Tu Trong Rau Sach Tai Nha / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Cách Trồng Cây Nha Đam Trong Phòng Ngủ

1. Hướng dẫn cách trồng cây nha đam trong phòng ngủ

Hiện nay có hơn 250 loài lô hội trên thế giới chọn giống Aloe Barbadensis lá dài, bẹ to nặng ký và nhiều gai nhọn trên cạnh lá, phía sau lá có lớp phấn trắng, đây là giống nha đam được mọi người ưa trồng vì có năng suất và dễ trồng.

Ngoài ra còn có loại nha đam mà người dân địa phương hay trồng từ trước còn gọi là giống nha đam Việt Nam, lá nhỏ hơn, bẹ mỏng hơn, lá có ít gai và màu xanh không có lớp phấn trắng.

Nhân giống cây nha đam bằng cách tách chiết lấy cây con là nhanh nhất, chọn cây con cao từ 15-20 cm là có thể bứng cả gốc đem ra trồng chậu.

1.2 Chuẩn bị chậu để trồng cây nha đam mới:

Là loài cây bán nhiệt đới, nha đam ưa thích đất có khả năng thoát nước tốt. Do đó, chúng ta cần rải một lớp sỏi mỏng dưới đáy chậu trước khi thêm đất trồng. Cách này hỗ trợ hệ thống thoát nước và ngăn cho phần rễ cây không bị ngập trong nước.

Sau khi trồng xong, tưới nước để giữ độ ẩm cho đất. Vào mùa đông và mùa xuân, nha đam không cần nhiều nước. Tuy nhiên, sang đến mùa hè, chúng cần được tưới nước thường xuyên. Cách tưới nước tốt nhất là để đất thoát nước hoàn toàn giữa các lần tưới.

2. Những điểm lưu ý cách trồng cây nha đam

Đất: Cây nha đam thích hợp với đất thoát nước tốt, tơi xốp, thoáng khí. Nếu đất thoát nước kém và không thoáng khí, rễ cây sẽ khó khăn trong hô hấp, khiến cây bị thối rễ và chết. Nhưng nếu đất chứa quá nhiều cát lại khiến cho nước và chất dinh dưỡng cần thiết bị mất đi, cây sẽ sinh trưởng kém.

Phân bón: Cây nha đam cần đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Nên sử dụng loại phân lên men, như phân bánh, phân gà, giun đất.

Nước: Nha đam là loại cây cảnh sợ tích nước, vào mùa mưa ẩm ướt hoặc điều kiện thoát nước không tốt cây sẽ rất dễ bị khô héo, lá, rễ có thể bị thối hoặc chết

Nhiệt độ: Cây nha đam sợ lạnh và sương. Nhiệt độ thích hợp cho cây Lô Hội phát triển là khoảng 15-35 độ C, nếu dưới 5 độ C cây sẽ ngừng sinh trưởng.

Ánh sáng cho cây: Cây nha đam ưa ánh sáng, cây cần có đủ ánh sáng cây mới có thể phát triển tốt nhưng những cây nha đam con cần tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp. Do đó, thời gian mới trồng thì bạn nên để cây hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, đến khi cây lớn bạn có thể đặt cây ở cửa sổ để hứng ánh sáng mặt trời.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây nha đam trồng trong chậu ít khi bị sâu bệnh tấn công, nếu mưa kéo dài làm dư nước có thể gây úng lá thối nhũn, cần cắt bỏ kịp thời các lá bị hư bằng dao sạch rồi cách ly nguồn bệnh không để lây lan.

Thu hoạch: Cây nha đam trồng trong chậu tại nhà có thể thu hoach sử dụng sau một năm chăm sóc, thời gian cây sinh trưởng rất lâu, sau thời gian xung quanh cây mẹ sẽ có nhiều cây con, có thể bứng ra trồng thêm tiếp tục, trường hợp muốn cho cây mẹ luôn cho lá lớn thì phải tỉa bỏ cây con để dưỡng sức cho cây chính.

3. Những lợi ích khi trồng cây nha đam trong phòng ngủ

Tổng hợp

Để mua các loại cây cảnh với giá thật “mềm” bạn có thể mua trực tiếp tại VƯỜN CÂY VIỆT – địa chỉ mua sắm cây cảnh đẹp hoàn toàn mới tại chúng tôi Với diện tích gần 300 mét vuông, nơi đây trưng bày vô cùng đa dạng các loại cây cảnh đẹp từ cây cảnh để bàn, cây nội thất, cây bonsai, cho đến những cây có kích thước to dùng để đặt ngoài sân. Vườn Cây Việt đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của bạn từ mua cây cảnh cho đến thuê cây với số lượng lớn. Hotline: 0985507150 Website: https://vuoncayviet.com/ Showroom: 20/4 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM

Những Loại Cây Cảnh Không Nên Trồng Trong Nhà Kẻo Gây Tai Họa

Việc trồng cây cảnh trong nhà đã không còn là điều quá xa lạ và thường được nhiều gia chủ lựa chọn. Cây xanh sẽ giúp không gian trở nên tươi mát, trong lành, tốt cho sức khỏe các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên có những loại cây cảnh không nên trồng trong nhà bởi dễ gây tai họa.

Cây cảnh không nên trồng trong nhà – Cây trúc đào

Mặc dù là loại cây mang vẻ đẹp nhẹ nhàng với màu hồng phấn nhưng cây trúc đào lại là loại cây độc hại. Trong cây này có chứa chất Neriin và chất Oleandrin, đây đều là những chất cực độc. Nếu vô tình chạm hoặc nuốt phải, bạn sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa. Tình trạng này lâu dần sẽ khiến cơ thể bị rối loạn nhịp tim, khó thở và bị hôn mê. Đặc biệt, nếu không được cứu chữa kịp thời, người bệnh sẽ bị tử vong.

Vì vậy đây là loại cây tuyệt đối không nên trồng trong nhà.

Cây cảnh không nên trồng trong nhà – Cây mã tiền

Qủa của cây mã tiền giống quả cam nhưng nhỏ hơn và khá đẹp nên được nhiều người ưa thích trồng trong nhà. Tuy nhiên cũng giống như cây trúc đào, cây mã tiền rất độc, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của gia đình bạn.

Cây cảnh không nên trồng trong nhà – Cây hoa thủy tiên

Cây hoa thủy tiên khá đẹp nên thường được trang trí ở trước cửa nhà hoặc ban công. Nhưng đây lại là loại cây được xếp vào danh sách không nên trồng trong nhà. Toàn thân cây hoa thủy tiên đều có độc nhưng độc nhiều nhất ở củ và thân. Nếu ăn nhầm phần thân và củ, mọi người sẽ bị rối loạn nhịp tim, đau bụng, mồ hôi túa ra. Sau đó sẽ dần bị tê liệt, co giật và có thể tử vong.

Cây cảnh không nên trồng trong nhà – Cây hoa đỗ quyên

Toàn bộ các bộ phận của hoa đỗ quyên đều chứa độc tố. Vì vậy khi bị nhiễm độc của loại hoa này, con người sẽ có biểu hiện là chảy nước dãi, uể ải, ói mửa, chóng mặt và mất cân bằng.

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu, chỉ cần 100 – 225 gram lá đỗ quyên cũng có thể khiến một đứa trẻ nặng 25 kg bị ngộ độc. Vì vậy đây là loại cây cần tránh xa tầm với của trẻ em.

Cây cảnh không nên trồng trong nhà – Cây thiên điểu

Ở hoa và hạt cây thiên điểu có độc tố gây ngộ độc đường ruột. Nếu ăn phải 2 bộ phận này của cây thì bạn cũng sẽ mắc các biểu hiện như nôn mửa, đau đầu, chóng mặt. Nếu không được chữa trị kịp thời, độc tố có thể lan ra toàn cơ thể và gây tử vong.

Cây cảnh không nên trồng trong nhà – Cây dương

Cây dương có lá xanh tán đẹp vì vậy được nhiều người yêu thích. Nhưng đây lại là loại cây được cho rằng dẫn dắt ma quỷ nên tránh trồng trong nhà kẻo gặp xui xẻo.

Trồng Cây Nha Đam Trong Chậu Làm Cành Vừa Làm Mỹ Phẩm

Trồng nha đam vừa làm cảnh vừa làm mỹ phẩm

Việc trồng cây Nha đam trong chậu không quá khó chỉ cần tuân thủ một số kỹ thuật sau:

1. Một số đặc tính nổi bật của cây nha đam

– Cây nha đam có gốc, thân khá ngắn, có màu nâu xám, thân mềm… Lá nha đam không có cuống, mọc sát từ thân, lá khá to và dày, phiến lá nhẵn có màu xanh đẹp mắt. Lá có hình lưỡi giáo phần gốc mọc dày lại và mở dần lên trên. Mép lá nha đam dày và có răng cưa nhỏ thô.

– Nếu trồng lâu cây nha đam ra hoa; Hoa mọc thành từng cụm có dạng chùm, cành hoa dài khoảng 1 m. Khi còn nhỏ mọc đứng đằng sau và rủ xuống. Mỗi bông hoa dài từ 3 – 4 cm có màu vàng hoặc màu đỏ.

Công dụng của cây nha đam

– Cây nha đam có lá và hoa đan xen nhau, lá màu xanh, hoa màu vàng …rất thích hợp trồng trong chậu làm cảnh để nơi có nhiều ánh sáng nhưng không trực tiếp. Cây giúp làm cho bầu không gian tiểu cảnh thêm sinh động.

– Cây nha đam lâu nay được xem là thần dược trong quá trình làm đẹp. Là nguyên liệu chính trong các mỹ phẩm làm đẹp khác nhau như kem lô hội, sữa rửa mặt nha đam…

2. Nên trồng cây nha đam vào tháng mấy trong năm?

– Mùa trồng cây nha đam? Cây nha đam là cây dễ trồng, có thể trồng quanh năm. Nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch) và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch), cây nhanh hồi phục và phát triển mạnh.

Cây nhan đam trồng làm cây tiểu cảnh

3. Cách lựa chọn chậu trồng cây nha đam

– Tùy vào nhu cầu, mục đích, sở thích mà có thể chọn các loại chậu có kích cỡ, chất lượng chậu khác nhau. Tuy nhiên để cây nha đam sinh trưởng phát triển tốt nên chọn các dạng chậu, vật dụng như thùng xốp, chậu nhựa… có kích thước lớn, bề sâu trên 25 cm thì cây có không gian phát triển tốt.

Trồng nhà đam làm cây tiểu cảnh

4. Chuẩn bị giá thể trồng cây nha đam trong chậu

– Cây nha đam là cây có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng nên giá thể cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước.

– Giá thể trồng có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp trồng cây nha đam như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rat, …

– Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử ký nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 gram/lít nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 gram/lít nước) phun đều vào giá thể đã trộn ( 40 – 50 l/m 3 giá thể).

Giá thể trồng cây nha đam

5. Kỹ thuật chọn giống và trồng cây nha đam trong chậu

– Đối với trồng cây nha đam tại nhà thường trồng từ cây nguyên rễ. Nha đam vẫn có thể phát triển chỉ từ một chiếc lá.

– Kỹ thuật trồng: Đối với trồng bằng cây con chỉ cần đặt cây giữa chậu vun đất và ấn nhẹ. Đối với trồng bằng lá: Đặt ngang mặt đất và vun đất che khoảng nửa thân lá là được. Sau khi trồng xong tiến hành tưới nhẹ giữ ẩm cho cây. Đặt cây vào nơi thoáng mát, đảm bảo không bị mưa.

Kỹ thuật trồng nha đam trong chậu

6. Kỹ thuật chăm sóc cây nha đam trong chậu

– Tưới nước: Cây nha đam là cây chịu khô hạn nhưng để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất cần đảm bảo độ ẩm vừa phải. Ở mùa khô hạn nên thường xuyên tưới nước cho cây để giữ ẩm trong đất. Cứ 3 – 5 ngày tưới 1 lần để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Lưu ý không tưới quá nhiều nước, dư nước sẽ dẫn đến cây úng rễ gây chết cây.

– Bón phân cho cây nha đam: Tiến hành bón phân theo định kỳ cứ 15 ngày tưới nước phân pha loãng/lần. Nên sử dụng các loại phân vô cơ chuyên dùng cho hoa cây cảnh và bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất là tốt nhất. Có thể phun phân bón lá bổ sung dinh dưỡng cho cây theo định kỳ 7 – 10 ngày/lần. Hàng năm cần đảo chậu bón phân hữu cơ cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

– Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nha đam: Thông thường cây nha đam ít chết vì sâu bệnh. Phần lớn cây chết do thối nhũn vì dư nhiều nước tưới hoặc gặp trời mưa ngập úng lâu. Vì vậy cần lưu ý cắt bỏ lá hỏng để hạn chế nguồn bệnh lây lan gây hại cho cây.

7. Kỹ thuật thu hái và bảo quản nha đam

– Thu hoạch nha đam

+ Sau trồng 1 năm có thể tiến hành thu hoạch. Hoặc trong quá trình trồng có thể thu hoạch rải rác ít sao cho thu hoạch không quá 1/3 số lá có trên cây, để tránh làm cây chết.

+ Thời gian sinh trưởng của cây kéo dài, sau một thời gian trồng cây có thể hình thành nhiều cây con. Có thể tách cây con để trồng sang chậu mới. Nếu muốn để cây mẹ sinh trưởng phát triển lá lớn, to thì cần thường xuyên tách tỉa cây con.

Kỹ thuật thu hoạch nha đam

– Bảo quản nha đam giữ được chất lượng tốt nhất

+ Khi thu hoạch nha đam nên chọn thời điểm trời dịu mát như sáng sớm hoặc chiều tối.

+ Sau thu hoạch nha đam cần lưu ý đến cách sơ chế nha đam. Cần sơ chế ngay sau khi cắt nha đam để lâu lá sẽ bị nhũn, mềm ảnh hưởng đến chất lượng.

+ Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nhưng nha đam chỉ có thể sử dụng trong 3 ngày. Để lâu vừa ảnh hưởng chất lượng của nha đam.

Trồng cây nha đam làm cây tiểu cảnh

Nguồn: Admin tổng hợp – NO