Cách Chăm Sóc Hoa Đá (Sen Đá)

Chăm sóc Sen đá (Hoa đá) không hề đơn giản như bạn nghĩ hay đọc ở nhiều nơi. Đây là bài hướng dẫn chi tiết nhất giúp bạn hiểu hơn về loài cây này.

Lưu ý trước khi chăm sóc

Hiện nay, các loài Sen đá thường được trồng làm cảnh, trồng ở vườn hoặc trong nhà, tuy nhiên khi trồng chúng ở những điều kiện khác nhau (trong phạm vi mà chúng chịu được) thì hình dáng của chúng cũng sẽ thay đổi để thích nghi với từng điều kiện đó. Ở Việt Nam, có rất nhiều chi thực vật khác nhau được gọi là Hoa đá, bạn có thể xem bài viết Sen đá hay Hoa đá thực chất là cây gì? để tìm hiểu rõ hơn. Trong bài này mình sẽ chỉ nói tới cách chăm sóc cho chi Echeveria, khi đã biết về chi này, bạn cũng có thể chăm được các chi khác có đặc tính tương tự như Sempervivum, Sedum, Sinocrassula …

1. Ánh sáng

Cây nào cũng đều cần ánh sáng để phát triển, đặc biệt là những loại cây mọng nước như Sen đá. Chúng ưa thích ánh nắng trực tiếp cả ngày (6-8h), có thể tránh ánh nắng quá gắt gỏng (mặc dù trong tự nhiên chúng chịu được, nhưng không nên so sánh sức sống hoang dại của cây ngoài tự nhiên với cây được nhân giống công nghiệp trong vườn ươm để phục vụ thị trường). Vì thế nếu đặt chúng ở nơi ít nắng như đặt trong nhà, thân của chúng sẽ vươn dài để tìm ánh sáng, lá ngả ra và màu chuyển dần sang xanh hoặc nhạt màu, sự thay đổi hình dáng ít hay nhiều dựa vào lượng ánh sáng mà cây nhận được ít hay nhiều.

2. Nhiệt độ

Sen đá không thích nóng quá mà cũng không thể phát triển khi thời tiết quá lạnh. Ở các nước phương Tây thì họ quan tâm tới việc giúp cho Sen đá qua khỏi mùa đông lạnh giá, nhiệt độ thấp nhất mà cây chịu được là 20°F (-6.7°C), vì vậy họ phải đem cây vào trong nhà để chống chọi qua mùa đông. Còn ở Hà Nội thì chúng ta cần quan tâm tới việc giúp cho cây qua khỏi mùa hè, mình cũng không rõ cây có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất là bao nhiêu, theo kinh nghiệm cá nhân thì cây có thể sống khỏe và đẹp nhất khi nhiệt độ dưới 35°C.

3. Nưới tưới/độ ẩm

Sen đá là thực vật mọng nước, chúng chứa nước trong thân để chịu hạn trong thời gian dài ở những vùng có khí hậu khô, vì thế “sở trường” của chúng là chịu hạn và tất nhiên đó cũng là “sở đoản” vì chúng sợ tưới nhiều. Đối với từng điều kiện khí hậu khác nhau sẽ có cách tưới cho Sen đá khác nhau. Cách tốt nhất để tưới cho hầu hết các loại cây là tưới khi cây đang khát, và cần biết lúc nào thì chúng khát. Cây sẽ cần nhiều nước khi chúng hấp thụ càng nhiều ánh sáng hoặc thời tiết càng nóng, ánh sáng giúp cây quang hợp nhưng kết hợp với nhiệt độ cao cũng sẽ khiến cho cây bị mất nước. Ngược lại, khi cây hấp thụ càng ít ánh sáng hay nhiệt độ không khí càng thấp thì chúng càng sử dụng ít nước, và tất nhiên khi tưới vào những lúc này có thể khiến cây bị thối rễ vì chúng không dùng đến nước. Đối với đa phần các loại Sen đá, bạn có thể dễ dàng nhận biết khi nào cây đang đủ nước, đó có thể là khi bạn mới mua về, là khi thân và lá cây căng mọng cứng cáp. Còn khi thiếu nước, lá có thể sẽ nhăn hoặc ngót lại, lúc này bạn tưới cho cây thì nó sẽ rất “sướng”.

Có vài lưu ý trong việc tưới nước cho Sen đá:

Nên tưới khi: cây đang khát và cần nước (thường là khi lá nhăn hoặt ngót) / trời khô hoặc nắng nóng / tưới vào buổi sáng.

Không nên tưới khi: đang ngứa tay / cây đang bình thường / trời mưa và độ ẩm cao / khi trời lạnh / tưới vào giữa trưa hoặc buổi tối. Không nên tưới theo lịch (ví dụ như 1 tuần tưới 1 lần) vì nhỡ đâu lúc bạn tưới sẽ dính vào thời điểm trời mưa ẩm kéo dài hoặc thời tiết lạnh, lúc đó cây sẽ không cần nước mà vẫn phải uống nước thì khả năng cây bị “sặc nước” (thối nhũn) là rất cao. Hãy đảm bảo toàn bộ đất đã khô hoàn toàn thì hẵng nghĩ tới việc tưới, đất trên bề mặt khô chưa chắc phần dưới đã khô.

Cách tưới: Có thể dùng bất kì dụng cụ nào rót được nước để tưới, tốt nhất bạn có thể sử dụng loại bình tưới có vòi nhỏ sẽ dễ dàng hơn. Rót nước xung quanh đất, sát gốc cây, tránh để nước đọng lại trên lá vì có thể khiến lá bị thối. Tưới đều sao cho nước ngấm xuống 2/3 chậu, hoặc có thể tưới đến khi nước thoát xuống lỗ đáy chậu, lượng nước có thể tăng giảm tùy vào điều kiện như ánh sáng, độ ẩm, sự lưu thông khí, nhiệt độ… Nếu để trong nhà nên giảm lượng nước đáng kể, nếu để cây ngoài trời có thể tưới nhiều nước hơn. Ngoài ra còn một cách nữa là tưới ngấm, tức là ngâm 1/2 – 2/3 chậu cây xuống nước và chờ vài phút, sau đó đặt chỗ thoáng mát để ráo nước, tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng khi thời tiết nắng và khô ráo, hoặc khi cây đang bị tình trạng thiếu nước lâu ngày, không nên tưới kiểu này khi đặt cây trong nhà, khi trời mưa nồm ẩm hoặc lạnh.

Loại nước tưới: Sử dụng các loại nước tưới có độ pH trung bình 5,5-7, có thể tưới bằng nước mưa (cây để trong nhà thì không nên), nước từ điều hòa, nước máy (nên để ra ngoài vài tiếng để hả bớt Clo trong nước) hoặc an toàn nhất là nước lọc bằng máy lọc RO.

4. Đất/giá thể trồng 5. Dinh dưỡng

Sen đá không yêu cầu nhiều về dinh dưỡng tuy nhiên để cây khỏe đẹp và phát triển tốt bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân tan chậm, phân bón dạng nước (pha loãng hơn 2-3 lần so với tỉ lệ trên bao bì), bón vào mùa xuân. Lưu ý rằng Sen đá thường dễ bị thừa chất hơn là thiếu chất, vì thế thay vì bón phân bạn cũng có thể thay chậu cho cây khi bộ rễ đã mọc kín chậu.

Lưu ý khi thay chậu: Có thể thay chậu cho Sen đá nếu cần, vào mùa xuân hoặc đầu hè. Đảm bảo rằng đất đã khô hoàn toàn sau đó nhẹ nhàng nhấc toàn bộ rễ cây ra khỏi chậu cũ, tránh việc làm đứt rễ cây. Có thể kiểm tra tình trạng của rễ, nếu có rễ non phát triển thì tốt, cắt tỉa và loại bỏ bớt rễ thối, rũ bớt đất trồng cũ và trồng vào đất mới. Đặt cây nơi mát mẻ để làm quen với môi trường mới và không tưới nước trong ít nhất 1 tuần đầu để tránh thối rễ. Bạn cũng có thể chờ 1-2 ngày sau khi cắt tỉa bớt rễ để vết cắt lành rồi mới trồng vào đất mới.

6. Nhân giống

Ngoài ra, nếu gặp bất kì vấn đề nào về các loại Sen đá, bạn có thể xem bài viết Những vấn đề thường gặp hoặc hỏi trực tiếp NOTH Garden tại trang .

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sen Đá

Nếu đã yêu thích sen đá, chắc hẳn bạn rất muốn biết rõ kỹ thuật chăm sóc cây sen đá, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn việc chăm sóc sen đá, qua đây bạn sẽ thấy cũng không quá khó để sen đá của bạn mãi khoẻ đẹp.

Sen đá là một loại cây dễ sống, dễ trồng và chăm sóc rất đơn giản, kỹ thuật trồng sen đá cũng không có gì là quá khó. Với kinh nghiệm nhiều năm trồng, chăm sóc và mua bán sen đá Cây Xinh đã tổng hợp tất cả các kinh nghiệm quý báu hướng dẫn bạn cách trồng sen đá trong chậu bền và đẹp.

Theo kinh nghiệm của Cây Xinh thì nước và ánh sáng là hai yếu tố quan trọng cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc sen đá. Hôm nay Cây Xinh sẽ gợi ý cho các bạn một cách tưới hiệu quả cho cây sen đá.

Trước hết Cây Xinh xin nói về quan niệm cây sen đá cần ít nước do đó nhiều bạn tưới rất ít (vài giọt, hoặc một ít) là một quan niệm chưa chính xác. Ít ở đây thể hiện ở số lần tưới trong một tuần chứ không phải là lượng nước tưới.

– Lá chân vàng và rụng kéo dài, màu sắc cây nhợt nhạt hơi úa vàng, lá mềm rủ xuống, cây thiếu sức sống. Việc thiếu nước lâu ngày khiến các lá mới ra sẽ bị ngắn và bộ lá của cây hết đẹp.

Khi đất đất đã khô hẳn (tuỳ điều kiện nắng, gió và độ ẩm nơi trồng) bình thường là khoản 3-4 ngày (tùy vào trời nắng hay mưa nhiều). Việc để cho đất khô hẳn rồi tưới kích thích rễ cây phát triển rất tốt. Tránh trường hợp mỗi ngày tưới cho cây một ít.

Mỗi lần tưới phải tưới nhiều nước đến khi tất cả đất trong chậu đạt độ ẩm thích hợp. Nếu tưới quá ít sẽ không đủ nước cho rễ phát triển, rễ sẽ chết dần và kéo theo cây bị suy dần, chậm phát triển

Tránh tưới lên lá, vì nếu nước đọng lên lá dễ khiến cây bị úng (tuy nhiên có một số loại sen đá vẫn có thể tưới lên lá bình thường như: các dòng sedum, sen thơm (nhất mạt hương). Nếu lỡ để nước dính lên lá nên thổi cho nước rơi ra hoặc để quạt gió cho cây khô, nên tưới cây vào buổi sáng giúp cây mau khô hơn.

Sen đá không ưa nước vì thế các bạn nên hạn chế tưới nước, thường thì khi nào đất thật khô chúng ta mới bắt đầu cần tưới nước. Cách đơn giản nhất là dùng một khay/dĩa/tô/chén hoặc bất cứ thứ gì có thể đựng nước, cho nhiều nước và thấp hơn chiều cao của chậu. Sau đó đặt chậu cây đã khô đất vào, để đó khoản 10-15′ sau khi thấy bề mặt đất đã ướt thì nước đã thấm đều vào đất, sau đó lấy cây ra. (Lúc này bạn ko cần phải canh, để đó hơn 10-15′ cũng ko sao, đừng để nguyên ngày là được). Ngoài ra thì ban có thể tưới trực tiếp lên lá cây bình thường, miễn là sau khi tưới bạn phải để cây chỗ nào thoáng mát để tránh bị đọng nước lên lá gây ra hiện tượng úng thân cây.

Lưu ý quan trọng – Sen thơm, Cẩm nhung (Fittonia), Mười giờ thái, Cỏ đồng tiền: đây là những loại chịu ẩm, do vậy cần tưới nước hàng ngày (nếu trời khô), tốt nhất là tưới 2-3 ngày/lần nếu trời ẩm, mưa nhiều. Tưới vào lúc sáng sớm và chiều mát, có thể tưới lên lá thoải mái – Khi các bạn tưới nước bằng cách thẩm thấu, phải đảm bảo mực nước cao hơn 1/2 thành chậu thì nước mới có thể đấy lên được.

Biểu hiện thiếu nắng ở một vài loại sen đá và xương rồng?

Trước khi nói về biểu hiện cụ thể của từng loại thì Cây Xinh sẽ nói về biểu hiện chung của hầu như tất cả các loại khi cây bị thiếu nắng lâu ngày: lá mới ra nhỏ dần, nhạt màu, không tương xứng với bộ lá cũ. Rất ít ra lá mới, cây ốm và cao dần, cây yếu, không cứng cáp. Và đây là biểu hiện cụ thể của từng loại:

– Sen nâu: đây là loại có nhu cầu nắng khá cao, do đó khi cây thiếu nắng sẽ biểu hiện rất nhanh qua bộ lá. Cụ thể lá sẽ mất màu nâu và chuyển dần qua màu xanh. Thiếu nắng lâu ngày có thể khiến cho lá mới ra ở chính giữa có màu trắng. – Sen thái, sen đất xanh: lá ở giữa mới ra nhạt màu, hơi ngã sang màu trắng, lá mới nhỏ và thưa thớt. – Sen hồng phấn, viền đỏ, hoa hồng trắng, thược dược: Cây vươn cao, lá mới ra nhỏ, lá ngày càng thưa, màu sắc nhạt. Đối với hồng phấn và viền đỏ thì lá sẽ mất viền. – Sen phật bà: Hầu như không ra thêm lá mới ở giữa, để trong phòng quá lâu vừa thiếu nắng vừa nóng thì có hiện tượng lá trút ngược xuống dưới. – Cỏ ngọc, ống điếu: ít ra lá mới, lá nhạt màu dần, lá yếu không cứng cáp. – Móng rồng, sen ngọc: đây là 2 loại có nhu cầu nắng khá ít, nhưng nếu không phơi nắng trong thời gian dài thì lá mới ra sẽ ốm, nhạt màu, yếu ớt. – Các loại xương rồng: cây ốm và cao dần.

….

Trong phần ngày Cây Xinh sẽ chia cây thành những nhóm có nhu cầu nắng tương đồng nhau. Và lưu ý một điều là phơi nắng trong hướng dẫn này là nắng trực tiếp, không phải hanh nắng. – Sen nâu, sen dù, xương rồng: đây là các loại có nhu cầu nắng rất cao, do đó có thể phơi nắng nguyên buổi sáng đến trước 12h (giai đoạn mới đem cây về). Sau một thời gian cây đã ổn định và cứng cáp có thể phơi nắng nguyên ngày. – Sen thái, sen đất xanh, sen hồng phấn, hoa hồng trắng, thược dược, sen phật bà, cỏ ngọc, ống điếu: Các loại này Cây Xinh thường phơi nắng với thời gian bằng nhau. Thời gian phơi nắng là khoản tầm 3 tiếng buổi sáng (trước 10h). (Có thể thay nắng buổi sáng bằng nắng chiều đối với bạn nào không có thời gian vào buổi sáng, chỉ tránh phơi nắng vào giữa trưa 12h-3h vì lúc này nắng quá gắt, cây dễ bị tổn thương). Nếu thấy cây vẫn có biểu hiện thiếu nắng thì có thể phơi nắng nhiều hơn cho cây một chút, nhưng chỉ nên tăng nắng khi cây đã ổn định và quen với môi trường trồng mới. – Móng rồng, sen ngọc, dạ quang, sen guốc: Đây là 2 loại có nhu cầu nắng ít, Cây Xinh thường phơi nắng khoản 1 tiếng buổi sáng (nắng trước 8h). Loại này phơi nắng quá nhiều cũng có thể khiến cây bị ốm và sậm màu. Ngoài ra móng rồng có một cách chăm do một khách hàng của Cây Xinh áp dụng và cây phát triển rất tốt là mỗi tuần phơi nắng 1 ngày, nhưng các ngày còn lại vẫn để cây nơi có ánh sáng.

– Ngoài việc bị thiếu nắng thì cây cũng có thể bị thừa nắng. Biểu hiện thừa nắng đó là lá cây sẽ ngã vàng, và vàng rụng lá liên tục. – Việc thiếu nắng không chỉ khiến cây không đẹp mà còn khiến đất lâu khô và cây dễ bị úng. – Sau thời gian phơi nắng, thì nên để cây ở nơi có ánh sáng (nơi có ánh sáng khác với phơi nắng trực tiếp. Cụ thể là tránh để trong phòng tối) – Sau 1,2 ngày thì nên xoay chậu để cây không bị nghiên qua bên có nắng. – Các bài hướng dẫn của Cây Xinh sẽ áp dụng tốt cho những cây do Cây Xinh bán, cụ thể là cây được trồng trong chậu đất nung, có đất được trộn thoát nước thật tốt. Các bạn mua cây ở nơi khác được trồng trong chậu gỗ hoặc trong chậu thuỷ tinh thì nên hỏi Cây Xinh trước hãy áp dụng theo mà hãy liên hệ trực tiếp để Cây Xinh sẽ hỗ trợ riêng cho các bạn qua fanpage: Cây Cảnh mini – chúng tôi 😉

# 1【Chăm Sóc】Cây Sen Đá

Cây Sen đá là một loại cây được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn để làm cây để bàn rất tốt và khi trồng cây sen đán không quá khó hầu như ai cũng có thể trồng được, chỉ cần tận dụng không gian trong nhà bạn là bạn có thể trồng được rất nhiều cây sen đá đẹp. kỹ thuật trồng cây sen đá cũng không hề khó một chút nào chi cần bạn làm theo các hướng dẩn sau đây, đảm bảo bạn sẽ trồng được những cây sen đá xinh đẹp nhất. thêm những hạt giống cây sen đá đẹp vô cùng

Và khi bạn chuẩn bị trồng cây sen đá thì trước tiên bạn phải chuẩn bị được các điều kiện và đặc điểm quan trọng để khi trồng cây sen đá , cây sẽ sống lâu hơn và không có sâu bệnh hại tấn công cây.

ĐIỀU KIỆN SỘNG CÂY SEN ĐÁ.

Cây sen đá là loại cây cần nhiều ánh sáng và cũng như là có thể sống được ơ trong nơi có ít ánh sáng thường ít nhất 6-8 giờ ngoài nắng 1 ngày. Sen đá cần ánh sáng để phát triển, nếu để trong phòng thì 2 ngày phải mang ra phơi sáng một lần để cây tránh bị rụng lá

Cây Sen đá là loài ưa nóng, khô. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, chỉ nên tưới đủ ẩm để tránh thối rễ và lá, không để nước đọng lại trên lá.nên bạn phải tưới nước đều hơn và chăm sóc đủ nước cho cây

ĐẤT TRỒNG CÂY SEN ĐÁ.

Chậu hoa sen đá chủ yếu cần loại đất có khả năng thoát nước tốt, có thể dùng hỗn hợp tro trấu trộn với phân bò với tỉ lệ 1:1. Cũng có thể dùng hỗn hợp các thành phần: tro, đất pha cát, phân bò. Hoặc đơn giản hơn có thể trộn cát, sỏi, đất pha cát và phân. Điều quan trọng là hỗn hợp đất này cần thoát nước tốt để không gây ngập úng cây.

CÁCH NHÂN GIỐNG CÂY SEN ĐÁ.

Riêng đối với cây sen đá thì bạn nhân giống khá đơn giản và thuộc vào dòng những cây nhân giống rể nhất. bạn chỉ cần lấy 1 lá của cây và bạn để vào nơi ẩm hoặc là cát ướt và nơi có bóng mát, sau khoảng từ 1-2 tuần thì từ cuống lá sẽ mọc lên những mầm trồi, lúc này bạn có thể mang lá đã nảy mầm đi trồng ở những nơi khác. Lưu ý : bạn phải hết sức cẩn thận với những mầm này vì chúng rất dễ bị gãy, để cho an toàn thì nên để khoảng 1-2 tháng chờ cho mầm đã thành cây cứng lúc đó đem trồng sẽ an toàn hơn. Sau khi đã nhân giống cây sen đá xong thì lúc này bạn bắt đầu mang cây đi trồng.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SEN ĐÁ

Đâu tiền là bạn nên chuẩn bị đất trồng và sau đó chuẩn bị cả chậu sẳn nữa và khoảng 2-3 chậu gi đó., sau đó bạn cho đất trồng vào trong chậu khoảng 2/3 chậu là vừa rồi bạn đặt nhẹ cây sen đá vào trong chậu.

Sau dó bạn có thể dung 1 tay giữ vững cây sen đá và một tay còn lại thì bạn cho đất vào trong chậu sao cho đất có thể lấp kín hết rể của cây và bạn nhận chặt đất cho cây đứng vững và không bị lung lay gốc nữa.

CHĂM SÓC CÂY SEN ĐÁ.

Đối với cây sen đá sau khi bạn trồng xong thì bạn nên tưới nước nhẹ qua để cho cây có thể nhanh chóng phát triển Tưới nước cho ngấm đủ xuống rễ cây khoảng ¾ chậu hoa, không nên để nước đọng lên ngọn cây nếu để cây nơi nhiệt độ thấp vì như vậy sẽ gây úng lá. Tùy thuộc vào thời tiết có thể tưới 2-4 lần một ngày nếu thời tiết khô, những ngày mưa hoặc thời tiết mát mẻ chỉ cần tưới 1-2 lần một tuần. Lượng nước tưới nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào loại đất trồng.

Đất thịt như đất phù sa, đất mùn thì khả năng giữ nước tốt, thoát nước kém nên chỉ cần tưới nước 3-4 ngày một lần. Sen đá không yêu cầu nhiều về dinh dưỡng tuy nhiên để cây khỏe đẹp và phát triển tốt quý khách có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân tan chậm, phân bón qua lá (20-20-20), phân dynamic hàng tháng. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho cây không bị thiếu chất dinh dưỡng định kỳ mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần.

Do sở hữu nhiều loài và đa dạng về màu sắc nên Sen Đá phù hợp với tất cả các mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đối với mỗi mệnh nên chọn cho mình màu sắc Sen Đá tương thích để mang lại may mắn.

Mệnh Kim phù hợp với màu trắng, màu xám, màu ghi, màu nâu, màu vàng. Do đó, nếu bạn mệnh Kim có thể chọn cây Sen Nâu, cây Sen Kim Cương trắng, cây Sen Sỏi trắng, cây Sen Móng Rồng, cây Sen Lola, cây Sen Dạ Quang trắng,…

Màu sắc bản mệnh của mệnh Mộc là màu xanh lá cây, hoặc màu xanh thẫm hay màu đen. Vì vậy, người mang mệnh Mộc có thể trồng loại cây Sen Đá Xanh, cây Sen Dạ Quang xanh, cây Sen Hoa Hồng xanh, cây Sen Bánh Bao xanh, cây Sen Cá Heo, cây Sen Tai Thỏ, …

Mệnh Thủy phù hợp với màu sắc của nước như màu xanh dương, màu xanh đen hay màu trắng. Do vậy, người mang mệnh Thủy hãy chọn cho mình cây Sen Móng Rồng, cây Sen Sao Biển Trân Châu, cây Sen Kim Cương trắng, cây Sen Dạ Quang trắng, cây Sen Hoa Hồng Đen,

Những cây Sen Đá sở hữu màu xanh đều phù hợp với người mang mệnh Hỏa. Ngoài ra, cây có màu thuộc hành Hỏa như cây Sen Đá Tím, cây Sen Phật Bà, cây Sen Viền Lửa, cây Sen Hoa Hồng Xoắn, cây Sen Hồng Phấn, cây Sen Bắp Cải Tím,… cũng rất thích hợp để người mệnh Hỏa trồng.

Mệnh Thổ phù hợp với những màu sắc tương thích của đất. Do đó, họ nên trồng cây Sen Nâu, cây Sen Dạ Quang vàng và đỏ, cây Sen Phật Bà bụi, cây Sen Đá Tím, cây Sen Bắp Cải tím, cây Sen Hồng Phấn,…

Ý nghĩa phong thủy cây Sen Đá

Cây Sen Đá là loại cây có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng tốt trong điều kiện sống khô hạn. Vì vậy, cây tượng trưng cho ý chí kiên cường và luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Do đó, những người yêu thích loài cây này và trồng chúng với mong muốn cuộc sống luôn êm đẹp và thuận lợi cũng như tăng thêm sức mạnh để vượt qua được mọi khó khăn, thử thách.

Bên cạnh đó, với ngoại hình giống như đài sen – nơi Phật Bà Quan Âm ngồi – nên cây mang lại sự an yên cho người trồng, chăm sóc chúng. Bên cạnh đó, khi trồng Sen Đá thấy cây có nở hoa thì có nghĩa là tài lộc và may mắn cũng đến với gia chủ.

Ngoài ra, với mỗi loại Sen Đá khác nhau lại mang một ý nghĩa phong thủy tương ứng. Ví dụ: Cây Sen Tím là biểu tượng cho một cho tình yêu ngọt ngào và chung thủy; Cây Sen Nâu lại mang vẻ đẹp tĩnh lặng nhưng đầy mạnh mẽ; Cây Sen Móng Rồng thể hiện quyền lực cũng như sức mạnh nên rất hợp với người làm lãnh đạo,…

Chúng ta có thể thấy cây Sen Đá có ý nghĩa rất tốt về mặt phong thủy và có thể phù hợp cho tất cả các mệnh trong ngũ hành. Người trồng Sen Đá cảnh sẽ có một không gian sống đẹp, thêm may mắn, an yên trong cuộc sống và nhiều tài lộc.

Cách Chăm Sóc Sen Đá Nâu

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tưới cho sen đá nói riêng hay các loại cây mọng nước nói chung sao cho đơn giản nhất. Theo báo cáo của tổng cục hải quan xuất khẩu trong nửa đầu tháng 122023 đạt 6163 tấn tiêu các loại với giá trị kim ngạch 1992 triệu usd tăng 885 về lượng nhưng lại giảm 3216 về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Công ty đà lạt xanh chuyên bán sỉ sen đá đà lạt hàng đẹp giá rẻ nhất thị trường giá bên dưới chưa bao gồm đóng chậu sứ sản phẩm được đóng chậu túi nhựa đenmua hàng ib zalo 0949889639 xin cảm ơn.

Nếu bạn là người chơi bonsai không chuyên khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn bạn sẽ lúng túng chưa biết nên đặt cây ở vị trí nào chăm sóc chúng ra sao cho phù hợp. Với những bạn trồng sen đá lâu năm sẽ nhận ra rằng mỗi loại sen đá sẽ có đặc tính khác. Toàn quốc bán cây giống ăn trái trồng vườn chậu hạt giống cây nội ngoại thất các loại.

Cách làm pizza tại nhà công thức pizza đơn giản pizza đế giòn. Việt nam nói riêng và đông nam á nói chung là thiên đường của hoa lan rừng thuộc dòng hoàng thảođược biết đến như loài hoa tràn đầy sức sống rất mạnh mẽ. Cách trồng hoa sen tại nhà cực dễ trong các chum vại chúng ta có thể tự tay trồng loại hoa này mà không cần đến khuôn viên hay ao.

Sen đá Nâu

Sen đá Nâu Nhà Nông Việt

Sen đá Nâu

Sen đá Nâu Nhám My Blog

Những Sai Lầm Mà Ai Cũng Gặp Khi Trồng Sen đá

Sen đá Nâu Sen đá Sen đá Thuần Sài Gòn

Cách Chăm Sóc Cây Sen Đá

Admin , 19-05-2023 21:43:42

CÁCH CHĂM SÓC CÂY SEN ĐÁ

Về chậu trồng sen đá : nên chọn loại chậu trồng có lỗ thoát nước phía dước hoặc chậu bằng đất nung dễ thoát nước.

Về đất trồng sen đá : khi trồng loại đất thích hợp nhất là loại đất trồng có khả năng thoát nước tốt, có thể sử dụng các loại đất trộn với các loại sỉ than, tro, đát pha cát, phân bò… theo tỉ lệ nhất định để vừa có độ thoát nước và đủ chất dinh dưỡng cho cây. Hoặc đơn giản hơn là dùng hỗn hợp cát, sỏi, đất pha cát và phân… chỉ cần hỗn hợp đó có khả năng thoát nước tốt và cây có thể phát triển, sinh trưởng bình thường. Để đảm bảo cho cây phát triển và không bị thiếu chất dinh dưỡng nên định kì thay đất 4 – 5 tháng một lần .

Tùy thuộc vào thời tiết, khí hậu mà tưới nước cho thích hợp những ngày nắng nóng thời tiết khô có thể tưới phun sương 1 lần/ngày hoặc 1 lần/2 ngày, vào những ngày mưa nên hạn chế tưới nước cho cây.

Cũng có thể quan sát biểu hiện của lá cây sen đá mà tưới nước: lá nhăn bị nhăn, khô và héo dần là biểu hiện của sự thiếu nước; lá lá bị mềm, mọng là dấu hiệu của việc thừa nước, úng nước. Một số được trồng ngoài trời dễ bị ngập úng khi trời đổ mưa, nên tốt nhất trồng cây ở nơi có ban công vừa tránh được mưa và có đủ nắng cho cây phát triển.

Về ánh sáng, nhiệt độ: sen đá cũng như các loài cây mọng nước khác rất cần ánh sáng mặt trời. Đa số cần đủ ánh sáng mặt trời để duy trì màu sắc và hình dạng của lá sen đá.

Nên đặt cây ở nơi thông thoát, mát mẻ có ánh nắng mặt trời vào buổi sáng hạn chế để nơi có nắng gắt, trung bình các chậu cây sen đá cần được hấp thụ ánh nắng khoảng từ 5 – 6 tiếng đồng hồ một ngày để phát triển và duy trì màu sắc của lá. Nếu trồng trong nhà hay phòng làm việc nên thường xuyên đem cây ra ngoài phơi nắng 2 -3 ngày 1 lần để lá cây không bị héo, rụng.

Về dinh dưỡng: cũng như cây xương rồng không đòi hỏi quá nhiều về chất dinh dưỡng những để cây có thể phát triển tốt nhất có thể bón cho cây các loại phân lâu tan cho cây

CÁCH CHĂM SÓC VÀ TRỒNG SEN ĐÁ BẰNG HẠT GIỐNG Ảnh: Các loại sen đá có thể trồng – chăm sóc bằng hạt giống NHÂN GIỐNG HOA SEN ĐÁ BẰNG THÂN, LÁ

Có rất nhiều cách để nhân giống và vô cùng đơn giản, có thể nhân giống bằng lá, thân hay gốc của cây.

CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CHO CÂY SEN ĐÁ