Cách Trồng Lan Hồ Điệp Dễ Hay Khó?

Để biết trồng lan Hồ Điệp dễ hay khó thì chúng ta cần phải nắm rõ, tìm hiểu kỹ quy trình cũng như cách chăm sóc hoa đúng cách. Không phải ai cũng biết cách chăm sóc lan Hồ Điệp đúng cách để có được một chậu hoa đẹp.

Hoa lan Hồ Điệp là gì?

Lan Hồ Điệp là một loại lan thân đơn, ngắn, lá to và cứng, rễ dài. Những cây nguyên giống thường nở hoa vào mùa đông xuân còn các cây lai giống hoa nở quanh năm. Nếu nuôi đúng cách lan Hồ Điệp có thể sống rất lâu. Có cây sống được trên 18 năm sau đó ra hoa ở ngọn rồi mới chết.

Hiện nay, hoa lan Hồ Điệp đang trở thành loài hoa được nhiều người ưa chuộng nhất, không chỉ bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh khiết mà nó còn đi liền với ý nghĩa với mỗi màu sắc và số cành trên một chậu hoa. Nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc hoa lan Hồ Điệp để có được một chậu hoa đẹp nhất.

Trồng lan Hồ Điệp dễ hay khó?

Trồng lan Hồ Điệp dễ hay khó thì tùy thuộc vào cách trồng và chăm sóc của mỗi người. Không phải ai cũng biết trồng lan Hồ Điệp đúng cách để trở nên dễ dàng, đơn giản. Lan Hồ Điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào một chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.

Những lưu ý khi trồng lan Hồ Điệp

Để biết trồng lan Hồ Điệp dễ hay khó, thì các bạn hãy lưu ý những vấn đề sau:

Không được để nước đọng trên lá hoa lan Hồ Điệp qua đêm. Nếu để đọng nước trên lá như vậy lá của nó có thể bị nhiễm bệnh.

Cây có thể cho hoa trong điều kiện nhiệt độ dưới 18 độ C.

Hồ Điệp là giống lan cho bông lâu tàn nhất trong điều kiện chăm sóc lý tưởng.

Hoa lan Hồ Điệp thích sự ẩm ướt.

Lan Hồ Điệp ưa được trồng trong chậu sứ hoặc chậu nhựa chặt khít.

Hồ Điệp

ưa trồng trong giá thể có kích thước trung bình.

Hồ Điệp không thích bị khô giữa hai kỳ tưới nước giống như một số loại lan khác. Đặc biệt một số loại lan giữa 2 lần tưới cần có 1 khoảng thời gian khô ráo.

Như vậy lan Hồ Điệp là giống hoa đẹp. Chúng ta chỉ cần bỏ chút thời gian quan tâm, chăm sóc chúng, thì việc trồng lan Hồ Điệp dễ hay khó cũng sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

Trồng Lan Hồ Điệp Ở Miền Tây Dễ Hay Khó

Hồ điệp là 1 loại lan ưa khí hậu mát mẻ, nắng nhiều, và cây cần có thời gian làm lạnh nhất định để hồ điệp ra hoa. Do đó, ở Việt Nam lan hồ điệp chủ yếu trồng ở miền Bắc, hoặc Đà Lạt, nơi có khí hậu tương đối mát mẻ. Còn ở miền Tây, nắng thì ôi thôi khỏi nói, nhưng còn nói nhiệt độ mát mẻ thì “hơi bị hiếm”, thế lan hồ điệp có thể trồng và phát triển tốt ở miền Tây được không?

Để cây lan hồ điệp ra hoa đẹp thì cần phụ thuộc khá nhiều vào môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, lượng ánh sáng mà lan hồ điệp nhận được.

Khi bàn về chuyện chăm sóc lan hồ điệp ở miền Tây dễ hay khó, trước tiên ta cần xét đến yếu tố bạn trồng hồ điệp số lượng ít chủ yếu để chơi hay trồng dạng công nghiệp với số lượng lớn hồ điệp để kinh doanh mua bán.

Ở miền Tây, việc trồng thế nào để cây lan hồ điệp “sống” thì không phải là chuyện quá khó, cho dù bạn trồng chúng ở nơi có khí hậu nóng như miền Tây mình. Với một ít kiến thức cách chăm sóc lan hồ điệp như: chế độ tưới nước, bón phân, che mưa cho lan trong mùa mưa ở miền tây… cộng thêm vào đó là một ít kinh nghiệm tự đúc kết ra trong thời gian trồng hồ điệp thì sau khoảng 1 năm bạn đã đủ sức để làm cho những cây hồ điệp mà bạn mua trồng trong vườn nhà phát triển tương đối tốt. Như chậu lan hồ điệp trong hình, cây với 2 cặp lá khá to xanh mướt, chiều dài mỗi lá gần 30cm, rễ bám đều khắp chậu.

Việc khó đó là trồng thế nào để hồ điệp phát triển tốt và ra hoa ở miền Tây. Tôi đã tưng nghe 1 người bạn tưng nói: ở xứ mình trồng hồ điệp chán lắm mày ơi, trồng chết lên chết xuống…ra hoa thì lèo tèo vài cái. cùng lắm là 7-8 bông là cùng… Lúc đầu tôi cũng không tin, nhưng 1 thời gian trồng quả là vậy, chưa lần nào cây trổ được trên 8 bông (hic, chắc tại còn non kinh nghiệm).

Việc để hồ điệp ra hoa ở miền Tây, điều này tuy hơi khó nhưng nếu bạn chịu khó chăm sóc tưới nước và bón phân, phòng trừ nấm bệnh thường xuyên thì sau 1.5 năm thường thì hồ điệp sẽ ra hoa. Điển hình như 2 cây ở hình bên dưới, 1 cây là hồ điệp loại lớn hoa màu hồng phấn, bông to, đã nở được 2 bông và thêm 2 nhánh bông sắp nở, và 1 cây hồ điệp loại trung với 5 nhánh hoa sắp nở. Tất cả đều trồng ở miền Tây từ lúc cây còn nhỏ.

Có lẽ do đặc tính cây hồ điệp ưa khí hậu mát mẻ, cộng thêm cây rất dễ bị bệnh nên ở miền Tây rất ít nhà vườn trồng hồ điệp dạng công nghiệp với số lượng lớn. Ở Long Hồ, Vĩnh Long cũng có 1 vườn khá lớn chuyên trồng hồ điệp. Nhưng ở đây họ chủ yếu nhập hồ điệp từ Đài Loan về trồng dưỡng sau đó bán ra thị trường.

Túm lại, Ở sông nước miền tây, có thể khẳng định rằng bạn có thể trồng lan hồ điệp, thậm chí trồng rất tốt nếu biết cách chăm sóc đúng. Nhưng còn chuyện trồng hồ điệp với số lượng lớn để kinh doanh thì bạn cần phải xem xét và suy nghĩ thật cẩn thận!

Trồng Lan Dễ Hay Khó

Nhiều người cho là Lan rất khó trồng và mất nhiều công sức. Điều này chỉ đúng một phần nếu so với trồng hoa hồng, hoa cẩm chướng chẳng hạn. Nhưng nếu so với lan đất Cymbidium thì cũng dễ trồng như nhau. Chỉ cần tốn chừng 30 phút một tuần cho 50 chậu lan đủ loại.

Trồng lan dễ hay khó

Chúng nên nhớ là Lan mọc ở núi cao, rừng rậm trên khắp 5 châu, thời tiết, khí hậu mỗi nơi một khác, do đó chúng ta cần tìm hiểu 2 điều quan trong sau đây:

1 – Đừng bao giờ thấy cây lan có hoa đẹp mà vội vã mua ngay. Cần tìm hiểu cây lan này có thích hợp với nhiệt độ và ánh nắng chỗ chúng ta sẽ để lan hay không? 2 – Chúng ta sẽ để cây lan đó ở đâu, trong nhà hay ngoài vườn, mùa đông lạnh xuống là bao nhiêu độ? Mùa hè nóng tới bao nhiêu độ? Chỗ để lan có đủ ánh nắng hay không? Nắng buổi sáng hay buổi chiều?

Khi trồng Lan cũng như khi trồng bất cứ lọai cây nào ta phải hiểu rõ loại cây đó cần đến những vấn đề chính như nhiệt độ, ánh sáng, tưới nước, bón phân ra sao?

NHIỆT ĐỘ:

Người ta chia Lan trong 3 loại nhiệt độ sau đây:

Thấp nhất Cao nhất Loại lan C = Cool Lạnh 40-50°F Dưới 80°F Paphiopedilum I = Intermediate Vừa 55-65°F Dưới 85°F Phalaenopsis, Cattleya W = Warm Ấm 60-65°F Dưới 100°F Vanda

Trên đây chỉ là nhiệt độ lý tưởng, thực ra lan có thể chịu lạnh hay nóng hơn một vài giờ mà không sao cả, nhưng không thể chịu lâu dài được. Cũng có những loại chịu được cả nóng lẫn lạnh như Cymbidium, Dendrobium Australia v.v… Vì vậy khi mua lan cần biết rõ cây đó thuộc lọai nào.Ngoài ra nhiều cây lan cần sự khác biệt về nhiệt độ giữa ngày và đêm phải chênh lệch từ 10-15°F, chẳng hạn như Cymbidium cần ban đêm phải dưới 55°F mới ra hoa.

ÁNH NẮNG

Những loại lan cần ánh nắng như sau:

Full sun nhiều nắng cho Vanda, Cymbidium, Dendrobium. Bright light nắng sáng hay chiều cho Cattleya, Oncidium, Odontoglossom. Shade bóng rợp cho Masdevalia, Phalaenopsis, Paphiopedilum.

Ánh nắng mùa hè ơ miền Nam California thực là gay gắt nếu không có lưới che, lá lan có thể cháy nắng trong vòng nửa giờ. Nhưng nếu thiếu ánh nắng lan sẽ không ra hoa.Nhà bên cạnh, lan nở đầy vườn mà chúng ta không có hoa, vì họ có nắng mà ta không có. Làm sao để biết ta có đủ nắng hay không? Nếu lá xanh thẫm, mềm và rũ xuống tức là thiếu nắng. Lá vàng ngả mầu tía, cây bị cọc lại là quá nhiều nắng. Lá cây mầu xanh hơi vàng như trái olive là đủ nắng.

TƯỚI NƯỚC

Chúng ta luôn nhớ rằng 70-80% lan bị chết là vì tưới quá nhiều. Lan mọc ở trong rừng, trong núi có khi mấy tháng không mưa mà vẫn sống. Cho nên định luật chung, vào mùa hè khi cây lan ra mầm mới, rễ cây mọc nhiều, tưới nhiều nước.Bớt tưới nước vào mùa thu khi cây ngưng tăng trưởng và vào mùa đông chỉ tưới nhẹ cho cây khỏi bị khô, ngoại trừ trường hợp cây đang ra hoa.

Thông thường tại Orange County muà hè tưới 2-3 lần một tuần. Loại Vanda cần tưới mỗi ngày vài ba lần, mùa đông mang vào trong nhà để ở cửa sổ có nắng. Mùa thu mỗi tuần 1 lần. Mùa đông, dầu mùa xuân 2 tuần một lần ngoại trừ khi có gió Santa Ana. Mùa hè khi tưới nước, phải tưới cho thật đẫm, có khi tưới đi rồi tưới lại.

ẨM ĐỘ VÀ GIÓ

Lan ưa ẩm độ 50-60% riêng loại Vanda cần ẩm độ 70-80%. Mùa hè nên phun nước xuống đất để tăng thêm độ ẩm, không nên tưới vào lá. Lan ưa ở chỗ thóang gió, nếu kín gió lan mọc chậm và dễ bị bệnh

BÓN PHÂN

Phân bón lan thường mang 3 nhóm chữ số như 30-10-10, 15-15-15, 10-30-20. Nhóm đầu chỉ số lượng Nitrogene giúp cho cây lá mọc mạnh, nhóm thứ hai chỉ số Phosphorus giúp cho hoa, nhóm thứ ba chỉ số Potassium giúp cho củ và rễ. Do đó mua hè khi cây mới mọc cần loại 30-10-10, khi cây đã ngưng tăng trưởng vào mùa thu bón loại 10-30-20 (Blossom booster) thúc cho hoa nở.

Nếu chỉ có it cây và không muốn đổi loại phân nên dùng 15-15-15 hoặc 20-10-20. Không nên mua loại phân trong Nitrogene có chất Urea bởi vì chất này phải cần có một thời gian mới tác dụng. Nên nhớ chỉ bón 1/4 hay 1/2 một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước.

Nên áp dụng câu Weakly và Weeklynghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần. Khi thấy đầu lá bị đen lại đó là đấu hiệu bón quá nhiều phân và có muối đọng trong chậu. Nên tưới bằng Epson Salt tức là Magnesium Sulfate, 1 thìa súp cho 1 gallon nước để rã hết chất muối. Sau đó tưới thật đẫm để xả cho sạch.

Khi thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón thêm phân, tưới thêm nước là giết cây lan mau lẹ.

THAY CHẬU

Khi cây đã quá lớn mọc ra ngoài chậu, khi bị thối rễ hay đã quá 2 năm, nên thay chậu vì vỏ cây nuôi lan đã mục. Nếu không thay sẽ bị úng nước và thối rễ. Chậu đất hay chậu nhựa đều tốt, nhưng chậu nhựa cần đục thêm lỗ cho thoát nước.

Nên chọn chậu vừa đủ cho lan mọc trong 2 năm. Đa số người mới trồng thường dùng chậu quá lớn, lúc nào cũng ẩm ướt hay bị thối rễ. Lan có thể trồng bằng vỏ cây, đá, gạch vụn v.v… Vỏ cây thông (Fir bark) tiện lợi và rẻ hơn cả.

Vỏ cây nhỏ (fine) cỡ từ 1/8 đến ¼ inche dùng cho các cây nhỏ hoặc các loại Cymbidium, Oncidium, Paphiopedilum hoặc chậu dưới 4 inches. Vỏ cây vừa (medium) cỡ từ ¼ đến ½ inche dùng cho Cattleya, Dendrobium Phalaenopsis hoặc chậu từ 4 đến 8 inches. Vỏ cây lớn (coarse) dùng cho các các loại Vanda hay chậu lớn trên 10 inches.

Thời gian tốt nhất để thay chậu là khi mầm non vừa ra rễ thông thường là vào mùa Xuân.Cắt bỏ các rễ thối, các củ hay nhánh đã già. Nếu muốn tách ra nhiều chậu phải để it nhất là 3 nhánh hay 3 củø.Sau khi thay chậu, để lan vào bóng mát và ngưng tưới từ 1 đến 3 tuần lễ để thúc cho rễ chóng mọc, ngoại trừ những loại Paphiopedilum, Phalenopsis, Masdevalia.

SÂU BỌ VÀ ỐC SÊN

Chúng ta có thể diệt các loại sâu bọ bằng xà phòng rưả bát, Mathalion 50 hay Diazinon Ultra pha với nước và phun vào thân hay lá. Ốc sên và sên không vỏ, rắc bột trừ sên hiệu Correy’s trên gốc cây hay mặt chậu.

Phân Biệt Phong Lan Phi Điệp Dễ Hay Khó?

Phong lan Phi Điệp là một trong những dòng lan được nhiều người yêu thích. Trong đó Phong lan Phi Điệp được nhiều người đặc biệt lựa chọn. Làm thế nào mới có thể chọn đúng hoa bây giờ?

a. 4 điểm giống nhau của phong lan phi điệp vàng và tím

Phong lan phi điệp vàng và phong lan phi điệp tím sống bám trên cách thân cây gỗ nhờ vào thân thảo và khả năng bám hút cực tốt của các rễ xung quanh thân cây.

Để phong lan phi điệp có thể sống và phát triển bình thường thì cây phải phát triển tại những nơi có độ sáng và ánh nắng cao. Phong lan là cây ưa nắng vì vậy mà nếu ánh nắng dưới 70% thì chúng khó có thể phát triển tốt được.

40-50% là độ ẩm lý tưởng cho sự phát triển của phong lan phi điệp, phong lan phi điệp dạng thân hoàng thảo nên nếu môi trường quá ẩm ướt chúng sẽ dễ bị chết do phòng thân.

Trong quá trình chăm sóc và phát triển, người ta chuyên sử dụng phân hữu cơ để duy trì quá trình sinh trưởng và phát triển cho phong lan.

b, Những khác biệt cơ bản giữa phi điệp vàng và phi điệp tím

Dù khó phân biệt nhưng vẫn có thể dựa vào những đặc điểm điển hình sau để phân biệt hoa phong lan vàng và tím.

Phong lan phi điệp vàng nở vào mùa đông (10-11) trong khi hoa phi điệp tím nở vào mùa hè từ tháng 4-6 hàng năm.

– Điểm khác biệt ở sắc hoa

Đối với mùi thì hoa vàng có mùi hắc và khó ngửi chứ không thơm như hoa phong lan phi điệp tím. Hoa phong lan phi điệp tím có phần cấu tạo cách đa dạng hơn như 5 cách, 6 mắt,.. chứ không đơn giản như hoa phong lan điệp vàng.

Phi điệp vàng và tím có có thể phân biệt dựa trên màu sắc thân. Thân cây phi điệp vàng có sắc xanh chủ đạo, đồng thời kích thước cũng nhỏ hơn so với phi điệp tím. Trong khi đó phi điệp tím có thân màu xanh pha tím và thân cũng to hơn so với loại còn lại. Đặc điểm khác biệt thứ 2 là quá trình ra hoa và rụng lá. Nếu loại phi điệp nào rụng lá sau đó ra hoa thì sẽ là hoa phi điệp vàng. Ngược lại vừa có hoa và lá thì là phi điệp tím.

– Môi trường sống lý tưởng

Phi điệp vàng ưa lạnh nên thường tập trung đông tại các vùng núi có nền nhiệt ổn định và lạnh quanh năm. Còn hoa phong lan phi điệp tím lại ưa nóng, thường tập trung tại các vùng nền nhiệt cao.

Những loại phong lan phi điệp nào đang được ưa chuộng nhất hiện nay

Phi điệp hòa bình được trồng tại nhiều nơi nhờ vào dễ chăm sóc và đẹp. Thân chúng có cấu trúc đốt, thon dài, hoa có đặc điểm màu tím và tỏa hương thơm dễ chịu. Với khí hậu Hòa bình, hoa phong lan cũng đã tạo ra các đặc điểm riêng biệt nhằm thích nghi với môi trường.

Nhằm tăng khả năng tích trữ nước của mình mà phi điệp có những đặc điểm thân cây khác biệt như là thân kích thước to, cấu trúc đốt và muỗi đốt có khoảng cách gần nhau hơn so với thông thường. Nhằm mục đích tích tụ và thu được nhiều nước hơn.

b. Loại phong lan giả hạc di linh

Sống nhiều ở huyện di linh tỉnh lâm đồng, lan di linh có vẻ ngoài nổi bật, dễ chăm sóc đã tạo ra nhiều tiếng vang trong giới sành chơi hoa phong lan. giả hạc di linh ưa lạnh, sống ở nơi khô thoáng có nền nhiệt ổn định. Chúng thường được tìm thấy ở những nơi cách mặt nước 1000m. Phi điệp di linh nở đúng vào dịp tết nguyên đán nên rất được ưa chuộng để dành chơi xuân.

Hoa phong lan giả hạc có nhiều loại với chất lượng và độ đẹp khác nhau, xong để chọn được loại giả hạc đẹp nhất thì không thể không kể đến lú tam bố. Loại hoa này có phần thân to và lá dày khác xa với các loại giả linh khác, chúng cho hoa đẹp và nở vào đúng dịp xuân nên được nhiều người chơi lan để ý.

Ngoài những lan phi điệp trong nước thì lan Lào hay Campuchia cũng được sử dụng một cách phổ biến hiện nay. Lý do làm chúng mọc ở điều kiện khí hậu gần như tương tự như nước ta nên khi mang về thì dễ dàng chăm sóc và nuôi trồng. Phi điệp lào cũng có 2 loại là phi điệp nam lào và phi điệp bắc lào, đều mang các đặc điểm điển hình như thân dài, cấu trúc hóa tương đối phức tạp và có mùi hương dễ chịu.

Trồng Rau Sạch Dễ Hay Khó?

Câu chuyện nông thôn

Hai Lúa tui xin nói ngay là trồng rau sạch không khó lắm, tuy nhiên nông dân mình phải thật sự kiên trì, kiên định với hướng đi này. Những cái khó nó nằm ngoài câu chuyện kỹ thuật, cải tạo đất…

Vấn đề là nông dân cần có dũng khí, sự đồng hành và hỗ trợ từ nhiều phía. Thực hiện được một nền nông nghiệp sạch, thì cái lợi ích nó to lớn vô cùng.

Không cần phải đầu tư nhà lưới tốn kém- trừ những trường hợp nuôi trồng hướng đến những thị trường cao cấp- nếu có thể chỉ cần màn lưới che phía trên để có thể hạn chế, điều tiết được lượng nước mưa và nhiệt độ, ánh sáng đối với một số loại rau nhạy cảm với môi trường.

Quan trọng nằm ở khâu cải tạo đất và kỹ thuật phối hợp các loại cây trồng, nhằm tạo nền đất khỏe khoắn, tận dụng thiên địch có lợi để cân bằng hệ sinh thái cho đất đai.

 Thời gian lý tưởng để cải tạo đất, tùy theo thổ nhưỡng và độ ô nhiễm của đất, có thể trong vòng 2 đến 3 năm là nông dân có thể đưa độ màu trở lại, tạo “sức khỏe” cho đất đai để tự cân bằng sâu bệnh.

 Đây cũng chính là khoảng thời gian đầy khó khăn của nông dân, vì canh tác chưa thể sinh lợi, mà tốn kém nhiều vì phải bón nhiều loại phân vi sinh, hữu cơ, tạo sức đề kháng và làm sạch đất.

Chính vì thế, rất khó lòng chỉ tuyên truyền suông để nông dân từ bỏ thói quen sử dụng hóa chất để chuyển qua sản xuất theo hướng an toàn, thân thiện môi trường.

Ngoài việc tạo vùng đất nguyên liệu và những nhóm nông dân đồng tâm hiệp lực, cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh giúp nông dân có thể mạnh dạn “hy sinh” khoảng thời gian dài sản xuất phi lợi nhuận, thậm chí chịu nhiều phí tổn.

Khi đất đã đủ độ màu, đầy đủ nguồn hữu cơ thì rau màu sẽ rất tốt tươi, có sức kháng sâu bệnh mạnh mẽ, kết hợp với thiên địch và kỹ thuật trồng xen kẽ các loại cây có tính khắc chế được sâu bệnh. 

Đến lúc này, người làm nông sẽ giảm được rất nhiều chi phí tiêu tốn cho việc sử dụng hóa chất từ phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Nói ngắn gọn, nếu nông dân vượt qua được khoảng thời gian vài ba năm đầu tư cho đất đai theo hướng hữu cơ, thân thiện môi trường, thì sau đó lợi nhuận thu được rất to lớn.

Ngoài chuyện thu được nguồn nông sản sạch, an toàn, mà còn tạo được “sức khỏe” cho đất, cho nông dân và cho cả người tiêu dùng.

Do đó, Hai Lúa tui khẳng định để có cọng rau sạch không khó; nhưng nông dân cần phải có sự kiên trì, kiên định và sự hỗ trợ đủ mạnh để vượt qua những khó khăn ban đầu.

Không chỉ vì cọng rau sạch mà trả lại độ màu mỡ tự nhiên cho đất đai mới chính là cái lợi lâu dài của nền nông nghiệp căn cơ, bền vững.

[email protected]