Trồng Và Chăm Sóc Lan Kiều / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Lan Kiều Có Những Loại Nào? Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Kiều

Lan kiều hay lan thủy tiên là một giống lan đẹp được trồng rất nhiều ở nước ta. Loài lan này ưa khí hậu mát mẻ nhưng cũng có khả năng thích nghi khá tốt nên có thể sống được ở nhiều vùng miền. Lan kiều có nhiều loại và nếu bạn là người chơi lan thì không thể thiếu loài hoa này trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc cách nhận biết, chăm sóc lan kiều vuông, tím, vàng, hồng, dẹt, mỡ gà, môi tua chi tiết nhất.

Nhận dạng lan kiều

Cách phân biệt các loại lan kiều không quá khó. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là giả hành lớn, thân tròn, vuông với 2 màu thân chính là nâu và xanh.

Lan kiều vuông có thân vuông, góc cạnh, chiều dài thân từ 20 tới 40cm. Loài hoa này nở vào đầu mùa xuân.

Lan mỡ gà cũng có thân vuông nhưng các cạnh không sắc như lan kiều vuông. Lan mỡ gà có màu vàng và nở vào cuối mùa xuân đến hết hè.

Kiều môi tua, chiều dài thân từ 20 tới 40cm. Loài hoa này nở vào đầu mùa xuân.

Lan kiều tím có thân tròn, xẻ rãnh rọc thân với lá dày và cứng. Hoa nở từ cuối xuân đến hết hè tương tự như lan mỡ gà.

Lan vàng có thân dài, lá mỏng, hoa có cánh trắng hong vàng và cũng nở từ cuối xuân tới hết hè.

Lan kiều dẹt có thân dẹt tương tự hoàng thảo, lá nhẵn và nở vào dịp tết.

Lan Kiều dẹt

Khi mua lan kiều, bạn đọc nên lựa chọn những bụi lớn có từ 5 tới 20 giả hành tơ thì cây sẽ khỏe và ra hoa đều hơn. Chọn những cây có thân thẳng, các mắt ở gốc hướng lên trên, cây càng nhiều giả hành càng đẹp. Thân lan nên chọn cây bánh tẻ, không quá già hoặc quá non sẽ ít sâu bệnh và đốm nấm. Tránh chọn những cây có lá đốm, bị dập nát.

Kỹ thuật trồng lan kiều

Điều quan trọng đầu tiên khi trồng lan chính là lựa chọn giá thể phù hợp. Tùy từng loại giá thể sẽ có cách trồng và chăm sóc khác nhau.

Lan trồng lũa có nét đẹp thanh tao nhưng cây lại phát triển kém, chăm sóc và vận chuyển rất khó khăn.

Than có giá thành rẻ, dễ trồng và cây phát triển khá tốt. Chỉ cần đập nhỏ giá thể bằng ngón tay cái rồi rửa sạch, sau đó cho vào chậu.

Dớn sợi, dớn cục có thể rửa sạch, sau đó luộc sôi rồi cho vào chậu trồng lan

Rêu và dớn xốp cần xé nhỏ, ngâm nước hoặc luộc qua cho hết cỏ dại, nấm bệnh. Sau đó cho vào chậu trồng. Đáy chậu nên bỏ xốp bằng đầu ngón tay để tránh úng. Giá thể rêu này rất tốt cho lan kiều vào mùa khô nhưng dễ gây nấm bệnh vào mùa mưa.

Xơ dừa ngâm trong 1 ngày sau đó rửa lại nhiều lần cho hết chát rồi bỏ vào chậu. Điểm yếu của giá thể xơ dừa là dễ úng, dễ rụng khi vận chuyển.

Mùn cưa các loại gỗ như nhãn, vú sữa, vải có thể bọc bằng một miếng vải. Sau đó luộc qua rồi cho vào chậu trồng lan. Ngoài ra, miễng gỗ các loại trên có thể rửa sạch và làm móc để ghép rễ.

Lưu ý

Lan kiều nói chung phát triển mạnh nhất vào mùa xuân nên hè là thời gian thích hợp nhất để ghép cây. Khi mua lan về cần cắt rễ già cho gọn gàng, sau đó cắt bỏ các lá hỏng, rửa sạch và để ráo. Có thể xịt thêm thuốc nấm, xát khuẩn kết hợp Vitamin B1 rồi treo ở nơi thoáng mát từ 1 tới 5 ngày trước khi trồng.

Ngoài ra, chúng ta có thể treo cây ở nơi thoáng mát khoảng 3 ngày, sau đó ngâm cả cây vào hỗn hợp B1, Atonic và Ridomil trong 15 phút. Tưới cây hàng ngày bằng bình xịt để cây không bị tóp thân. Sau 1 tuần có thể tiến hành ghép, khi mới ghép xong không tưới nước trong 3 ngày. Sau đó tưới nước cho cây đều đặn hàng ngày, kết hợp phun B1 và kích rễ mỗi tuần 1 lần.

Cách chăm sóc lan kiều

Kiều môi tua

Loài lan kiều được đánh giá là có bộ rễ khỏe, thân trữ nước tốt nên rất dễ chăm sóc. Chỉ cần lưu ý rễ cây phải thoáng, tránh để sũng gốc vì lan kiều dễ chết vì thừa nước. Lan kiều nói chung có thể chịu nắng khá tốt nhưng nếu bị phơi nắng trực tiếp có thể khiến cây bị cháy lá. Cây khi ra hoa vẫn giữ lá, không rủ xuống như loài thân thòng nên vào mùa ra hoa cần hạn chế tưới nước. Cây sẽ không ra hoa mà chỉ nẩy mầm nếu tưới quá nhiều hoặc bị cớm nắng.

Gốc cần giữ chắc chắn, không xê dịch hay lay gốc nhưng cũng được nèn quá chặt.

Tránh ghép cây cao với cây thấp. Nên ghép những giả hành có cùng kích thước vào 1 chậu

Không được lấp gốc vì sẽ làm thối mầm non.

Tóm lại, nên giữ cây ở nơi thoáng mát tầm chục này tới một tháng để cây hồi lại. Xịt B1 và Atonik vào giá thể theo định kỳ mỗi tuần 1 lần. Cây một khi đã hồi cần cho tiếp xúc với ánh nắng khoảng 50% tùy theo từng giá thể. Khi rễ mới dài từ 3 đến 5cm có thể tưới thêm phân chậm tan để kích thích tăng trưởng.

Như vậy, bài viết trên đây vừa chia sẻ những thông tin khá chi tiết, giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc nhận biết và chăm sóc các loại lan kiều vuông, tím, vàng, hồng, dẹt, kiều mỡ gà kiều môi tua,…

Hy vọng, những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn!

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Kiều Vàng

Kiều vàng – Dendrobium thyrsiflorum là loại lan họ Kiều (thủy tiên) mọc thành khóm, thân tròn cứng, màu xanh dài khoảng 30-60 cm, có nhiều rãnh dọc mờ chạy dọc thân, trên thân có nhiều đốt.

Kiều vàng thường có 3-5 lá trên một thân, kích thước tương đương lá Kiều Hồng nhưng mỏng, dáng nhọn hơn, xanh nhạt hơn, hơi bóng. Thuộc họ Kiều nên cây không có mùa nghỉ, lá xanh quanh năm, ít rụng lá trong mùa hanh khô trừ khi thiếu hụt nước. Loại này phân bố nhiều ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là các tỉnh Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên…, ở Đông Bắc cũng có nhưng ít hơn. Cây còn được gọi với cái tên Thủy tiên cam.

Hoa Kiều vàng có dạng chùm to dài khoảng 20-30 cm gồm nhiều bông đơn lẻ mọc quanh phát hoa, mỗi bông có cánh trắng, họng vàng tươi rất đẹp, màu sắc nổi bật, thơm nhẹ và không bền lắm, khoảng 5-7 ngày. Kiều vàng nở hoa vào cuối xuân – đầu hè, khoảng tháng 4 dương lịch.

Hướng dẫn trồng & chăm sóc Kiều Vàng

Kiều vàng khi mới mua về, cứ cắt rễ cũ cho gọn gàng, chỉ cần cách gốc khoảng 1 cm, giề nào rễ dày ta dùng mũi kéo chọc, gẩy và bấm đi cho mỏng bớt, để ít rễ cứ sẽ kích thích cây ra rễ mới nhanh hơn, đừng sợ cây chết mà không dám động vào rễ. Xối qua nước sạch, ngâm cả cây vào dung dịch kích rễ như B1 hoặc Atonik khoảng 1-2 tiếng rồi đem trồng. Giá thể thích hợp là gỗ khúc hoặc dớn chậu. Ta dùng dây thít nhựa, dây nylon hoặc súng bắn ghim hay các vật dụng có thể cố định được phần gốc cây thật chắc với giá thể. Ta hạn chế dùng các vật liệu kim loại vì sau một thời gian nó sẽ han gỉ, rễ non mọc ra chạm vào có thể gây thui rễ. Ghép cây dạng đứng hoặc nghiêng chếch ngọn lên trời do thân Kiều vàng cứng, không ghép chúc xuống như lan thân thòng. Còn tùy vào tình hình tiểu khí hậu chỗ trồng, nếu gió thổi liên tục hoặc nắng nóng khô nhiều thì ta ghim thêm một ít miếng xơ dừa cách gốc 1-2 cm để giữ ẩm tốt hơn, không được phủ kín mít gốc sẽ gây úng thối.

Sau khi ghép ta nên reo giò lên cao khoảng đầu người trở lên, không treo thấp, để nơi râm mát, độ ẩm cao, thoáng gió. Hàng ngày tưới phun sương khoảng 2 lần, cách 5-7 ngày ta lại phun dung dịch B1 cho lan hoặc Atonik loãng hơn chỉ dẫn trên bao bì chút, cây sẽ sớm ra rễ. Kiều vàng là loại ưa ẩm nhưng cũng thích sáng, do vậy khi cây đã ra rễ khỏe mạnh có thể treo dưới 1 lớp lưới đen, chú ý mùa đông vẫn phải tưới cho Kiều vàng nhưng với mật độ thưa hơn mùa nóng, cây không có mùa nghỉ như lan thân thòng nên thiếu hụt nước lâu dài sẽ bị xuống lá, xấu cây và ảnh hướng đến quang hợp, hô hấp của cây.

Theo Phonglanrung.com

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Kiều Hồng

Kiều Hồng – Dendrobium amabile là loại hoàng thảo thuộc họ thủy tiên, giả hành tích trữ nước, rễ của chúng phát triễn rất khỏe nên về cơ bản là khá dễ trồng.

Nhận biết lan Kiều Hồng

Cây thuộc loại giả hành lớn, khác với farmeri thân vuông, amabile thân tròn, màu nâu hoặc xanh đen; dài từ 40-100 cm, lá mọc so le từ khoảng giữa thân đến ngọn. Cây được gọi với các tên như thuỷ tiên hường, thuỷ tiên tím hay kiều tím, kiều hường, kiều hồng, Lan hoàng thảo thơm, Lan thủy tiên hường. Hoa Kiều Hồng không bền lắm chỉ khoảng 5-10 ngày nhưng hoa dạng chùm to, màu sắc tươi sáng nổi bật, nhất là khi nắng chiếu vào chùm hoa ta có cảm giác nó sáng rực lên cực kỳ đẹp. Do đặc điểm của vùng miền khác nhau mà cánh hoa có màu trắng hay màu tím

Hoa nở rộ vào mùa hè khoảng cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 dương lịch, mùi hơi thơm ngọt.

Điều kiện trồng lan Kiều hồng

Cây ưa ẩm và đến lúc ra rễ nhiều ta đưa ra nơi có nhiều nắng sẽ sai hoa, trồng được cả trong chậu và ghép gỗ, khá dễ thuần, ra rễ nhanh và nhiều. Kiều hồng không rụng lá để ra hoa cho nên có cắt nước thì cũng không cắt triệt để như lan thân thòng bởi nó còn phải nuôi lá nữa, thiếu nước lâu dài nó bị xuống lá nhìn sẽ xấu đi.

Vì kiều hồng không có mùa nghỉ nhưng phát triển mạnh nhất vào mùa Xuân – Hè nên thời điểm ghép tốt nhất chính là mùa này. Tốt nhất là nên chọn nguyên giề, chọn bụi nhiều thân trưởng thành, không già, không non quá.

Giá thể nên chọn gỗ nhãn, vũ sữa, các loại gỗ cứng bền vỏ dày hoặc gỗ lũa còn chắc, tươi, không có sâu mọt, không mục. Không nhất thiết nhưng nếu ngâm giá thể qua nước vôi trong khoảng nửa – 1 ngày trước khi ghép thì càng tốt.

Cách trồng lan Kiều hồng

Tôi thường xử lý cây rồi ghép khá nhanh và đơn giản, không cần cầu kỳ đủ các loại thuốc với liều lượng chi li như nhiều bài viết khác, cứ gần theo chỉ dẫn trên chai là được (vì thực tế tôi không dùng các dụng cụ đo chính xác mà cứ áng chừng lượng thuốc và nước mà pha thấy cũng không có vấn đề gì xảy ra, thực vật nó không bị phản ứng nhanh, mạnh với tác động khách quan như động vật, động vật lỡ ăn thuốc quá liều là biết ngay 😀 ), tôi cũng thường không chờ thời gian mấy ngày mới ghép (trừ khi bận hoặc lười chưa muốn ghép ngay).

Kiều hồng mới mua về cắt ngắn rễ cách gốc 3-5 cm, xối nước sạch, ngâm cả cây vào dung dịch Atonik hoặc B1 hoặc N3M (nhỏ thêm vài giọt thuốc trị nấm như Ridomil càng tốt, không có thì thôi) khoảng 1-2 tiếng rồi nhấc ra ghép. Có thể dùng dây nylon buộc, dùng đinh + ống dây tio đóng chặt phần gốc với giá thể nhưng theo tôi ghép lan vào gỗ cứ mua dây thít nhựa về thắt, vừa rất nhanh, đẹp, gọn, chặt mà cũng rẻ và bền. Ghép xong tránh mưa, treo nơi râm mát, hàng ngày tưới phun sương toàn bộ cây 1-2 lần tùy môi trường trồng khô hay ẩm, nhiều hay ít gió, thấy khô có thể tưới, 01 tuần 01 lần ta lại phun B1 hoặc Atonik để kích rễ.

Chăm sóc

Kiều hồng có bộ rễ khỏe, thân trữ nước nên khá dễ chăm nhưng cần chú ý rễ phải thoáng, không để sũng gốc, cây thường chết do thừa nước chứ không chết vì thiếu nước, do vậy vườn nhà ai ẩm mát ta ghép gỗ hoặc lũa thì tương đối an toàn vì thoát nước ngay sau khi tưới mà không sợ bị khô, vườn nhà ai khô nóng thì nên trồng chậu đất nung với than củi to + vỏ thông + xơ dừa tuy nhiên phải thường xuyên thò tay vào giá thể kiểm tra, nếu còn ẩm mát thì không tưới, chỉ tưới khi khô hoàn toàn. Loài này chịu nắng khá tốt, khoảng 70-80% nhưng không ưa mưa nắng thất thường, mới ghép nên tránh mưa kẻo thối ngọn.

Thời gian trước mùa ra hoa khoảng 1 tháng ta tưới nước lã ít đi nhưng vẫn phun NPK 10-30-10 một lần/tuần để kích hoa đồng thời đưa giò ra nơi nhiều nắng một chút, càng tưới nhiều nước lã hay thiếu nắng vào thời điểm này là ko hoa chỉ ra thân mầm. Sau mùa hoa cây cần nhiều nước và thời gian này cũng rất nóng, ta lại đưa giò vào nơi ít nắng hơn, tưới nhiều hơn, bón phân bón lá NPK 30-10-10 hàng tuần để hỗ trợ phát triển sinh trưởng cho thân non mới lên.

Xem thêm

Phong Lan Kiều Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Những năm trở lại đây, Phong lan kiều được ưa chuộng bởi chúng dễ nuôi trồng, dễ chăm sóc và phát triển tốt tại các nơi có điều kiện khí hậu khác nhau. Chúng đều cho hoa rất đẹp với nhiều màu sắc, kiểu dáng và hình thái khác nhau tạo nên nét riêng của loài và hương thơm cũng khá nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho chủ nhân. Bên cạnh đó, lan kiều cũng có giá thành khá hợp lý, không đắt so với các loài lan khác trên thị trường. Sẽ là may mắn nếu như người chơi lan có ngay một bộ sưu tập đầy đủ các loại lan kiều trong nhà.

1.Đặc điểm chung

Một số loại phong lan kiều được nhắc đến nhiều nhất như: Phong lan kiều vàng, kiều vuông ( phong lan thủy tiên), kiều tím, kiều dẹt, kiều hồng. Tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm chung như sau:

Là loài phong lan ưa nắng, thoáng mát và nhiệt độ ở nơi trồng lan thủy tiên nên duy trì từ 20 – 30oC  là cây có thể sinh sống và phát triển tốt nhất. Ngoại trừ, lan kiều dẹt chúng cần nhiệt độ mát mẻ hơn các loài lan khác, người trồng lưu ý nếu như trồng lan kiều dẹt cần đặt lan ở các vị trí có nền nhiệt thấp hơn từ 17 – 28oC; Không cần tưới nước quá nhiều lần trong một tuần, độ ẩm duy trì từ 60 – 80%, không quá thấp sẽ khiến lan phát triển chậm hoặc có các biểu hiện teo thân, tóp ngọn.

Lan kiều cho số lượng hoa nhiều, chùm hoa to, dài, nhiều màu sắc và khá bắt mắt, hoa lâu tàn, thời gian nở từ 15 ngày tới 1 tháng.

Thân các loại lan kiều khá giống nhau

2. Cách thức trồng phong lan kiều

Tùy vào điều kiện kinh tế, sở thích của mỗi người mà sẽ có những cách thức trồng phong lan kiều khác nhau. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc những cách trồng phổ biến thường được người chơi lan áp dụng tại nhà.

Trồng lan kiều vào dớn bảng, dớn đĩa

Cũng giống như cách thức trồng các loại phong lan khác người trồng cần xử lý các giá thể trước khi

trồng lan kiều bằng cách ngâm trong nước vôi trong hoặc khử trùng bằng thuốc nhằm giữ sạch dớn bảng, dớn đĩa ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng tới sự phát triển của lan. Chúng ta tiến hành phủ một lớp mỏng rêu bên trên bề mặt dớn bảng, dớn đĩa việc làm này giúp giữ được độ ẩm nhất định cho cây, sau đó đặt lan lên trên, dùng dây thít nhựa xuyên qua hai bên nhằm cố định lan vào dớn.

Trồng phong lan kiều vào chậu

Đây là cách trồng được áp dụng nhiều cho hầu hết các loại thuộc chi hoàng thảo bởi

chúng khá dễ cho việc chăm sóc, tiết kiệm được không gian, diện tích trồng, dễ dàng di chuyển cây từ vị trí này qua vị trí khác, giúp cho cây hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như tạo được độ thẩm mỹ cao.

Khi đã chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng, đồ dùng hỗ trợ trong quá trình trồng thì ta cần lưu ý trong việc chọn chậu trồng lan, có thể là chậu đất nung hoặc chậu nhựa đều được nhưng phải đảm bảo chậu có đục lỗ nhỏ ở đáy hoặc hai bên nhằm cho việc thoát nước tốt khi chúng ta tưới nước cho lan, tránh trường hợp lan bị úng nước và chết. Bên cạnh đó, phải luôn nhớ chậu và các giá thể trồng lan phải được khử trùng sạch sẽ, hạn chế mức thấp nhất mầm bệnh cho lan, ảnh hưởng tới việc sinh trưởng và phát triển của chúng.

Thông thường với phong lan kiều, người ta thường lựa chọn các giá thể như: Vỏ thông, than củi, dớn cọng, rêu cỡ nhỏ trộn đều với nhau để trồng lan; giúp cho lan hấp thu các chất dinh dưỡng từ giá thể nhanh chóng. Tiếp đó, ghép rễ lan kiều sao cho chạm vào các giá thể, vì là các loại lan kiều đều ưa sự thông thoáng, khi trồng chúng ta cần lưu ý không ấn chặt phần gốc xuống giá thể mà phải để chúng nhô lên trên mặt giá thể, chỉ rắc một chút rêu lên phía trên bề mặt nhằm giúp rễ nhanh phát triển và phần gốc không bị khô. Dùng nẹp cố định các phần gốc một cách nhẹ nhàng, tránh cây bị lay gốc trong quá trình tưới nước và chăm sóc.

Ngoài ra, nhiều người còn lựa chọn cách trồng lan vào gỗ lũa để tăng độ thẩm mỹ cho giò lan. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy, lan kiều trồng trên gỗ lũa thường chậm phát triển hơn so với trồng trong trậu hoặc dớn bảng, dớn đĩa.

Trên đây là những chia sẻ của Huyền Bùi về loài lan này.