Trồng Và Chăm Sóc Lan Trúc Mành / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Lan Trúc Mành Là Lan Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc Trúc Mành Nở Hoa Đẹp

là 1 loại Lan Trúc Mànhhoa phong lan quý có vẻ đẹp rực rỡ và mùi hương thu hút. Đây là 1 giống lan khá quý hiếm, ưa độ ẩm, thường mọc ở các vùng có khí hậu ẩm mát ở Đông Nam Á. Đặc biệt hay mọc ở vùng Tây Nguyên ở Việt Nam như Kontum. Với đặc điểm khó thuần như vậy thì đâu là cách để chăm sóc loài hoa này tốt nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời nhé.

Lan Trúc Mành là lan gì? Cách trồng và chăm sóc Trúc Mành nở hoa đẹp

hay còn được gọi là Hoàng Thảo Trúc Mành, có tên tiếng anh là Dendrobium falconeri. Chúng thuộc họ Lan Trúc Mànhlan Hoàng Thảo có hoa và thân rất đặc biệt. Đây là loại lan có hình dáng thân khá dài, chia các mắt và tạo vân lên như vân cây trúc. Hơn nữa dòng lan này đặc biệt nổi bật với mùi hương dịu nhẹ đặc trưng.

Rễ của loài lan Trúc Mành này rất nhỏ, thường sống bám và ưa thích các chùm rêu. Chúng không chịu được nhiệt độ cao, phù hợp nhất với khí hậu ẩm mát và thoáng gió.

Loài hoa này có tông màu chủ đạo là màu tím nhẹ, sắc độ màu hoa phụ thuộc vào điều kiện môi trường và ánh sáng. Hoa thường nở vào mùa Đông – Xuân, từ các mấu ở cành sẽ cho ra từ 1 đến 3 bông. Thời gian khoe sắc của Trúc Mành trong vòng 2 tuần là sẽ bắt đầu tàn đi.

Với đặc điểm ưa ẩm mát, không chịu được nóng nên việc trồng Lan Trúc Mành cần được chăm sóc khá kỹ lưỡng để có 1 giò lan đẹp và chất lượng.

2.1. Chọn giống Trúc Mành

Lan trúc Mành có thường sống ở nơi ẩm, rễ bám nơi có rêu. Vì vậy người chơi cần đặc biệt lưu ý những đặc điểm sau để chọn được giống tốt nhất:

– Chọn cây lan có lá xanh tươi, không héo úa hoặc nấm bệnh.

– Do bộ rễ của lan Trúc Mành nhỏ và thân mảnh nên chú ý chọn cây có bộ rễ tốt, không bị đứt đoạn hoặc nấm mốc.

– Cành hoa khỏe có các đốt đều nhau, không dập nát hay to nhỏ không đều.

– Tìm hoa chơi vào tết nên lấy từ các cá thể giống đã có hoa nở để chọn được màu sắc ưng ý nhất.

2.2. Giá thể trồng lan Trúc Mành Tùy thuộc vào đặc tính sống của mỗi loại lan mà chúng ta nên chọn các giá thể phù hợp, giúp lan phát triển tốt. Lan Trúc Mành là loại hoa phong lan ưa ẩm nên cần đặt nơi thoáng gió. Chúng ta có thể lựa chọn giá thể phù hợp nhất đó là bảng Dớn. Hãy gắn thêm chút rêu để phù hợp với sở thích của chúng.

Dớn là dạng sợi của thân và rễ dương xỉ. Có 2 loại dớn sợi và dớn vụn. Dớn sợi phù hợp khí hậu thành phố còn dớn vụn phù hợp với những nơi có không khí lạnh.

Trong họ thảo hoàng, có lẽ lan Trúc Ngọc được đánh giá là loại lan đẹp nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loài lan này nhé!

2.3. Các bước trồng lan Trúc Mành Cũng giống như việc gieo trồng các loại cây khác. Để cây lan Trúc Mành có thể phát triển tốt và toàn diện nhất người trồng lan nên tuân thủ các bước thực hiện cơ bản như sau

Bước 1: Sơ chế giống, chọn lọc phần giống tốt nhất, loại bỏ những đoạn già xấu không đảm bảo chất lượng

Bước 2: Vệ sinh giá thể trồng lan chống mầm bệnh cho lan ngay từ đầu. Chuẩn bị nguyên liệu trồng lan.

Bước 3: Ghép lan đã chọn vào dớn. Tưới nước và đưa về nơi có thoáng gió có ánh sáng nhẹ

Bước 4: Chăm sóc tưới xịt nước và bón phân theo dõi hàng ngày. Bón phân cao lân NPK tỷ lệ 30 – 10 – 10 sau đó khi cây đã ổn định thay đổi thành 15 – 15 – 15 pha rất loãng. Thời điểm cây rụng lá ngừng bón phân. Mùa đông ngưng bón phân hoặc có thể phun rất ít tại thời điểm lan sắp trổ hoa.

Lan Trúc Mành là một loài phong lan rất thích hợp với khí hậu và nhiệt độ ở nước ta. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc lan Trúc Mành sinh trưởng và phát triển tốt nhé.

3.1. Chế độ chăm sóc lan Trúc Mành – Ánh sáng: Lan Trúc Mành là loài không chịu được nóng. Vì vậy không nên để ánh nắng trực tiếp chiếu lên khiến thân của chúng bị khô. Người chơi nên chọn nơi để cây có ánh sáng vừa phải. Ánh nắng buổi sáng sớm là phù hợp nhất cho cây.

– Nhiệt độ: Nhiệt độ từ 15.6 – 26.7 độ C lạnh cho tới 10-21 độ C .

– Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp cho cây là 60-70%. Đây là giống lan ưa ẩm nên chúng ta có thể dùng phương pháp tưới xịt vào thân, lá và rễ cây. Như vậy sẽ giúp giữ được độ ẩm, tránh cho cây không bị khô héo. Tưới nước mỗi ngày và giảm dần về mùa thu. Mỗi ngày 1 lần vào mùa hè, 3 lần 1 tuần vào mùa đông, giữ giá thể ẩm quanh năm.

Chú ý: Không cần tưới nước cho lan vào mùa mưa. Có thể dùng nước vo gạo thay cho nước thường để tưới phun cho cây.

3.2. Phòng trị sâu bệnh cho lan – Hoàng thảo Trúc Mành có thân mảnh dẻ và bộ rễ khá nhỏ. Quá trình chăm sóc cần chú ý kiểm tra thân, rễ và lá của cây thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời.

– Các loại sâu bệnh phổ biến thường xuất hiện là sâu ăn lá, rệp và nấm.

– Nên xử lý các giá thể kỹ trước khi trồng lan, ngăn ngừa nấm bệnh trước khi bệnh xuất hiện.

– Đối với việc trị sâu bệnh thì phương pháp chủ yếu vẫn là phát hiện sớm và sử dụng thuốc phun xịt để tiêu diệt sâu, rệp tránh sâu rệp lan tới các nhánh lan khác.

– Một tháng nên phun xịt nano bạc cho cây để hạn chế nấm bệnh.

Nhắc đến loài hầu hết ai cũng không khỏi ngạc nhiên bởi cái tên. Tuy nhiên, nó lại mang một vẻ đẹp rực rỡ và hương thơm khá cuốn hút. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loài lan này nhé!

Lan Trúc Mành là loại lan khá khó thuần. Nhưng với vẻ đẹp và mùi hương đặc biệt nên chúng luôn được những người chơi lan săn đón. Và để có được một chậu hoa nở vào đúng dịp tết cũng không phải là điều dễ dàng, người chơi cũng cần áp dụng những kỹ thuật riêng.

Ngắm lan Trúc Mành nở hoa đẹp

– Việc đầu tiên mà bạn nên làm là chọn cá thể lan trưởng thành để chăm sóc tách biệt đảm bảo lựa chọn được màu hoa ưng ý

– Cần có thời gian để lan chuẩn bị trổ hoa trước thời điểm tết ít nhất 2 tháng, hoa nở thơm trong 2 tuần đủ để chơi lan vào tết. Thời gian phù hợp vào tháng 11 âm lịch.

– Đánh thức nụ hoa bằng cách tưới nước vào buổi trưa trong vòng 2 tuần. Sau khi kích mắt nụ hoa bắt đầu giảm nước và ánh nắng để giữ nụ hoa lâu tàn. Ngoài việc đặt lan nơi nhiều độ ẩm và thoáng thì cũng nên để tránh ánh sáng trực tiếp nhưng không làm thiếu đi lượng ánh sáng cần thiết của cây trong ngày. Có thể treo lan nơi có ánh sáng nhẹ vào buổi sáng tầm 3-4 tiếng khi nhiệt độ chưa quá cao.

– Thời điểm cây ra hoa căn chỉnh bón phân 1 lần 1 tuần. Đồng thời xịt phân lên thân rễ với một lượng rất loãng để tăng dưỡng chất giúp hoa nở đẹp và giữ độ tươi sắc lâu nhất. Chú ý mùa đông cây không nên tưới nhiều nước và phân tránh tình trạng chết hoặc úng nước.

Lan Trúc Mành là một trong những loại lan quý được lựa chọn rất nhiều trong dịp lễ Tết để trưng bày. Mong rằng những chia sẻ thông tin ở trên sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết để có một giò lan đẹp ưng ý nhé. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết này của chúng tôi. Chúc các bạn thành công!

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Hoàng Thảo Trúc Mành

Đôi nét về lan trúc mành

Lan hoàng thảo trúc mành hay còn có tên gọi khác là hoàng thảo hạt cườm có tên Latin là Dendrobium falconeri thuộc Họ Phong lan Orchidaceae, Bộ là Phong lan Orchidales và là nhóm cây phụ sinh.

Được tìm thấy hầu hết trong núi rừng ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các dãy núi cao khoảng 2000m và được tìm thấy nhiều nhất ở Kom Tum và dãy núi Ngọc Lĩnh thuộc tỉnh Quảng Nam

Hình dáng thân trung bình từ 40-120cm và buông rũ xuống với các mấu đốt phồng lên. Phần chồi non và rễ thường mọc ra ở các phần mấu này. Lá hoàng thảo trúc mành dạng nhỏ và mảnh nhanh tàn và rụng đi trong một thời gian ngắn.

Rễ của lan hoàng thảo trúc mành được xếp vào nhóm nhỏ nhất trong các loại lan. Chỉ với khoảng 0,2-0,3 mm và thường phải lấy kính lúp mới nhìn thấy rõ rễ của cây. Đám rễ này thường thường dính vào một chùm rêu, chứng tỏ cây lan cần một độ ẩm khá cao và vì bám vào cành cây nên rễ mau khô.

Điểm nổi bật nhất của hoàng thảo trúc mành đó chính là hoa của chúng. Hoa mang vẻ đẹp lộng lẫy và quý phái với những bông màu trắng hơi ngả vàng và với 3 cánh có sắc tím ở phần đầu cánh. Hoa có từ 1-3 chiếc và mọc ở phần đầu ngọn thường nở vào mùa đông xuân. Mỗi khi nở hoa bung tỏa hương thơm khá dễ chịu. Vẻ đẹp vừa sang trọng vừa tinh tế khiến nhiều người mê mẩn.

Cách trồng và chăm sóc lan trúc mành cho người mới bắt đầu

Lan hoàng thảo trúc mành là loại lan ưa khí hậu mát mẻ. Cây có thể phát triển tốt nhất là từ 21-27 độ.

Khi lan hoàng thảo trúc mành được tìm thấy trong rừng là dưới những tán cây nên việc trồng ở vườn cần có lớp lưới đen che nắng từ 50-60% ánh sáng.

Cây ưa ẩm nhưng phải thông thoáng và có chế độ tưới nước phù hợp với từng loại giá thể. Nếu như chọn trồng trong gỗ lũa có thể tưới liên tục hàng ngày tuy nhiên nếu như trồng trong chậu thì chỉ cần tưới khi bạn thấy vật liệu bên trong khô hạn.

Giá thể phù hợp với lan hoàng thảo trúc mành là rễ dương xỉ hay vỏ cây. Và vẫn khuyến khích ghép lan hoàng thảo trúc mành vào các cây thân gỗ như thân cây vú sữa.

Chú ý chế độ tưới nước bạn chú ý tưới nhiều khi cây còn non và giảm dần vào cuối mùa thu. Sau đó giảm dần khi lớn hơn một chút và trong suốt mùa đông bạn phải để thật khô không tưới và không bón phân. Thời gian này cũng cần phải lạnh dưới 55°F hay 12.8°C. Nếu không sẽ không ra hoa. Nếu tưới bón trong thời gian ngưng nghỉ này, cây sẽ chết.

Chú ý khi bạn ghép thêm phần rễ của cây với một lớp rêu rừng đã xử lý để giúp giữ ẩm cho cây. Khi ghép chú ý không che lấp mắt ngủ của cây để chúng thoải mái đón ánh sáng thì cây mới có thể phát triển được.

Vì lan hoàng thảo trúc mành là loại lan rừng rất khó thuần nên việc điều khiển cho nó ra hoa theo ý mình chưa có nhiều người làm được. Thường sẽ để theo chu kỳ tự nhiên của cây sẽ giúp cho những bông hoa khi nở sẽ đậm màu và đậm hương hơn.

Bón phân và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả của lan hoàng thảo trúc mành

Để lan hoàng thảo trúc mành luôn khỏe mạnh và ra hoa đẹp thì bạn nên chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của lan. Tuy nhiên cũng không quá khó. Cứ chu kỳ mỗi tháng bạn phun một lượng phân bón 20-20-20, liều 1 gam cho 2 lít nước. Mỗi tuần khi mới ghép thì nên phun 1 muỗng cà phê B1 để rễ cây phát triển mạnh hơn và sau đó ngưng khi thấy cây đã khỏe mạnh.

Ngoài ra mỗi tuần có thể dùng nước vo gạo pha loãng để tưới cho cây. Một tháng phun nano bạc cho cây để hạn chế nấm bệnh.

Do cây hoàng thảo trúc mành có dạng mảnh dẻ và dài ngoài ra còn mọc bụi rậm nên cần phải chú ý đến lá, thân và gốc cây để kịp thời phát hiện kịp thời những loại sâu bệnh hại hay rệp từ đó có có hướng điều trị kịp thời.

Bạn có thể sử dụng cách phun thuốc để loại trừ sâu bệnh hại giúp không bị lây lan sang các cây tiếp theo. Cần chú ý không cần tưới nước vào mùa mưa và dừng bón phân trong suốt mùa đông. Nếu tưới bón cây trong thời gian nghỉ lan sẽ chết.

Nguồn Sưu tầm

Lan Hoàng Thảo Trúc Mành – Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc

Lan hoàng thảo trúc mành được mệnh danh là loại lan mang vẻ đẹp ấn tượng vừa hoang dã vừa đẹp thuần khiết. Đây là một loại lan rừng đẹp và quý được nhiều người ưa chuộng chọn trồng trong nhiều nhà vườn hay đô thị hiện nay.

Lan hoàng thảo trúc mành là loại lan rừng mọc khá nhiều ở vùng rừng núi Việt Nam. Độ phân bố của loại lan này thường trên độ cao từ 1500-2000 m ví dụ như kon tum, dãy Ngọc Lĩnh. Cây có tên tiếng anh là Dendrobium falconeri với hình dáng thân trung bình từ 40-120cm và buông rũ xuống với các mấu đốt phồng lên. Phần chồi non và rễ thường mọc ra ở các phần mấu này. Lá hoàng thảo trúc mành dạng nhỏ và mảnh nhanh tàn và rụng đi trong một thời gian ngắn.

Rễ của lan hoàng thảo trúc mành được xếp vào nhóm nhỏ nhất trong các loại lan. Chỉ với khoảng 0,2-0,3 mm và thường phải lấy kính lúp mới nhìn thấy rõ rễ của cây. Đám rễ này thường thường dính vào một chùm rêu, chứng tỏ cây lan cần một độ ẩm khá cao và vì bám vào cành cây nên rễ mau khô.

Điểm nổi bật nhất của hoàng thảo trúc mành đó chính là hoa của chúng. Hoa mang vẻ đẹp lộng lẫy và quý phái với những bông màu trắng hơi ngả vàng và với 3 cánh có sắc tím ở phần đầu cánh. Hoa có từ 1-3 chiếc và mọc ở phần đầu ngọn thường nở vào mùa đông xuân. Mỗi khi nở hoa bung tỏa hương thơm khá dễ chịu. Vẻ đẹp vừa sang trọng vừa tinh tế khiến nhiều người mê mẩn.

Cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo trúc mành

Đây là loại lan khá thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường khí hậu khác nhau. Tuy nhiên thời tiết có thể cây phát triển tốt nhất là vào khoảng 21-27 độ C và mát mẻ. Cây ưa ẩm nhưng phải thông thoáng và có chế độ tưới nước phù hợp với từng loại giá thể. Nếu như chọn trồng trong gỗ lũa có thể tưới liên tục hàng ngày tuy nhiên nếu như trồng trong chậu thì chỉ cần tưới khi bạn thấy vật liệu bên trong khô hạn.

Chú ý chế độ tưới nước bạn chú ý tưới nhiều khi cây còn non và giảm dần vào cuối mùa thu. Sau đó giảm dần khi lớn hơn một chút và trong suốt mùa đông bạn phải để thật khô không tưới và không bón phân. Thời gian này cũng cần phải lạnh dưới 55°F hay 12.8°C. Nếu không sẽ không ra hoa. Nếu tưới bón trong thời gian ngưng nghỉ này, cây sẽ chết.

Việc trồng vào loại giá thể sẽ tùy thuộc vào sở thích của bạn. Có thể trồng bằng gỗ lũa như gỗ nhãn đã bóc vỏ,, dớn bảng đã được xử lý qua nước vôi để loại trừ mầm bệnh.

Chú ý khi bạn ghép thêm phần rễ của cây với một lớp rêu rừng đã xử lý để giúp giữ ẩm cho cây. Khi ghép chú ý không che lấp mắt ngủ của cây để chúng thoải mái đón ánh sáng thì cây mới có thể phát triển được.

Chế độ bón phân cho cây

Để cây phát triển tốt và hoar a đều và đẹp thì bạn nên bón thêm phân bón cho cây. Mỗi tháng bạn phun một lượng phân bón 20-20-20+te, liều 1 gam cho 2 lít nước. Ngoài ra mỗi tuần có thể dùng nước vo gạo pha loãng để tưới cho cây. Một tháng phun nano bạc cho cây để hạn chế nấm bệnh.

Phòng và trị bệnh cho cây lan hoàng thảo trúc mành

Do cây hoàng thảo trúc mành có dạng mảnh dẻ và dài ngoài ra còn mọc bụi rậm nên cần phải chú ý đến lá, thân và gốc cây để kịp thời phát hiện kịp thời những loại sâu bệnh hại hay rệp từ đó có có hướng điều trị kịp thời.

Bạn có thể sử dụng cách phun thuốc để loại trừ sâu bệnh hại giúp không bị lây lan sang các cây tiếp theo. Cần chú ý không cần tưới nước vào mùa mưa và dừng bón phân trong suốt mùa đông. Nếu tưới bón cây trong thời gian nghỉ lan sẽ chét.

Lan hoàng thảo trúc mành – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc

1.7

(33.33%)

3

vote[s]

(33.33%)vote[s]

Dendrobium Falconeri Trúc Mành

Trong bài Nhận Diện Người Tình, chúng tôi có nói về cây Trúc mành, Dendrobium falconeri.

Thoạt tiên Nguyễn Anh Tuấn ở Hà nội có gửi cho chúng tôi tấm hình bên cạnh và hỏi tên khoa học gọi là gì? Hình không rỏ rệt, tuy nhiên cũng đoán là một giống Dendrobium. Tra cứu trong sách vở thấy cây này giống như là Dendrobium falconerinhưng trong các cuốn “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ, “Phong Lan” của Trần Hợp, “Orchids of Indochina” của Seidenfađen (coi như là đầy đủ nhất), “List of species and its localities” của Karel Petrzelka, “List of taxa” của CITES do vườn bách thảo Kew của Anh quốc và trong cuốn “Slipper Orchids of Viet nam” của Leonid Averynov, không sách nào nói đến cây lan này mọc ở Việt Nam cả.

Dendrobium falconeri Trúc mành

Mở thêm cuốn “Dendrobium and its relatives” của Bill Lavarack, Wayne Harris và Geoff Stocker trang 144 và trên trang Web của Internet Orchid Species Photogragh Encyclopedia cũng chỉ thấy nói về giống lan này mọc ở Trung quốc và Đài Loan. Chúng tôi đưa ra nghi vấn là cây này có lẽ là một cây nhập cảng. Nhưng sau đó Đoàn bá Thuận, Nguyên Phong, Nguyễn Phú Thịnh, Asa và một số bạn chơi lan ở Việt Nam  xác nhận là cây này mọc tại: Đắc Tô, Tumơrong, Mương hoong, Ngọc Lĩnh, Kontum, Quảng Nam, Quảng Bình.

Đến nay lại nhận được một số tư liệu về cây này của Đào Mạnh Hà. Vậy xin bổ túc thêm cho rõ.

Cây Dendrobium falconeri, tiếng Việt gọi là Mành trúc hay Trúc mành mọc tại Kontum, Việt nam. Đào mạnh Hà đã mua được của người Bà Ná đem bán từng bao tải, với giá 60-70.000$ (VN) một bó. Cây Trúc mành mọc chung với cây Hoàng lan, Dendrobium chrysotoxumở trên cành cây cao khoảng 30 thước, rất lộng gió. Thân cây trơn trượt cho nên leo lên không dễ dàng gì nhất là vào khi trời mưa. Rễ cây Trúc mành rất nhỏ, có lẽ là mhỏ nhất trong các cây lan, chỉ vào khoảng 0,2-0,3 ly mét mà thôi.

Muốn biết là rễ còn sống hay đã chết khô phải dùng đến kính lúp. Đám rễ này thường thường dính vào một chùm rêu, chứng tỏ cây lan cần một độ ẩm khá cao và vì bám vào cành cây nên rễ mau khô. Đào mạnh Hà trồng lan này trên thân cây vú sữa tại Bình Thuận và Đà Nẵng nhưng cây cứ chết dần chết mòn dù rằng anh đã có lưới che, tưới nước, bón phân và chăm nom rất kỹ.

Ngay cả người Bà ná cũng chỉ lấy về treo lên, khi nở hoa đem bán và những người ở trong khu vực cây này sinh trưởng cũng không ai nuôi qua được một năm. Có lẽ trong thiên nhiên còn có một điều kiện gì tác động tới sự sinh trưởng? Hay là rễ cây nhỏ như vậy cần có một loại giá thể hay một thân cây đặc biệt chăng?

Đó là những gì Đào mạnh Hà cho biết về cây Dendrobium falconeri. Cách đây 5 năm, tại hội hoa lan quốc tế Fascination of Orchid, một người Thái lan có bán mấy khóm lan này trong tình trạng không lá, không hoa và cũng không nụ với giá khá cao 60-70$ US một khóm khoảng 10 cành. Vì không mua cho nên không biết và cũng không kinh nghiệm và trong các hội hoa lan chưa từng thấy ai có cây lan này cả. Vấn đề này chỉ có các bạn ở quê nhà biết rõ hơn ai cả.Vậy xin nhường lời cho những người ở Kontum, Pleiku như Nguyễn Phú Thịnh v.v…

Tuy nhiên cũng xin tóm lược những điều trong sách vở để rộng đường tham khảo.Dendrobium falconericòn có tên gọi là Den. erythroglossum là một giống phong lan thường mọc trên cành cây có chút bóng rợp, ở cao độ từ 1000 đến 2300 m thuộc Đông Nam Á châu. Thân cây dài từ 30 cm đến 1,20 m buông rũ xuống, các mấu đốt phồng lên. Các mầm non và rễ thường mọc ở các mấu này và quấn quít với nhau. Lá nhỏ như lá cỏ và rụng đi trong một thời gian ngắn. Hoa từ 1-3 chiếc, mọc ở các đốt gần ngọn, to chừng 10 cm nở vào mùa Đông-Xuân, thơm nhưng tàn trong 2 tuần lễ.

CÁCH TRỒNG

• Nhiệt độ từ vừa (Intermediate) 60-80°F hay 15.6-26.7°C cho tới lạnh (Cool) 50-70°F hay 10-21.1°C. • Ánh sáng vừa phải như trồng Den. anosmum, Den. chrysotoxum. • Ẩm độ 60-70% • Trồng trên miếng rễ dương sỉ hay vỏ cây (cork bark) • Tưới nước và bón phân 15-15-15 rất loãng. Tưới mỗi ngày một lần khi cây non vừa mọc và giảm dần vào cuối mùa thu. Suốt mùa đông và xuân gần như phải để cho thật khô, không tưới bón và nếu cần chỉ phun nước sơ qua. Thời gian này cũng cần phải lạnh dưới 55°F hay 12.8°C. Nếu không sẽ không ra hoa. Nếu tưới bón trong thời gian ngưng nghỉ này, cây sẽ chết.

Ai muốn có cây lan Việt thân thương này trong ngày Xuân tới, xin hãy thử trồng và cho biết kinh nghiệm.