Thiết Kế Vườn Trồng Hoa Lan / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Thiết Kế Vườn Trồng Chuối

Nguyên tắc của việc thiết kế vườn trồng chuối

Xây dựng thiết kế vườn trồng chuối cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nội dung trong bài viết

Nguyên tắc của việc thiết kế vườn trồng chuối

Thiết kế vườn trồng chuối trên đất dốc

Chia khu trồng chuối

Chia lô trồng chuối

Hàng chuối

Thiết kế hệ thống chống xói mòn

Chống xói mòn

Hệ thống công trình chống úng

Trồng cây chắn gió

Thiết kế vườn trồng chuối ở vùng đồng bằng và đất dốc tụ

– Tiết kiệm đất đồng thời phải bảo đảm hoạt động của máy móc và người lao động trong việc cày bừa, phun thuốc, chăm sóc, bón phân, vận chuyển sản phẩm v.v….Không chừa quá nhiều đường vận chuyển cũng như chừa đường quá rộng gây lãng phí đất đai. Đường vận chuyển chung quanh lô rộng từ 5 – 6 m là thích hợp.

– Bảo đảm mật độ vườn trồng chuối hữu hiệu trong việc thâm canh tăng năng suất lâu dài. Mật độ cây phải phù hợp với giống cây trồng, phù hợp với điều kiện đất đai và trình độ thâm canh.

– Bố trí cây đai rừng chắn gió hợp lý, đối với các nông hộ, diện tích chừng vài ha có thể trồng cây ăn quả như các hàng cây đai rừng.

– Có biện pháp chống xói mòn ở đất dốc như thiết kế các hàng cây theo đường đồng mức, nơi có độ dốc lớn cần lập các băng che phủ chống xói mòn và các đường phân thuỷ một cách hợp lý.

Tùy địa hình cụ thể, thiết kế thành từng lô 0,5 – 2ha để dễ quản lý, chăm sóc thu hoạch.

Thiết kế vườn trồng chuối trên đất dốc

Thiết hệ thống đường hợp lý thuận lợi trong khâu chăm sóc và thu hoạch, tránh lãng phí đất.

– Số lượng dụng cụ chuẩn bị dựa trên số lượng người làm

– Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ: Thước chữ A, thước dây, cuốc, xẻng, dao phát, giấy, bút, thước kẻ trong tình trạng sử dụng tốt.

– Dụng cụ nào không chắc chắn phải được chêm lại

Chia khu trồng chuối

Khu vực trồng chuối được chia thành từng khu để tiện công tác quản lý, địa giới dựa vào địa hình tự nhiên như: Suối, ngòi, đường phân thuỷ. Diện tích khu chuối thường lớn từ 20 – 100 ha

Chia lô trồng chuối

– Đường lô chính vuông góc với hàng hàng từ 2,5 – 3m

– Đường lô phụ vuông góc với đường lô chính từ 1,5 – 2m

Ngoài ra có thể thiết kế đường vận chuyển chính, đường quay máy, đường chống cháy…

Tuỳ theo diện tích của nương, đồi chuối mà ta bố trí chia theo lô, hàng để tiện chăm sóc.

– Đi thăm, kiểm tra nương, đồi chuối

+ Nếu S<1 ha thì ta chia hàng thuộc lô

– Dùng thước dây đo hàng cách hàng 3 m, chiều dài hàng 50 – 100m. Cứ 20 – 30 hàng chuối ta được 1 lô tương đương với diện tích lô là 6000 – 10.000m2. Tuy nhiên cũng tuỳ thuộc vào S khu đất trồng chuối mà ta chia lô, nhưng chú ý chiều rộng và chiều dài hàng chuối nên nhỏ hơn 100m, không nên quá lớn gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc và thu hoạch chuối.

Hàng chuối

Bố trí hàng chuối có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tuổi thọ của nương chuối, phương pháp bố trí tuỳ thuộc vào độ dốc của đồi chuối.

– Hàng trồng chuối thiết kế tuỳ thuộc vào độ dốc.

+ Nếu tương đối bằng phẳng: Hàng chuối chạy thẳng theo hướng vuông góc với đường trục chính để thuận lợi vận chuyển và chăm sóc chuối.

+ Nếu đất dốc, người ta nên bố trí hàng chuối chạy theo đường đồng mức, hàng cụt xếp xen kẽ.

Xác định đường đồng mức trên đồi chuối, có thể áp dụng phương pháp thước chữ A hay phương pháp bình thông nhau qua ống nhựa trong.

Dùng thước chữ A cắm 1 hàng chuẩn sau đó dựa vào hàng chuẩn đó cắm tiếp 5 – 10 hàng tiếp theo. Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về chống xói mòn và canh tác thuận lợi, cắm hàng chuối có thể phải cắm hàng chuối xép tạo nên hàng chuối trồng theo đường đồng mức và nương chuối đẹp.

Thiết kế hệ thống chống xói mòn

Chống xói mòn

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càng nghiêm trọng trên các đất dốc, đất sườn đồi. Xói mòn, rửa trôi làm cho các chất dinh dưỡng chứa trong đất nhất là lớp đất mặt bị cuốn trôi xuống các diện tích bên dưới dốc, khiến cho lớp đất trên dốc mất chất dinh dưỡng đất dần dần trở nên nghèo nàn, thoái hóa. Kết quả nghiên cứu trong điều kiện đất vùng Tây Nguyên Việt Nam, hàng năm xói mòn đã làm mất đi một khối lượng đất mặt rất lớn bình quân 120-180 tấn/ha trong có có một tỉ lệ lớn các chất dinh dưỡng bị mất đi.

Che phủ mặt đất bằng thảm thực vật: như giữ thảm cỏ tự nhiên (trừ cỏ tranh) và thường xuyên phát thấp cỏ ở chiều cao 10-15 cm cách đất. Có thể trồng các cây thảm phủ họ Đậu giữa hàng cây chuối nhằm giảm bớt xói mòn. Kết quả khảo sát tại các vùng đất Tây Nguyên Việt Nam cho thấy, bằng biện pháp trồng cây che phủ đất ở đất sườn đồi dốc 10-20% đã giúp hạn chế xói mòn từ 38-78% so với đất không có trồng cây che phủ.

Trồng theo đường đồng mực: bố trí các hàng trồng theo cùng độ dốc như nhau, các hàng trồng phải chéo góc hay vuông góc với hướng dốc. Tuyệt đoi không bố trí hàng trồng xuôi theo hướng dốc vì sẽ làm tăng tốc độ xói mòn, rửa trôi. Giữa các hàng trồng và trên bờ dốc nếu có trồng các loại cây thảm phủ thì càng có hiệu quả trong việc chống xói mòn. Trong trường hợp do sai lầm ban đầu, đã bố trí hàng trồng theo chiều dốc, khi chăm sóc nên tránh dẩy cỏ băng mà phải dẩy cỏ thành vòng tròn xung quanh gốc chuối và cách gốc cây khoảng 1,0 m gọi là dẩy cỏ bồn để giảm bớt xói mòn.

Hệ thống đê, nương chống xói mòn: đê và mương được thiết kế vuông góc với hướng dốc. Đê có tác dụng ngăn chận dòng chảy, mương sẻ là nơi tích tụ nước để ngấm dần vào đất. Đê và mương cò thể xây dựng bằng thủ công hay cơ giới. Có thể bố trí đê trên mương dưới hay mương trên đê dưới, mỗi cách bố trí đều có các ưu và khuyết điểm nhưng cho đến nay cách bố trí mương trên đê dưới được ghi nhận là có hiệu quả hơn vì mương sẽ ngăn chận dòng chảy và thu góp nước chứa vào mương nên đã hạn chế phần nào dòng chảy tấn công đê nhất là phần chân đê.

Theo quy trình kỹ thuật trồng chuối Việt Nam (1997), trên các vùng đất dốc các hệ thống chống xói mòn được thiết kế cụ thể như sau:

Dốc 8-10%: gần cuối dốc có hệ thống đê và mương chắn dòng chảy, các đê mương bố trí cách nhau 10-15 hàng chuối.

Dốc 11-20%: các đê và mương cách nhau 5-6 hàng chuối.

Dốc trên 20%: các đê và mương cách nhau 3-4 hàng chuối

Đê thường có kích thước: chân đê rộng 1,5-2,0m, mặt đê rộng 0,5-0,7m; chiều cao 0,7-0,8 m được đắp chắc chắn. Hàng năm phải có công tác tu bổ lại hệ thống đê mương.

Hệ thống công trình chống úng

Trên các loại đất xám tương đối bằng phẳng dễ bị úng cục bộ và tạm thời trong mùa mưa, cần thiết kế các hệ thống mương thoát nước. Việc thiết kế hệ thống công trình chống úng phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể của vùng đất bị ngập nước so với mặt bằng đất trong vùng. Nhìn chung hệ thống này gồm có các công trình sau:

Nơi thoát và chứa nước: có thề là các vùng trũng, các bàu, đầm lầy thiên nhiên. Phải có nơi thoát nước thì mới triển khai được hệ thống mương thoát.

Độ dốc của mương phải đủ cho nườc không bị tù đọng lại nhưng cũng không quá nhiều gây nên sự thoát nươc quá nhanh. Mật độ mương lô cây được bố trí tùy thuộc vào lượng mưa nhưng cũng còn tùy thuộc vào độ thấm nước của đất nói chung trên các loại đất có thành phần cơ giới nặng mật độ mương lô cây được bố trí cao hơn ở các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ.

Tóm lại, trong điều kiện khảo sát ban đầu, tránh trồng chuối trên các loại đất úng ngập, tuy nhiên trong điều kiện đã có một số diện tích chuối trồng trên các vùng úng ngập, cây chuối sẽ tăng trưởng rất chậm thậm chí không thể phát triển được thì cần phải thiết kế các hệ thống tiêu thoát nươc cho cây. Trước khi triển khai phải khảo sát điều kiện cụ thể của vùng đất và nhất là tính tóan chính xác hiệu quả kinh tế lâu dài của công trình vì việc tiêu thoát nước thường cần vốn đầu tư lớn.

Trồng cây chắn gió

Chuối là một trong những cây trồng lá to và rộng, thân là thân giả do các bẹ lá ôm sát tạo thành thân. Trong điều kiện gió mạnh cây chuối rất dễ bị thiệt hại như gẫy, rách lá, đổ ngã … do đó bắt buộc phải có đai rừng chắn gió. Tuỳ theo quy mô vườn cây đai rừng có thể bố trí 1-3 hàng cây cao không rụng lá vào mùa khô.

Đai rừng chắn gió có tác dụng cải thiện tiểu khí hậu, giảm tốc độ của gió, làm tăng độ ẩm không khí, chống xói mòn và cải tạo đất. Nó còn có tác dụng hạn chế sự di chuyển, lây lan của sâu bệnh hại.

Đai rừng chắn gió vuông góc với hướng gió chính, cứ cách 200 – 500m có 1 đai, rộng 5 – 10m, có kết cấu thoáng. Nơi thuận tiện thì bố trí thêm đai rừng, vành chân và đỉnh đồi. Đai rừng chắn gió thường trồng bằng các cây họ đậu như: Keo lá tràm, keo tai tượng để kết hợp cải tạo đất, lấy củi đun, gỗ làm gia dụng hoặc các loại cây lâm nghiệp khác. Hạn chế trồng bạch đàn làm đai rừng chắn gió vì nó hút nhiều nước làm khô đất.

Trong quy mô gia đình có thể dùng các cây ăn trái thân gỗ để chắn gió. Thực tế sản xuất có rất nhiều nông hộ đã sử dụng các loại cây ăn trái  như mít, sầu riêng, dừa . . . để trồng xen và trồng làm cây chắn gió.

Thiết kế vườn trồng chuối ở vùng đồng bằng và đất dốc tụ

+ Thiết kế vườn trồng chuối cho đất dốc tụ ở miềm núi:

Đối với đất dốc tụ thiết kế vườn trồng chuối cần đặc biệt lưu ý đến hệ thống mương thoát nước. Thông thường cứ 2 -3 hàng chuối người ta đào một mương thoát nước dọc theo hàng chuối và có chiều rộng trung bình khoảng 70 cm.

+ Thiết kế vườn trồng chuối cho đất đồng bằng, đất có mực nước ngầm cao

– Đất thường thấp, mực thuỷ cấp thường trực cao, dễ bị ngập úng trong mùa mưa.

– Vũ lượng phân phối không đều trong năm, dễ gây ngập úng trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa nắng.- Độ dầy tầng canh tác mỏng, thường có tầng phèn hay tầng sinh phèn ở dưới.

+ Mục đích :

– Nâng cao tầng canh tác, tránh ngập úng.

– Mương cung cấp nước tưới trong mùa khô, thoát nước trong mùa mưa, giúp rửa phèn, mặn, các chất độc…và làm đường vận chuyển.

– Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trong vườn.

Giới thiệu kiểu lên líp đặc trưng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Kích thước mương.

Kích thước mương thường được quyết định tùy theo các yếu tố:

– Địa hình cao hay thấp.

– Độ sâu của tầng sinh phèn.

– Giống chuối và chế độ nuôi, trồng xen trong vườn.

Bề mặt và chiều sâu của mương thường phụ thuộc vào chiều cao của líp. Tỉ lệ mương/líp thường là 1/2. Chiều sâu mương từ 1-1,5m tuỳ địa hình, tầng sinh phèn…Vách bên của mương (cũng như mặt bên của líp) luôn luôn phải có độ nghiêng (tà ly) khoảng 30-45 độ để tránh sụp lở. Tỷ lệ sử dụng đất mương thay đổi khoảng 30-35%.

Kích thước líp.

– Líp đơn: Ở những vùng đất có độ dầy tầng canh tác mỏng, đỉnh lũ cao, đất có phèn thì có thể thiết kế líp đơn để trồng một hàng, giúp rữa phèn nhanh, dễ bố trí độ cao líp… Líp có thể rộng 4-5m.

– Líp đôi: Ở những vùng đất có độ dầy tầng canh tác khá, đỉnh lũ vừa phải, đất tốt thì líp đôi thường được thiết kế. Líp đôi được dùng trồng 2 hàng, có khi 3 hàng (dạng tam giác, chữ ngũ). Chiều rộng líp thay đổi tùy loại cây, từ 6-12m. Trong trường hợp muốn thoát nước nhanh trong mùa mưa, có thể xẻ các mương phèn nhỏ trên líp. Khi sử dụng líp đôi cần phải bảo đảm độ bằng của mặt líp để tránh cho các hàng trồng giữa líp bị thiếu nước trong mùa khô hay líp bị ngập úng trong mùa mưa.

Nói chung, chiều cao líp tùy thuộc vào đỉnh lũ trong năm, tuy nhiên chiều cao líp thích hợp cho hầu hết cây ăn trái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là cách mực nước cao nhất trong năm khoảng 30cm.

Hướng líp.

Cần xây dựng hướng líp song song hay thẳng góc với bờ bao, để dễ dàng điều tiết nước trong vườn. Đối với cây chưới, nên bố trí líp theo hướng Bắc-Nam để nhận được nhiều ánh sáng.

Kỹ thuật lên líp.

– Lên líp theo lối cuốn chiếu: Trong những vùng có lớp đất mặt tốt và lớp đất dưới không xấu lắm thì kỹ thuật lên líp theo lối cuốn chiếu được áp dụng.

Đào lớp đất mặt mương đắp làm chân líp, sau đó trải lớp đất sâu làm mặt líp giống như cách thông thường mà nông dân áp dụng. Cách làm này đỡ tốn chi phí, tuy nhiên sau đó cần lên mô bằng đất tốt, cũ (dùng đất mặt ruộng, bãi sông, bùn mương phơi khô hay đất vườn cũ) để trồng, tránh gây ngộ độc cây con. Có thể trồng một vài vụ cây ngắn ngày, cây phân xanh trước khi trồng cây trồng chuối.

– Lên líp theo kiểu kê đất, theo băng hay đắp mô: Trong những vùng có lớp đất mặt mỏng, lớp đất dưới không tốt, có phèn… thì có thể lên líp theo lối kê đất, đắp thành băng hay mô.

+ Lên líp kê đất: Đào lớp đất mặt ở mương thứ nhất đưa qua líp thứ nhất bên trái, sau đó đưa lớp sâu của mương thứ nhất trải lên làm chân líp thứ hai bên phải, tiếp đến lấy lớp đất mặt ở mương thứ hai trải lên làm mặt líp thứ hai. Lấy lớp đất sâu của mương thứ hai trải làm chân líp thứ ba và đào lớp đất mặt mương thứ ba trải lên làm mặt líp thứ ba. Tiếp tục như vậy cho đến líp cuối cùng.

+ Lên líp theo băng hay đắp thành mô: Đào lớp đất mặt ở mương trải dài thành một băng ở giữa dọc theo líp, sau đó đắp lớp đất sâu của mương vào hai bên băng. Cây được trồng ngay trên 2 băng dọc líp. Cần lưu ý đắp lớp đất ở hai bên băng luôn luôn thấp hơn mặt băng, để có thể rửa được các độc chất khi mưa, không thấm vào băng.

Thiết Kế Tiểu Cảnh Sân Vườn

Cây cảnh để bàn làm việcnhư chúng ta được biết, những loại cây này không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân văn phòng hiện nay. Ngoài việc trang trí cho không gian sống xanh của văn phòng, bàn làm việc của mình thêm xinh xắn, lãng mạn, vui mắt còn giúp cho chúng ta có được cảm giác thoải mái, dễ chịu trong không khí mùa hè nóng bức cộng thêm áp lực công việc. Không những thế cây cảnh văn phòng để bàn cònthanh lọc không khí, đưa bầu không khí về trạng thái trong lành và cũng là một thần dược rất quan trọng để điều trị bệnh mỏi mắt, nhức mắt, áp lực công việc sau những giờ làm việc mệt mỏi. Hôm nay chúng tôi Cây cảnh Nhật Hiếu chuyên cung cấp cho thuê tất cả các loại cây cảnh và đặc biệt cây cảnh văn phòng, cây cảnh để bàn làm việc đẹp giá rẻ nhất tại Hà Nội hiện nay. Hãy liên hệ tới chúng tôi với ĐT : 09450 86 123 – 0967 386 123 để được nghe sự tư vấn đúng đắn và nhiệt tình nhất. Với phương châm ” Uy tín – Chất lượng ” đồng nghĩa với nhiệt tình, nhanh gọn và sản phẩm chất lượng chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách.

Cách chăm sóc cây sống lâu hơn.

– Đối với cây trồng vào đất: Những cây này tuần tưới định kỳ 1 lần , mỗi lần tưới 50-100ml nước. Và tưới đều quanh gốc, bên cạnh đấy kết hợp với lau sạch trên bề mặt lá để các lỗ khí khồng hô hấp được tốt hơn.– Đối với cây thủy sinh: Nên thay nước định kỳ 3-5 ngày/ lần, Lắc đều lọ cây và đổ hết nước cũ đi, thay toàn bộ bằng nước mới sạch, lượng nước chỉ đổ gần hết phần rễ của cây. không được đổ ngập lên phần thân sẽ dẫn đến cây nghẹt, thiếu Oxi và chết. Có điều kiện mỗi lần thay nươc nên nhỏ thêm 1-2 giọt dung dịch thủy sinh có chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây, cây xanh và đẹp hơn.Chú ý: Đối với cây thủy sinh không nên bỏ đạm, hay một số phân không chuyên dụng để bón cho cây thủy sinh.

Cây cảnh nội thất – Cây cảnh văn phòng -Tiểu cảnh sân vườn

Gmail:caycanhnhathieu@gmail.com

http://caycanhnhathieu.com

Dịch vụ vận chuyển cây cảnh miễn phí và thu tiền tận nơi tại Hà Nội

Thiết Kế Vườn Trồng Rau Sạch Trên Sân Thượng

Bạn đang muốn trồng rau sạch trên sân thượng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí? Với dịch vụ thiết kế vườn rau trên sân thượng chuyên nghiệp đảm bảo bạn sẽ hài lòng.

Trồng đa dạng các loại rau

Nhu cầu trồng rau sạch tại nhà ngày càng cao, đặc biệt tận dụng diện tích sân thượng để trồng rau sạch.

Nhiều gia đình lựa chọn trồng rau bằng phương pháp trồng đất truyền thống, hiện nay đa số người dân cũng đã biết đến công nghệ trồng rau sạch trên sân thượng như: Aquaponics.

Việc thiết kế vườn rau trên sân thượng là một ý tưởng vô cùng hiệu quả, bạn vừa có thể tận dụng khoảng không gian nhỏ, ít sử dụng đó, vừa tạo không gian xanh thoáng mát cho ngôi nhà vừa là nơi thư giãn, hít thở không khí trong lành lý tưởng.

Hơn nữa, bạn có thể trồng nhiều loại rau để phục vụ cho những bữa cơm gia đình.

Tuy nhiên, việc thiết kế vườn rau trên sân thượng không phải là điều đơn giản bởi nếu không thiết kế khoa học sẽ không tận dụng được hết không gian.

Việc đi lại, chăm sóc khó khăn và đặc biệt là đất sẽ làm bẩn sàn và nước tưới rau sẽ ngấm, đọng ở trên sàn làm ảnh hưởng xấu, gây ẩm mốc cho ngôi nhà.

Bạn đang tìm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết kế vườn trồng rau sạch trên sân thượng uy tín ?

Đa số khách hàng đều lo lắng về chất lượng và giá cả của dịch vụ:

Tại chúng tôi có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết kế vườn rau trên sân thượng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng uy tín, có trình độ chuyên môn cao và đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng.

Công ty TNHH Tâm Sạch tự hào là doanh nghiệp được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn hàng đầu khu vực TP HCM.

Trước khi tiến hành, chúng tôi luôn lắng nghe ý muốn của khách hàng:

Muốn thiết kế vườn rau trên sân thượng như thế nào?

Trồng theo phương pháp nào?

Những loại rau củ sẽ được trồng theo sở thích của các thành viên trong gia đình khách hàng. Với sự hướng dẫn chi tiết của chuyên viên kĩ thuật Tâm Sạch.

Khách hàng hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ của công ty Tâm Sạch. Bởi với giá dịch vụ thiết kế vườn rau sạch trên sân thượng cạnh tranh nhất thị trường nhưng lại có chất lượng tốt, chỉ tiến hành thanh toán khi hoàn thành dịch vụ và mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Vườn rau xanh trên sân thượng

Hiện tại Công ty Tâm Sạch đang cung cấp đến khách hàng 2 sản phẩm chính:

1. Thiết kế vườn trồng rau sạch trên sân thượng theo phương pháp Aquaponics.

Có thể hiểu đơn giản phương pháp trồng rau sạch Aquaponics là sự kết hợp giữa: Trồng rau và nuôi cá.

Hai yếu tố này hỗ trợ qua lại cho nhau giống như cộng sinh cùng có lợi.

Aquaponics sử dụng chất thải từ cá để cung cấp dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho sự phát triển của cây.

Thay vì phải xử lý rồi xả nước từ nuôi cá ra môi trường. Aquaponics sử dụng cây trồng để làm sạch nước và trả lại cho bể cá.

Đây là một hệ thống tuần hoàn khép kín, an toàn và hiệu quả cao.

Bạn cũng có thể tìm hiểu kĩ hơn về Aquapnoics

Mô hình cộng sinh tự động

Các loại rau phát triển tốt khi trồng bằng phương pháp Aquaponics:

Các loại rau ăn lá: các loại cải, dền, mồng tơi, rau đay, rau quế, xà lách, ngò gai, hành lá, rau muống, ngót nhật, tí tô, rau răm…

Các loại rau ăn củ – quả : cà pháo, đậu bắp, Bầu, Bí, Cà chua, đậu rồng, mướp, ớt, dưa leo, khổ qua…

Các loại cây ăn trái ghép : mận, ổi, sơ ri…

Điều kiện để các loại rau phát triển tốt là sân thượng phải có ánh nắng trung bình một ngày từ 4 – 6 tiếng.

Tùy mỗi loại rau thì cần lượng ánh sáng trực tiếp khác nhau.

Các loại rau ưa ánh sáng trực tiếp phải kể đến như: Các loại cải, mùng tơi, rau rền, xà lách, rau muống, tía tô, hành…

Các loại rau cần lượng ánh sáng trung bình từ 3-4 tiếng/ngày: đậu bắp, mướp đắng, dưa leo, bầu, bí, mướp…

Ngoài ra còn nhiều loại cây khác sẽ được trồng trên sân thượng nhờ phương pháp Aquaponics này.

Tùy vào diện tích và nhu cầu trồng rau của mỗi gia đình mà Tâm Sạch sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất.

Vườn rau xanh trên Penhouse chung cư HAGL

Phương pháp trồng rau sạch Aquaponics ngày càng được ứng dụng nhiều hơn tại Việt Nam, đặc biệt là các gia đình ưa chuộng rau sạch, thích tự trồng rau và có sân thượng để trống.

5 lợi ích trực tiếp từ Aquaponics:

Cảm giác khi được ăn rau do chính mình trồng, rất tuyệt vời, việc băn khoăn về nguồn gốc thực phẩm được dẹp bỏ.

Tạo không gian xanh cho ngôi nhà của bạn.

Xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia vào việc trồng rau, nuôi cá. Giúp các bé tự tìm hiểu và khám phá nhiều điều bổ ích.

2. Trồng rau trên sân thượng phương pháp truyền thống – Trồng bằng đất hữu cơ

Với phương pháp trồng rau sạch trên sân thượng truyền thống, Tâm Sạch sẽ giúp khách hàng thiết kế với mô hình như sau:

Thiết kế các khay rau theo hình bậc thang để cây trồng có thể đón nắng dễ dàng.

Sử dụng đất và phân bón để giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Hệ thống tưới thông minh giúp bạn tiết kiệm thời gian tưới rau hàng ngày.

Bạn chỉ cần gieo hạt và thu hoạch khi rau đã đủ lớn.

Sau quá trình thu hoạch thì bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất bằng một lượng phân bò, phân trùng quế vừa đủ.

Giàn rau 3 tầng kết hợp giàn leo

Hệ thống trồng rau sạch trên sân thượng bằng phương pháp truyền thống sẽ đơn giản hơn phương pháp Aquaponics, bạn có thể tự thiết kế và tự làm.

Tuy nhiên có thể mất nhiều thời gian cho bạn nếu bạn chưa biết được vị trí nào phù hợp để trồng cho hiệu quả cao nhất, cũng như cách lựa chọn đất và hạt giống phù hợp, cách gieo trồng và chăm sóc.

Đồng thời đất cát nếu không được vận chuyển cẩn thận có thể làm bẩn sân, hoặc nhà, các khay rau nhiều tầng cũng đòi hỏi sự am hiểu về thiết kế, hệ thống tưới tiêu…

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tự thiết kế vườn trồng rau sạch trên sân thượng tại nhà thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi.

Quý khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi bằng 4 cách sau:

Gửi yêu cầu qua mail: congtytamsach@gmail.com.

Nhắn tin trực tiếp tại Website.

Gọi trực tiếp hotline: 0909 776 880, để được tư vấn nhanh và chi tiết nhất.

Nhắn tin qua Zalo: 0909.776.880. Gửi hình ảnh khu vực dự kiến trồng để được tư vấn cụ thể.

1. Sau khi tư vấn sơ bộ, lúc này chúng tôi sẽ:

Khảo sát tận nhà, tư vấn chi tiết đối với nhu cầu, vị trí của gia đình mong muốn trồng rau, có ưu điểm, nhược điểm gì, có thể thiết kế vườn rau theo phương pháp nào.

Thống nhất phương án trồng và báo giá.

2. Khách hàng đồng ý ký hợp đồng chúng tôi sẽ:

Gửi bản thiết kế 3D để khách hàng xem lại và kiểm soát quá trình lắp đặt.

Việclắp đặt vườn trồng rau sạch trên sân thượng từ 1-3 ngày.(tùy vào quy mô).

Khách hàng kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm.

3. Sau khi lắp đặt hoàn thiện.

Hướng dẫn chi tiết cách gieo hạt và kĩ thuật chăm sóc.

Kiểm tra định kì theo Hợp Đồng.

Ngay khi có yêu cầu vệ sinh, hoặc kiểm tra nhân viên sẽ có mặt chậm nhất trong 24 giờ.

Đặc biệt với dịch vụ bảo hành lỗi kĩ thuật trọn đời cho hệ thống trồng rau. Nghĩa là trong quá trình trồng có bất cứ vấn đề gì phát sinh. Chúng tôi sẽ ngay lập tức có mặt và hỗ trợ.

Khi đó gia đình có thể yên tâm trồng rau để cung cấp cho mỗi bữa ăn hàng ngày. Duy trì việc trồng rau liên tục, chống lãng phí.

Chỉ gieo hạt và thu hoạch

Là đơn vị hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế mô hình trồng rau sạch, đặc biệt với phương pháp trồng rau sạch trên sân thượng Aquaponics đã được lắp đặt cho hàng trăm hộ dân, nhận được kết quả cao.

Chúng tôi tự tin với sự chuyên nghiệp và chu đáo của mình sẽ giúp bạn có được sự hài lòng. Giá cả dịch vụ cam kết 100% tốt nhất, ưu đãi nhất dành cho bạn.

5 Lý do nên lựa chọn dịch vụ thiết kế vườn trồng rau sạch trên sân thượng của công ty Tâm Sạch:

Chúng tôi có đội ngũ nhân sự trẻ có năng lực: Với kỹ năng chuyên môn cao, đam mê nông nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Cácsản phẩm chất lượng cao: hệ thống khung sắt, khay, chậu…hạt giống được tuyển chọn kĩ lưỡng, không qua quá trình biến đổi gen nên đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và cho năng suất cao.

Bảo hành trọn đời về lỗi kĩ thuật: Bạn hoàn toàn có thể an tâm về chính sách bảo hành hệ thống trồng rau sạch tại công ty chúng tôi.

Giá cả hợp lí, phải chăng nhất thị trường: Chúng tôi luôn cố gắng để mang đến hệ thống trồng rau sạch với giá thành rẻ, hợp lý cho bạn chọn lựa.

Hậu mãi : Chúng tôi cung cấp tận nơi các sản phẩm phụ như : hạt giống, cá giống, đất trồng, phân bón…Và dịch vụ chăm sóc rau hàng tháng khi khách hàng có yêu cầu.

Còn chờ gì nữa, bạn cần một hệ thống trồng rau sạch trên sân thượng giúp bạn có được bữa ăn an toàn, chất lượng mỗi ngày.

Hãyliên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về dịch vụ thiết kế vườn trồng rau sạch trên sân thượng và lựa chọn những dịch vụ hoàn hảo nhất cho gia đình của mình với giá cả hoàn toàn phải chăng.

Hệ Aquaponics nhà Anh Trí – Centuria Q12

Thiết Kế Vườn Trồng Và Đào Hố Trồng Bơ

1. Thiết kế vườn trồng

Là sự phối hợp hài hoà nhiều mặt, đảm bảo yêu cầu bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng, mặt khác phả đáp ứng yêu cầu cơ giới hoá công việc chăm sóc và vận chuyển.

1.1. Thiết kế đường đi lại

Có các loại đường như sau: đường liên đồi, đường liên lô và đường lô.

Đường liên đồi: là đường nối liền giữa các đồi với nhau, đây là loại đường lớn, thường rộng hơn 6m. Thường áp dụng cho các vườn Bơ có quy mô rộng lớn trên 100ha, để các loại xe cơ giới lớn chuyên chở vật liệu như cây giống, phân bón và quả.

Đường liên đồi

Đường liên lô: là đường nối liền giữa các lô với nhau, thường áp dụng cho các vườn Bơ quy mô nhỏ hơn 100 ha, đường rộng khoảng 4m.

Đường liên lô

Đường lô: là đường đi lại trong các lô, để tiện cho việc chuyển chở vật tư và sản phẩm vào, ra trong lô, đường rộng khoảng 2m.

1.2. Thiết kế vườn cây

Khi xác định khoảng cách mật độ ta cần căn cứ vào các cơ sở sau đây:

– Căn cứ vào giống: giống cây phát triển tốt, tán lá rộng trồng thưa

– Điều kiện chăm sóc: điều kiện chăm sốc tốt, đầu tư cao cây Bơ sẽ phát triển tốt thì nên trồng thưa, nếu điều kiện chăm sóc kém cây sẽ phát triển kém thì nên trồng dày để tránh lãng phí đất.

– Điều kiện đất đai: Đất tốt, tơi xốp, nhiều mùn nên trồng thưa. Đất xấu thì nên trồng dày.

Trước đây khi chưa có cây giống Bơ ghép, người ta trồng Bơ bằng cây ươm từ hạt, do giá cây giống rẻ nên có thể trồng dày với khoảng cách 6m x 6m. Đến năm thứ 8- thứ10 chặt hạ 1 hàng, chừa lại 1 hàng, vườn Bơ có khoảng cách 6m x 12m.

Cách làm này không phù hợp với cây giống Bơ ghép, do giá cây giống Bơ ghép cao, đầu tư ban đầu lớn nên không thể trồng dày rồi chặt tỉa thưa mà ta phải xác định mật độ khoảng cách ngay từ lúc trồng.

Có thể chọn một trong số khoảng cách, mật độ sau:

Cây cách 7m x 7m, mật độ là 204 cây/ha;

Cây cách 8m x 8m, mật độ là 156 cây/ha;

Cây cách 9m x 9m, mật độ là 123 cây/ha;

Cây cách 10m x 10m, mật độ là 100 cây/ha.

Trường hợp điều kiện chăm sóc kém, đất xấu, đất dốc thì nên trồng dày (7m x 7m), nếu đất tốt, bằng phẳng, điều kiện chăm sóc tốt thì nên trồng thưa (10m x10m). Phổ biến hiện nay, người ta thường chọn khoảng cách trồng Bơ là 9m x 9m.

Để xác định vị trí hố đào vừa nhanh lại tương đối chính xác ta làm như sau:

– Dùng sợi dây dài, có đánh dấu khoảng cách theo khoảng cách cây đã chọn.

Ví dụ: nếu trồng khoảng cách 9m x 9m thì ta đánh dấu cách nhau 9m vào sợi dây.

Dây đã đánh dấu khoảng cách 9m

– Buộc 1 đầu dây vào cọc và cắm vào đất theo vị trí hàng trồng.

Dây buộc vào cọc

– Kéo dây theo đường thẳng và cắm cọc tiêu vào vị trí đánh dấu trên dây, cọc tiêu sẽ là vị trí trồng cây.

Kéo dây và cắm cọc tiêu

Tuỳ vào địa hình của khu đất trồng Bơ mà ta thiết kế vườn cây cho phù hợp.

– Trên đất bằng phẳng, ta nên bố trí vườn cây theo ô bàn cờ.

Thiết kế và cắm cọc tiêu vùng đất bằng phẳng

Vườn cây trên đất bằng phẳng

– Trên vùng đất đồi dốc ta nên thiết kế vườn cây theo Đường đồng mức và bố trí cây trồng theo kiểu nanh sấu (kiểu cài răng lược).

Thiết kế và cắm cọc tiêu ở vùng đất đồi

Vườn cây trên đất đồi

2. Đào hố

2.1. Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ cần chuẩn bị cho công việc đào hố là cuốc, xẻng, thước dây (hoặc thước cây) và thước trồng.

Thước trồng là một thước có độ dài 1,5-2m, rộng 0,1m, trên thước có 3 khuyết, 1 ở giữa, 2 khuyết ở 2 đầu.

Cuốc – Thước dây – Xẻng

Dụng cụ để đào hố

2.2. Xác định vị trí hố

Vị trí hố đào là vị trí đã cắm cọc tiêu. Ngay tại nơi cắm cọc tiêu là vị trí tâm của hố.

2.3. Đào hố.

Đào hố để trồng Bơ cần tiến hành các bước như sau:

– Bước 1: Cắm cọc tiêu 2 bên: trước khi nhổ cọc tiêu cũ để đào hố, ta đặt thước trồng lên mặt đất theo hướng bất kì nào đó, sao cho khuyết 1 trùng với vị trí cọc tiêu đã cắm định vị, sau đó cắm cọc tiêu 2 đầu khuyết.

Cắm cọc tiêu 2 đầu

– Bước 2: Nhổ bỏ cọc tiêu số 1.

– Bước 3: Dọn sạch cỏ dại hoặc tàn dư thực vật xung quanh vị trí hố 1m2.

Vị trí hố đã dọn sạch cỏ

– Bước 4: Dùng cuốc đào hố. Khi đào, ta để lớp đất mặt sang một bên và lớp đất phía dưới sang một bên.

Kích thước hố: 60 x 60 x 60 cm.

Đào hố

– Bước 5: Dùng thước đo kích thước hố đào, đảm bảo kích thước.

Hố trồng Bơ

Lưu ý:

– Các điều kiện trồng Bơ không được đảm bảo thì nên trồng dày và ngược lại.

– Khi đào hố nên để riêng lớp đất mặt 1 bên.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây bơ – Bộ NN&PTNT