Trong Hoa Lan Bang Xi Than / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Hoa Lan Bằng Than Củi

Đối với mỗi một loài hoa lan, lại có những điều kiện riêng biệt để có thể phát triển tốt nhất. Tùy từng điều kiện khác nhau mà ta có thể lựa chọn loại giá thể cho phù hợp. Hầu hết những loại lan thường dùng giá thể là than củi là chủ yếu. Vậy cách trồng lan bằng giá thể là than củi được thực hiện như thế nào? Hãy cùng hoalancaobang.com cùng thực hiện nhé !

1. Lựa chọn lan thích hợp để trồng lan trên than củi

Có rất nhiều giống lan để cho bạn lựa chọn, tuy nhiên, bạn cũng cần phải lựa chọn giống lan nào không chịu ẩm sẽ thích hợp hơn bởi do than củi thì rất dễ thoát nước mà khi tưới, than sẽ hút nước và cây thường sẽ ở trạng thái khô.

2. Lựa chọn chậu để đặt than củi

Khi chọn chậu, bạn nên chọn những chậu có kích thước phù hợp với cây. Tuyệt đối không nên chọn chậu to quá, đặc biệt, nếu muốn cây mau ra hoa thì bạn chọn chậu vừa phải để tránh cây phát triển lá thì không chịu ra hoa nhé.

Nếu là chậu đất nung thì rất tốt, nhưng bạn phải ngâm chậu trong nước cho chậu ngấm no nước rồi mới trồng cây nhé; nếu là chậu nhựa thì bạn có thể trồng cây luôn.

Bạn nên chú ý, than trồng lan không phải là thứ than đốt lò đã làm sẵn từng viên mà phải than phải đốt từ củi.

Ưu điểm:

+ Khi trồng lan bằng than, thời gian giữ cây lâu bền, khoảng từ 5-6 năm mới phải thay chậu và chi dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ.

+ Một số loại côn trùng trong đó sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than đã hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng.

Do than giữ chất muối và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước cho giá thể không bị mặn.

4. Cách trồng cây vào chậu than:

Bạn nên thực hiện lần lượt những bước trồng lan như sau:

Bước 1: Cho phần than củi để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu)

Bước 2: Sau đó cho 1 lớp mỏng (khoảng 1/5 chậu) là sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu, cho cây vào chậu cho cây đứng với tư thế mong muốn.

Bước 3: Cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm, không cần nén chặt nhưng vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đứng.

Bước 4: Sau khi trồng cây, bạn hãy tưới nước luôn cho cây nhé. 5. Chăm sóc cây

Loài cây cần ánh sáng: Nếu trồng lan trong nhà, bạn nên đặt ở vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc có thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày.

Nhiệt độ phát triển thích hợp: Nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độC.

Khi trồng, bạn nên lưu ý, trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 16 độ C liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường, sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.

Đảm bảo độ ẩm từ 50-80%: Nếu độ ở môi trường có độ ẩm thấp hơn, người trồng có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước. Việc tưới nước cũng rất quan trọng và người chăm cây nên thực hiện một cách cẩn thận.

Phân bón và thuốc trừ sâu:

Vào mùa hè, việc bón phân cho cây nên được tiến hành thường xuyên hơn.

Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng chất hữu cơ ít hơn. Người chăm cây cần luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân. Loại phân bón với công thức ổn định như NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây. Cây đang ra hoa cần được sử dụng phân công thức có hàm lượng photpho cao hơn. (10-30-20%).

Để cho cây lan kéo dài đươck tuổi thọ khi trồng, các bạn cũng nên lưu ý đến việc thay chậu cho lan. Lý do chính để có thể thay chậu cho lan là do:

+ Một là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng

+ Hai là giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ cây phát triển tốt.

Do vậy mà việc thay chậu phải được thực hiện thường xuyên, có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm, mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.

Trên đây là những cách hướng dẫn giúp các bạn có thể trồng được lan bằng than củi hiệu quả, vừa không mất quá nhiều công sức mà hiệu quả khi trồng bạn có thể được kiểm nhiệm!

Sưu tầm bởi Nông Triệu Thủy tại hoalancaobang.com

>

Cách Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Than Củi Cho Hoa Đẹp

Cách trồng lan hồ điệp bằng than củi là phương pháp được rất nhiều người áp dụng và chúng đem lại hiệu quả rất cao. Hơn nữa, giá thành của than củi cũng tương đối rẻ, phù hợp với mọi đối tượng.

Than củi – “thần dược” của lan hồ điệp

Kết luận này được đúc kết ra từ những người có kinh nghiệm lâu năm trong giới trồng lan.

Họ chia sẻ rằng: khi thực hiện cách trồng lan hồ điệp bằng than củi sẽ giúp giá thể hạn chế dịch bệnh lên đến 65% so với việc sử dụng những loại giá thể khác.

Một đặc điểm nổi bật hơn chính là những loại côn trùng hoặc động vật không có vỏ không thích sống trong than, vì vậy cho nên rễ của lan hồ điệp được bảo vệ rất an toàn trong giá thể này.

Chú ý: lựa chọn loại than củi phải có nguồn gốc từ củi, nếu dùng những loại than khác khai thác từ mỏ quặng sẽ gây chế lan. Bên cạnh đó, than củi có khả năng giữ muối khoáng rất tốt, vì vậy chỉ sau khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng cần tưới nước thật nhiều để giá thể trồng lan không bị mặn.

Chuẩn bị dụng cụ trước khi thực hiện cách trồng lan hồ điệp bằng than củi 1. Lựa chọn chậu trồng lan hồ điệp bằng than củi

Khi chọn lựa chậu trồng bạn nên chú ý tới kích thước của chậu sao cho thích hợp với cây trồng, không nên lựa chọn chậu có kích thước quá lớn, như vậy thì lá phát triển nhiều, ảnh hưởng xấu tới việc ra hoa.

2. Chuẩn bị dụng cụ trồng lan hồ điệp

Chọn lựa than củi: Để thực hiện cách trồng lan hồ điệp bằng than củi hiệu quả nhất thì bạn hãy lựa chọn than được ung từ củi, chứ không chọn than đốt lò đuộc làm sẵn từng viên.

– Sau khi mua than củi về thì bạn hãy đập nhỏ cho tới khi kích thước của những hạt than nhỏ bằng cỡ đầu ngón tay cái hoặc đầu ngón chân cái là ổn nhất.

– Sau khi đập than củi nhỏ, bạn hãy đem chúng ngâm vào nước hay nước vôi trắng, ngâm than ngập nước để đảm bảo giá thể trồng lan bằng than củi có chất lượng tốt nhất.

– Bạn có thể làm đất trộn bằng cách trộn hỗn hợp gồm than củi cùng với xơ dừa, vỏ thông rồi tiến hành trồng cây là được.

Cách trồng lan hồ điệp bằng than củi

Bước 1: Bạn dải dưới đáy chậu một lớp than củi đã được đập nhỏ với chiều cao bằng 1/3 so với chậu.

Bước 3: Tiếp tục dải xơ dừa đã được tách nhỏ sợi còn lại lên bề mặt trên cùng, cách miệng chậu một khoảng chừng 1 cm là phù hợp nhất. Bên cạnh đó bạn hãy vỗ nhẹ nhàng xung quanh chậu để giá thể được nén đều, độ nén chỉ dừng lại ở mức vừa phải chứ không phải quá chặt.

Chỉ cần thực hiện cách trồng lan hồ điệp bằng than củi bằng những bước đơn giản như vậy thôi thì bạn đã hoàn thành việc trồng cây rồi, việc tiếp đến bạn cần quan tâm chính là cách chăm sóc lan hồ điệp.

Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp bằng than củi đúng chuẩn kỹ thuật 1. Nhiệt độ thích hợp đảm bảo lan hồ điệp sinh trưởng tốt

Lan hồ điệp là một giống cây thích sống trong môi trường có nhiệt độ mát, loài cây này sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện mát mẻ, nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển tốt nhất là từ 13 tới 28 độ C.

Để lan hồ điệp không gặp phải tình trạng rụng nụ và không có hoa, bạn hãy lưu ý tránh điều chỉnh nhiệt độ trồng cây thường xuyên.

2. Ánh sáng thích hợp cho cây sinh trưởng

Lan hồ điệp là một giống cây ưa sáng nhưng lại chúng lại kỵ ánh nắng mặt trời, vì vậy hãy trang bị cho cây lan hồ điệp cần một số loại lưới che thông dụng có màu đen.

Nếu trồng lan hồ điệp trong nhà thì hãy đặt tại vị trí gần cửa sổ. Khoảng thời gian vừa đủ để cây được chiếu sáng là từ 12 cho tới 16 giờ mỗi ngày.

Ngoài ra bạn cũng cần chú ý tới việc duy trì đủ độ sáng và không để lượng ánh sáng chiếu vào cây quá mạnh sẽ khiến cho cây bị héo lá và suy giảm khả năng sinh sống và khả năng ra hoa.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp cây lan hồ điệp được đặt tại vị trí có ánh sáng nhưng vẫn không thể sinh trưởng được thì bạn cần chú ý sử dụng khăn ướt lau lá để loại bỏ bụi cũng như xem xét lại chế độ ẩm và nhiệt độ sao cho phù hợp.

3. Độ ẩm thích hợp cho lan hồ điệp

Trong quá trình thực hiện cách trồng lan hồ điệp bằng than củi thì yếu tố độ ẩm ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của cây. Đặc tính của lan hồ điệp là ưa ẩm tuy nhiên bạn cẫn cần phải cung cấp cho cây một độ ẩm thích lý không để cây trong tình trạng bị úng.

Ngoài ra, độ ẩm lý tưởng trong không khí cho lan hồ điệp là từ 50 đến 80%. Chính vì vậy mà người trồng lan hồ điệp bằng than củi cần duy trì độ ẩm cần thiết trong môi trường không khí và chủ động cân bằng độ ẩm để cung cấp cho cây lan điều kiện phát triển tốt nhất.

Theo đó, một phương pháp hữu ích cho các nhà vườn trong việc duy trì độ ẩm thích hợp cho lan hồ điệp chính là sử dụng hệ thống phun sương.

4. Thời gian tưới nước cho lan hồ điệp

Theo kinh nghiệm của những chuyên gia trong giới chơi lan chia sẻ thì lượng nước tưới thay đổi theo mùa. Đối với thời điểm là mùa hè và mùa thu, cần tưới nước cho cây theo định kì là 2 đến 3 ngày một lần.

Thời điểm trong ngày thích hợp nhất để tưới nước cho lan hồ điệp chính là vào buổi trưa nhằm giúp tối lá đã kịp khô. Bạn không nên tưới nước cho lan hồ điệp vào buổi tối vì như vậy sẽ khiến cho nước đọng lại trên bề mặt lá, hoa,..làm cho lá bị thối, nhũn…

5. Cung cấp dinh dưỡng cho lan hồ điệp

Phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của cây mà bạn có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng sao cho thích hợp. Hiện nay, loại phân bón tốt nhất, nhiều người tin dùng nhất để chăm sóc lan hồ điệp chính là NPK 14-14-14.

6. Cách kích thích lan hồ điệp nhanh chóng ra hoa

Sau khi lan hồ điệp nở hoa được 3 tháng, cây sẽ bắt đầu bước vào quá trình tàn, cuống hoa dần chuyển sang màu nâu, bạn nên tiến hành cắt bỏ hoàn toàn bộ phận này đi.

Trồng Lan Bằng Than Vỏ Trấu

Sau chừng 10 ngày chăm sóc, lan trồng trên than trấu vẫn phát triển bình thường như trồng trên thân dớn, ông Quỳnh quyết định xây dựng một nhà xưởng rộng khoảng 70m2, lợp mái tôn để che mưa, nắng. Hai chiếc lò đốt hoạt động đã cho sản phẩm than trấu đạt các tiêu chuẩn và chất lượng để thay thế giá thể thân dớn trên toàn bộ trang trại lan.

(Dân Việt) – Vườn lan Anh Quỳnh ở đường Vạn Kiếp, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng từ lâu trở thành điểm đến quen thuộc của giới chơi lan và khách du lịch gần xa.

Trang trại Quỳnh Anh trồng lan xanh tốt trên giá thể than trấu

Dưới tán lá và những cành hoa lan xanh tốt đó, chủ nhân của chúng đã dùng vỏ trấu đốt thành than để chăm bón, thay thế cho giá thể cây dớn đang ngày càng cạn kiệt trong rừng…

Từ chiếc lò đốt trấu của Nhật

Ông Đoàn Văn Quỳnh – chủ nhân vườn lan Anh Quỳnh nhớ lại: Cách đây chừng 6 năm, một người quen đi du lịch đến một vùng nông nghiệp công nghệ cao của Nhật, đã phát hiện nhiều trang trại của nông dân tự sản xuất giá thể trồng hoa địa lan từ các lò đốt than vỏ trấu khá đơn giản nhưng hiệu quả cao. Trang trại lan Quỳnh Anh rộng hơn 6.000m2, chuyên canh quanh năm trên dưới 20 nghìn chậu lan với nhiều lứa tuổi trồng, với nhiều giống loài khác nhau.

Chính người này đã ghi nhớ tỉ mỉ sơ đồ hoạt động của lò đốt than vỏ trấu rồi về mô tả lại từng chi tiết cho ông. “Khi đó, nhiều người trồng lan ở Đà Lạt đã sử dụng giá thể từ vỏ cà phê cho kết quả rất tốt. Và tôi cũng đã nghĩ đến có thể dùng giá thể vỏ hạt lúa (trấu) vì trấu ở Việt Nam rất nhiều, nhưng vẫn chưa tìm ra cách chế biến khả dĩ nào. Giờ có “bảo bối” trong tay, tôi mừng như chính mình vừa sáng kiến ra vậy…” – ông Quỳnh kể.

Theo “bản vẽ” thiết kế của người quen, ông Quỳnh bắt tay ngay vào lắp đặt lò đốt vỏ trấu trong khuôn viên vườn lan của mình. Việc trước tiên, ông thuê thợ gò hàn một chiếc lò theo hình một chiếc xô nhỏ đựng nước, đặt miệng lò úp xuống đất; đáy lò nối với đường ống khói lên trên cao. Vỏ trấu được đốt âm ỉ bên trong và thả khói ra ngoài đồng thời hút không khí vào trong lò giữ nhiệt.

Phải có người canh trực trấu cháy đỏ đến phần nào thì trộn đều đến phần đó, giữ độ lửa đủ nóng cho trấu thành than chứ để thành tro là coi như thành phế phẩm. Đốt từ 7 giờ sáng đến 16 giờ chiều hôm ấy, ông Quỳnh cho ra mẻ than trấu giá thể lần đầu, đong đầy vào 30 chậu lan loại trung bình (đường kính khoảng 30 cm, cao khoảng 40 cm).

Sau chừng 10 ngày chăm sóc, lan trồng trên than trấu vẫn phát triển bình thường như trồng trên thân dớn, ông Quỳnh quyết định xây dựng một nhà xưởng rộng khoảng 70m2, lợp mái tôn để che mưa, nắng. Hai chiếc lò đốt hoạt động đã cho sản phẩm than trấu đạt các tiêu chuẩn và chất lượng để thay thế giá thể thân dớn trên toàn bộ trang trại lan.

Vừa tiết kiệm, vừa giữ rừng

Việc chuyển đổi giá thể từ dớn sang than trấu đại trà, ông Quỳnh tiến hành theo từng khu vực nối liền nhau. Khi than trấu vào chậu lan ở khu vực trước xanh tốt thì mới rút kinh nghiệm chăm bón đến khu vực tiếp theo. Cứ vậy đã qua 6 năm nay, đã có hơn 95% số lan của trang trại Quỳnh Anh trồng trên giá thể than trấu với cành lá xanh tốt, hàng năm ra hoa đạt cả về số lượng và chất lượng. Ông Quỳnh tính toán: Cứ 2kg trấu khô đốt thành 1kg trấu than.

Mỗi chậu lan kích cỡ trung bình thì bón khoảng 1kg đến 1,5kg giá thể trấu than. Tổng khối lượng giá thể trấu than sử dụng trong trang trại Quỳnh Anh hiện khoảng trên dưới 25 tấn. “Tính hết cả tiền xây nhà lò, lắp đặt lò và công đốt lò… thì số tiền đầu tư giá thể than trấu để trồng lan chỉ bằng một phần mười số tiền đầu tư giá thể thân dớn mua từ rừng mang ra… ” – ông Quỳnh nói.

Hơn nữa, ưu thế của giá thể than trấu là thoát nước nhanh, ngăn ngừa hiệu quả bệnh thối rễ của lan thường lây lan trên diện rộng trong mùa mưa Đà Lạt.

Hiện tại đã có thêm 6 vườn lan trong TP. Đà Lạt xây dựng lò đốt than trấu làm giá thể theo hướng dẫn của ông Quỳnh. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều và nhiều hơn nữa những lò đốt than trấu mới làm giá thể cho lan bởi như vậy sẽ vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa hạn chế dần và đi đến chấm dứt tình trạng khai thác tràn lan cây dớn ở rừng, góp phần mang lại lợi ích bảo vệ môi trường sinh thái rừng ở Đà Lạt.

Hạt Giống Hoa Cúc Xu Xi

Kỹ thuật trồng

Bước 1: Chuẩn bị vật tư

– Chậu hoa.

– Giá thể trồng: Đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế.

– Hạt giống 

– Bình tưới 1 lít hoặc 2 lít.

Bước 2.Chuẩn bị giá thể hữu cơ.

– Giá thể tribat

– Hoặc trộn hỗn hợp đất phù sa và phân giun theo tỷ lệ 50% phân giun (hoặc 50% đất Tribat) với 50% đất phù sa. Đổ hỗn hợp đất phù sa và phângiun vào chậu hoa cách miệng chậu 2cm.

Bước 3. Gieo hạt.

– Gieo vào khay, gieo mỗi lỗ 1 hạt, đặt khay ở nơi thoáng mát.

– Giữ đất luôn ẩm trong quá trình nảy mầm.

– Sau 7-15 ngày hạt nảy mầm thành cây con thì cho cây tiếp xúc với ánh sáng nhẹ.

Bước 4: Bứng cây đem trồng

– Sau khi mọc khoảng 2 tuần thì có thể chuyển cây sang chậu trồng hoa, bồn hoa hay sân vườn.

– Sau vài ngày cây bén rễ hồi xanh ta nên đưa cây ra chỗ có nắng để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Bước 5: Chăm sóc

– Sau khi trồng 7 ngày tiến hành bấm ngọn để cây ra nhiều nhánh, tạo cho cây có bộ tán đẹp và nhiều bông sau này.

– Sau trồng 10 ngày ta bón phân vi sinh hoặc phân trùn quế cho cây định kỳ 5-7 ngày một lần.Hòa 1kg phân trùn quế với 3 lít nước sau đó lọc

lấy nước và đem nước phân tưới cho cây.

– Chú ý tưới nước đều nhẹ nhàng để giữ ẩm đến khi cây trưởng thành và ra hoa.

+ Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè.

+ Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông.

+ Khi cây ra hoa cần tăng lượng nước tưới cho cây, không tưới nước lên hoa.

– Ngắt bỏ những lá già, úa để chậu hoa thông thoáng và phòng trừ sâu bệnh.

– Sau trồng 1- 2 ngày nên phun thuốc trừ sâu thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh. Pha 5ml dung dịch với 1 lít nước để phun, cách 3-4 ngày

phun 1 lần.

Bước 6: Thu hoạch

– Cúc susi ra hoa sau 80 ngày gieo.

– Khi trời mưa to nên chuyển cây vào trong nhà để hoa được tươi lâu, đặt chậu hoa ở nơi có đầy đủ ánh sáng để bông hoa có màu sắc đẹp.

Tuyệt Chiêu Trồng Lan Bằng Than Củi Ra Nhiều Hoa

Trồng lan bằng than củi là một trong những phương pháp phổ biến và đơn giản nhất mà có lẽ ai cũng biết. Tuy nhiên, trồng như thế nào cho cây tươi tốt và ra nhiều hoa mới thì chắc chắn là điều mà không phải ai cũng biết cách.

Đối với mỗi một loài hoa lan, lại có những điều kiện riêng biệt để có thể phát triển tốt nhất. Tùy từng điều kiện khác nhau mà ta có thể lựa chọn loại giá thể cho phù hợp. Hầu hết những loại lan thường dùng giá thể là than củi là chủ yếu. Vậy cách trồng lan bằng than củi được thực hiện như thế nào?

1. Lựa chọn lan thích hợp để trồng lan bằng than củi

Có rất nhiều giống lan để cho bạn lựa chọn, tuy nhiên, bạn cũng cần phải lựa chọn giống lan nào không chịu ẩm sẽ thích hợp hơn bởi do than củi thì rất dễ thoát nước mà khi tưới, than sẽ hút nước và cây thường sẽ ở trạng thái khô.

Trồng lan bằng than củi

2. Lựa chọn chậu để đặt than củi Khi chọn chậu, bạn nên chọn những chậu có kích thước phù hợp với cây. Tuyệt đối không nên chọn chậu to quá, đặc biệt, nếu muốn cây mau ra hoa thì bạn chọn chậu vừa phải để tránh cây phát triển lá thì không chịu ra hoa nhé.

Về chất liệu, nên chọn chậu làm bằng đất nung. Tuy nhiên với loại này thì bên ngâm cho no nước rồi mới dùng để trồng. Còn nếu chọn chậu nhựa thì không cần ngâm mà có thể trồng cây luôn, nhưng chậu nhựa thì tất nhiên khả năng giữ ẩm và tạo môi trường sống tự nhiên không sánh được bằng chậu đất nung.

3. Chuẩn bị than trồng

Than củi dùng để trồng hoa phong lan không phải là loại than đốt lò làm sẵn từng viên, mà phải là loại được đốt từ củi.

+ Khi trồng lan bằng than củi, thời gian giữ cây lâu bền, khoảng từ 5-6 năm mới phải thay chậu và chi dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ.

+ Một số loại côn trùng trong đó sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than đã hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng.

Do than giữ chất muối và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước cho giá thể không bị mặn.

4. Cách trồng cây vào chậu than: Bạn nên thực hiện lần lượt những bước trồng lan như sau:

Bước 1: Cho phần than củi để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu)

Bước 2: Sau đó cho 1 lớp mỏng (khoảng 1/5 chậu) là sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu, cho cây vào chậu cho cây đứng với tư thế mong muốn.

Bước 3: Cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm, không cần nén chặt nhưng vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đứng.

Bước 4: Sau khi trồng cây, bạn hãy tưới nước luôn cho cây nhé.

5. Chăm sóc – Ánh sáng: Nếu trồng lan bằng than củi trong nhà, bạn nên đặt ở vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc có thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày.

– Nhiệt độ: Nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độC.

Trồng lan bằng than củi

Độ ẩm thích hợp nhất chính là từ 50-80%, trường hợp có độ ẩm thấp hơn thì nên sử dụng màn che để hạn chế hiện tượng thoát hơi nước.

Lưu ý khi trồng lan bằng than củi: Muốn cây phong lan kéo dài thêm tuổi thọ thì khi trồng, bạn nên lưu ý đặc biệt đến việc thay chậu mới cho cây. Việc thay chậu cho cây cần thiết phải được thực hiện là do:

+Thứ nhất, cây lan không sinh trưởng được trong chậu đang trồng, còi cọc hoặc chậm ra lá mới.

+Thứ 2, giá thể sau một thời gian sử dụng thì bị phân hủy, nên không đủ không khí lẫn chất dinh dưỡng để đảm bảo môi trường tốt nhất cho bộ rễ tiếp tục phát triển.

+Thứ 3, khi phong lan mắc một số bệnh như thối lá, đen lá ở mức độ nặng… thì cũng cần thay chậu mới để ngăn chặn mầm bệnh lây lan và nghiêm trọng thêm. Không những vậy, chậu cũ khi thay cần được vứt bỏ, không tái sử dụng để trồng cây khác.

+Thứ 4, khi cây đã ra nhiều nhánh con và chậu hiện tại trở nên chật chội, không còn đủ diện tích cho cây tiếp tục phát triển thêm.

Chính vì vậy, việc thay chậu mới cho lan cần được tiến hành thường xuyên, bạn có thể tiến hành thay một lần trong một năm hoặc cách 2 năm thay một lần. Thời điểm thích hợp nhất để thay chậu cho hoa phong lan chính là vào mùa xuân.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách trồng lan bằng than củi hiệu quả nhất. Chúc bạn có những giỏ lan đẹp và cho nhanh cho nhiều hoa nhất!