đông Tảo trong huyện, nơi đầu mối trung chuyển chuối đi tiêu thụ ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và sang tận nước bạn Trung Quốc. Để trồng chuối tây hiệu quả cao, bà con nông dân ở đây có rất nhiều cách làm sáng tạo. Ngay từ khâu chọn đất trồng, cần chọn đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước nhanh, 3-4 vụ liền kề ở trước đó không trồng chuối các loại, tốt nhất đã thâm canh cây trồng nước hoặc các cây rau màu khác.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Dạng nuôi cấy mô. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có đặc điểm là cây sạch bệnh, có sức sinh trưởng mạnh, cây ít bị nhiễm bệnh do không bị các vết thương cơ giới khi đánh cây con mà đây là một trong những nguyên nhân lây nhiễm bệnh. Cánh đồng chuối cho thu hoạch tập trung, năng suất cao hơn từ 10-20 % so với trồng bằng chồi, quả đồng đều, ít các vết bệnh.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ tốt nhất là vụ Xuân: Tháng 3, 4; vụ Hè Thu vào tháng 8, 9. Mật độ: 2000 – 2500 cây/ha, hàng x hàng: 2,5 – 3,0 m, Cây x cây 2,5 x 2,0 m.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Muốn cho chuối đạt năng suất cao thì đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp nhiều mùn, nhất là đất phù sa, bùn ao phơi ải, nơi ko bị ngập úng và dễ tiêu nước, vườn chuối trồng phải quang đãng đủ ánh sáng cho cây quang hợp, độ PH thích hợp cho chuối là từ 5 – 7. Làm đất: Đất trồng cần làm kỹ, sạch cỏ dại, lên luống rộng 3 – 3,5m, cao 30- 40cm, đào hố trồng giữa luống, Cây x cây 2,5 x 2,0 m. Đào hố có kích thước hố vuông từ 40 – 45 cm, sâu từ 30 – 35cm, nơi nào đất xấu thì đào hố có kích thước lớn hơn. Đào lỗ sau 7 – 10ngày cho hả (tháo hết các khí độc hại), nếu như lớp đất màu nông thì phải để lớp đất này riêng rồi mang ½ lượng đất trộn với lượng phân rác và tro có tỷ lệ 4/1 cho vào gần đầy hố.

4, Phân Bón Lót:

Dùng phân chuồng oai mục để bón lót, lượng bón lót cho 1 hố trồng từ 15-20 kg phân chuồng, 0,2 kg super lân, 0,1 kg kali, urê 0,1 kg, vôi bột 0,1 kg (nếu đất chua). Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 10-15 cm.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Chuối Tây Thường:

Chuối phải đươc trồng lúc trời râm mát, buổi sáng hoặc chiều tối là tốt nhất. Với cây giống nuôi cấy mô trước khi trồng phải dỡ bỏ bầu nilon một cách cẩn thận không được làm vỡ bầu. Trồng vào giữa hố, dùng đất nhỏ lấp kín gốc. Sau khi trồng có thể dùng rác ủ để giữ ẩm cho cây mau bén rễ.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chuối Tây Thường:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao. – Tưới nước: Cây chuối cần rất nhiều nước ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, nhất là cây giống nuôi cấy mô nên cần phải có chế độ tưới nước đặc biệt. Trồng xong cần tưới ngay và luôn luôn cung cấp đủ ẩm cho cây ở giai đoạn này. Một giai đoạn nữa cần đủ nước là giai đoạn phân hoá mầm hoa (sau trồng 8-10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. – Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn: Cây chuối đẻ khỏe nên cần phải tỉa bớt chồi chỉ để lại 1 chồi con để thay thế và khống chế mật độ vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và cây con. Việc tỉa chồi phải làm thường xuyên bằng cách đào bỏ các chồi ở vị trí cao nhất. Đồng thời với tỉa chồi, định mầm cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ hoặc giấy chịu ẩm, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Chuối Tây Thường:

Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả. Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200g, lân 20 – 40g, kali 300 – 400g; phân hữu cơ 5 – 10kg, bón trước khi trồng. Thời gian và cách bón có thể chia làm các đợt sau: + Bón trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 lân + 1/4 kali. + Bón lần 2: Sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 đạm, 1/2 kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt kết hợp ủ gốc cho cây. + Bón lần 4: Bón nuôi quả với 1/4 đạm, 1/4 lân và 1/4 kali. Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chuối Tây Thường:

7.1. Bệnh gây hại chủ yếu: – Bệnh đốm lá Sigatoka: Bệnh phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 – 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor… – Bệnh vàng lá Moko: triệu chứng là lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc thay đổi giống. 7.2. Sâu gây hại chủ yếu: – Sâu đục thân chuối: cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây phá hoại thân giả và sâu đục thân thật còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn. Có thể sử dụng thuốc: Shepa (0,2 – 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin… – Sâu hại lá chuối: bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá… gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ. Có thể sử dụng: Viben C, Daconil (0,3%)… – Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ. 7.3. Tuyến trùng hại chuối: Tuyến trùng là tên gọi chung của những sinh vật nhỏ sống trong đất gây hại rễ. Phòng trừ chúng chủ yếu là xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 – 2 dibromo-3 chloropane (DBCP) hoặc các chế phẩm khác.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

– Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả. – Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm). – Căn cứ vào dộ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng. – Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 – 3 tháng. – Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ. Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Dùng dao, kéo sắc ra nải đem rấm bằng đất đèn hoặc lá xoan + đốt hương đen./.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————