Trồng Và Chăm Sóc Lan Kim Điệp / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Kim Điệp Xuân

Lan Kim điệp xuân có tên gọi khoa học là Dendrobium Capillipes. Trong tự nhiên loại lan này thường được tìm thấy trên những thân cây lớn trong rừng rậm. Loại lan này sống ẩn dật trong rừng sâu cho đến năm 1867 chúng được công bố và được trồng phổ biến tại các nước Châu Á như Lào, Thái Lan, Miến Điện và có cả Việt Nam. Tại Việt Nam chúng được trồng và phân bố nhiều ở các vùng Tây Nguyên. Kim Điệp có 2 loài là một loại ra hoa vào mùa hè và một loại nở hoa vào mùa xuân.

Mang vẻ đẹp rực rỡ và hương thơm dịu nhẹ. Loại lan kim điệp thường nở vào mùa xuân được nhiều người ưa thích chọn mua về chơi tết và được giới chơi lan rất yêu thích sưu tầm về trồng và kinh doanh.

Đặc điểm hình dáng của lan Kim Điệp xuân

Lan rừng Kim điệp xuân

Kim điệp xuân là loại lan thân hoàng thảo có phần giả hành ngắn. Chúng thường có chiều dài từ 15-20cm và những cây được chăn sóc tốt hơn thì chiều cao có thể lên đến 30cm. Thân cây có màu vàng xanh với phần lá mỏng ở gần ngọn.

Hoa của lan kim điệp xuân khá đẹp với phần cánh hoa màu vàng rực rỡ với phần môi xòe to ở giữa có màu đậm hơn. Cây thường rụng lá khi ra hoa và những chùm hoa có thể kéo dài khoảng nửa tháng. Nhiều người còn gọi là kim điệp xuân vì có một nhánh thường ra hoa vào dịp tết rất được ưa chuộng để chơi tết.

Đặc điểm hình thái của lan kim điệp xuân

Loại lan kim điệp xuân này thường ưa nắng và không chịu được môi trường quá ẩm ướt. Khi trồng chúng bạn nên giữ cho bộ rễ được khô ráo và tốt nhất trồng chúng trong những khúc gỗ lũa là hợp lý nhất. Bên cạnh đó bạn có thể trồng chúng trong chậu nhưng cần phải là loại chậu có nhiều lỗ thoáng và thoát nước tốt để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất.

Nhân giống và chăm sóc lan kim điệp xuân

Hiện nay việc trồng lan kim điệp thường được thực hiện bằng cách ghép cành. Chọn những cành nhánh to mập và không nên có chồi non vì sẽ không thích ứng được với việc trồng vào giá thể mới. Nên chọn những cây khỏe mạnh khô ráo và không bị ngấm nước.

Thời điểm trồng

Thời điểm trồng tốt nhất của cây lan kim điệp chính là khi lan có chồi nụ. Trước đó bạn tiến hành cắt tỉa bỏ hết phần rễ già và lá bị dập thối, gãy nát và nụ bạn cũng vặt luôn. Tiếp đến bạn ngâm chúng vào 1 chậu nước có chứa dung dịch physan trong vòng 20 phút và vớt rat reo cho khô trong vòng vài ngày.

Nếu trồng đúng kĩ thuật thì cây sẽ ra hoa vào khoảng tết âm lịch luôn.

Giá thể trồng cây lan kim điệp xuân

Lan kim điệp có thể trồng hoàn toàn bằng gỗ lũa và trồng trong chậu. Tùy vào sở thích và gu thẩm mỹ của bạn mà có thể định hướng trồng bằng gì cho phù hợp. Yêu cầu chung khá đơn giản về giá thể trồng lan kim điệp là cần phải thoát nước tốt và khô thoáng. Ví dụ trồng trong chậu đất nung cần để đập than nhỏ và vỏ thông hoặc dớn sợi là được.

Kĩ thuật trồng cây lan kim điệp

Khi trồng bạn cần cố định gốc ghép vào cho chắc với giá thể. Khi ghép vào gốc lũa bạn nên sử dụng đinh nhọn và dây thép giữ chặt gốc. Gỗ lúa có thể khoan thêm nhiều đốt nhỏ để sau này rễ có thể bám vào tạo độ chắc chắn thêm cho cây.

Sau khi ghép xong bạn tiến hành treo cây ra chỗ thoáng mát khoảng 1 tuần cho cây quen với điều kiện mới. Ánh nắng khoảng 50%. Sau đó cho ra nắng khoảng 70%. Nếu ở miền Bắc khi trồng thì bạn nên che thêm một lớp lưới mắt cáo đen. Do lá cây khá mỏng nên dễ bị tổn thương nên cần đẻ nơi thoáng mát là được.

Nếu môi trường thuận lợi thì sau một thời gian cây ra hoa sẽ bắt đầu ra các mầm con và tiếp tục chu kì sinh trưởng của mình bình thường. Thời kì cây nghỉ đông nếu bạn muốn chúng nghỉ và muốn nhân giống thì có thể tưới các loại phân B1 vào thân và phải pha thật loãng tưới một lần một tuần lên thân cây để giúp kích thích cây đẻ mầm con thay vì ra hoa. Bình thường bạn nên tưới vào gốc nhé.

Phân bón và tưới nước cho lan

Cũng tương tự như những giống lan rừng khác. Thời điểm mới trồng cây chưa quen với khí hậu nên bạn cần chăm sóc thật cẩn thận. khi bắt đầu ghép vào gỗ lũa thì bạn để trong mát trắng mưa trực tiếp cũng như chi tưới phun sương là được rồi. Không được xít các loại phân này kia để cây tránh tình trạng cây bị úng thối. Từ sau 7 ngày bạn có thể tưới nước như bình thường được.

Về chế độ bón phân cho cây thì bạn cần bón phân với hàm lượng đạm cao để kích thích cây phát triển hơn. Đến giai đoạn cây trưởng thành thì nên tăng cường tỷ lệ Lân cao hơn và thời điểm chuẩn bị ra hoa bạn cần bón phân có hàm lượng Kali cao hơn để giúp cây phát triển và trổ bông hoa cao to hơn.

Trên đây là những kiến thức về lan kim điệp cách trồng cũng như cách chăm sóc để bạn biết. Hy vọng bạn sẽ có thể sở hữu được những chậu lan to đẹp và nở hoa vào đúng dịp tết. Chúc bạn thành công.

Lan Kim Điệp Xuân !! Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Lan Kim Điệp Xuân

Mỗi mùa Tết đến xuân về, ngoài mai vàng đào đỏ người ta còn nhớ đến loài hoa mang tên kim điệp xuân. Cũng mang sắc vàng tươi vui ấm nóng mà nhiều người cứ đến độ này là sắm cho mình 1 chậu treo trong nhà với mong muốn mang may mắn, tài lộc đến.

Thay vì mua 1 chậu hoa kim điệp xuân vậy tại sao bạn không thử cách trồng lan kim điệp xuân của chúng tôi dưới đây để có được chậu hoa đẹp đón Tết nhỉ?

1. Lan Kim Điệp Xuân là gì? đặc điểm và cách nhận biêt

1.1 Nguồn gốc và phân bố

Lan kim điệp xuân hay còn có tên tiếng Anh là Dendrobium Capillipes. Người Việt Nam thường gọi chúng với nhiều cái tên khác nhau như kim điệp giấy hay kim điệp vàng. Có nơi thì gọi là kim điệp thường.

Ở trong tự nhiên bạn dễ dàng bắt gặp giống cây này bám vào các thân cây lớn để sinh sôi, phát triển.

Năm 1867 có thể nói là năm “ra mắt” của kim điệp xuân đối với mọi người. Chúng được tìm thấy và công bố trên mặt báo. Thời điểm hiện tại chúng được trồng ở các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như 1 số nước khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ.

Ở Việt Nam, bạn dễ dàng bắt gặp chúng ở các tỉnh Tây Nguyên nhiều hơn. Tuy nhiên, vì mê mẩn vẻ đẹp của nó mà người ta đã tìm cách cấy chúng ở cả 3 miền.

1.2 Cách nhận biết

Nhìn chung giống kim điệp xuân thường có giả hành ngắn (10-20cm), nếu chăm sóc tốt thì sẽ dài hơn (25-30cm), Nhưng nhìn chung giả hành dài như này cực kỳ hiếm có khó tìm. Thân cây nhỏ thường có màu vàng hơi xanh. Lá ít tập trung ở ngọn. Ngọn nhỏ thuôn đẹp mắt. Gốc và đỉnh của cây thì nhỏ hơn phần ở giữa và ở đây có rãnh nhỏ.

Hoa Kim điệp có cánh mỏng, hình tròn màu vàng rực rỡ. Môi hoa có chút lông tơ nhẹ, để ý kỹ mới thấy. Mùi hoa không nồng nàn mà chỉ thoảng nhẹ.

Nếu ai không biết có thể nhầm lẫn giữa hoa kim điệp giấy với hoàng lạp hay vảy rồng vì hình dáng tương đối giống nhau. Tuy nhiên độ dày cánh hoa mỗi loại hoàn toàn khác nhau.

Hoa kim điệp nở vào độ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch. Ở vùng Tây Nguyên hoa có thể nở vào đúng dịp tết nên người ta thường dùng để chơi Tết luôn. Còn những vùng có khí hậu khác thì thường sẽ nở hoa muộn hơn 1 chút.

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc Lan Kim Điệp Xuân

2.1 Hướng dẫn cách trồng lan kim điệp xuân

Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành ghép kim điệp xuân là khi chúng đã rụng hết lá hoặc chuẩn bị trổ hoa. Vì ở nhũng giai đoạn này cây không còn phát triển nữa sẽ dễ dàng cho việc cấy ghép hơn vì chúng không bị sốc và đảo lộn chu kỳ phát triển.

Khi lá rụng hết thì bộ rễ của cây cũng không còn làm việc vất vả để phát triển nữa và cũng không thể giúp cây ra hoa. Do đó, thời gian trồng cây thích hợp là cuối mùa đông và đầu mùa xuân.

KHi mua cây về những rẽ già, càng lá bị dập thối thì bạn tiến hành cắt tỉa hết. Nếu cây có nụ hoa cũng tiến hành bẻ luôn nụ để cây giữ được dinh dưỡng phát triển.

Sau đó ngâm cây trong dung dịch Ridomilgold hoặc Physan 20SL để chống thối rễ. Sau đó tiếp tục ngâm trong dung dịch hòa tan vitamin B1 trong 30p để kích thích bộ rễ phát triển. Cuối cùng vớt ra reo ở chỗ thoáng gió 1 ngày trước khi bắt đầu tiến hành cấy ghép.

Kim điệp khá dễ chịu nên bạn ghép vào chậu vào gỗ trụ hay dớn đều được cả mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Nếu ghép vào chậu thì giá thể bạn chuẩn bị tương tự như lan đùi gà gồm than củi đập vỡ, gỗ nhãn cắt khúc, ít dớn vụn và dớn bản. Khi ghép thì để gốc cây cao hơn hẳn giá thể rồi mới cố định chắc gốc cây là được.

Nhưng có lẽ nhiều người thích nhất là ghép kim điệp xuân vào gỗ trụ hoặc dớn vì trông chúng có gì đó rất thiên nhiên, khi ra hoa trông hấp dẫn vô cùng.

Chỉ có điều khi tưới nước bạn phải đảm bảo nước xung quanh lúc nào cũng đẫm. Nếu bạn là nhà vườn trồng để đi bán thì tránh ghép trụ tròn vì lúc đóng hàng sẽ rất khó đóng để cây khỏi dập. Thay vào đó bạn dùng gỗ trụ, hoặc các hình thù dễ tính hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ghép vào thớt hay vào dớn bảng. Cách này có vẻ được nhiều người chọn nhất vì dễ ghép, dễ chăm sóc, dễ tưới nước, dễ vận chuyển. Nói chung là tiện lợi.

Còn nếu trồng ở nhà thì ghép vào chậu đất nung với giá thể dớn sợi là tiện. Vừa dễ bón phân, tưới nước, tiết kiệm diện tích mà lại có thể luôn giữ gốc cây thông thoáng nhưng vẫn đủ ẩm cho cây lớn.

2.2 Hướng dẫn chăm sóc

Tương tự như lan đùi gà, khi mới cấy ghép bạn không nên tưới nước ngay vì lúc này chúng còn đang bị sốc. Thay vào đó bạn cần chăm sóc chúng tỉ mỉ hơn. Như để chúng ở nơi thoáng mát, tránh nắng mưa trực tiếp. Nếu có phun nước thì cũng chỉ dùng bình phun sương li ti để cho chúng quen dần thôi.

Tuyệt đối không bón các loại phân khác nhau vì có thể làm chúng thối r

Để kích thích cây phát triển thì bạn nên bón loại phân đạm nhiều, hoặc phân có hàm lượng đạm cao. Sang giai đoạn cây trưởng thành thì tăng lượng phân lân cho cây. Đến khi chúng chuẩn bị trổ hoa thì bón nhiều Kali để chúng có lực giúp cây lớn và trổ hoa to hơn.

3. Một số hình ảnh đẹp của Lan Kim Xuân Điệp

4. Lời kết

bạn thấy đấy, cách trồng lan kim điệp xuân không hề khó chút nào. Chúng ta chỉ cần đảm bảo cho cây luôn thông thoáng rễ để phát triển là được.

Và chú ý trong từng giai đoạn phát triển điều chỉnh lượng phân bón để cây ra hoa to và đẹp. Chúng mình hi vọng với cách làm này các bạn sẽ có được 1 chậu lan kim điệp xuân vàng tươi đón tết.

Cập nhật 30/06/2020

Cách Phân Biệt Lan Kim Điệp Giấy Và Kim Điệp Nhựa (Kim Điệp Thơm)

Xin chào các bạn!

Trong các loài lan gọi theo tiếng Việt Nam, có 2 loài gọi Kim Điệp là Kim Điệp Giấy và Kim Điệp Nhựa. Với người mới trồng lan do chưa tìm hiểu đến hoặc chưa trồng qua 2 loài này thì thấy khó phân biệt khi cây không có hoa. Nhìn chung, 2 loài này khá giống nhau và dễ nhầm. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Xin thưa khác nhau ở …chữ Giấy và chữ Nhựa chứ gì nữa, hehe ☺

Tôi sẽ nêu thêm các điểm khác nhau cơ bản để các bạn biết cách phân biệt Kim Điệp Giấy và Kim Điệp Nhựa.

Kim Điệp Giấy nhiều người vẫn gọi Kim Điệp thường, tên khoa học là Dendrobium Capillipes. Đây là loài hoàng thảo thân (giả hành) ngắn, khi các bạn đi mua hàng kilogram để ghép, thường gặp thân ngắn cỡ 10-20 cm, còn những giò thuần chăm sóc tốt thân có thể dài đến khoảng 25-30 cm nhưng ít thấy hơn. Thân màu vàng xanh, có lá mỏng ở gần ngọn. Các bạn còn nghe đến Kim Điệp Xuân, thực ra nó là Kim Điệp Giấy nhưng có xuất xứ tại vùng cao nguyên có khí hậu đặc thù như Lâm Đồng nên ra hoa sớm hơn, thường vào dịp tết.

Kim Điệp Nhựa còn gọi Kim Điệp Thơm, tỷ lệ người gọi 2 tên này tương đương nhau nên đều phổ biến, tên khoa học Dendrobium Trigonopus, thân ngắn, mập, thường 6-12 cm. Ít gặp hơn và giá bán cao hơn Kim Điệp Giấy.

Tiện đây tôi khuyên các bạn cố gắng nhớ được tên khoa học của các loại lan là tốt nhất. Cùng một loài nhưng tên Việt mỗi nơi gọi mỗi khác, không biết tường tận lại tranh cãi nhau.

Khi cây đang hoa thì chẳng nói làm gì, nhìn cây na ná nhau chứ hoa thì khác hẳn nhau. Kim Điệp Giấy có chùm hoa màu vàng tươi rất đẹp, cánh hoa mỏng, cánh dáng tròn, môi hoa to có lông tơ, mùi chỉ thoảng nhẹ. Mùa hoa thường khoảng tháng 2-4 dương lịch.

Hoa Kim Điệp Nhựa khác với Kim Điệp Giấy, hoa của Kim Điệp Nhựa cánh nhọn, rất dày, bông hoa hơi bóng nên nhìn có cảm giác như hoa nhựa, màu vàng kim, phớt xanh lục ở họng, hoa rất bền, khoảng 40-50 ngày, thơm đậm mùi mật, kẹo. Mùa hoa muộn hơn một chút, khoảng tháng 4 dương bắt đầu nở rộ.

Khi cây không hoa, ta so sánh các điểm sau:

a) Lá: Đây là điểm dễ nhận biết 2 loài này nhất.

Lá Kim điệp giấy có màu xanh vàng, xanh non còn lá Kim Điệp Nhựa có màu xanh sẫm, xanh tối gần như Kiều Hồng.

Lá chụp gần là Kim Điệp Giấy, phía sau là Kim Điệp Thơm

Lá Kim điệp giấy mềm, mỏng còn lá Kim Điệp Nhựa dày, cứng hơn. Mỏng thế nào là mỏng? dày, cứng đến thế nào là dày, cứng? Với các đặc điểm về dài – ngắn, to – nhỏ, dày – mỏng, mềm – cứng thì càng nhiều kinh nghiệm thực tế nhận biết càng chuẩn xác. Cứ bảo Đai Châu to hơn Sóc ta, thế người mới trồng lan gặp 1 cây đai châu con bé tẹo và 1 cây sóc ta trưởng thành, so làm sao? Cách nhanh nhất để nhận biết các loài là ta phải tự tay trồng chúng, được chăm sóc sờ nắn hàng ngày, như vậy chỉ sau 1 thời gian ngắn thì quen mắt quen tay, sau này có thể là nhìn qua một loài lan mà ta đã trồng, sờ nắn nhẹ vài lá cây thì ta đã biết nó là cây gì rồi, đúng cỡ 90%, còn chỉ đọc và nhớ suông trên internet mà không trồng thực tế thì đến lúc nhìn tận mắt, sờ tận tay, chả biết thế đã là dài chưa? là mỏng chưa? là dày, cứng chưa? cuối cùng vẫn ko nhận biết được loài nào.

Điểm quan trọng này, mặt dưới lá Kim Điệp Giấy trơn, không có lông đen còn mặt dưới lá Kim Điệp Nhựa có 1 lớp lông đen rất nhỏ, ngắn, mịn, có thể nhìn kỹ để thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên ai lớn tuổi mắt kém thì khó nhìn được điểm này.

Lá Kim Điệp Nhựa có lông đen ở mặt dưới (ảnh trên)

Lá Kim Điệp Giấy xanh, trơn (ảnh trên)

b) Ngồng hoa

Một đặc điểm dễ thấy nữa để phân biệt 2 loài này là nhìn ngồng hoa cũ. Lan mua theo cân thì đa phần đã đủ tuổi, từng ra hoa rồi nên thường còn cuống hoa cũ trên thân già.

Kim Điệp Giấy có hoa dạng chùm nên khi hoa tàn thường còn cuống hoa khô dài khoảng 8-15 cm trên thân già (khoảng 01 ngón tay). Kim Điệp Nhựa bật bông hoa từ thân, khi hoa tàn còn lại cuống hoa khô ngắn ngủn 2-3 cm thôi (khoảng 01 đốt ngón tay). Vậy nên nếu thấy giề Kim Điệp nào chỉ cần có 1 ngồng hoa dài cỡ 1 ngón tay thì giề đó là Kim Điệp Giấy rồi. Vậy ai hỏi nếu người ta cố tình cắt ngồng hoa Kim Điệp Giấy đi cho ngắn như Kim Điệp Nhựa thì phân biệt sao? Thì có phải có mỗi đặc điểm này đâu, so sánh các đặc điểm khác đi chứ ☺

Ngồng hoa cũ Kim Điệp Giấy dài (ảnh trên)

Ngồng hoa cũ Kim Điệp Nhựa ngắn (ảnh trên)

c) Thân/giả hành

Thân trưởng thành Kim Điệp Giấy dài hơn, thường dài 10-20 cm hoặc hơn nữa, xanh sáng hơn, thân tơ nhìn căng mọng hơn, có nhiều lớp áo trắng bạc bao thân.

Thân Kim Điệp Giấy (ảnh trên)

Thân trưởng thành Kim Điệp Nhựa ngắn hơn, thường 8-12 cm, màu xanh sẫm hơn, ít áo trắng bạc bao thân hơn, thân già còn có màu vàng hoặc nâu đỏ, nhìn dáng thân cứng hơn hẳn so với Kim Điệp Giấy.

Thân Kim Điệp Thơm (ảnh trên)

Một điểm dễ thấy nữa là thân con mới nhú của Kim Điệp Nhựa phủ chi chít lông tơ đen, còn thân con của Kim Điệp Giấy thì xanh non màu mạ, trơn, không hề có lông đen. Các bạn mua cây không vào mùa có thân con thì không thấy điểm này.

Nợ ảnh mai chụp

Tôi thường dựa vào các đặc điểm trên để phân biệt Kim Điệp Giấy và Kim Điệp Nhựa (Kim Điệp Thơm), xin chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn mới chơi lan được biết. Có lẽ còn có các đặc điểm khác để phân biệt tuy nhiên kiến thức tôi còn hạn chế nên chỉ chia sẻ được đến vậy, rất mong được anh em bạn bè chơi lan có nhiều kiến thức hơn, kinh nghiệm dày dạn hơn góp ý, bổ sung về email phonglanrung.com@gmail.com để bài viết thêm hoàn thiện, cùng giúp cho tất cả mọi người có thêm hiểu biết về hai loại lan rất đẹp này. Chúc mọi người có nhiều niềm vui với hoa lan.

Lan Kim Tuyến – Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Kim Tuyến

THÔNG TIN CHI TIẾT

Lan kim tuyến hay còn được gọi với nhiều tên địa phương khác như: lan kim tuyến lông cứng, giải thủy tơ, lan gấm. cỏ nhung, kim cương, lan có tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata. Là 1 loài thực vật bản địa điển hình của chi cùng tên Anoectochilus, phân họ Orchid, phân tông Goodyerinae với khoảng 35 chi và hơn 450 loài khác nhau.

Lan kim tuyến được phát hiện nhiều nhất tạo Hy Mã Lạp Sơn với khoảng 28 loại, sau đó được thấy nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,…

Đặc điểm của lan kim tuyến

Đặc điểm hình dáng của lan kim tuyến

Lan kim tuyến thuộc loại cây thân thảo, có thân rễ mọc dài, thường đâm thẳng xuống đất, trung bình 1 cây lan kim tuyến có khoảng từ 2 – 10 rễ, chiều dài của rễ phụ thuộc vào kích thước của cây, trung bình dài khoảng 5 – 8cm.

Lá có dạng hình trứng, gần tròn ở phần gốc, nhọn dần về phần ngọn, ở chóp có mũi ngắn, mọc cách xoắn quanh thân, xòe trên mặt đất, có kích thước khoảng 3 – 6cm, lá có màu nâu đỏ ở mặt trên, mặt dưới có màu đỏ nhạt. Gân lá có hình mạng nhện lông chim, thường có 5 gân gốc, cuống dài khoảng 1cm, thường có màu xanh trắng, bẹ lá có màu hơi đỏ tía.

Hoa tự mọc thành chùm ở đầu ngọn thân, trục hoa dài từ 5 – 25cm, có phủ 1 lớp lông màu nâu đỏ, mỗi chùm có từ 5 – 10 hoa trắng, hai 2 bên rìa mang từ 5 – 9 râu mỗi bên.

Lan kim tuyến thường nở hoa vào tháng 9 – 12 hằng năm, ra quả vào tháng 12- 3. Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, thường phân bố ở các vách núi, ven sông, nơi có nhiệt độ tương đối thấp, độ ẩm cao.

Công dụng của lan kim tuyến

Ngoài công dụng trang trí, chưng kiểng cho sân vườn, ban công, lối đi, hành lang,… lan kim tuyến còn có tác dụng điều trị một số bệnh thường gặp ở người rất hiệu quả

Là phương thuốc bổ giúp nhuận tràng, lợi thận, ngăn ngừa 1 số tế bào gây ung thư ở người. Lan kim tuyến còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về đường ruột như: đau dạ dày, viêm dạ dày cấp tính, đau ruột thừa,…, công dụng giảm đau, chữa lành vết thương nhanh chóng

Hiện nay, lan kim tuyến là 1 trong những thành phần để sản xuất các loại thuốc chữa trị cho con người

Cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến

Chuẩn bị giá thể

Lan kim tuyến là loài cây đang dần được liệt vào danh sách cây tuyệt chủng, bởi đặc tính lan rất khó trồng và khó chăm sóc, vì vậy bạn cần chú ý khi trồng và chăm sóc cây ngay từ công đoạn xử lý giá thể.

Xơ dừa đem phơi khô, sau đó ngâm trong nước vôi loãng 6 tiếng, sau đó vớt xơ dừa ra  để ráo, dùng dao hoặc máy băm nhỏ xơ dừa ra.

Rễ dương xỉ khô đem xé nhỏ, ngâm trong nước sạch khoảng 1 tiếng.

Dớn vụn cũng ngâm chúng trong nước sạch sao cho ngấm no nước.

Sau đó, tiến hành trộn hỗn hợp giá thể và các thành phần vừa xử lý trước đó với nhau theo tỉ lệ: 3 đất, 1 rễ  cây dương xỉ, 2 dớn vụn, 3 phân chuồng ủ mục, 2 xơ dừa, ủ với nước trong vòng 1 tuần trước khi đem đi trồng cây.

Chuẩn bị giống

Trước khi trồng, bạn nên ngâm cây con trong chế phẩm kích thích mọc rễ và thuốc từ nấm như thuốc tím, daconil hoặc benlat,…, để phòng trừ sâu bệnh cũng như giúp lan phát triển và sinh trưởng thuận lợi hơn. Nên chọn những cây giống có chất lượng cao, bộ rễ và mầm non, lá chồi phát triển tốt, không bị sâu bệnh tấn công

Cách trồng lan kim tuyến

Trồng từng cây vào giá thể tạo thành từng cụm một, mỗi cụm khoảng 5 cây, khoảng cách giữa các cụm nên cách nhau từ 0,5 – 1m.

Các loại hoa ban công đẹp, độc đáo

Dùng nay nén chặt phần đất dược gốc để cố định cây thẳng đứng, rễ cây phải chìm hẳn trong giá thể.Tiếp đó, dùng túi nilon hoặc vải lưới bọc kím giá thể lại trong 6 -8 ngày đầu, sau đó có thể bỏ túi nilon ra.

Sau đó tiến hành tưới và chăm sóc bình thường cho lan kim tuyến

Cách chăm sóc lan kim tuyến

Tưới nước

Đối với lan kim tuyến nên tưới bằng cách phun sương, bạn có thể sử dụng hệ thống dàn phun sương hoặc bình phun sương, tưới 2 lần/1 ngày nên tưới đủ ẩm cho giá thể, không nên tưới quá nhiều cây sẽ bị thối rễ.

Khi mưa độ ẩm tăng cao thì chỉ nên tưới 1 lần/1 ngày tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể,

Bón phân

Tùy theo độ tuổi của lan mà ta tiến hành bón các loại phân với liều lượng khác nhau, phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây

Khi lan được 3 tháng: Đây là giai đoạn lan đang phát triển, vì vậy chủ yếu bón thêm phân đạm cho cây, bằng cách pha loãng với nước tưới cho cây 1 tuần/1 lần, ngoài ra bạn có thể cung cấp thêm phân lân hoặc phân Urê.

Khi lan được 1 năm tuổi và đang chuẩn bị ra hoa thì tiến hành bón phân theo công thức 3 NPK (16:16:8), 3 Kali, 3 KCL, 1 phân chuồng ủ mục bón xung quanh phần gốc của lan

Phòng trừ sâu bệnh cho lan kim tuyến

Đối với lan kim tuyến cách tốt nhất để phòng trừ sâu bệnh cho cây là phải đảm bảo độ ẩm cũng như các chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra hiện trạng của lan để phát dấu hiệu bệnh kịp thời, từ đó có cách phòng trị hiệu quả.

Loại bỏ ngay những cây đã bị nhiễm bệnh để tránh lan sang các cá thể khác.

Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về loài hoa dược liệu lan kim tuyến này.

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/

Lan kim tuyến – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến

5

(100%)

1

vote[s]

(100%)vote[s]