Thời Vụ Trồng Hoa Lan / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Xác Định Thời Vụ Trồng Ớt

Căn cứ để xác định thời vụ trồng ớt

Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây ớt

Ớt là cây ưa ánh sáng, nhiệt độ ấm áp, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, làm quả cần nhiệt độ, ánh sáng đầy đủ. Do đó ở các tỉnh miền Bắc thời vụ trồng ớt đòi hỏi khắt khe hơn; ngược lại miền Nam có thể gieo trồng quanh năm.

Nội dung trong bài viết

Căn cứ để xác định thời vụ trồng ớt

Căn cứ vào đặc điểm của giống ớt

Căn cứ vào cơ cấu mùa vụ

Giới thiệu một số thời vụ chủ yếu trồng ớt ở nước ta

Đối với các tỉnh phía Bắc:

Đối với các tỉnh miền Trung, Tây nguyên:

Đối với các tỉnh Nam Bộ:

Căn cứ vào đặc điểm của giống ớt

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng dài hay ngắn; khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh hay chậm; khả năng chịu rét, chịu nóng, chịu ẩm của các loại giống ớt khác nhau để chọn thời vụ trồng cho thích hợp.

Cần căn cứ vào hướng dẫn cụ thể về thời vụ gieo trồng được ghi trên bao bì của từng loại hạt giống ớt để thực hiện

– Các giống chín sớm, thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 4 – 5 tháng, chịu rét kém chỉ nên gieo trồng vào vụ Hè – Thu.

– Các giống chín trung bình, thời gian sinh trưởng trung bình, khoảng 5-56 tháng, chịu rét khá nên gieo trồng vào vụ Xuân – Hè.

– Các giống chín muộn, thời gian sinh trưởng dài, khoảng 4 – 5 tháng, chịu rét, chịu nóng chỉ nên gieo trồng vào vụ hè Xuân.

– Các giống chín muộn, thời gian sinh trưởng dài khoảng 5 – 6 tháng, chịu rét chịu nóng, các giống ớt lai nên gieo trồng vào vụ Thu – Đông, hoặc Đông – xuân.

Căn cứ vào cơ cấu mùa vụ

Những vùng chuyên ớt, có thể trồng 3 vụ trong năm. Ngược lại những vùng không chuyên canh, trồng 2 vụ lúa sớm 1 vụ ớt Thu – Đông; hoặc trồng vụ ớt Xuân – Hè sau đó trồng vụ lúa mùa.; Hoặc trồng 2 vụ lúa sau đó trồng vụ ớt Đông – Xuân

Giới thiệu một số thời vụ chủ yếu trồng ớt ở nước ta

Ớt có thể trồng được quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận lợi; nhiệt độ thích hợp của ớt là từ 25 – 30ºC. Tuy nhiên tập trung chủ yếu trồng 3 vụ trong năm như sau:

Đối với các tỉnh phía Bắc:

– Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.

– Vụ chính (Đông – Xuân): Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2 – 3 dương lịch.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4 – 5, thu hoạch 8 – 9 dương lịch.

Đối với các tỉnh miền Trung, Tây nguyên:

– Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.

– Vụ chính (Đông – Xuân): Gieo hạt tháng 11 – 12, thu hoạch tháng 3 – 4 dương lịch.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 5 – 6, thu hoạch 9-10 dương lịch.

Đối với các tỉnh Nam Bộ:

Có thể gieo trồng quanh năm, tập trung các vụ chính như sau:

– Vụ Thu Đông: Gieo hạt tháng 8, trồng tháng 9, thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau.

– Vụ Đông Xuân: Gieo hạt tháng 10 – 11, trồng tháng 11 – 12, thu hoạch quả từ tháng 2 đến tháng 6.

– Vụ Xuân hè: Gieo hạt tháng 2 – 3, trồng tháng 4 – 5, thu hoạch tháng 6 đến tháng 9.

– Vụ Hè thu: Gieo hạt tháng 4 – 5, trồng tháng 5 – 6, bắt đầu thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10.

Kỹ Thuật Và Thời Vụ Trồng Cây Lặc Lày

Lặc lày hay còn gọi là mướp Nhật là loài quả thơm ngon và món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt. Mặc dù kỹ thuật và thời vụ trồng cây lặc lày khá phổ biến trong các tài liệu chăm sóc cây trồng nhưng hiện nay nhiều kiến thức chia sẻ còn khá sơ sài thiếu thông tin cho bà con. Tin Nông Nghiệp xin giới thiệu đầy đủ kiến thức về thời vụ và kỹ thuật trồng loại cây này.

Theo nhận định từ nhiều người dân trồng cây lặc lày thì đây là loại cây rau màu tương đối dễ trồng có khả năng sinh trưởng và đẻ nhánh khỏe. Đặc biệt trồng cây lặc lày không sợ bị nhiều sâu bệnh phá hoại, chỉ sau 2-3 tháng là chúng ta đã có thể bắt đầu thu hoạch đợt đầu tiên.

Thời vụ trồng cây lặc lày

Lặc lày là loại cây rau màu ăn quả thân leo cùng họ với bầu bí. Về hình dáng lặc lày có kích thước tương đương quả dưa chuột nhưng nhọn 2 đầu, da xanh xọc trắng nhẵn bóng. Lặc lày có ruột đặc, hạt nhỏ khi luộc ăn có vị mát rất ngon.

Thời vụ trồng cây lặc lày thích hợp nhất là vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, thời điểm mà khí hậu mát mẻ, ánh sáng có cường độ trung bình không quá gắt. Nhiều nơi người ta còn trồng lặc lày quanh năm thế nhưng nếu lựa chọn thời vụ trồng cây lặc lày đúng vào khoảng cuối năm thì sang mùa hè năm sau chúng ta sẽ có lặc lày thu hoạch ăn giải nhiệt rất kịp thời.

Hạt giống và dụng cụ trồng cây lặc lày

Trước tiên cần chuẩn bị chậu trồng lớn bởi thân cây lặc lày không quá to nhưng rễ chúng cần phát triển mạnh để nuôi dây leo, lá và quả. Với những khu vực đô thị trồng ở ban công, bạn có thể tận dụng những thùng xốp hoặc chum vại lớn để trồng.

Phương pháp trồng cây lặc lày được sử dụng phổ biến nhất là trồng bằng hạt. Hãy lựa chọn mua hạt giống lặc lày ở cửa hàng giống nông sản uy tín. Đặc điểm của hạt giống lặc lày là có lớp vỏ rất cứng nên trước khi gieo cần ngâm nước ấm khoảng 4 tiếng cho hạt trương lên và lớp vỏ hạt mềm ra. Lúc đó bạn tiếp tục ủ hạt giống qua đêm trong khăn ẩm để kích thích hạt nảy mầm. Chờ hạt tự nứt, nhú mầm lên thì đem đi tiến hành gieo vào đất.

Kỹ thuật trồng cây lặc lày

Sau khi gieo cây lặc lày vào trong đất ẩm tơi xốp thì thường xuyên dùng bình phun tưới nước nhẹ cho đất. Sau khoảng 3 tuần, cây lặc lày có thể đạt chiều cao từ 20 đến 30cm và lúc này bà con cần tiến hành làm giàn để cây leo lên.

Tương tự với các loại cây họ nhà bầu bí khác, kỹ thuật trồng cây lặc lày cũng cần chú trọng đến vấn đề làm giàn leo. Bà con có thể sử dụng giàn sắt, tre hoặc gỗ đều được miễn là đảm bảo độ thoáng và vững chắc là được.

Quá trình cây lặc lày bắt đầu leo lên giàn, cần thường xuyên tưới nước cho cây. Trong đó, mỗi ngày nên tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới tối muộn vì dễ tích tụ vi khuẩn gây bệnh. Nếu muốn cây phát triển mạnh có thể bón thêm phân hữu cơ và một ít phân đạm. Khi cây lặc lày sắp ra hoa vừa bón lót phân bón vừa tiến hành tỉa bớt lá để cây tập trung nuôi hoa và quả.

Ngoài ra, thông thường nếu muốn cây ra nhiều quả thì bà con có thể áp dụng phương pháp thụ phấn thủ công, lấy những bông hoa đực chũ nhẹ cho rụng phấn vào noãn của bông hoa cái. Mặc dù theo tự nhiên hoa thường được thụ phấn bởi ong nhưng nếu áp dụng thêm phương pháp thủ công này cây lặc lày sẽ có tỷ lệ ra quả nhiều hơn, sai hơn.

Nếu áp dụng đúng kỹ thuật và thời vụ trồng cây lặc lày thì bà con có thể thu hoạch chỉ sau hơn 2 tháng. Thời gian thu hoạch diễn ra liên tục trong 3 tháng đúng vào thời điểm mùa hè, góp phần hạ nhiệt cái nóng bức ngay trong bữa ăn.

Thời Vụ Trồng Và Cách Chăm Sóc Dưa Lưới Cho Năng Suất Cao

Vụ xuân: Trồng tháng 2 đến đầu tháng 3, thu hoạch tháng 4-5. Vụ Thu Đông: Trồng từ 8- 9, thu tháng 11-12. Tuy nhiên xen giữa 2 vụ này vẫn có thể trồng dưa lưới nên trong khoảng từ tháng 2 – 9 có thể trồng dưa lưới trên chậu.

Gieo hạt giống

Đất trồng: Lựa chọn đất trồng nhiều dinh dưỡng như đất tribat. Bạn có thể mua đất tại các cửa hàng. Bạn có thể dùng đất thịt trộn trấu hay đất cát đều được. Thành phần giá thể có thể trộn 40% than bùn + 30% mùn hữu cơ và 30 trấu hun. Sau khi trộn giá thể được bón lót bằng phân Dynamic 3-4-3 với lượng bón lót là 50g/chậu.Bỏ đất vào chậu sau đó tiến hành ươm hạt. Gieo hạt giống dưa lưới trực tiếp vào bầu và tưới nhẹ nước tạo độ ẩm cho cây. Khoảng 1 – 2 ngày hạt sẽ nảy mầm. Trong giai đoạn này không nên tưới nhiều sẽ làm hạt dễ ngập úng và khó nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn.

Chọn chậu và chuẩn bị giá thể

Dưa lưới hoàn toàn có thể trồng trên chậu vuông 36×36 cm. Mỗi 1 chậu có thể trồng 1 cây dưa lưới. Giá thể nên trọn loại tơi xốp có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt. Thành phần giá thể có thể trộn 40% than bùn + 30% mùn hữu cơ và 30 trấu hun. Sau khi trộn giá thể được bón lót bằng phân Dynamic 3-4-3 với lượng bón lót là 50g/chậu (trộn đều với giá thể trước khi cho giá thể vào chậu).

Sau khi chuẩn bị giá thể và cho giá thể vào chậu, chọn các cây giống khỏe mạnh để trồng vào chậu, mỗi chậu trồng 1 cây. Trồng xong ấn nhẹ cho đất xung quang cây chặt lại sau đó rắc một lớp mỏng vôi bột lê bề mạt giá thể để làm giảm mầm bệnh cho cây. Lưu ý: Khi trồng cây không nên để giá thể quá đầy, nên đổ giá thể cách miện chậu từ 5-7 cm để sau này bón và bổ xung giá thể sau.

Dưa lưới ưa sáng nên gia đình nên trồng ngoài ban công, trên sân thượng đón nhiều nắng cả ngày. Nếu ban công nhà quá hẹp, khuất bóng thì không nên trồng vì trái dưa không lớn nổi.

Chăm sóc

Làm giàn: Quan sát thấy khi cây dưa lưới phát triển được 4-5 lá. Có thể đóng cọc cho cây leo lên hoặc lấy dây ni-long buộc nhẹ vào hàng rào ban công để cây đưa lưới có thể bám vào phát triển tốt. Còn nếu bạn muốn trồng lâu dài thì đầu tư hẵn một giàn leo bằng lưới sắt đảm bảo cho cây phát triển cực mạnh, ra nhiều hoa, đậu nhiều quả.Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Muốn cho cây tiếp tục ra hoa và đậu quả, bạn chỉ cần ngắt hết những chiếc lá dưới gốc cây. Cho đến khi cây ra khoảng 8 đến 10 lá hãy để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên ra hoa cái. Khi nhánh phát triển dài ra, cần tiếp tục bấm ngọn, chỉ nên để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông hoa cái đó, từ đây hoa sẽ nở và đậu quả.

Thu hoạch

Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng. Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm, nếu quả còn màu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.

Chăm Sóc Hoa Lan Thời Điểm Mùa Hè

1. SỬ DỤNG PHÂN BÓN 1.1 PHÂN TAN CHẬM. Cây đã nhú nụ hoa, đâm chồi non thì ta bắt đầu có thể đặt PHÂN TAN CHẬM (nhiều người dùng phân bò Tribat đã qua xử lý, nhiều người dùng phân dơi, phân tan chậm Bounce Back của Úc…)

1.2 PHÂN THUỐC KHÁC. Sử dụng phân bón vô cơ NPK 30-10-10 (Đạm cao phát triển thân lá) luân phiên với phân hữu cơ, tuần 1 lần. Có thể dùng nước phân cá hoặc 31-11-11. Cây thuần bộ rễ phát triển mạnh, tăng nắng và chuyển sang dùng NPK 20-20-20.

Lưu ý liều dùng cho lan mới ra rễ là 1/2 hướng dẫn sử dụng nhà sản xuất. Lan thuần thì ăn 2/3 hướng dẫn sử dụng nhà sx. (Tức là rễ mới ra thì cho ăn phân thuốc liều loãng, rồi tăng dần tới tối đa là 2/3 hdsd)

2. LƯU Ý CHO CHỒI NON + PHÒNG BỆNH ĐỊNH KỲ

Thời điểm này chồi non sẽ mọc ngược lên, nếu gặp tổn thương vật lý hoặc do côn trùng chích, gặp mưa khả năng virus ngoại lai xâm nhập gây thối thân, thối đầu ngọn là rất cao. Khi nào giả hành cong dần xuống thì có nguy cơ gãy gập ngang thân (có nhiều người khi thấy giả hành dài nặng chuẩn bị cong dần xuống là đã có dây buộc cẩn thận.) Bjo thòng xuống hẳn thì mới an tâm.

Vậy nên lưu ý các bạn cần phun phòng và sử dụng lưới che cẩn thận. Nhà nào ko có mái che thì để dưới tán cây cũng được, nếu cây rậm lá có thể vặt bớt lá đi, sao cho cây ăn đủ 65-70% nắng. (Tùy loại lan sẽ có nhu cầu ăn nắng khác nhau)

Phun phòng định kỳ 1 tháng 1-2 lần, mùa mưa 1 tháng 2-3 lần. Sử dụng luân phiên các loại : Carbenda Supper , đồng clorua, Fendonal, Manozed, zedbun, ridomyl gold, nước vôi trong, starner … (các thuốc sử dụng luân phiên)

Vườn rộng thì nên đặt bẫy ruồi vàng, thả bả sên..

Lưu ý nhỏ về xử lý giá thể : để đảm bảo giá thể sau này ko bị nấm, các bạn nên dùng thuốc alfatoxin ngâm giá thể trong vài ngày, cho thuốc ngấm sâu vào trong rồi vớt ra phơi khô mới trồng.

3. NƯỚC TƯỚI:

Tưới nước buổi sáng tránh sương muối đọng lá, và thời điểm cần tránh nắng gắt. Với mùa hè, tưới tầm 6-7h sáng là vừa.

Buổi trưa thì ko được tưới, có thể phun đẫm nền để giảm nhiệt độ tiểu khí hậu và tăng độ ẩm tiểu khí hậu

Tưới nước buổi chiều lúc hết nắng gắt, tưới tầm 6h chiều là vừa.

Tưới nước sao cho nước nhỏ giọt chảy từ giá thể xuống là được. (Áng chừng lượng nước tưới bằng 1/5 kích cỡ giò lan và đủ thời gian để ngấm) Giá thể giữ nước tốt như chậu dớn, tảo, rêu rừng, vỏ thông nhỏ thì tưới ít nước, giá thể nào thoát nước nhanh thì tưới nhiều nước.

Nếu muốn cây phát triển nhanh, ăn đủ nước hơn thì sau khi tưới, ta chờ 15′ sau tưới bổ sung đẫm thêm lượt nữa.

4. NẮNG, ÁNH SÁNG: Tùy loại lan sẽ có nhu cầu ăn nắng khác nhau. (Ví dụ phi điệp ăn 70-80% nắng hè -100% nắng đông, Vanda 100% nắng, đai châu 70-100%, hồ điệp 40-45%…. tất nhiên là cây chưa thuần thì ăn nắng yếu, cây đã thuần khỏe thì cho ăn tăng ánh sáng)

Hướng nắng sẽ rất quan trọng đối với sự phát triển của hướng lá, hướng hoa. Tránh nắng phía Tây vì nắng gió phía Tây rất khô nóng, nắng xiên và gắt. Nắng tốt nhất là nắng hướng Đông 6-11h. Và tùy hình dáng của thế cây, giá thể mà cho ăn nắng. Các giả hành ăn đều nắng thì mới phát triển và ra hoa đồng đều được. (Có thể dùng dây thép + dây buộc để chia đều giả hành)

Theo: Tạp chí hoa lan việt nam