Để có được 1 vườn rau xanh và sạch không chỉ cần công chăm bón. Người làm vườn nếu biết dùng các loại phân bón tốt sẽ cải thiện đáng kể năng suất cho vườn rau.
Trong quá trình chăm sóc, nhà vườn có thể tham khảo các loại phân bón sau để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho vườn rau sạch của mình.
Phân hữu cơ rất cần thiết cho nhà là vườn muốn hướng đến những vườn rau sạch. Phân hữu cơ bao gồm các loại như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân vi sinh…Một số loại phân bón hữu cơ thường được sử dụng để trồng rau sạch tại nhà là phân xanh, phân trùn quế
Sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây rau có tác dụng:
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
+ Cải tạo đất: tăng độ tơi xốp và khả năng giữa nước của đất, kích thích các vi sinh vật có ích phát triển
Phân hữu cơ thường được trộn chung với tro trấu, xơ dừa với tỉ lệ thích hợp để bón lót cho cây trồng. Sau mỗi đơt thu hoạch nhà vườn cũng nên bón phân hữu cơ để cải tạo đất cho vụ mới
Với đặc tính dễ tan, tác dụng nhanh hơn phân hữu cơ nên bón phân vô cơ sớm phát huy hiệu lực giúp tăng năng suất cây trồng.
Khi bón phân vô cơ cần chú ý liều lượng để tránh gây nên ảnh hưởng không tốt tới đất như làm đất trai cứng, hóa chua, giảm độ màu mỡ…Thời gian bón phân vô cơ phải cách thời gian thu hoạch từ 15 – 20 ngày để bảo đảm an toàn cho sức khỏe người dùng.
Nhờ có sự hỗ trợ của phân bón vi sinh vật, giúp thúc đẩy nhanh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó tiêu thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu để cây trồng dễ hấp thu.
+ Làm giảm quá trình bay hơi và rửa trôi.
+ Cung cấp các hoạt chất có tác dụng kích thích sinh trưởng.
+ Tăng khả năng chống chịu của cây trồng do các kháng sinh mà vi sinh vật tiết ra.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của đạm, lân, kali.
+ Làm giảm lượng phân hóa học cần dùng.
+ Làm tăng độ phì cho đất.
Chú ý không dùng phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời nắng sẽ làm rụng hoa và giảm hiệu lực của phân bón
2. Kỹ thuật bón lót và bón thúc cho rau sạch
– Sử dụng các loại phân như:
+ Phân chuồng đã ủ hoại mục
+ Phân lân hữu cơ vi sinh
+ Phân vô cơ chậm tan như lân, kali và vôi
+ Một lượng đạm cung cấp cho rau ở giai đoạn cây con (khoảng 1/4 – 1/3 lượng phân đạm cần thiết)
+ Bón theo hốc hoặc giải đều trước khi gieo (hoặc trồng), hoặc bón theo hàng, lấp phân rồi trồng dọc hàng đã bón phân.
Mục đích bón bổ sung chất dinh dưỡng vào giai đọn sinh trường, phát triển và tạo sản phẩm cảu cây rau.
Các loại phân dễ hòa tan, dễ tiêu như phân chuồng ngâm ủ, phân đạm và phân kali.
+ Các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (< 60 ngày): bón thúc 2 lần, kết thúc bón trước khi thu hoạc 12 ngày.
3. Những lưu ý quan trọng khi bón phân cho rau sạch
– Nếu dùng phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh…phải được ủ thật hoai hoặc xử lý diệt vi khuẩn đúng hướng dẫn, tránh gây ra các mầm mống bệnh cho cây trồng và người sử dụng.
Loại phân này cần ủ hoại mục bằng cách trộn lẫn với 2 – 5% lân supe chất đống, chát kín bùn trong khoảng 2 tháng, nhiều loại trứng giun sán và vi trùng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt. Các chất dinh dưỡng khó tiêu sẽ được vi sinh vật phân giải thành dạng dễ tiêu, phân tơi xốp không còn mùi hôi, đem bón cho rau rất tốt.
Hoặc có thể dùng một số loại phân bón hữu cơ vi sinh để thay thế cho phân chuồng nếu không có điều kiện ủ hoai mục.
– Không dùng phân tưới, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới cho rau.
Nếu dùng nước giải giàu chất hữu cơ và đạm cần được ngâm với 1 – 2% lân supe trong 40 – 50 ngày cho hoại mới sử dụng được.
– Không nên dùng rác thải sinh hoạt để chế biến thành phân hữu cơ bón cho cây
– Nên dùng phân hữu cơ trộn với phân lân, phân kali để bón lót cho ruộng.
– Theo dõi đặc điểm của rau ăn lá theo định kỷ để tưới phân đạm. Trước lúc thu hoạch 15 – 20 ngày nên ngưng tưới phân đạm.
– Hạn chế phân phun lá cho các loại rau ăn.
-GFC tổng hợp-