Trung Tâm Cây Cảnh Hà Nội / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Làng Triều Khúc Hướng Tới Trở Thành Trung Tâm Cây Cảnh Thủ Đô Hà Nội

(vanhien.vn) Thú chơi cây cảnh ở làng Triều Khúc đã có truyền thống lâu đời. Nơi đây cũng sản sinh ra những nghệ nhân sinh vật cảnh tài hoa có nhiều cống hiến cho phong trào chơi cây cảnh của Thủ đô Hà Nội và cả nước.

Làng Triều Khúc thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Làng Triều Khúc còn có tên Nôm là Đơ Thao hay Kẻ Đơ, xuất phát từ việc làng có nghề dệt quai nón quai thao truyền thống. Dân làng Triều Khúc rất yêu quý cây cảnh, gần như nhà nào cũng trồng cây cảnh trong nhà. Người làng Triều Khúc đến nay vẫn duy trì phong tục cổ xưa là để tang cho cây khi trong nhà có người thân qua đời. Dân làng quan niệm rằng cây và người là “bạn tri kỷ” của nhau. Một khi đã chơi cây nghĩa là phải am hiểu về cây và phải xem cây như bạn, như người thân trong gia đình thì mới chơi lâu dài được. Ông Bùi Duy Thắng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cây cảnh làng Triều Khúc, cho biết: “Làng Triều Khúc có bề dày truyền thống chơi cây cảnh theo lối chơi cổ xưa. Triều Khúc chúng tôi chơi đa dạng các loại cây, đặc biệt ưa thích cây Sanh, cây Mai, cây Đào, cây Trà, cây Đa, cây Cau hiến Vua. Làng có hàng trăm người chơi cây, hơn 10 nghệ nhân. Hàng tháng chúng tôi tổ chức cuộc gặp giữa nghệ nhân và các hội viên chia sẻ cách chăm sóc cây cảnh.”

Hội thảo phát triển Sinh Vật Cảnh và làng nghề Triều Khúc do Hội SVC thành phố Hà Nội tổ chức

Thú chơi cây cảnh nghệ thuật ở làng Triều Khúc mang những nét đặc trưng riêng, không thể lẫn với nơi khác. Người Triều Khúc chơi cây rất tinh tế, chú trọng đến cốt cách, trang trí, bố cục của tác phẩm cây cảnh nghệ thuật. Những nghệ nhân của làng Triều Khúc đã tạo dựng được bản sắc, thương hiệu riêng của mình trong tạo hình cây cảnh nghệ thuật được giới sinh vật cảnh cả nước biết đến. Nghệ nhân Nguyễn Gia Hiền kể: “Tôi là người con Triều Khúc cũng may mắn thừa hưởng truyền thống yêu cây của các bậc tiền bối để lại. Gia đình tôi đã có mấy đời chơi cây cảnh. Tôi từng đoạt giải vàng toàn quốc cây cảnh. Tác phẩm đó là cây Sanh hơn 100 năm tuổi, dáng Song thụ phu thê, mang ý nghĩa một gia đình hạnh phúc, hòa thuận. Riêng Triều Khúc có đặc trưng là chơi cây Song thụ, nghĩa là cây 2 thân, tức là có 1 cây mẹ và 1 cây con, gọi là mẫu tử.”

Các nghệ nhân sinh vật cảnh làng Triều Khúc đang nghiên cứu, sớm xuất bản một cuốn sách về lịch sử cây cảnh Triều Khúc để cho con cháu thế hệ sau học tập noi theo. Để Triều Khúc phát triển sinh vật cảnh, cây cảnh nghệ thuật lên tầm cao mới, chuyên gia sinh vật cảnh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, cho rằng: “Việc đầu tiên Triều Khúc cần có quy hoạch và định hướng phát triển cây cảnh. Quy hoạch đất từ 2 đến 3 ha, kêu gọi người dân Triều Khúc và các nơi đến đầu tư làm riêng một khu triển lãm. Triều Khúc đã có công viên cây xanh nên phải tận dụng mở rộng để sử dụng làm Trung tâm bảo tồn và phát triển sinh vật cảnh. Tăng cường sự liên kết 5 nhà đó là nhà nước, doanh nghiệp, người dân, nhà khoa học và truyền thông. Mở rộng giao lưu, liên kết giữa những nhà sinh vật cảnh làng Triều Khúc với các địa phương khác và quốc tế.”

Câu lạc bộ cây cảnh làng Triều Khúc đã thành lập được 10 năm. Hàng năm, Câu lạc bộ cây cảnh làng Triều Khúc tổ chức triển lãm cây cảnh làng Triều Khúc và tích cực tham gia các cuộc triển lãm ở các địa phương trong cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy phong trào chơi cây cảnh ở làng. Ông Bùi Duy Thắng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cây cảnh làng Triều Khúc, cho biết thêm: “Các nghệ nhân lâu năm truyền lại nghề cho thế hệ trẻ để họ làm sao bắt nhịp được lối chơi cổ truyền và thêm sức sáng tạo tuổi trẻ thì sẽ làm thêm những tác phẩm đặc sắc hơn. Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho chúng tôi một quỹ đất riêng để chúng tôi có thể mang những sản phẩm từ trong gia đình trưng bày, bảo tồn.”

Thú chơi cây cảnh là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chơi cây cảnh làm cho đời sống tinh thần con người vui tươi, sảng khoái, chẳng thế mà các cụ xưa có câu “Yêu cây, yêu hoa, hóa ra yêu đời”.

Làng Triều Khúc là nơi nổi tiếng về cây cảnh nghệ thuật, giàu tiềm năng phát triển nghề trồng cây cảnh. Triều Khúc đang xây dựng một thương hiệu riêng cho cây cảnh để sớm trở thành một trong những nơi trồng và trưng bày cây cảnh lớn ở Hà Nội và hướng tới xuất khẩu cây cảnh.

THẢM LÓT SÀN Ô TÔ HOÀNG GIA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG Công ty TNHH XNK và Dịch vụ Hoàng Gia; Địa chỉ: U01 – L11, Khu D, Khu đô thị Dương Nội, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội; Điện thoại: Mob: 0977 144 786 – 0932.617.686; Web: http://hoanggiaauto.net/; FB: https://www.facebook.com/thamlotsanotoHOANGGIA/

Trung Tâm Khuyến Nông Hà Nội Đánh Giá Kết Quả Thử Nghiệm Phân Sinh Học Wehg Trên Cây Rau Xã Văn Đức

 

Đại biểu tham dự hội nghị

    Dự Hội nghị có đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Bà Vũ Thị Hương- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thành phố Hà Nội; lãnh đạo Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Gia Lâm; lãnh đạo Trạm Khuyến nông các huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đại diện Công ty Cổ phần thế giới Thông Minh; lãnh đạo xã Văn Đức và các hộ tham gia thực hiện Mô hình.

Ông Hoàng Văn Hồng – Trưởng phòng Khuyến nông trồng trọt, Trung tâm khuyến nông Quốc gia phát biểu tại hội nghị

   Mô hình sử dụng phân sinh học Wehg trên cây rau được triển khai trên diện tích 1ha, với sự tham gia của 10 hộ sản xuất với cây rau cải thảo và su hào. Thời gian bắt đầu triển khai mô hình từ trung tuần tháng 11 năm 2020. Trong khoảng thời gian 60 ngày, các hộ tham gia Mô hình được  Công ty hỗ trợ 36 lít phân bón sinh học Wehg và được hướng dẫn cách chăm bón. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông Gia Lâm thường xuyên kiểm tra, theo dõi và đánh giá mô hình.

Các đại biểu thăm quam thực tế Mô hình cây trồng sử dụng phân sinh học WEHG tại xã Văn Đức

   Kết quả bước đầu cho thấy, sau khi sử dụng phân sinh học đất có sự chuyển biến rõ rệt, độ phì nhiêu nâng lên, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển làm tăng cân bằng trạng thái sinh vật đất. Từ đó, tác động trực tiếp lên bộ rễ giúp rễ cây tăng trưởng và hoạt động mạnh. Khi phun phân sinh học Wehg lên cây tạo ra lớp diệp lục trên bề mặt lá làm cho phiến lá dầy, tránh sâu bệnh tấn công và chống chọi tốt hơn với thời tiết. Dùng phân bón sinh học Wehg thử nghiệm trên cùng 1 sào su hào vào cùng thời điểm thì chi phí phân bón, thuốc BVTV, công lao động đều giảm. Như vậy, khi dùng phân sinh học Wegh sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư và cho lợi nhuận tăng hơn so với cách làm truyền thống khoảng 728.000đồng/sào. Đối với cây cải thảo, kết quả tượng tự cây su hào, lợi nhuận tăng hơn so với cách làm truyền thống khoảng 825.000đồng/sào.

   Tuy nhiên, đây mới là kết quả đợt thử nghiệm đợt đầu trên cây su hào, cải thảo. Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm và các đơn vị, doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sử dụng phân bón sinh học Wehg trong sản xuất rau an toàn nhằm tiếp tục só sự đánh giá khách quan hơn về những ưu điểm của phân sinh học Wehg. Đồng thời, Mô hình khi được triển khai nhân rộng sẽ giúp người nông dân sản xuất Rau an toàn xã Văn Đức có nhiều sản phẩm rau an toàn chất lượng cao cung ứng cho thị trường, từ đó, nâng cao thu nhập cũng như bảo vệ sức khỏe người sản xuất và bảo vệ môi trường bền vững./.

Ngọc Minh

ngocminh ngocminh ngocminh

Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội

Từ 20-12-2018 đến hết ngày 20-1-2019 UBND thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày sinh vật cảnh Thủ đô chào Xuân Kỷ Hợi năm 2019 tại Công viên

Khai mạc trưng bày sinh vật cảnh Hà Nội chào Xuân Kỷ Hợi Từ 20-12-2018 đến hết ngày 20-1-2019 UBND thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày sinh vật cảnh Thủ đô chào Xuân Kỷ Hợi năm 2019 tại Công viên

Lễ hội Bonsai Trường Thọ được tôt chức tại Vinhomes Smart City Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội từ 15/01 – 30/01/2020 mặc dù điều kiện thời tiết không thực

Lễ Hội “Bonsai Trường Thọ” & Tuần lễ văn hóa Việt – Nhật Lễ hội Bonsai Trường Thọ được tôt chức tại Vinhomes Smart City Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội từ 15/01 – 30/01/2020 mặc dù điều kiện thời tiết không thực

Cá Neon là một loại cá nhỏ, với màu sắc ưa nhìn, bơi theo đàn rất đẹp nên được

  

Bài viết mới

Bắt đầu chơi thủy sinh

Những kiến thức chung cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh

Những hiểu biết mối về quang phổ cho cây thủy sinh

Trên căn bản, cây thủy sinh và rêu đều phát triển được dưới

Ánh sáng hồ thủy sinh

Ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với sự phát

Phòng tránh rêu hại

1. Cho cá, tép… ăn thật ít Có lẽ thú vui

Nước trong hồ thủy sinh

Những tính chất của nước phù hợp với hồ cây thủy sinh,

Hồ thủy sinh

Giới thiệu hồ thủy sinh Hồ thủy sinh (Aquascaping) là một hình thức nghệ

Làm giàu chất nền hồ thủy sinh

Để làm tăng sự phì nhiêu của lớp chất nền dành

Chơi hồ thủy sinh

Ngoài việc ngắm các loại cá đẹp, độc đáo, thú của

Thú chơi thủy sinh

Nghệ thuật, đam mê và… tốn kém Cường là một tài

Trung Tâm Khuyến Nông Bình Thuận

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐINH LĂNG TẠM THỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Cây Đinh lăng:

Tên khoa học: Polyscias Fruticosa (L.) Harms.

Họ Ngũ gia bì (Araliaceae)

Tên Việt Nam: Đinh lăng, cây gỏi cá, Nam dương lâm.

1. Giới thiệu

Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ dạng bụi, cao 1,0 – 2,0m; ngoài trồng để làm cây cảnh, cây Đinh lăng còn là một loài cây dược liệu quý có thể sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm gia vị cho một số món ăn.

Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng, chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Cây có biên độ sinh thái rộng, phân bố trên khắp các vùng sinh thái, có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát. Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 28 o C (từ giữa mùa thu đến cuối xuân cây phát triển nhanh nhất); Đinh lăng lá nhỏ: Polyscias fruticosa (L.) Harms là loài đang sử dụng nhiều nhất. Đinh lăng lá nhỏ có hai loại chính:

+ Đinh lăng nếp: là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều av2 mềm, vỏ dày cho năng suất cao và chất lượng tốt. Chọn loại này để trồng khi chọn giống.

+ Đinh lăng tẻ: là loại lá sẻ thùy to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này giá trị kinh tế thấp không nên trồng.

2. Kỹ thuật nhân giống

Trên những cây đinh lăng sinh trưởng mạnh, 2 năm tuổi trở lên, không sâu bệnh hại, chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 10 cm để làm hom giống. Thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị cây giống (những đoạn cây giống vừa nêu trên).

+ Bước 2: Hỗn hợp trong bầu đất gồm: tro trấu, phân chuồng hoai mục và đất với tỉ lệ 1:1:1.

+ Bước 3: Nhúng vào dung dịch NAA (kích thích ra rễ) đã pha sẵn nồng độ.

+ Bước 4: Đặt hom vào bầu ươm, vùi đất 2/3 hom, ấn cho chặt đất tưới nước, chăm sóc.

+ Bước 5: Sau khi ghim hom khoảng 3 tháng cây ra rễ, có thể đem ra ruộng (vườn) trồng, tưới nước để giữ ẩm.

3. Kỹ thuật trồng trọt

3.1. Kỹ thuật làm đất

3.1.a. Trồng theo hố: Làm đất phải cày bừa làm đất tơi, đào hố kích thước 20 x 20 x 20cm. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm.

3.1.b. Trồng theo hàng: làm luống rộng 60cm, cao 25 – 30cm, đào hốc thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 50cm.

3.2. Thời vụ, mật độ (khoảng cách) trồng

Thời vụ: có thể trồng quanh năm nếu chủ động nước, thường đầu mùa mưa trồng là tốt nhất.

Khoảng cách trồng: 40 x 50cm hoặc 50 x 50 cm. Mật độ 40.000 đến 50.000 cây/ha.

3.3. Kỹ thuật trồng

+ Trồng bằng hom giống: Hom giống được chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ, cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20cm để làm hom giống, đặt hom giống nghiêng 45 o theo mặt hố đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.

+ Trồng bằng cây giống: Sau khi xé túi bầu, cây giống đặt giữa hố trồng, lấp đất, dùng tay nén đất xung quanh túi bầu.

Trồng xong, phủ rơm rạ lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng xong, nếu đất khô phải tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.

3.4. Kỹ thuật bón phân

Bón lót: mỗi hecta bón lót 10 – 15 tấn phân chuồng, 400 – 500 kg phân NPK 20.20.15, bón toàn bộ lượng phân lót, sau khi trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố. Chuẩn bị trước khi trồng 10 – 15 ngày.

Bón thúc:

– Năm đầu vào tháng 6 – 7 dương lịch sau khi làm cỏ, bón thúc 10kg urê/sào bằng cách rắc vào hố cách gốc 20cm rồi lấp kín.

– Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 dương lịch sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng 5 – 6 tấn/ha và 250 – 300kg NPK 20.20.15 + 100kg Clorua kali. Bón thúc vào hố cách gốc 20 – 30cm, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.

Các năm tiếp theo, lượng phân cũng như năm thứ 2 nhưng cần bổ sung thêm các loại phân bón qua lá để tăng thêm hàm lượng vi lượng cho cây.

3.5. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý đồng ruộng

+ Tỉa cành:

– Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9.

– Mỗi gốc chỉ để 1 – 2 cành to, tập trung dinh dưỡng nuôi cành chính và củ đinh lăng.

Làm cỏ kịp thời. Bón thúc vào tháng 8 – 9 dương lịch, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch.

+ Quản lý đồng ruộng: Kiểm tra thường xuyên tình trạng đồng ruộng, dụng cụ phun thuốc và các bao gói, vệ sinh dụng cụ và xử lý nước thải khi vệ sinh dụng cụ phun thuốc, phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm đất trồng và môi trường vùng sản xuất.

3.6. Phòng trừ sâu bệnh

Đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu xanh,… Có thể dùng thuốc hoặc bắt bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng các thuốc sinh học như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun cho cây.

Lưu ý: Đây là cây trồng làm thuốc nên chỉ sử dụng thuốc sinh học để phun cho cây mà không dùng các loại thuốc trừ sâu độc hại.

4. Kỹ thuật thu hoạch, chế biến, bảo quản 4.1. Thu hoạch chế biến sau thu hoạch

Lá: khi chăm sóc cần tỉa bớt lá chỗ quá dày, khi thu vỏ rễ, vỏ thân thì thu hoạch lá trước, sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất (âm can). Cuối cùng sấy cho thật khô.

– Vỏ rễ, vỏ thân: có thể thu hoạch vào cuối tháng 8 – 9 dương lịch của năm thứ 2 (cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ, vỏ thân cao nhất). Rễ và thân cây rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không bóc vỏ. Loại đường kính dưới 5mm để riêng. Rễ cần được phơi, sấy liên tục đến khi khô giòn là được.

Củ và rễ tươi đã thu hoạch cần chế biến ngay, không nên để quá 5 ngày. Có thể thái lát mỏng 0,3 – 0,5cm rồi rửa sạch đem phơi hoặc sấy khô.

Phân loại:

– Loại I: vỏ, rễ cây loại có đường kính (lúc tươi) từ 10mm trở lên.

– Loại II: vỏ thân và vỏ rễ có đường kính dưới 10mm (vỏ thân gần gốc dày trên 2mm).

– Loại III: các loại rễ và vỏ thân mỏng dưới 2mm.

4.2. Bảo quản và vận chuyển

Bao bì đóng gói 2 lớp: Đóng gói dược liệu bằng túi polyetylen dày khó rách, sau đó buộc chặt đầu tránh không khí xâm nhập làm ẩm, mất mùi thơm, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. Đóng ngoài là bao gai bền có ghi đầy đủ ký hiệu lô, ngày và nơi sản xuất.

Bảo quản: nơi khô, sạch, chú ý phòng ẩm và mối mọt dễ phát sinh.

Kho bảo quản: ở nơi cao ráo, thoáng mát có cửa thông thoáng, trang bị kệ sắt để đặt sản phẩm, kệ cách tường kho và cách sàn kho 20 – 30cm để tránh ẩm và mối mọt.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.