Trồng Và Chăm Sóc Lan Sóc Ta / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Sóc Ta

Sóc ta (Rhynchostylis Retusa) còn có tên gọi khác Đuôi chồn, là loại lan họ Ngọc Điểm, Sóc ta cũng như Đai Châu có các sọc trắng mờ chạy dọc mặt dưới của lá, không rõ rệt như Đai Châu, mặt dưới màu nhạt hơn mặt trên lá, lá rất dày và mọng thường dài khoảng 20-40 cm, bề rộng lá 2-3 cm và xếp khép chữ V chứ không mở phẳng, đầu lá non chia 2 thùy nhọn hoắt, đầu lá già thì tù hơn nhiều. Lá xếp sát nhau nhìn dáng cây chắc chắn.

Rễ Sóc ta to mập, thường cỡ cây bút chì, cây to được chăm tốt rễ có thể to bằng ngón tay út, có màu trắng bạc, đầu rễ đang phát triển có màu xanh sẫm.

Hoa có dạng chùm dài khoảng 30-45 cm gồm nhiều bông đơn kích cỡ khoảng 2 cm, về cơ bản dáng hoa Sóc ta cũng giống con chim đang sà xuống như Đuôi Cáo nhưng cánh bên nhỏ và môi hoa nhỏ hơn, nhiều chấm tím hơn.

Mùa hoa khoảng tháng 4-6 dương lịch, hoa có mùi thoảng như đồ nhựa còn mới (theo cảm nhận của cá nhân tôi là thế, không biết các bạn thấy giống mùi gì, giống như hoa sữa có người bảo thơm người nói hôi vậy), độ bền khoảng 20-25 ngày tùy sức cây.

Hướng dẫn ghép Lan Sóc Ta lên giá thể

Sóc ta cung cấp bởi PhongLanRung.Com

Sóc ta nên ghép gỗ treo cao, thoáng rễ. Nếu vườn có tiểu khí hậu không ẩm mát lắm thì ghép vào cục gỗ rồi đặt cả cục vào chậu đất nung, xung quanh đổ thêm than củi cỡ đầu ngón chân cái (các bạn lưu ý cả gỗ, than đều nên ngâm ngập nước khoảng 1-2 ngày trước khi dùng để nó ngậm đủ nước, còn nếu dùng ngay không ngâm thì giá thể lại chính là thứ tranh giành hút nước của lan). Nếu không có gỗ thì trồng bằng chậu đất nung, giá thể là than củi hết cũng được (than và chậu cũng nên ngâm nước trước, dùng than to cỡ đầu ngón chân trở lên cho thoáng), phía trên mặt chậu đặt vài miếng xơ dừa giúp giữ độ ẩm tốt hơn, chú ý không vùi sâu gốc xuống giá thể, cuống lá dưới cùng cách giá thể khoảng 2 đốt ngón tay, dùng dây buộc thân cây với các dây treo để chắc chắn, không nghiêng, đổ.

Nhận Biết & Cách Trồng Chăm Sóc Lan Sóc Ta

Xin chào các bạn, hôm nay tôi chia sẻ với mọi người về Sóc ta, một loại lan đẹp, nổi tiếng, được rất nhiều người từ bắc tới nam tìm kiếm sưu tầm, rất được ưa chuộng. Nào cùng tìm hiểu về đặc điểm nhận biết, cách trồng và chăm sóc lan Sóc ta nhé. Sóc ta (Rhynchostylis Retusa) còn có tên gọi khác Đuôi chồn, là loại lan họ Ngọc Điểm, Sóc ta cũng như Đai Châu có các sọc trắng mờ chạy dọc mặt dưới của lá, không rõ rệt như Đai Châu, mặt dưới màu nhạt hơn mặt trên lá, lá rất dày và mọng thường dài khoảng 20-40 cm, bề rộng lá 2-3 cm và xếp khép chữ V chứ không mở phẳng, đầu lá non chia 2 thùy nhọn hoắt, đầu lá già thì tù hơn nhiều. Lá xếp sát nhau nhìn dáng cây chắc chắn.

Nhận biết Lan Sóc ta

Rễ Sóc ta to mập, thường cỡ cây bút chì, cây to được chăm tốt rễ có thể to bằng ngón tay út, có màu trắng bạc, đầu rễ đang phát triển có màu xanh sẫm.

Hoa có dạng chùm dài khoảng 30-45 cm gồm nhiều bông đơn kích cỡ khoảng 2 cm, về cơ bản dáng hoa Sóc ta cũng giống con chim đang sà xuống như Đuôi Cáo nhưng cánh bên nhỏ và môi hoa nhỏ hơn, nhiều chấm tím hơn.

Mùa hoa khoảng tháng 4-6 dương lịch, hoa có mùi thoảng như đồ nhựa còn mới (theo cảm nhận của cá nhân tôi là thế, không biết các bạn thấy giống mùi gì, giống như hoa sữa có người bảo thơm người nói hôi vậy), độ bền khoảng 20-25 ngày tùy sức cây.

Hướng dẫn ghép Lan Sóc Ta lên giá thể

Sóc ta nên ghép gỗ treo cao, thoáng rễ. Nếu vườn có tiểu khí hậu không ẩm mát lắm thì ghép vào cục gỗ rồi đặt cả cục vào chậu đất nung, xung quanh đổ thêm than củi cỡ đầu ngón chân cái (các bạn lưu ý cả gỗ, than đều nên ngâm ngập nước khoảng 1-2 ngày trước khi dùng để nó ngậm đủ nước, còn nếu dùng ngay không ngâm thì giá thể lại chính là thứ tranh giành hút nước của lan). Nếu không có gỗ thì trồng bằng chậu đất nung, giá thể là than củi hết cũng được (than và chậu cũng nên ngâm nước trước, dùng than to cỡ đầu ngón chân trở lên cho thoáng), phía trên mặt chậu đặt vài miếng xơ dừa giúp giữ độ ẩm tốt hơn, chú ý không vùi sâu gốc xuống giá thể, cuống lá dưới cùng cách giá thể khoảng 2 đốt ngón tay, dùng dây buộc thân cây với các dây treo để chắc chắn, không nghiêng, đổ.

Mới trồng hàng ngày tưới nước 2-3 lần tùy xem giá thể còn ẩm hay đã khô, khoảng 5 ngày phun thuốc kích rễ một lần. Quan trọng phải treo được nơi râm mát cây sẽ ra rễ, có rễ rồi mới hút được nước và dinh dưỡng, từ đó cây hồi phục và phát triển dần, lá sẽ căng cứng. Nếu ghép khoảng 20-30 ngày không thấy ra rễ, lá héo tóp mỏng dần đi thì hãy xem lại về độ ẩm, cần để nơi ẩm mát hơn, đặt thêm vật liệu giữ ẩm gần cuống lá dưới cùng (nhưng không dược bịt kín nhé), rễ mới thường đâm ra ở vị trí này.

Có người ghép Sóc ta xong một ngày tưới vài lần nhưng vẫn không ra rễ và lá héo dần, là do môi trường chưa phù hợp, khô nóng quá so với mức mà cây đang cần. Giữ được môi trường ẩm mát thôi thì dù có chưa ra rễ cây vẫn khá tươi tỉnh, rễ sẽ ra chỉ là vấn đề thời gian. Loại này không ưa nhiều nắng, trồng ở thành phố, treo dưới một lớp lưới đen, sàn xi măng cây vẫn có thể héo. Cây chưa ra rễ chỉ cần nước và thi thoảng phun kích rễ thôi, còn nếu cây đã ra rễ khỏe mạnh thì hàng ngày tưới nước 1-2 lần, cách 1 tuần phun phân bón lá NPK 30-10-10 một lần.

Đến khoảng đầu tháng 2 dương lịch chuyển sang NPK 10-30-10 một lần/tuần (hoặc loại khác cũng được không cần chi li chính xác, miễn có hàm lượng P cao), tưới nước lã ít đi khoảng 3-4 ngày một lần (lúc này cũng mưa phùn nhiều), cứ như vậy đến đầu tháng 4 thì hầu như không tưới, để kệ đó một thời gian ngắn nữa cây nhú nụ.

Cách Trồng Chăm Sóc Vảy Rồng Ta

Bài viết trước tôi đã chia sẻ cách trồng và chăm sóc Vảy rồng Lào, ở bài viết này Hoa Lan sẽ nói về Vảy rồng ta, chúng thường được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam với một số điểm khác so vớiVảy rồng Lào. Cách nhận biết Vảy rồng ta Hoa Lan là loại lan phân bố rộng, số lượng lớn đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, ngoài ra còn xuất hiện ở miền trung và khu vực Tây Nguyên…

Đặc điểm Vảy rồng ta gần tương tự vảy rồng Lào nhưng dễ thấy là kích thước trung bình hàng ta nhỏ hơn, thân (giả hành) dài khoảng 2,5-5 cm, đường kính 1-2,5 cm, thân cứng. Một điểm khác là giả hành Vảy rồng ta chỉ có 4 khía nổi chạy dọc thân, 4 cạnh hơi lõm nên thân gần như hình trụ chữ nhật. Các giả hành đơn lẻ cũng xếp sát nhau thành mảng tạo cảm giác cứng cáp, chắc chắn như bộ vảy của loài bò sát. Một thân (giả hành) cũng chỉ có một lá rất dày, cứng, màu xanh thẫm ở đỉnh dài khoảng 2-5 cm, bề rộng 2-3 cm, đầu lá tròn.

Vảy rồng ta thường ra hoa mùa xuân – hè, khoảng tháng 4-6 dương. Ngồng hoa phát ra từ giả hành đã trưởng thành, trên một ngồng gồm nhiều bông đơn lẻ tạo thành chùm. Ngồng hoa thường dài 15-30 cm. Mỗi bông đơn kích cỡ khoảng 2-2,5 cm, màu vàng tươi, họng hoa có màu vàng sẫm hơn cánh, môi tròn rộng, có mùi thơm thoảng nhẹ. Cũng như các loại lan họ Kiều, hoa của Lan Vảy rồng ta không bền lắm, tàn sau khoảng 7-10 ngày tùy sức khỏe cây tuy nhiên vẫn được nhiều người yêu thích và được trồng phổ biến.

Hướng dẫn ươm và chăm sóc lan vảy rồng ra Lan Vảy Rồng Ta

Về giá thể: Theo tôi Vảy rồng ta cũng thích hợp nhất là ghép lên gỗ khúc mới cắt còn vỏ (nhãn, vũ sữa…), tiếp đó là lũa, ít khi trồng vào chậu đất nung với than và vỏ thông do kiểu đi của giả hành dạng mảng sẽ rất khó cố định. Đi một số nơi tôi nhận thấy ghép thẳng Vảy rồng lên thân cây nhãn đang sống cũng phát triển rất tốt, ra hoa đều đặn dù hầu như không cần chăm sóc.

Cách ghép cũng giống như ghép Vảy rồng Lào: Khi mua về ta cắt bớt rễ đi, ngâm dung dịch thuốc kích rễ hoặc B1 1-2 tiếng đồng hồ rồi tiến hành ghép luôn (hoặc để tạm ra nơi râm mát 1 vài ngày sau ghép cũng không vấn đề gì).

Một điểm chú ý khi ghép Vảy rồng Lào lên gỗ là ghép sao cho gốc rễ miếng vảy rồng cách khúc gỗ giá thể chút xíu cỡ 0,5 cm sẽ dễ ra rễ hơn (có thể dùng một miếng gỗ nhỏ chèn giữa gốc và gỗ, sau đó dùng dây cố định chặt miếng vảy rồng với khúc gỗ giá thể để việc tưới nước và gió thổi không làm cây lung lay).

Mới ghép các bạn nên chăm chỉ tưới 2-4 lần/ngày, treo nơi râm mát, khoảng 5-7 ngày lại phun thuốc kích rễ 1 lần (Atonik, B1) theo liều lượng loãng hơn trên vỏ chai/gói 1 chút, cứ như vậy cho đến khi ra rễ thì thay thuốc kích rễ bằng phân bón lá NPK 30-10-10 hoặc 20-20-20 cũng 5-7 ngày/lần, bón quanh năm cho đến qua tết âm lịch thì phun NPK 10-30-10 5-7 ngày/lần và treo ra nắng để kích hoa.

Sau tàn hoa lại tiếp tục dùng NPK 30-10-10 hoặc 20-20-20…Do ghép gỗ lại không cần xơ dừa, dớn lót nên ta cứ tưới thoải mái nhiều lần trong ngày, nước trôi ngay, có thể thấy giá thể khô lại tưới được còn nếu ẩm thì thôi, đừng lo chuyện bị úng.

Sau khi cây ra rễ khỏe mạnh đưa dần giò vảy rồng ta ra nắng, loài này khi đã thuần có thể chịu nắng trực tiếp thời gian dài trong ngày, thậm chí đủ nắng mới ra hoa, hoa nhiều, đậm màu, bền hơn và nhu cầu về nước khi đã thuần cũng ít đi. Về cơ bản nó là loài ưa nắng, độ ẩm trung bình. Trên đây tôi đã chia sẻ đặc điểm và cách trồng, cách chăm sóc loài lan Vảy rồng ta, do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu hạn chế nên bài viết còn có sai sót, rất mong anh em gần xa nếu có ý kiến đóng góp chỉnh sửa.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Táo Ta

Táo ta là cây ăn quả lâu đời, thích hợp với điều kiện nhiệt đới nước ta, dễ trồng, sinh trưởng phát triển nhanh, sau khi trồng 1 năm đã bắt đầu cho thu hoạch quả, có năng suất cao và ổn định, không có sâu bệnh nguy hiểm.

Quả táo có thể ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thành mứt, làm xirô, làm rượu…Cùi táo sấy khô và nhân hạt táo dùng làm thuốc bổ, thuốc an thần. Hoa táo có nhiều mật, chất lượng mật táo cũng cao không kém mật vải, nhãn.

Táo thích ứng được với nhiều loại đất kể cả những loại đất xấu, đất cát. Cành táo tăng trưởng rất nhanh trong năm, sau thu hoạch quả, đốn cành là nguồn củi dồi dào ở nông thôn hiện nay.

Các giống táo thường gặp là

Táo thiện phiến ngọt: Cây bắt đầu ra hoa từ cuối tháng 5 đầu tháng 6, nhưng đợt hoa ra nở vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 trở đi mới có khả năng kết quả, chín vào trước và sau Tết âm lịch. Quả hình tròn, hơi dẹt, đường kính quả 3 – 4cm, chiều cao 2,5 – 3,5cm. Khi còn non quả xanh đậm hoặc phớt tía, có vị chát, khi chín màu vàng trắng, vỏ hơi nứt thành vệt nhỏ li ti, ăn ngon, cùi giòn.

Táo chua: Quả có hình cầu hoặc hình trái xoan, quả thường nhỏ, nặng 5 – 10g, cũng có giống quả nặng 30 – 35g ăn rất chua. Khi chín có mùi thơm. Cây rất sai quả, nhưng chất lượng kém nên giá trị kinh tế thấp. Thường lấy hạt để làm gốc ghép cho các giống táo vì giống này sinh trưởng khoẻ, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt.

Trong số táo chua có giống Thiện Phiến chua có quả chín vào tháng 3, quả hình dẹt, có rốn sâu ở cuống quả, khi chín quả có màu vàng sáng đẹp, vị chua đậm, cùi giòn, trọng lượng quả 15 – 20g. Hạt hình tròn.

Táo gia lộc (táo xoan sớm): Quả hình trái xoan khi chín có màu vàng tươi, vị hơi chua. Trọng lượng quả 20 – 25g, quả to (30 quả/1kg). Táo Gia Lộc rất sai quả cho năng suất cao và ổn định, ở nhiều vùng trồng 1 năm cho 2 lần quả. Táo chiêm: ra hoa vào tháng 5 – 6, quả chín vào tháng 8 – 9, số lượng quả ít. Táo mùa: ra hoa vào tháng 7 – 9, thu hoạch quả sớm vào tháng 11, rộ vào tháng 12 và có thể kéo dài sang tháng 1. Cây 3 – 5 tuổi đạt năng suất 50 – 107kg/cây.

Táo số 12: Tán cây có dạng hình dù lan rộng, lá hình thoi đầu lá nhọn, màu xanh đậm, táo ra hoa rải rác từ tháng 5, nở rộ và đậu quả vào tháng 9, 10, quả chín vào tháng 1 rộ tháng 2. Dạng quả tròn, hơi dài, khi chín màu vàng nhạt, vị ngọt đậm và thơm. Trung bình 60 quả/1kg, loại to: 40 quả/1kg.

Táo số 32: Dạng quả tròn, khi chín màu vàng tươi, vị ngọt hơi chua và thơm. Táo ra hoa vào tháng 8, 9 thu hoạch quả vào tháng 1, 2. Trọng lượng quả trung bình 20g, loại to: 35 quả/1kg. Quả được xếp vào nhóm quả to trong số các giếng hiện đang trồng. Năng suất bình quân cây từ 3 – 5 tuổi đạt 45 – 102kg.

Táo đào tiên: Lá xanh đậm, hình thoi, đầu lá nhọn. Cây ra hoa rải rác từ tháng 5, nở hoa rộ và đậu quả vào tháng 9, trung bình: 35 – 40 quả/kg, loại quả to; 20 – 25 quả/kg. Dạng quả hình tròn, khi chín có vị giòn ăn có vị của quả đào.

Táo má hồng: Táo má hồng chín sớm và ra quả hai vụ trong một năm như táo Gia Lộc. Quả có dáng hình tròn, một bên má quả táo phía hướng về ánh sáng mặt trời khi gần chín xuất hiện tím hồng. Táo má hồng xếp vào nhóm quả nhỏ. Trọng lượng trung bình 19,1kg. Khi chín có vi ngọt sắc, giòn và thơm.

Kỹ thuật và chăm sóc táo ta

C huẩn bị hố trồng: ở vùng đồi nên chọn triền đất thấp dưới chân đồi, đào hố sâu 60 – 70cm, rộng 60 – 80cm theo đường đồng mức, khoảng cách giữa các hàng 5 – 6m. Khoảng cách cây 3 – 4m, ở vùng đồng bằng trồng theo ô vuông cách nhau 5 – 6m, hố sâu 30 – 40cm, rộng 60 – 80cm.

Lượng phân bón cho 1 hố: 30 – 50kg phân chuồng hoai + 1kg vôi bột + 0,5kg supe lân. Trộn đều phân với đất trong hố, trên cùng phủ một lóp đất mặt cao hơn mặt đất 10 -15cm. Nên làm xong trước lúc trồng khoảng 20 – 30 ngày.

Kỹ thuật trồng: Vụ xuân có mưa, độ ẩm không khí cao thì trồng rễ trần. Trái lại vào mùa hanh khô thì phải trồng bầu để bảo đảm tỷ lệ sống cao.

Đặt gốc đứng thẳng hoặc hơi nghiêng để cành ghép hướng theo chiều thẳng đứng, mặt bầu đất đặt ngang bằng mặt hố. Nếu trồng rễ trần thì đất lấp phải kín phía trên cổ rễ, không được lấp đất quá cao gần chỗ mắt ghép. Chú ý không cho rễ cây tiếp xúc với phân bón lúc mới trồng.

Sau khi trồng, phải ủ gốc bằng cỏ rác hoặc rơm rạ để giữ ẩm và tưới nước cho cây. Hàng tuần theo dõi vặt bỏ các mầm mọc từ gốc ghép ta gọi đó là các mầm dại vì để nó phát triển sẽ lấn át mầm ghép, cây lớn lên sẽ không cho quả đúng như cây giống tốt ban đầu.

Thời vụ trồng: Nếu cây giống ghép được sớm, đúng tiêu chuẩn xuất vườn thì có thể trồng tháng 11 vì lúc này trời còn ấm, đất còn ẩm, sang xuân gặp thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng nhanh, chóng tạo tán và cuối năm vụ bói quả đầu sẽ có nhiều quả.

Nếu đến hết tháng 11 mà cây giống còn nhỏ thì để qua Tết âm lịch, trồng vào tiết lập xuân trở đi là tốt hơn cả. Ở miền Nam, Tây Nguyên nên trồng vào đầu mùa mưa.

Bón phân: Sau khi trồng một tháng, cây đã bén rễ có thể tưới nước phân lợn pha loãng tỷ lệ 1: 10 đến 1: 3 theo độ lớn dần của cây, hoặc phân đạm hoà nước tỷ lệ 1%, mỗi tuần một lần trong 1, 2 tháng đầu.

Sau đó hàng tháng, định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân vô cơ gồm đạm, lân, kali theo tỉ lệ 2: 1: 1 với liều lượng 0,2kg với cây nhỏ và 1,5kg với cây lớn.

Cách bón: Rải phân theo hình chiếu của tán cây, dùng cuốc xới lật, lấp phân xuống ở độ sâu 5 – 10cm. Lượng NPK bón cho cây phải tăng dần theo tuổi cây và sản lượng quả mà cây mang lại.

Tưới nước: Muốn có năng suất cao, phẩm chất quả ngon, phải đảm bảo đủ nước cho táo. Có thể nói táo rất cần nước ở các giai đoạn sinh trưởng, nhất là lúc quả đang phát triển. Nếu gặp hạn, không đủ nước, quả sẽ nhỏ, vỏ dày, ăn chát, kém phẩm chất.

Cung cấp nước cho cây theo cách dẫn nước ngấm theo rãnh luống vào gốc cây hoặc tưới phun.

Phòng trừ sâu bệnh: Vào mùa hè táo hay bị các loại sâu như sâu cắn lá, sâu cuốn lá, nhện đỏ.

Dùng Wofatox 0,1% phun định kỳ 15 ngày 1 lần. Khi táo có quả non hay có sâu đục quả, phun BI58 nồng độ 0,1%. Trong tháng 6, 7 xén tóc thường đẻ trứng vào thân cây và sâu non gặm vỏ tạo thành đường vòng quanh thân cây, ngàn đường vận chuyển nhựa làm cây úa hoặc chết. Để phòng loại sâu này hàng năm khi đốn cây dùng 100g Basudin hoà vào trong 10 lít nước trộn với phân bò hoặc đất sét quét lên thân cây từ mặt đất lên cao 1m. Không nên trộn với vôi vì sẽ làm cho thuốc mất hiệu quả. Muốn diệt sâu non thì dùng dao nhọn rạch theo đường sâu gặm để bắt rọi bôi Wofatox 0,2% vào chỗ bị gặm.

Táo thường có 2 loại bệnh: Phấn trắng và thối quả. Muốn tránh 2 loại bệnh này cần chú ý đảm bảo độ thông thoáng, khi đốn tránh cho chồi cây gặp lạnh mùa đông và chống thối quả bằng phun thuốc Boócđô 1%, hay Zineb 0,5 – 1%.

Đốn táo: Căn cứ vào đặc điểm của giống và mục đích sản xuất mà có các cách đốn khác nhau. Cành quả cúa táo mọc trên cành mẹ ra trong vụ xuân cùng năm, bởi vậy đốn cành làm sao để có nhiều cành ra trong vụ xuân, cành khoẻ, có sản lượng cao. Có hai cách đốn như sau:

Đốn phớt: Làm thường xuyên, hàng năm sau vụ hái quả nhằm giữ cho sản lượng quả cao và ổn định.

Cách đốn: Cắt toàn bộ phần cành mang quả và cành mẹ đốn chỉ chừa lại một đoạn ở ngoài tán khoảng 10 – 30cm. Đến mùa xuân trên cành mẹ này sẽ mọc nhiều mầm mới, phát triển thành cành. Nếu ở mỗi cành mẹ có quả nhiều mầm thì tỉa bớt, giữ lại những cành phân bố đều trên tán, nhằm tận dụng tối đa ánh sáng, nước và dinh dưỡng, cây sẽ cho quả nhiều và có năng suất cao. Kỹ thuật đốn phớt này áp dụng đối với táo Gia Lộc làm trái vụ (ra hoa tháng 5 và có quả vào tháng 8 – 9).

Đôn đau: Nhằm tạo tán đôi với cây còn nhỏ 1 – 3 tuổi và đối với những cây đã lớn.

Cách đốn: Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của 3 cành lớn ra trong năm trước. Do đốn đau sẽ phát sinh nhiều cành vượt, nâng được tán cây cao dần lên. Còn những cây đã lớn, tán quá rộng, có hình dù đốn cụt, có tác dụng thu hẹp tán lại bằng những cành mới.

Thời vụ đốn táo: Thường tiến hành sau khi hái quả xong, tuỳ theo giống sớm hoặc muộn mà đốn cho thích hợp. Nếu đốn quá muộn, trên cây đã mọc những mầm mới, chất đinh dưỡng bị phân tán và tiêu hao vô ích, ảnh hưởng đến các mầm mọc về sau. Tốt nhất nên đốn từ 15/2 – 15/3 vì sẽ cho số lượng cành cấp I nhiều nhất, tốc độ ra cành cũng nhanh và tập trung hơn các thòi vụ khác. Cây cho nhiều cành quả để có sần lượng cao.

Cần chú ý kết hợp việc đốn táo với việc bón phân bổ sung đầy đủ cho cây sau khi đốn.