Trồng Và Chăm Sóc Lan Rừng / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Kiếm Rừng

Lan kiếm rừng là một trong những loài thuộc họ Cymbidium, thân thảo, đa niên, để nhiều nhánh hàng năm tạo thành những bụi nhỏ. Hoa phong lan kiếm rừng được khá nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp cũng như giá trị khoa học và mỹ thuật.

Hoa phong lan Kiếm rừng chủ yếu sống ở các vùng rừng núi cao, khô và lạnh, một số khác thích nghi được với điều kiện khí hậu nóng ẩm của rừng nhiệt đới.

Lá thường có hai dạng: dạng vảy đính theo một đoạn căn hành và dạng thực đính trên giả hành. Lá thực thường có cuống lá, giữa bẹ lá và cuống lá có một tầng phân cách. Khi phiến lá rụng, vẫn còn đoạn bẹ ôm lấy giả hành. Vài loài không có cuống lá.Chiều dài lá thay đổi từ 10cm đến 150 cm.

Củ lan (giả hành) thường có dạng con quay hay dạng hột xoài, đường kính từ 1 cm đến 15 cm, củ thường tươi và được bọc trong các bẹ lá.

Chồi hoa thường xuất hiện bên dưới giả hành, trong các nách lá, tách các bẹ già, đâm ra bên ngoài. Thông thường, mỗi giả hành chỉ cho hoa một lần. Chồi hoa thường xuất hiện đồng thời với chồi thân, những chồi hoa no tròn hơn, còn chồi thân hơi dẹp. Chồi hoa và chồi thân phát triển đồng thời.

Cách chăm sóc lan kiếm rừng

1.Nhiệt độ.

Lan kiếm là loài hoa lan thích hợp với nhiệt độ ấm, trời càng ấm thì cây càng phát triển, nếu quá nóng thì cây sẽ phát triển không tốt.

Khi nhiệt độ lạnh kéo dài dưới 50 độ F hoặc 10 độ C thì lan khó có thể sống được. Người trồng lan cần chú ý đến đặc điểm này để giữ ấm cho lan.

Vật liệu trồng thích hợp nhất cho lan kiếm rừng là những cành cây hoặc những cụm dương xỉ, đây là môi trường để cây lan phát triển tốt nhất.

Ngoài ra, có thể trồng trong chậu nhưng phải đảm bảo độ thông thoáng cho bộ rễ, tránh trường hợp lan bị ứ nước.

Hầu hết các loài lan đều ưa sáng, lan kiếm rừng cũng vậy. Tuy nhiên, cũng không nên để lan tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời, lá dễ bị cháy nắng. Qúa thừa ánh sáng thì lan cũng khó lòng ra hoa.

4.Tưới nước cho lan.

Tưới nước vào buổi sáng sớm và chiều muộn là thích hợp nhất. Vào mùa hè, nên tưới nước thường xuyên và đều đặn cho cây. Vào mùa thu đông, nên giảm lượng nước tưới, đồng thời giảm lượng phân bón để cây phát triển tốt.

Trong quá trình trồng lan, khi cây đạt đến giai đoạn phát triển mạnh chúng ta nên sử dụng phân bón 15 – 15 – 15 và pha loãng với nước để tưới cho cây nhằm kích thích sự phát triển tốt hơn.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Rừng

Ở nước ta phong lan rừng còn rất ít vì chúng đã và đang bị khai thác kiệt quệ. Chơi lan rừng không tốn quá nhiều công sức và tiền của. Lan rừng rất thơm có vẻ đẹp rất riêng và kiêu sa nên được nhiều người ưa chuộng. Shop Lan Rừng Bình Thuận sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc lan rừng.

Tuy nhiên lan rừng ở mỗi nơi lại có điều kiện sống khác nhau đặc biệt là lan ở vùng cao thích nghi với khí hậu lạnh và ẩm. Rất khó thuần phục, một số loại lan rừng còn đòi hỏi điều kiện sống đặc biệt, một số loại lan chỉ mọc vào mùa mưa rồi tàn lụi, một số loại yêu cầu nhiều nắng, một số chỉ sống được ở trong bóng râm.

Bởi do lắm đặc tính như thế đòi hỏi người chơi lan phải nắm rất rõ đặc tính của từng loài mới thành công được.

Đặc tính của lan rừng

an rừng được trồng trong các khu vườn tư nhân hầu như chỉ sinh sản vô tính. Lan trong rừng sinh sản bằng cách nảy chồi và cả bằng hạt, càng sống lâu lan rừng phát triển càng to có thể che phủ cả một gốc cây.

Theo kinh nghiệm dân gian muốn cho lan sinh trưởng tốt môi trường tốt nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió ít ánh sáng chói. Tuy nhiên do điều kiện chăm sóc tại gia đình có thể lấy gỗ mục cho lan bám vào, ngày tưới 3 lần bằng cách phun sương đều cả lá, thân rễ.

Chăm sóc cho lan một tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò, chú ý lớp giò bằng mùn cưa hay xơ dừa và không được nén chặt, tránh để ngoài ánh nắng gay gắt.

Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học nhưng không có nghĩa cây không cần phân. Lan ở rừng không cần bón phân mà vẫn cho hoa đẹp là nhờ hấp thụ những chất dinh dưỡng từ nước mưa, gió, phân chim, xác côn trùng và ánh sáng mặt trời.

Nhưng khi đem về nuôi trồng môi trường khác hẳn nên cần phải có phân bón. Phân bón cho lan phải đầy đủ chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây. Nguyên tắc chung cây trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm nhiều hơn lân và kali, khi săp ra hoa cần lân và kali cao đạm thấp, khi đang nở hoa cần kali cao lân và đạm thấp.

Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ phân bón cao vì vậy bón phân phải thực hiện thường xuyên với liều lượng thấp. bà con có thể lấy các túi nhỏ bọc phân hóa học lại rồi cho bám vào giá thể mà lan sinh sống để lan hấp thụ từ từ.

Bên cạnh đó cần chú ý giữ độ ẩm, ánh sáng cần thiết để lan rừng phát triển.

Tạo môi trường cho lan rừng phát triển

Một trong những đặc tính sinh học của lan là chịu lạnh cao ưa ẩm ướt và bóng râm nhưng thiếu ánh sáng cũng làm giảm năng suất. Do đó không để nắng trời trực tiếp chiếu vào đặc biệt là nắng gắt buổi trưa.

Điều quan trọng tiếp theo là gió, cần thiết kế giàn che vững chắc che cản bớt gió. Giàn che cần phủ một lớp lưới có lỗ để lan vẫn quang hợp được.

Chú ý tưới thường xuyên tốt nhất là phun sương mù nhân tạo cho toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm 2 ướt 1 khô trong ngày. Đó là thời điểm sáng sớm hay chiều mát tránh tưới buổi trưa khi trời nắng nóng.

Sau những trận mưa bất thường cần tưới nước lại ngay để rửa bớt chất cặn đọng lại trên thân lá. Lượng nước tưới vừa đủ để làm ướt cây và dự trữ. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo lá rụng nhưng không chết, nụ có thể rụng trước khi nở hoa. Thừa nước cây rất dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá mọc sát nhau, quá nhiều nước dễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh.

Sâu bệnh trên lan rừng

Lan rừng là loại cây dễ bị sâu bệnh nhất là trong điều kiện chăm sóc kém và điều kiện môi trường không thuận lợi. Một số loại sâu bệnh mà lan thường gặp là rỉ sắt, vi khuẩn và virus tấn công, thán thư, nấm tảo… tùy loại sâu bệnh mà có loại thuốc phù hợp.

Nếu lan bị các sâu hại thân lá có thể dùng thuốc chứa hoạt chất phinitrotium, tricloful

Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm có thể sử dụng vophatoc, rubaxit.

Lan bị nấm, vi khuẩn gây nên tình trạng cháy lá từng đám, bệnh thối rễ dùng zineb.

Ngoài ra để chủ động phòng bệnh cho lan bà con cần chủ động dọn vệ sinh vườn lan sạch sẽ thông thoáng, không nên trồng nhiều tầng, quan sát vườn lan thường xuyên để phát hiện những cây bị sâu bệnh kịp thời cách ly xử lý.

Chơi lan là thú chơi tao nhã của người yêu hoa, tuy nhiên người yêu hoa lại hướng tới một phong cách tự nhiên, hoang dã và không khác lan rừng. Tuy nhiên khi nuôi trồng trong nhà lưới lại gặp rất nhiều vấn đề như không phát triển, héo rũ, không ra hoa.

Nếu lan không ra hoa bà con cần chú ý những vấn đề sau:

Không đủ ánh sáng.

Cây chưa đủ lớn để ra hoa.

Chưa đến mùa ra hoa.

Nuôi trồng không đúng cách.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Trầm Rừng

Cách trồng và chăm sóc lan trầm rừng

Lan Trầm là một trong những loại hoa phong lan quý. Trầm rừng hoa có màu tím hồng và thơm nhẹ nhàng dễ chịu như hương trầm. Hoa lan Trầm rất bền, sống khỏe, phù hợp với thời tiết của mọi miền. Hôm nay mocnoi.com xin giới thiệu về cách trồng lan trầm tím để những ai đang có nhu cầu trồng và sưu tầm có thêm kinh nghiệm và trồng cho đúng kỹ thuật.

Nhiệt độ và ánh sáng: khi làm vườn trồng lan Trầm bạn nến chú ý đến ánh sáng để cây không được tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp, tiếp xúc nhiều sẽ gây cháy lá và lan chậm lớn . Lưu ý vườn phải thông thoáng và thoát nước tốt. Nhiệt độ sống thích hợp từ 18 đến 25 độ C, độ ẩm từ 70 đến 90% để cây phát triển tốt. Nhiệt độ để lan trầm ra hoa phải từ 13 – 15 độ C và kéo dài liên tục từ 4 – 6 tuần lễ.

Phân bón: bón chung khi chúng ta tưới cho lan, với các hàm lượng phận bón như NPK 30 – 10 – 10 hay 20 – 20 – 20 bón một tuần một lần. Khi cây có dấu hiệu lá úa vàng chuẩn bị rụng ta bón phân theo tỉ lệ 10 – 30 – 20 kích thích lan trầm ra nụ.

Cách chăm sóc lan Trầm: Lan Trầm thường được ghép vào giá thể gỗ và treo cao để khi hoa nở rủ xuống, trông sẽ đẹp hơn. Nếu trên ban công, sân thượng hay khu vườn nhà bạn có những giò hoa Trầm thì cần chú ý những điều sau: Trầm tím ưa sáng, thoáng gió, nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp, nên có lưới che để phòng lá bị cháy. Mùa hè, cần tưới nước thật nhiều, độ ẩm từ 70-90% là tốt nhất. Mùa thu, khoảng từ tháng 10 trở đi, lá cây bắt đầu úa vàng. Lúc này, cần tưới ít đi, sau đó bón phân và phun thuốc để kích thích cho cây ra nụ. Đến tháng 12 thì dừng hẳn việc tưới phun, thỉnh thoảng phun nước để cây không bị teo tóp. Cuối mùa đông, đầu mùa xuân, cây bắt đầu nhú nụ, chuẩn bị cho thời kỳ bung nở hoa. Thời gian này, cần chú ý những đợt mua phùn của mùa xuân, tránh cho cây không bị úng nước. Khi thấy hoa nở thì vẫn tưới đều nước. Nhưng khi hoa đã tàn thì ngưng tưới nước cho tới khi thấy cây con mọc ra ở gốc hay các cây (keiki) mọc ở các đốt gần ngọn hay ở phía dưới các đốt đã ra hoa. Những cây con, thường mọc ra sớm hơn có thể là từ khi cây ra nụ và có thể ra hoa vào mùa tới, còn các cây keiki phải đến mùa hoa sang năm. Hãy đợi khi cây keiki mọc rễ dài chừng 3-4 phân mới tách ra khỏi cây mẹ và trồng vào các chậu nhỏ dưới 10 phân.

Chú ý: Tham khảo thêm các bài bên dưới! Thấy hay thì like và chia sẻ ngay nhé.

Lan Ngọc Điểm Rừng: Cách Trồng Và Chăm Sóc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan ngọc điểm tưởng chừng rất phức tạp nhưng khi bạn có kinh nghiệm trồng những loài lan khác rồi thì Ngọc Điểm trồng cũng tương tự vậy thôi. Bản chất sống gần gũi với thiên nhiên bám vào các giá thể thân cây lớn Ngọc Điểm sinh trưởng phát triển tốt tại các khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm.

Ngày nay việc khai thác lan rừng tràn lan, kinh doanh ồ ạt nên Ngọc Điểm sống ở các vườn lan còn nhiều hơn sống tại các khu rừng nguyên sinh chính vì vậy tôi chỉ tập trung vào kỹ thuật trồng lan ngọc điểm như trồng cây con, chọn cây giống như thế nào, xử lý chăm sóc sau khi cây ra hoa ra sao. Hay các loại phân bón cho lan ngọc điểm để giúp thêm kiến thức cho những ai đang có ý định tìm hiểu về loài lan này. Cách trồng khi đưa lan từ rừng về.

Khi đưa cây từ rừng về, do cây bị sốc nên phải thật cẩn thận ở giai đoạn này, nếu xử lý không kỹ cây sẽ phát triển rất chậm hoặc chết. Bước đầu bạn nên cắt bỏ những phần dư thừa trên cây như các lá hỏng, rễ hỏng. Sau đó sẽ tiến hành phun thuốc trị nấm, để cây ráo nước, đưa cây vào mát và treo ngược cây lên từ 2 đến 3 tuần. Trong thời gian này không cần phải tưới tắn gì cho cây cả. Sau 3 tuần chúng ta bắt đầu ghép cây vào các giả hành và phun thuốc kích thích ra rễ và các thuốc trị bệnh nấm khác.

Thích ẩm nhưng không thích úng nước, khi trồng ngọc điểm bạn nên chọn các giá thể như gỗ nhãn hay các cây có vỏ sần sùi lâu mục. Cố định lan vào và treo lên chỗ thông thoáng là được. Nhiều vườn lan cũng trồng ngọc điểm trong chậu đất nung có nhiều lỗ thoát nước tốt và thêm các giá thể phụ như than và dớn cọng.

Nếu bạn mua Ngọc Điểm mới từ rừng đưa về theo kinh nghiệm của tôi bạn nên ngồi lựa những cây con có lá xanh cứng, rễ con nhiều. Chọn những cây như thế tỷ lệ sống xót sẽ rất cao.

Nhiệt độ – ánh sáng.