Trồng Xoài Bón Phân Gì / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Bón Phân Cho Cây Xoài

CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY XOÀI – CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY XOÀI – CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY XOÀI – CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY XOÀI – CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY XOÀI – CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY XOÀI

1.GIAI ĐOẠN CÂY CON

– Giai đoạn cây con mới trồng đến 1 năm tuổi. Giai đoạn này chúng ta nên cung cấp phân cho cây xoài mỗi tháng 1 lần phân bón bằng 2 cách: bón vào gốc hoặc pha nước tưới.

Liều lượng: 100-200g / cây/ tháng

Loại phân: NPK tháp cao 30-14-6

Tan nhanh và hoàn toàn trong nước.

– Cây xoài 2 năm tuổi: bón 1 tháng 1 lần

Liều lượng: 200-150g/cây/tháng

Loại phân: NPK tháp cao 30-14-6

Tan nhanh và hoàn toàn trong nước. Bón gốc sau khi tưới là tan hoàn toàn.

2. GIAI ĐOẠN CHO TRÁI

Cây xoài 5-10 năm tuổi.

1. Giai đoạn phục hồi cây sau thu hoạch: – Liều lượng: 1-2 kg / cây – PHÂN NPK Smart Farm 30-14-6 2. Giai đoạn trước khi ra hoa: – Liều lượng: 0.5-1 kg/ cây – PHÂN NPK Smart Farm 30-14-6 3. Giai đoạn sau khi đậu trái – trái khoảng ngón tay cái: – Liều lượng:1-1.5 kg / cây – PHÂN NPK Smart Farm 17-3-25 4. Giai đoạn trước thu hoạch 30 ngày: – Liều lượng: 0.5-1 kg / cây – PHÂN NPK Smart Farm 17-3-25

Ngoài ra, để trái xoài đẹp, nặng ký và tỷ lệ xoài loại 1 cao bà con nên bón dặm thêm 1-2 lần khi trái còn nhỏ và 20 ngày trước thu hoạch. Mỗi lần khoàng 200-300 gram cho 1 gốc. Bà con không nên bón 1 lần nhiều quá đễ dẫn đến rụng trái và nứt trái.

Quý bà con có thắc mắc gì thêm trên về cách bón phân cho xoài tại vườn của mình, vui lòng liên hệ zalo 0944.099.345 để được tư vấn miễn phí.

Đặc biệt: Quý bà con muốn dùng thử sản phẩm NPK 30-14-6 và NPK 17-3-25 vui lòng nhắn tin Họ tên, số điện thoại và địa chỉ về zalo 0944.099.345 hoặc email nguyenhuythongag@gmail.com. Công ty sẽ gửi mẫu tận nhà tặng quý bà con và hướng dẫn sử dụng.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

Địa chỉ: 390B Ngô Gia Tự., Phường 04, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

Giám đốc: Thạc sĩ – Lý Hồng Phát

Email: hongphat@ecotechgroup.com.vn ; hongphat80@gmail.com

Điện thoại: (08) 3927 2039 – Fax: (08) 3927 2039

Website: chúng tôi

Đang online:3

Truy cập tháng:3114

Tổng truy cập:130583

Phân Bón Lót Là Gì? Phân Bón Thúc Là Gì? Loại Phân Bón Và Lượng Bón?

1. Bón phân lót là gì? tại sao phải bón phân lót?

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

Còn đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng và bón phân vào giai đoạn cây ngừng sinh trưởng trong năm, bón phân phục hồi cây sau khi thu hoạch.

Bón lót thường được tiến hành trước khi cày bừa làm đất, hoặc trước khi bừa lần cuối trước khi gieo cấy

Đối với cây trồng cạn, bón lót được tiến hành theo hàng, theo hốc

Ví dụ: Đối với cây đậu tương (đậu nành), cây lạc (đậu phộng), rau …

Trong một số trường hợp, dùng phân bón xử lý hạt giống trước khi gieo cũng được coi là bón lót.

Đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân đó để bón lót có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc bón lót không chỉ dùng các loại phân chậm phân giải, mà cần thiết phải kết hợp với một lượng phân dễ hoà tan ở mức độ phù hợp.

Bón lót phân hữu cơ trước khi gieo trồng

2. Nên bón lót loại phân gì? Lượng bón lót là bao nhiêu?

Lượng phân dùng để bón lót phụ thuộc vào loại phân bón, tính chất của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng. Thường phân hữu cơ, phân lân được dùng với lượng lớn cho bón lót, trong khi đó phân đạm, phân kali chỉ bón lót một phần.

Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn thì có thể bón lót với lượng lớn hơn, trong khi đó đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn nên bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi

Ví dụ: Vụ xuân và vụ đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta bón lót nhiều hơn so với vụ hè và hè thu.

Các loại cây trồng ngắn ngày cần tập trung bón lót nhằm tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian hút dinh dưỡng.

Bón lót sử dụng các loại phân cần thiết có một thời gian nhất định để chất dinh dưỡng chuyển hoá thành dạng dễ tiêu cây trồng mới sử dụng được như phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân lân. Tuy nhiên bón lót vẫn sử dụng một phần phân dễ tan như phân đạm, phân kali.

Các loại phân bón lót được sử dụng:

– Phân có hàm lượng hữu cơ cao: Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

– Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.

– Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao: Với các loại cây màu ngắn ngày thường bón lót cả lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót. Đối với cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm, chủ yếu cũng bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm. Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân cao, đạm và kali thấp cũng thường dùng bón lót.

VD: Supe lân, lân nung chảy, NPK 5.10.3; DAP 18-46, NPK 16.16.8; NPK 12.15.5…

3. Bón thúc là gì? Tại sao phải bón thúc?

Là bón phân trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng (đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển thân lá, tạo củ, tạo quả…), nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây trồng tạo năng suất cao.

Thiếu phân bón thúc cây trồng còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.

Tưới phân thúc cho cây ngô

4. Nên dùng loại phân bón thúc gì?

Bón thúc cho cây cần dựa vào đất, vào cây, và cả thời tiết từng mùa vụ. Từ đó mà định loại phân, lượng phân và thời gian bón cho thích hợp. “Nhìn cây, nhìn đất, nhìn trời để bón phân” là câu bà con nông dân mình luôn tâm đắc.

– Giai đoạn cây con đang phát triển: cây đâm tiêm, đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển cành lá… nên bón nhiều phân đạm hơn lân và kali hoặc dùng các loại phân hỗn hợp NPK các loại phân có hàm lượng Đạm cao, lân và kali vừa phải.

VD: Đạm Urê, Đạm SA, NPK 12.2.10, NPK 12.5.10, NPK 20.20.15, NPK 20.5.6…

– Giai đoạn cây nuôi quả, nuôi củ, tích lũy đường… nên dùng các loại phân có hàm lượng Kali và đạm cao.

VD: Kali Clorua, Kali Sunphat, Kali Nitorat, NK 12.16, NPK 16.8.16, NPK 12.2.12, NPK 17.7.21…

Lưu ý: Tại tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng, ngoài việc bón phân đa lượng (Đạm, Lân, Kali) cần lưu ý bổ sung các loại trung (Ca, Mg, S, Si), vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mo, Bo…) cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, cân đối.

Nguồn: chúng tôi tổng hợp

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Xoài

1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh

Xoài là cây ăn quả thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Cây xoài có thể sống được nhiệt độ 4-460C, tuy nhiên cây xoài phát triển tốt ở 24-270C, chịu hạn tốt nhưng để đạt năng suất cao cần phải cung cấp nước tưới. Ở Việt Nam, xoài được trồng nhiều vùng trong nước để lấy quả, gỗ hay làm cây cảnh. Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, phải có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m, có thủy cấp không nông quá 2,5m. Giống Xoài hiện nay được trồng phổ biến nhất gồm có 5 giống là xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài bưởi, xoài Khiêu xa vơi và xoài tứ quý. Xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30 – 50 năm), đồng thời xoài ưa sáng và có trái ở ngoài tán cây nên không trồng quá dầy. Thông thường có thể trồng thưa (cách khoảng 8m x 8m, hoặc 10m x 10m), trong điều kiện thâm canh có thể trồng dày hơn với khoảng cách trồng 6 x 6m.

2. Nhu cầu dinh dưỡng Đạm có vai trò quan trọng với sinh trưởng, phát triển và năng suất của xoài. Đạm làm tăng số chồi, tăng số hoa và năng suất. Thiếu đạm quá trình sinh trưởng củacây bị đình trệ, lá nhỏ và chuyển vàng, chồi ít, số hoa giảm, tỉ lệ đậu quả thấp, quả rụng nhiều, quả nhỏ, năng suất thấp. Nhu cầu lân của xoài kinh doanh thấp hơn so với đạm và kali. Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ và mầm hoa. Bón lân làm tăng năng suất và phẩm chất.Thiếu lân lá chuyển màu xanh tối, đầu lá chuyển khô và chết đen, lá rụng sớm, tỷ lệ đậu trái giảm. Kali cần thiết cho quá trình hấp thu và vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Ngoài ra, Kali có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây xoài trong việc hạn chế hình thành tầng rời ở hoa và quả làm giảm tỷ lệ rụng hoa và trái. Thiếu kali lá nhỏ và mỏng, trái non rụng nhiều, năng suất và chất lượng giảm.

3. Kỹ thuật bón phân * Bón phân cho xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản (xoài 1 – 3 năm đầu) – Bón lót trước khi trồng: phân chuồng 30 – 40kg/gốc, lân 1kg/gốc, vôi bột 1kg/gốc. – Bón thúc: xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm và lân hơn kali để phát triển thân lá. Xoài sau khi trồng 2 tháng có thể bón phân với liều lượng và thời gian bón cho mỗi cây theo từng năm như sau: – Năm thứ 1: 200 – 300g phân NPK 30-9-9 + 100 – 200g DAP – Năm thứ 2: 300 – 500g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali – Năm thứ 3: 400 – 600g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali Lượng phân này chia thành 4 – 6 lần bón trong năm, bón cánh gốc 0.5m, đào 4-5 hố xung quanh gốc bón phân vào hoặc bón xung quanh gốc sau đó lắp kín đất lại. * Bón phân cho xoài thời kỳ kinh doanh (xoài trên 3 năm) Lượng phân bón cho xoài cần căn cứ theo độ tuổi và tình hình sinh trưởng của cây. Thời kỳ kinh doanh, xoài cần nhiều kali nhất sau đó tới đạm và lân. Trong năm chia thành nhiều đợt bón áp dụng theo qui trình như sau: – Sau thu hoạch: vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, bón cho mỗi cây 10 – 15 kg phân chuồng + 1kg vôi bột + 1 – 2 kg NPK 30-9-9 cho mỗi cây. – Trước lúc ra hoa: khi đợt đọt thứ 2 chuyển từ màu nâu nhạt sang màu xanh đọt chuối, bón 0.5 – 1kg phân HAI-CanNiBo + 300 – 500g DAP + 200 – 300g Kali. Sau đó phun phân bón lá Calcium Boron Dynamic 2-3 lần trước khi hoa nở giúp tăng khả nằng đậu trái. – Sau đậu trái: sau đậu trái 7 – 10 ngày (đã xuất hiện trứng cá) phun phân bón lá Calcium Boron Dynamic 2-3 lần giúp tăng tỉ lệ đậu trái. Sau đậu trái 20 – 30 ngày bón 1kg phân HAI-CanNiBo + 200-400g DAP + 250-500g Kali cho mỗi cây, bón lại lần 2 giai đoạn sau đậu trái 60-70 ngày với cùng lượng phân trên. Phương pháp bón phân: phân được bón xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, kết hợp với vung đất và lấp phân lại. Nếu bón phân trong giai đoạn trời khô hạn phải tưới nước cho cây 5-7 ngày một lần.

4. Giới thiệu phân bón HAI sử dụng cho cây xoài * Phân bón HAI-CanNiBo: + Thành phần: N: 15%; CaO: 26%; B: 3.000 ppm. + Công dụng: Giúp tạo mầm hoa, hoa ra tập trung, giảm rụng gié quả, quả mau lớn, no tròn, chắc, đẹp.* NPK 30-9-9+TE: + Thành phần: N-P-K (30% đạm, 9% P2O5, 9% K2O và các thành trung vi lượng TE) + Phân NPK 30-9-9: là phân phức hợp sản xuất bằng công nghệ “Tháp cao” (công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới) giúp chất lượng luôn ổn định chính xác tỷ lệ 30-9-9(NPK) trong hạt phân. Giúp cây trồng hấp thu đầy đủ cùng 1 lúc 3 nguyên tố đa lương N-P-K. Ngoài ra phân còn cung cấp thêm các thanh phần vi lương mà trong qua trình canh tác lâu năm bị thiếu hụt.*Calcium Boron-Dynamic: +Thành phần: Ca: 7%; B: 2% + Là loại phân chuyên cung cấp Canxi và Bo giúp lá cây cứng hạn chế bệnh hại, chống rụng trái non do thiếu canxi và bo. Các tin khác

Phân Bón Lỏng Là Gì?

Phân bón lỏng là các chất vô cơ, được sản xuất công nghiệp và đưa vào đất ở trạng thái lỏng. Phân lỏng bao gồm phân đạm, amoniac lỏng khan, amoniac dạng nước, amoni, dung dịch đậm đặc của amoni nitrat và urê, và phân phức hợp có chứa hai hoặc ba nguyên tố thực vật cơ bản (nitơ, phốt pho và kali) với tỷ lệ khác nhau.

Tại Liên Xô, phân bón lỏng có chứa nitơ bắt đầu được sử dụng vào năm 1956; năm 1969, khoảng 3 triệu tấn phân bón lỏng đã được sử dụng trên các cánh đồng kolkhoz và sovkhoz. Việc sản xuất thử nghiệm trong công nghiệp và sử dụng phân phức hợp bắt đầu vào năm 1966. Phân lỏng được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài. Ở Mỹ, có tới 50% lượng phân đạm và khoảng 10% phân phức hợp được bón dưới dạng chất lỏng. Phân bón lỏng chứa nitơ được sử dụng ở Tiệp Khắc, Đan Mạch và các quốc gia khác, và phân bón lỏng phức hợp được sử dụng ở Pháp, Anh và Canada.

Phân bón lỏng có chứa nitơ (dung dịch amoniac 16,5–20,5 phần trăm, amoniac lỏng khan 82,2 phần trăm, rượu amoniac 35–45 phần trăm) chứa nitơ chủ yếu hoặc độc quyền ở dạng amoniac (NH;}), liên kết chặt chẽ với các hạt đất và không bị rửa trôi bởi mưa hoặc nước tuyết tan. Vì vậy, phân bón lỏng có thể được bón không chỉ vào mùa xuân mà còn vào cuối mùa hè (trong vụ đông) và vào mùa thu (trong vụ xuân năm sau). Phân lỏng được đưa vào đất đến độ sâu cụ thể (để tránh thất thoát amoniac) bằng xe kéo hoặc máy kéo gắn với máy cày hoặc máy xới đất. Dung dịch amoniac và chất lỏng được đưa vào ở độ sâu 10–12 cm và amoniac lỏng khan ở 15–20 cm (tùy thuộc vào trạng thái cơ học của đất). Vì dung dịch amoni nitrat và urê (lên đến 30-32%) không chứa amoniac, chúng có thể được cho vào lớp bón thúc và phun lên bề mặt đất. Liều lượng phân bón lỏng (về nitơ) cũng giống như liều lượng phân bón nitơ rắn.

Phân bón lỏng có chứa amoniac tự do được lưu trữ và vận chuyển trong các bình kín khí. Các bồn thép có thể chịu được áp suất hơi cao đạt tới 2 meganewtons trên mét vuông (20 atm) được sử dụng cho amoniac khan. Xe tăng dùng cho nhiên liệu máy kéo thích hợp với amoniac dạng nước. Amoni yêu cầu bình được làm bằng thép không gỉ, nhôm hoặc nhựa hoặc có lớp phủ chống ăn mòn. Phân lỏng chứa nitơ rẻ hơn đáng kể so với phân rắn và cần ít công lao động hơn để bón chúng.

Phân lỏng phức hợp là dung dịch nước có chứa tới 27% nitơ, phốt pho và kali. Với các chất phụ gia ổn định (keo sét, bentonit) để ngăn chặn sự kết tinh, có thể làm tăng nồng độ các chất thực phẩm trong phân bón lên 40%. Vì phân phức hợp không chứa nitơ tự do nên chúng có thể được bón lên bề mặt trong quá trình cày, xới hoặc bừa và trong quá trình gieo hạt theo hàng khoan.

Tham khảo

Baranov, P. A., D. A. Koren’kov, và I. V. Pavlovskii. Zhidkie azotnye udobreniia. Mátxcơva, năm 1961.

Baranov, P. A. Zhidkie azotnye udobreniia. Mátxcơva, năm 1966.

Spravochnaia precisionga po khimizatsii sel’skogo khoziaistva. V. M. Borisov biên tập. Mátxcơva, 1969.

P. A. BARANOV