Trồng Và Chăm Sóc Lan Quế / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Lan Quế Hương, Lan Quế Tím_ Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc

Đặc điểm của lan quế

Lan quế có danh pháp khoa học là Aerides odorata, thuộc họ lan Orchidaceae, chi lan giáng hương (Aerides falcata). Loài này sở dĩ có tên gọi như vậy là do hoa của chúng có hương thơm của quế khá đặc trưng với màu hoa rất đẹp và đa dạng.

Thực chất lan quế chỉ có hai loại khác nhau đó là lan quế hương màu trắng. Và loại còn lại đó là lan quế tím. Tùy vào từng vùng và điều kiện khí hậu mà lan quế tím cho ra các màu hoa khác nhau như màu tím nhạt, màu hồng nhạt, hồng tím hoặc màu hồng. Chính vì vậy mà nhiều người chơi lan hay nhầm lẫn lan quế có rất nhiều loại.

Về đặc điểm phân bố, loài lan này thường sống ở các vùng nhiệt đới ẩm và cận nhiệt Châu Á. Lan quế phân bố khá rộng trong tự nhiên ở nước ta, do đó mà màu sắc hoa tùy vùng sẽ hơi khác nhau, dòng hoa được ưa chuộng nhất hiện nay là lan quế Hòa Bình. Có một số loại phổ biến khác là loài lan quế ở các tỉnh miền Trung hoặc Lào.

Lan quế thường nở hoa vào tháng 8 nên cũng được nhiều người gọi là Lan quế tháng 8.

Phân biệt các loại lá lan quế

Lan quế là loài hoa lan rất đặc biệt, do lá của chúng rất đa dạng cho nên người ta khó có thể phân biệt loài lan này với một số loại khác dựa vào lá của chúng. Tuy nhiên, dựa theo hình dạng lá thì lan quế vẫn được phân làm 2 loại chính là quế lướt và quế xếp (Còn 1 loại khác là lá vừa nhăn vừa xếp nhưng ít phổ biến). Tuy thân lá khác nhau nhưng về khuôn bông và mùi hương thì hai loại lan này không có sự khác biệt.

Quế lá xếp thì hình dáng lá thường thẳng và cứng cáp. Lá phát triển theo hướng chếch lên trên, mọc rất khít nhau và ôm sát thân. Do đó mà loại quế xếp thường có thân và lá ngắn, dày hơn loại quế lướt.

Quế lướt có kiểu lá hơi dài lả lơi, lá mọc thưa nhau, không xếp khít. Lá lướt nhìn dài và mỏng, thân cây cũng nhỏ và mềm hơn so với quế xếp. Loại này khi mọc dài thường ngả ngang ra do thân nhỏ không đỡ được sức nặng trong khi ngọn cây vẫn vươn về phía ánh sáng.

Cách nhận biết lan quế

Thân: Lan quế có thân lá dày và cứng, thân to với đường kính thân khoảng 0,8 đến 2 cm, đường kính thân còn tùy thuộc vào loại lan lá xếp hoặc lá lướt. Thân cây thông thường có màu xanh vàng hoặc xanh trơn có thể có chấm tím do lượng ánh sáng cung cấp cho cây quyết định.

Lá: Lá của Lan quế thường có màu xanh đậm, xanh vàng, cũng có thể có những đốm tím, lá có kích thước khoảng 16 đến 25 cm và rộng 2 đến 5 cm. Một số dòng quế có thể có lá bản to hơn 5cm như quế trắng Hòa Bình, loài này khá hiếm gặp.

Rễ: Rễ lan quế thuộc loại rễ gió nên có thể mọc rễ quanh năm, rễ được mọc ra ở giữa thân và nách lá, rễ của lan quế dài ra theo thời gian và phân nhánh tạo thành bộ rễ rủ xuống hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây.

Mặt hoa: Lan quế có hoa dạng chùm dài từ 20 đến 30 cm, kích cỡ bông cũng rất đa dạng, cánh hoa có thể dài từ 2,5 đến 3,5 cm. Mỗi chùm có khoảng 10 thậm chí có tới 60 bông hoa. Cánh hoa hơi tròn, lưỡi hoa cong lên. Hoa mới nở thường có màu trắng pha xanh lục, sau chuyển sang trắng ngà và có màu ngả vàng khi hoa sắp tàn.

Mùi hương: Lan quế có mùi hương quế thơm nồng vô cùng đặc trưng nên có thể dễ dàng nhận biết loài này qua mùi hương. Không cần phải quan sát bằng mắt, bạn vẫn có thể nhận ra lan quế qua mùi hương của nó khi đứng cách vài mét.

Cách trồng lan quế

Thời điểm thích hợp nhất để trồng lan quế là khi thời tiết vào xuân, trời ấm lên và có độ ẩm cao. Lan quế khi mới mua về cần cắt bỏ những lá dập, úa, cắt hết những vòi hoa khô và cắt ngắn phần rễ để rễ mới mọc ra sẽ bám tốt vào giá thể. Nếu như lan quế chưa thuần đang có vòi hoa thì cũng nên cắt bỏ tránh để cây bị mất sức.

Sau bước cắt tỉa, bạn hãy ngâm cây vào thuốc kích rễ và sát khuẩn cây trong khoảng 1 giờ. Ngâm xong vớt ra rồi treo ngọn trúc xuống cho ráo nước sau đó tiến hành ghép. Hàng ngày phải phun tưới ẩm cho cây vào buổi sáng và buổi chiều, cần tránh nước đọng ở nách lá.

Lan quế có thể ghép trên nhiều loại giá thể như chậu, gỗ, dớn hoặc cây sống … khúc vú sữa hoặc lũa dùng để ghép lan quế cũng rất đẹp.

Cách chăm sóc lan quế

Trong quá trình chăm sóc lan quế, cần lưu ý là nếu nắng quá cây sẽ bị cháy lá. Cây phát triển tốt trong điều kiện được cung cấp 60-70% nắng và có gió. Ngoài ra cần phải thường xuyên giữ ẩm cho cây, nếu khô nóng cây sẽ còi cọc, lá cũng sẽ không đẹp. Lưu ý thứ hai là không được để ngọn bị tưới nước đọng lúc trời nắng và cũng không nên tưới sũng cho cây khi đêm muộn.

Về tưới phân, lan quế thuộc dòng rễ gió nên bón các loại phân qua lá. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng những loại phân tan chậm trong túi đóng sẵn, 3-4 tháng lại thay túi phân một lần.

Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên chúng tôi là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan./.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Húng Quế Thái Lan

Tên: húng quế Thái Lan, húng quế phương Đông, húng quế châu Á, húng quế cam thảo (Ocimum basilicum, var. Thyrsiflora)

Loại thực vật: thảo mộc hàng năm

Chiều cao: 40-45cm

Khí hậu: ưa khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm áp, nhưng có thể trồng trong những tháng ấm hơn ở các vùng khí hậu ôn đới khô hạn / bán khô hạn và lạnh, khi không có sương giá.

Đất: trồng trong đất giàu phân trộn và phân hoai mục.

Vị trí: ánh nắng đầy đủ, và cũng có bóng râm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bón phân: thường xuyên sử dụng dung dịch rong biển giúp cây khỏe mạnh và năng suất.

Tưới nước: tưới nước thường xuyên, nhất là khi thời tiết khô nóng.

Hình dáng và đặc điểm của húng quế Thái Lan

Có họ hàng gần với húng quế ngọt, húng quế Thái Lan có tán lá nhỏ hơn một chút, thân màu tím nổi bật và đầu hoa trang trí phù hợp. Hương vị đậm hơn húng quế ngọt nhưng với một chút cam thảo, húng quế Thái Lan là một bổ sung mạnh mẽ cho các món salad mùa hè, cũng như một bổ sung hấp dẫn cho các loại thảo mộc hoặc vườn bếp.

Công dụng của húng quế Thái Lan

Húng quế Thái Lan là một loại thảo mộc có tính trang trí cao, phù hợp với vườn cảnh hoặc vườn rau lang. Những thân cây và đầu hoa màu tím tạo nên nét hấp dẫn cho khu vườn mùa hè. Là một loại thảo mộc hàng năm, húng quế Thái Lan tốt nhất nên được thu hoạch thường xuyên và dùng tươi trong món salad, súp và cuốn bánh tráng.

Cách trồng húng quế Thái Lan

Nếu trồng húng quế Thái Lan trong chậu, hãy chọn hỗn hợp bầu hữu cơ cao cấp với tiêu chuẩn của Úc.

Chọn chậu tự tưới để duy trì độ ẩm tối ưu và bảo vệ khỏi sương giá.

Trồng trong nhà trên bệ cửa sổ đầy nắng, hoặc ngoài trời có ánh nắng đầy đủ tránh thời tiết lạnh. Nếu trồng trong vườn, cải tạo đất trước khi trồng bằng phân trộn và phân hoai mục. Trồng dưới ánh nắng hoàn toàn hoặc một phần bóng râm.

Bảo vệ cây khỏi ốc sên và sên khi còn nhỏ, đồng thời áp dụng dung dịch rong biển để cải thiện sức sống của cây và khả năng chống chịu sương giá và sâu bệnh.

Chăm sóc húng quế Thái Lan

Mặc dù tưới nước thường xuyên là điều cần thiết, nhưng khi đã thành hình, húng quế Thái Lan rất dễ trồng. Thu hoạch thường xuyên để kéo dài thời gian thu hoạch và giúp cây húng quế của bạn không ra hạt.

Húng quế Thái Lan ưa đất ẩm, vì vậy hãy làm giàu phân trộn và phân chuồng, tưới nước thường xuyên và phủ lớp phủ để giảm lượng nước mất đi do bay hơi. Luôn luôn tưới nước cho đất chứ không phải cho tán lá, đặc biệt là trong thời tiết nóng.

Cắt tỉa và thu hoạch húng quế Thái Lan

Thu hoạch thường xuyên để thúc đẩy sự phát triển nhỏ gọn và ngăn ngừa húng quế Thái của bạn chạy đến hạt. Là loại thảo mộc hàng năm, cây nên được đốn hạ vào cuối mùa sinh trưởng. Có thể phơi khô lá để dùng quanh năm.

Bệnh và sâu bệnh

Ốc sên và sên có thể tấn công cây non. Bảo vệ bằng thức ăn viên hữu cơ cho ốc hoặc bằng bẫy bắt ốc và sên. Tránh tưới quá nhiều, đặc biệt là vào ban ngày. Nếu rệp trở thành vấn đề, hãy phun Neem hoặc Eco-Oil để ngăn ngừa thiệt hại thêm.

Cách nhân giống húng quế Thái Lan

Là một loại thảo mộc hàng năm, húng quế Thái Lan tốt nhất được trồng từ hạt giống được gieo trong cọc hoặc khay trước khi được cấy ra vườn.

Bắt đầu gieo hạt trong nhà 4 tuần trước khi đưa ra môi trường bên ngoài 2 tuần trước khi trồng. Húng quế Thái Lan được trồng tốt nhất vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè ở hầu hết các vùng khí hậu.

Để thu thập hạt giống của riêng bạn, hãy để hoa húng quế Thái Lan của bạn và sau đó thu thập hoa ngay khi chúng bắt đầu chuyển sang màu nâu.

Làm khô hoa bên trong ở một vị trí ấm áp. Sau khi khô, nghiền nát trên một cái xô hoặc đĩa và sàng các chất bên trong để tách hạt khỏi vỏ(hoa và lá khô).

Bảo quản hạt giống trong phong bì có ghi rõ tên và ngày thu.

Nếu bạn thích điều này thì hãy thử

Bạc hà Việt Nam: một loại thảo mộc lan rộng ở Châu Á ưa ẩm, phát triển đỉnh điểm trong những tháng ấm áp.

Sả: phổ biến trong ẩm thực châu Á và Ấn Độ, loại thảo mộc có dây này ưa đất ẩm.

Rau mùi: một loại thảo mộc ngon hàng năm hoàn hảo để trồng từ hạt vào mùa hè này.

Bắt đầu trồng ngay hôm nay

Kiểm tra hàng loạt loại cây của chúng tôi ngay bây giờ và giúp khu vườn của bạn phát triển!

Quế Lan Hương Là Lan Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Quế Nở Hoa Đẹp

hay còn có tên khoa học là Quế Lan Hương Aerides odorata. Một số nơi khác còn gọi là hoa Lan Quế, Quế Trắng,… Loài hoa này phát triển ở những vùng nhiệt đới ẩm hay cận nhiệt châu Á. Tại Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp loài hoa này ở các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An…

Tại sao người ta lại gọi là Quế Lan Hương? Bởi loài hoa này cho mùi hương đặc trưng của quế,thơm nồng những quyến rũ. Mùi hương này khác biệt so với mùi hương của hoa lan khác nên không thể bị lẫn vào đâu.

Tùy thuộc điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và hình dạng lá khác nhau mà chúng ta có thể chia thành nhiều loại như quế lướt, quế xếp…

+ Quế lướt: Đây là loài hoa có lá dài, màu xanh, đầu lá bị khuyết trông như lưỡi rắn. Lá ra rất mỏng rất dễ bị rác, rủ xuống thân.

+ Quế xếp: Loài cây này được ưa chuộng nhiều hơn vì lá trông dày, đầy đặn, xếp đều nhau trên thân cây.

Ngoài sự khác biệt nhau về hình dáng lá thì hình dạng bông và mùi hương không có sự khác biệt nhau nhiều. Quế lan hương khi ra hoa thành bông dài, trĩu xuống dưới đất. Hoa có màu trắng hoặc màu ngả xanh đối với khu vực miền Bắc và miền Trung. Còn đối với khu vực Tây Nguyên thì bông hoa nhỏ hơn xíu và có màu trắng ngả vàng.

Bộ rễ của hoa lan này phát triển rất mạnh, ra cả chùm rễ to. Rễ mập với đường kính tầm 1-2cm, vươn ra xung quanh thân cây.

Quế Lan Hương là loài lan dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên để cây phát triển và ra hoa đẹp thì bạn không nên bỏ qua một số điều cơ bản sau:

2.1 Chọn giống Quế Lan Hương

Khi chọn giống cây trồng nên chọn cây có thân bánh tẻ, có nghĩa là nó không quá già nhưng cũng không quá non. Lá chân càng nhiều thì cây càng dễ trồng và ra hoa

Khi mua không lấy những cây bị dập nát, thân héo, không tươi. Rễ cây không được úng nước.

Để trồng loài cây này có rất nhiều giá thể. Nhưng để cây được phát triển và ra hoa đẹp nhất thì bận nên chọn giá thể phù hợp như chậu, lũa, gỗ, trồng trên cây sống.

+ Trồng lan trong chậu: Đây là cách trồng khá là đơn giản. Khi trồng phải cố định gốc và rễ cây, không được để cây bị dịch chuyển nhiều. Phải trồng trong loại chậu thoáng, không bí như chậu nan gỗ, chậu nhựa có lỗ thoáng khí…

+ Trồng vào lũa: Cách trồng này thường được các nhà chơi lan có kinh nghiệm lâu năm sử dụng. Cây được buộc vào lũa phải thắt chặt cố định để có thể vừa ngắm ngăn, vừa ngắm được lũa.

+ Trồng trên thân cây gỗ: Thông thường người ta sử dụng gỗ nhãn, vú sữa…

+ Trồng lan trên cây sống: Cách này tuy đơn giản nhưng lại giúp cây phát triển tốt nhất. Chỉ cần ghép lan lên cây thật chắc, cố định và chăm sóc tốt thì cây ra hoa rất đẹp.

2.3 Các bước trồng Quế Lan Hương

Nếu bạn đã mua được các thân cây giống thì việc trồng là điều rất cần thiết

Bước 1: Chọn những cây bị hỏng, thối vứt đi, để lại cây khỏe. Treo ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nước và ánh sáng trực tiếp trong 3 ngày.

Bước 2: Để thân hoa xuống và ghép vào cá thể đã chuẩn bị sẵn. Sắp xếp cây quanh khúc thân. Buộc cố định thân cây vào giá thể, tránh bị lung lay hay dịch chuyển cây nhiều.

Bước 3: Chăm sóc lan mỗi ngày, tưới nước đủ ấm. Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm sao cho phù hợp với sự phát triển của cây sao cho cây nở hoa đẹp nhất.

2.4 Phòng trị sâu bệnh cho Quế lan Hương

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấm mốc, sâu bệnh ở loài hoa Quế Lan Hươn g này. Tuy nhiên nếu biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời thì cây trồng vẫn phát triển tốt và ra hoa đẹp.

Chặt bỏ những cây có dấu hiệu vàng lá, thối rễ nhằm cách li khỏi những cây khỏe mạnh.

Khi cây lan trồng đã bén rễ vào môi trường mới và treo chung giàn với các loài hoa khác thì cần phun thuốc phòng bệnh nấm một lần một tháng.

Không trồng ở những nơi ẩm ướt, có bể nước đọng vì khi đó sẽ tạo điều kiện cho muỗi, vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho cây. Treo cây những nơi khô ráo, thông thoáng.

Vào mùa nắng, nên trồng nhiều cây xanh khác xung quanh giò lan để tăng độ ẩm không khí sẽ giúp cây phát triển, tránh bị vàng lá.

Do Quế Lan Hương thường ra hoa từ tháng 8, 9 nên nếu ta không chăm đúng kĩ thuật thì hoa sẽ ra sớm tết hơn. Và thời gian hoa nở chỉ có 15-20 ngày nên nếu ra hoa sớm sẽ không có hóa chơi tết. Vậy để lan nở hoa đúng tết ta cần chú ý một số điểm như:

Hạn chế bón phân cho cây, khoảng từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 trở đi ta mới bắt đầu dùng phân NPk đầu trâu hòa loãng vào nước theo tỉ lệ 20-20-20 và phun toàn bộ cây lan 1 lần 1 tuần cho đến khi xuất hiện nụ hoa. Khi cây đã bắt đầu ra nụ hoa và mầm, thì bạn dùng NPK với tỉ lệ 30-10-10 1 lần 1 tuần.

Nếu lười tưới phân bạn có thể sử dụng loại phân tan chậm. Tuy nhiên nếu dùng loại phân này thì nên bón sớm hơn vào tầm đầu tháng 10. Sau 3 – 4 tháng thì thay túi phân một lần.

Từ tháng 11 trở đi, hạn chế tưới nước nhiều cho cây để tránh bị úng rễ hay thối hoa.

Cách Nhận Biết, Trồng Và Chăm Sóc Quế Lan Hương

Quế Lan Hương tên khoa học Aerides Odorata, là loài lan đơn thân thuộc chi Giáng hương cùng với Lan Tam Bảo Sắc, Đuôi Cáo, Sóc Lào…

Quế có cây lá xếp, cây lá lướt. Cây lá xếp nhìn dáng thẳng, chắc chắn, cứng cáp, thường phát triển theo hướng ngóc chếch lên trên, các lá mọc sát nhau trên thân và lá thường ngắn và dày hơn loại lá lướt một chút; cây lá lướt nhìn dáng cây lả lơi, hơi ngúc ngắc, lá mọc thưa nhau rõ rệt, lá dài, mỏng hơn loại lá xếp, thân nhỏ mềm hơn nên khi phát triển dài ra cây thường ngả ngang do sức nặng của cây còn ngọn vẫn lượn cong lên hướng sáng.

Cách trồng & chăm sóc Quế Lan Hương

Mùa hoa của Quế: nở trong tháng 8, 9 dương lịch nên người ta còn hay gọi là Quế tháng 8. Độ bền khoảng 15-20 ngày, mùi hoa rất thơm, thơm đậm mùi quế, đứng xa xa đã thoảng thấy mùi, phải nói xét về hương thì Quế Lan Hương thuộc hàng đầu, do vậy đây là một trong số các loài lan rừng được ưa chuộng và yêu thích nhất.

Quế là loài lan dễ thuần dưỡng, không cầu kỳ trong chăm sóc. Cây ưa nắng, sáng hơn Tam bảo Sắc một chút, vẫn nên treo dưới một lớp lưới che hoặc có bóng cây để không bị nắng gắt chiếu vào buổi trưa, chiều. Nếu được sống trong môi trường độ ẩm vừa phải, loại này cho bộ rễ gió khá dài đẹp buông xuống. Ghép lên cây sống thấy phát triển rất tốt. Nếu không các bạn ghép gỗ nhãn, vũ sữa, vải, gỗ lũa… thành giò lớn nhìn đẹp hơn và rất thích hợp để rễ bám quấn quanh giá thể, ưu tiên dùng cách này. Loại lá xếp còn có thể trồng đứng trong chậu gỗ với giá thể than củi to cùng một ít vỏ thông, xơ dừa miếng (chậu gỗ rất thoáng nên rễ Quế có thể phát triển thoải mái) còn trồng chậu đất nung thì ít gặp (vì chậu đất bé và bí hơn chậu gỗ trong khi Quế rất thích thoáng rễ), loại này cũng không nên ghép dớn bảng vì rễ quế to hơn rễ các loại lan Hoàng thảo, khó đâm xuyên bảng dớn hơn, đồng thời rễ lan bám trên mặt phẳng không chắc chắn bằng rễ quấn quanh trụ tròn, mặt khác về mặt thẩm mỹ tôi thấy cũng không đẹp.

Sau khi mua cây về chúng ta cắt bỏ các rễ đã khô teo, cắt bớt cả phần thân già khô, cắt bỏ các lá hư hỏng, dập nhiều, rễ tươi có thể giữ lại. Ta đem ngâm toàn bộ cây vào chậu nước pha thuốc B1 hoặc Atonik (tỷ lệ theo hướng dẫn trên nhãn thuốc) khoảng 2-3 giờ đồng hồ rồi đem trồng. Nên trồng Quế hướng ngọn chếch lên trên dù ghép xuôi xuống cũng được, ngọn cũng sẽ ngóc lên, đặc biệt có những thân khi mua đã vừa dài vừa cong như chữ J, chữ C thì ta ghép cho gốc bên trên, ngọn bên dưới sẽ thuận hơn. Gỗ, chậu và than, vỏ thông nên được ngâm rửa sạch trong 1-2 ngày trước khi trồng thì an toàn hơn cho cây.

Nếu ghép lan lên gỗ ta sắp xếp các cây quanh khúc cây để về sau cây lan sẽ phát triển thân lá và cho hoa đều các hướng, áp thân lan vào giá thể, dùng dây nylon/dây thít nhựa/đóng đinh đai dây nhựa…(có gì dùng nấy) buộc chặt thân vào khúc gỗ, treo giò lan vào chỗ thoáng mát, ẩm. Chú ý thời gian mới ghép chưa ra rễ phải giữ môi trường ẩm mát không thì cây chưa kip ra rễ mới đã bị vàng lá, rụng lá. Nếu vườn khô thì buộc thêm ít xơ dừa miếng gần thân cây không lá, tuyệt đối không vì sợ cây khô mà đắp xơ dừa kín mít như đắp chăn. Tùy môi trường mà phun sương 2-3 lần mỗi ngày, cách 3-4 ngày lại phun B1 hoặc Atonik một lần vào cuối ngày.

Nếu trồng Quế lan hương vào chậu thì ta thực hiện các bước sau: đặt gốc cây xuống đáy chậu, cuộn các cọng rễ quanh tròn trong lòng chậu, đừng tham trồng quá nhiều cây trong một chậu vì sau này rễ Quế phát triển sẽ rất chật chội và bí, buộc cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa các gốc cây ta bỏ chen những cục than củi và xơ dừa miếng/vỏ thông, treo chậu lan vào chỗ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng 15-30 ngày sau khi trồng từ các cọng rễ chính và thân cây sẽ đâm ra các đầu rễ mới. Trồng chậu thì giữ ẩm lâu hơn nên phun sương 1-2 lần mỗi ngày, chú ý nếu giá thể còn ẩm thì không cần tưới thêm để hôm sau tưới, cách 3-4 ngày lại phun B1 hoặc Atonik một lần vào cuối ngày.

Khi cây ra rễ mới lúc này mới bón phân cho cây, Quế Lan Hương là loài lan dễ trồng, dùng phân NPK Đầu Trâu 20-20-20 phun toàn bộ cây lan 01 tuần/lần từ khoảng đầu tháng 7 dương che đến khi xuất hiện nụ hoa, còn lại các thời gian khác dùng NPK 30-10-10 tuần/lần. Nếu lười tưới phân nước bạn có thể sử dụng các loại phân tan chậm đóng túi sẵn cho hoa lan, treo 2-3 túi phân này lên phần trên quanh khúc gỗ, hay đặt 01 túi lên trên mặt chậu cây để tưới nước phân ngấm dần ra, sau 3-4 tháng thì thay túi phân một lần. Quế cần độ ẩm không khí cao nên cần phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi ánh nắng đã dịu. Vào mùa hè nên phun phòng các loại thuốc trị nấm 1 lần/tháng, còn nếu đã lỡ bị nhiễm bệnh thì phải phun thuốc đúng liều lượng và thời gian như chỉ dẫn trên nhãn đến khi khỏi bệnh. Ở nơi có khí hậu nóng, khô bạn nên tìm các cách cải thiện độ ẩm như trồng thêm các loại cây cảnh bên dưới sàn, đặt thêm thùng xốp đựng nước lã bên dưới để làm tăng độ ẩm của không khí (loại đựng hoa quả ở các hàng hoa quả, người ta người ta bán quả rồi thừa nhiều thùng, mua khoảng 10k/cái). Cải thiện độ ẩm vườn không chỉ tốt cho việc trồng lan Quế mà cho cả các loại lan khác vì đa phần lan rừng ưa ẩm mát, đặc biệt là nhà ai trồng lan trên sân thượng ở các thành phố đồng bằng. Độ ẩm sẽ không tăng nhanh ngay nhưng sau một thời gian chắc chắn bước vào vườn sẽ thấy mát hơn.