Trong Va Cham Soc Cay Dua Le / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Dưa Lê Cô Nương, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Dua Le Co Nuong

Kỹ thuật trồng cây

Giống chín sớm, kháng bệnh. Trọng lượng trái bình quân 1,5 kg, độ đường khoảng 15-18%, thời gian từ ra hoa đến thu hoạch khoảng 30-35 ngày, trồng mùa Hè dễ đậu trái, độ đường ổn định.

I. Đặc điểm giống

Là giống lai F1 thế hệ mới do tập đoàn East West Seed lai tạo và sản xuất tại Thái Lan.

Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, thích ứng rộng. Miền Nam trồng được quanh năm, miền Bắc trồng vụ xuân và vụ thu đông.

Thời gian sinh trưởng: 62-65 ngày (tùy thời vụ).

Trái có hình tròn hơi oval, vỏ trơn khi chín màu vàng kim, trái đồng đều, trọng lượng trái 1,7-2,5 kg. Thịt trái màu vàng cam, ăn rất ngon, giòn và ngọt.

II. Kỹ thuật trồng

Chuẩn bị đất:

-Làm sạch cỏ, cày bừa đất tơi xốp, lên luống thoát nước, bón 30-50 kg vôi/1.000 m2.

-Lên liếp kết hợp bón lót và phủ bạt, liếp đơn rộng 0,8-1,0 m, liếp đôi rộng 2,7-3,0 m.

Khoảng cách trồng: Cây cách cây 0,4 m.

Chuẩn bị hạt giống:

Lượng hạt cần cho 1.000m2 đất trồng: 55g (khoảng 1.700 hạt).

Cách ngâm ủ hạt: Ngâm hạt vào nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong 3-4 tiếng rồi vớt ra, để ráo, gói vào khăn ẩm sạch, ủ ấm 24-30 tiếng, thấy hạt nứt nanh thì đem gieo. Có thể gieo trực tiếp ra ruộng hoặc gieo vào bầu. Nếu gieo vào bầu, khi cây con được 2 lá mầm thì cấy ra ruộng (sau gieo 3-4 ngày).

Bón phân:

Bón lót: 75-80 kg NPK 16-16-8, kết hợp với phân hữu cơ và các loại phân vi lượng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bón thúc: Sau khi gieo 18-20 ngày, bón 30 kg NPK 16-16-8.

Chú ý: Tuyệt đối không phun chất kích thích sinh trưởng GA3 hoặc các loại thuốc có chất điều hòa sinh trưởng khác. Không dùng phân bón lá và bón phân đạm (urê) ở giai đoạn trái nuôi trái.

Tỉa cành và chọn trái:

-15 ngày sau khi gieo: Tỉa bỏ các chồi ở các nách lá phía dưới đốt thứ 7.

-30 ngày sau khi gieo: Tiến hành cắt bỏ chồi, bấm ngọn dây chính. Để lại ba dây nhánh ở đốt thứ 7, 8 và 9. Từ các trái ở trên ba dây này sẽ chọn để lại một trái.

Sau khi chọn trái thì cắt bỏ các chồi phụ và bấm ngọn dây nhánh để cây thông thoáng, dễ quản lý sâu bệnh hại và tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu vẽ bùa: Diệt trừ bằng các loại thuốc Trigard, Voliam Targo…

Côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy nhớt, bọ phấn trắng: Diệt trừ bằng các loại thuốc như Confidor, Radian, Actara… Dùng luân phiên các loại thuốc để tránh kháng thuốc, không nên pha trộn nhiều thuốc để phun.

Để phòng trừ bệnh hại cần chú ý bón phân đầy đủ và cân đối, trồng với mật độ vừa phải, vệ sinh đồng ruộng cho thông thoáng, làm đất tơi xốp, thoát nước tốt, kịp thời cắt bỏ và tiêu hủy phần cây bị bệnh để tránh lây lan. Bệnh chết cây con: Phun Ridomil gold.

Bệnh thối thân, thán thư: Phun Copper B, Aliette, Antracol, Topsin, Ridomil gold, Amista, Mancozep.

Bệnh nứt thân chảy nhựa phun Revus opti, Score.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Bệnh phấn trắng dùng Anvil, Score, Dithand M-45, Anvil, Tilt super, Daconil.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Dưa Hấu Tí Hon, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Dua Hau Ti Hon

Kỹ thuật trồng cây

Cây “ Dưa hấu tí hon” có tên khoa học là Melothria scabra, các tên gọi khác như dưa hấu chuột, dưa hấu Mexico, Cucamelon, Pepquino. Cây thuộc họ dây leo có trái ăn được. Trước đây, Pepquino là loại cây dại ở Nam Mỹ, sau đó những người nông dân Hà Lan đem giống dưa này về trồng trong nhà kính. Từ đó, dưa hấu tí hon trở thành đặc sản và được bán khắp châu Âu. Dưa hấu Pepquinno được dùng để ăn trong các bữa ăn nhẹ hoặc làm món khai vị. Người Anh thì quan niệm quả pepquino này đem lại may mắn cho họ vì nó hiếm và độc đáo.Cây này có nhiều tính năng như quả dùng để ăn, cây để làm cảnh. Trồng dưa hấu tí hon sẽ cho rất nhiều trái, vừa đẹp vừa thích mắt vì nócó hoa vàng li ti.

Hướng dẫn Cách trồng như sau:

– Chuẩn bị: + Chậu trồng: Trồng trong chậu hoặc thùng xốp. Mỗi thùng có kích thước 50×70 bạn có thể trồng được 4 cây với khoảng cách là 40cm là được, sau này đủ dinh dưỡng cho cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Đất trồng: Cây thích hợp mọi loại đất nhưng nếu trồng trên loại đất có nhiều mùn là phù hợp nhất vì cây phát triển tốt nhất và cho quả nhiều nhất. Nếu có trấu tươi bạn nên thêm vào để tăng độ tơi xốp của đất.

+ Phân bón: Phân hữu cơ là lựa chọn tốt nhất cho loại cây này.+ Hạt và cây giống: Cây được trồng từ hạt. Hạt được ươm khoảng 4 đến 9 ngày thì bắt đầu nẩy mầm, khi cây được 4 lá thì chúng ta bắt đầu đưa vào trồng.

– Cách trồng: + Giữ ấm hạt trong các giá thể (có thể là tro trấu, mạt dừa v.v…) khoảng 4 đến 9 ngày và tưới một ít nước (khoảng 24oC) hàng ngày. Sau 4-9 ngày, khi hạt bắt đầu nẩy mầm thì tiếp tục tưới nước ở nhiệt độ 18oC – 21oC, đến khi ra bốn lá thì có thể đưa vào trồng trong đất. – Dưa hấu chuột không khó trồng và chăm sóc. Trồng dưa hấu tí hon không khác so với cách trồng dưa leo, thậm chí, dưa hấu chuột chịu hạn và chịu lạnh tốt hơn rất nhiều. Bạn không cần phải lo lắng về sâu bệnh, khi mùa đông khắc nghiệt, cũng như phải am hiểu các kĩ thuật cắt tỉa phức tạp..

+ Làm giàn: Vì dưa hấu tí hon là cây leo nên cần làm giàn như trồng dưa leo nhưng phải chắc chắn và có tính lâu bền vì cây thuộc giống nho, tuổi thọ của cây rất dài, khoảng 20 năm. Còn đối với chậu treo hay thùng xốp thì các bạn có thể tận dụng trồng cạnh các hàng rào, cây sẽ bám vào và leo rất nhanh. Nên làm giàn trước khi xuống cây giống.

Hạt giống Cây dưa hấu tí hon mới trồng được 15 ngày tuổi

– Chăm sóc: + Cây sẽ mất 15 ngày để phát triển bộ rễ, trong thời gian này chú ý nhiều đến độ ẩm của đất, cây chịu được hạn nhưng không chịu được ngập úng, chú ý không để chậu trồng bị ngập hay thùng xốp bị đọng nước, cây không chết nhưng chậm phát triển, tốt nhất nên giữ ẩm vừa phải để cây phát triển tốt nhất. + Bạn chỉ tưới nước vừa đủ để giữ ẩm đất, cây có thể chịu được nắng và có thể bạn không tưới 2 đến 3 ngày mà cây không chết.

+ Cây bắt đầu có hoa từ ngày thứ 45 đến 60. Theo tài liệu thì cây thu hoạch trái quanh năm, 3 đến 4 ngày thu hoạch 1 đợt. Theo nguồn tổng hợp từ hội làm vườn các nước, mỗi cây trồng trong chậu cảnh treo sẽ cho 4kg trái/ năm. Nếu chăm sóc tốt cây sẽ cho quả nhiều hơn. Hiện tại cây phát triển tốt trong môi trường khí hậu Việt Nam, nắng và mưa nhiều.

Chúng ta cần làm giàn cho dưa hấu tí hon bò lên để quan hợp khả năng ra hoa đậu quả sẽ cao hơn

Cây ít bệnh, không bị sâu hại nhưng cây non cần chú ý bọ cánh cứng và ốc sên gây hại (cắn đứt ngọn non), cây cũng cần phòng các loại dế cắn đứt rễ. Nếu trồng bằng chậu treo thì giảm rất nhiều thiệt hại do dế và ốc sên.

 

Những trái dưa hấu tí hon cho thu hoạch có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lựu, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Luu

Kỹ thuật trồng cây

Cây Lựu có tện khoa học là Puni-cagranatum L. Cây Lựu thuộc cây tiểu mộc, nếu trồng dưới đất thì có thể cao từ 3-4m, hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng. Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà. cây Lựu cho hoa đỏ trái chín có màu đỏ hồng ( Lựu đỏ) Cây Lựu có 3 loại , cây Lựu cho hoa đỏ trái chín có màu đỏ hồng ( Lựu đỏ), cho hoa trắng trái chín màu trắng vàng ( bạch Lựu) và có một loại Lựu chỉ ra hoa có nhiều cánh màu đỏ tươi rực rở trông đẹp mắt nhưng ít khi có trái hay chỉ cho trái nhỏ xíu, được gọi là cây Lựu bông hoặc Lựu Trung Quốc. Theo quan điểm phong thủy thì trồng cây Lựu trước cửa nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc, nhất là những ngôi nhà mới cất nên trồng cây Lựu làm cảnh rất thích hợp.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây lựu có thể trồng bằng hạt. Tuy nhiên cây lâu có trái và không kinh tế. Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bó nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quá ngay. Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây tựu nhảy rất nhiễu con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Cây Lựu nói chung rất dễ trồng và chăm sóc, khi trồng chậu hay trồng vào bồn cần để ý đến việc giúp thoát nước cho cây mọc tốt, cây Lựu phải trồng nơi có đầy đủ ánh nắng ( nắng buổi sáng là tốt nhất) đồng thời thường xuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây Lựu nhất là phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm NPK, phân vi lượng, cây Lựu sẽ cho hoa trái quanh năm.

4, Phân Bón Lót:

Cây Lựu là loài cây cảnh dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Lựu:

Cây lưu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiễu chất dinh dưỡng, cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi. Nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây lựu sẽ chết vì vậy cây lựu không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Lựu:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Lựu:

Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây ( 15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Lựu:

Lựu dễ bị rầy mềm, rệp sáp tấn công. Có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật hoặc nước rửa chén với liều lượng 1cc/1l nước, lắc đều rồi phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên (không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tiến hành tưới nước rửa lại, rầy rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Lúa bạch khi chín có màu vàng, lựu đỏ khi chín có màu hường. Do vậy khi thấy vỏ có màu vàng hay hường là hái. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế. Hái xong bỏ lựu vào các thùng mạt cưa để dành lâu ngày, và khi chuyên chở thì gói giấy lụa, sắp cẩn thận để đừng hư giập. Việc thu hái và bảo quản phải được làm cẩn thận vì cây lựu là cây cho loại quả được xem là có giá trên thị trường, một loại quả được ưa chuộng vì ngon và bổ dưỡng.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Cach Trong Va Cham Soc Hoa Dang Tieu

Đăng tiêu là một loài cây dây leo phát triển nhanh, rất xanh vào mùa hè và cho hoa đẹp nên thường được lựa chọn để trồng lấy bóng mát mùa hè.

Đặc điểm của hoa đăng tiêu

Hoa Đăng tiêu tên khoa học là Campsis grandiflora, có nhiều tên khác như lăng tiêu, hoa nữ uy, lan tiêu… , xuất phát từ khu vực phía Bắc của châu Mỹ.

Đăng tiêu thuộc loài dây leo hóa gỗ, cây phát triển nhanh, nhiều cành nhánh. Đăng tiêu có thể leo cao đến hàng chục mét, lá kép, hình bầu dục, thuôn nhọn 2 đầu, viền lá có răng cưa. Mùa đông cây rụng lá, bắt đầu mọc lại vào mùa xuân, vào mùa hè thì cây xum xuê lá.

Hoa đăng tiêu hình chuông như hoa loa kèn, có nhiều màu sắc như đỏ cam, vàng cam, đỏ tươi, vàng… đậm dần về mép hoa. Hoa mọc thành chùm từ 5-8 bông, rất sai hoa. Mùa hoa nở rộ từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, rất bền, có thể đến 5-7 ngày.

Đăng tiêu có quả, hình nang dài, cứng và nhọn ở 2 đầu, hạt đăng tiêu có cánh.

Đăng tiêu phát triển nhất là vào mùa hè, nên thường được trồng thành giàn làm mát cho ngôi nhà. Hoa đăng tiêu đẹp và rực rỡ, rất thích hợp để trồng trang trí

Các gia đình thường trồng đăng tiêu trên sân thượng hoặc ban công, sau đó để cây rủ xuống, vừa mát lại rất đẹp.

Cách trồng hoa đăng tiêu

Nhân giống đăng tiêu bằng hạt: bạn có thể nhân giống đăng tiêu bằng hạt, tuy nhiên, thời gian gieo trồng sẽ khá lâu (khoảng 60 ngày). Nên gieo hạt vào đầu mùa thu

Giâm cành: tốt nhất nên giâm cành vào mùa xuân để cây có thể phát triển được đúng vào mùa hè.

Đất trồng: nên chọn đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt. Khi gieo hạt hoặc giâm cành có thể sử dụng đất cát pha thịt thì cây sẽ nhanh lên hơn.

Ánh sáng: Nên trồng ở nơi có ánh sáng tốt thì cây sẽ xanh tốt và ra nhiều hoa, hoa đậm màu hơn.

Nhiệt độ: Đăng tiêu ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu lạnh kém nên cây thường rụng lá vào mùa đông.

Chăm sóc định kì: Nên thường xuyên dọn dẹp lá vàng vì không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn có thể trở thành nơi chứa mầm bệnh. Bạn cũng nên cắt tỉa các cành yếu và rối, để cho các cành khỏe phát triển.

Tưới nước: Cây ưa ẩm và phát triển nhanh nên thời kì đầu cần tưới nước khá nhiều.

Bón phân: Bạn nên thường xuyên bón phân vì cây phát triển khá nhanh.