Sen Đá Bị Úng Nước / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Xử Lý Sen Đá Bị Úng Nước

Sen đá bị úng hay còn gọi là thối nhũn có 3 biểu hiện như sau:

Lá căng mọng nước, ngả vàng và dần dần thối đen.

Thân: thân bị ngả vàng một phần, mềm nhũn và thối từ từ, đồng thời phần lá tại thân úng cũng bị nhũn và rụng đi.

Rễ: một phần rễ hoặc toàn bộ rễ mềm nhũn, có màu vàng hoặc trắng xám.

Nguyên nhân và cách khắc phục

Khi phát hiện cây sen đá biểu hiện úng nước, thối nhũn, bạn phải lập tức kiểm tra tình trạng cây để xác định nguyên nhân. Vì bệnh úng, thối nhũn sẽ khiến sen đá chết rất nhanh, chỉ sau 2 – 3 ngày. Cây bị úng, thối nhũn thường do các nguyên nhân sau:

Tưới dư nước: nếu bạn kiểm tra thấy giá thể tơi xốp nhưng rất ẩm ướt, thì nguyên nhân là do bạn đã tưới quá nhiều nước liên tục, khiến cây bị dư nước ở lá, thân và rễ cây không thông thoáng dẫn đến sen đá bị úng – thối nhũn.

Thành phần giá thể không đúng: cây sen đá ưa thông thoáng, đặc biệt rễ cần đất thoát hơi nước tốt để tạo độ thông thoáng cho rễ cây. Cây dễ bị úng nếu thành phần giá thể không tơi xốp, ít thông thoáng, gây ứ nước trong thời gian dài.

Trồng cây nén đất quá chặt: đây là nguyên nhân hay bị bỏ qua nhưng lại là một trong những nguyên nhân khá phổ biến. Nếu bạn dùng giá thể có thành phần tơi xốp và tưới lượng nước vừa đủ, nhưng khi trồng cây bạn nén đất quá chặt cũng khiến giá thể thoát nước kém hơn, làm úng cây.

Tưới nước đọng lên lá: nếu bạn vô tình tưới nước để đọng lên lá sen đá (đặc biệt với các loại sen đài lá khít: ngọc bích, sen nâu,…) sẽ khiến phần đọng nước bị thối nhũn và lây lan sang các phần khác của cây.

Trong trường hợp do lượng nước tưới quá nhiều, bạn cần tìm hiểu kỹ lượng nước tưới và ánh sáng thích hợp cho cây để điều chỉnh lại cho phù hợp.

Nếu nguyên nhân do giá thể (giữ nước hoặc nén quá chặt), bạn cần tách cây ra khỏi giá thể cũ, phơi khô giá thể và trộn thêm đá perlite để tăng độ xốp của giá thể. Tỷ lệ giá thể hợp lý, dễ phối trộn là: 70% tro trấu, 10% perlite, 10% phân bò, 10% xỉ than hoặc bạn có thể mua đất đã phối trộn sẵn – giá 15K/kg.

Sau đó, bạn cần xử lý phần cây bị úng như sau: Nếu cây chỉ bị úng lá, bạn chỉ cần ngắt bỏ lá úng (lưu ý: cần ngắt bỏ sạch các lá úng để không ảnh hưởng đến các lá khác hoặc khiến cây nhiễm nấm). Nếu cây bị úng thân dưới hoặc rễ, bạn nhổ cây ra khỏi giá thể, dùng dao sắc (đã khử trùng) cắt bỏ phần cây/ rễ bị úng, sau đó để cây trong chỗ mát khoảng 2 ngày để khô vết thương, sau đó trồng cây vào giá thể ẩm, để trong mát khoảng 2 tuần để cây ra rễ, sau đó tập nắng lại cho cây từ từ.

Cách Chăm Sóc Cây Sen Đá Bị Héo Lá Úng Nước

1. Tổng quan về cây sen đá

Cây sen đá thuộc họ Crassualaceae (họ Thuốc bỏng), cây có nhiều giống loại khác nhau, thường trồng chậu trang trí bàn làm việc, phòng khách, bếp…

– Lá căng mọng nước (chiếm đại đa số), tuy nhiên có một số loại sen đá có lá mỏng và cứng. – Đối với các loại sen xòe tròn, có thân ngắn dạng trục, lá mọc đều xung quanh thân theo thứ tự nhất định. Trừ một số ít như sen cá sấu, cỏ ngọc là không có hình thù nhất định hoặc không có trục thân – Rễ của sen đá có 2 dạng là rễ cọc và rễ chùm. – Rễ cọc cứng cáp, xung quanh có các sợi rễ nhỏ. – Rễ chùm, là các sợi rễ nhỏ mọc trực tiếp từ phần tiếp giáp với thân, sợi rễ mọng nước.

Cây sen đá thuộc họ thuốc bỏng, là cây lâu năm, thân mọng nước, có hoa lưỡng tính. Sen đá rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và kết cấu thân lá. Chính nhờ sự đa dạng như vậy mà sen đá luôn có sức hút đặc biệt.

2. Nguyên nhân cây sen đá bị héo lá

– Nguyên nhân chủ quan:

Thiếu ánh sáng mặt trời

Thiếu nước

Nhiệt độ quá cao

Thiếu dinh dưỡng

– Nguyên nhân khách quan: Cây đã già và lá bị vàng, úa, rụng,…

Về cách khắc phục chứng bệnh rụng lá của sen đá bạn nên tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh là tốt nhất:

Nguyên nhân khách quan: Với trường hợp những cây sen đá bị rụng lá do đã già bạn không cần phải lo lắng vì đây là sự thay mới của lá, hãy để nó phát triển tự nhiên. Chỉ cần bón thêm cho chúng ít phân để có dinh dưỡng tốt nhất khi ra lá mới mọng và đẹp hơn.

Nguyên nhân chủ quan: Cần xem lại quy trình chăm sóc sen đá của bạn khi chúng bị rụng lá. Trước hết phải luôn đảm bảo rằng sen đá của bạn luôn để ở nơi đầy đủ ánh nắng mặt trời.

Ít nhất phải phơi nắng 6-8 tiếng/ngày. Tưới nước cách chì cần 1 tuần/lần, không tưới lượng nước quá nhiều và đặc biệt không nên để nước đọng lại trên lá của sen đá. Nước dùng để tưới cây cần phải sạch, tránh để nước bẩn chứa vi khuẩn gây bệnh làm hại cây.

Nên bón phân lâu tan để chúng ngấm dần vào đất giúp cây có thể ăn được từ từ mà không bị sốc. Nếu bị sốc phân sen đã sẽ bị thối lá, vàng lá và rụng lá, thậm chí là bị chết.

Lưu ý: Khi lá sen đá bị rụng, vàng và thối nên nhanh chóng vứt bỏ để tránh bị lây sang các lá hoặc cây khác. Thêm vào đó nên kiểm tra xem sen đá có bị nấm mốc gì không? Nếu có cần phải phun thuốc diệt nấm mốc ngay, hoặc phơi nắng. Nếu hiện tượng rụng lá do khô rồi rụng thì không đáng lo ngại với sen đá.

Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về tình trạng cây sen đá bị héo lá để chăm sóc chậu cây của mình ngày càng phát triển tươi tốt. Nếu cần được hỗ trợ hãy liên hệ với Thích Trồng Cây để được tư vấn cụ thể.

Cách chăm sóc cây sen đá bị héo lá úng nước

Các loại cây sen đá đẹp dễ trồng

Cây sen đá để bàn làm việc đẹp

Cây sen đá hợp với mệnh gì tuổi gì trong phong thủy?

Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây sen đá

Mua & bán sỉ lẻ cây sen đá đẹp tại TPHCM

Giá cây sen đá bao nhiêu tiền?

Cách trồng và chăm sóc cây sen đá đơn giản tại nhà

Tại Sao Trồng Sen Đá Bị Úng Nước? Giải Pháp Từ Đá Perlite

1. Biểu hiện khi trồng sen đá bị úng nước

1.1 Lá bị căng mọng nước

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất, đó chính là lá bị căng mọng nước. Sau đó ngả sang màu vàng và thối đen. Nếu bạn quan sát kỹ hơn sẽ thấy lá sen bị mất màu so với khi mới trồng. Bạn có thể chạm vào lá sen đá và thấy chúng bị sần sùi. Một số loài sen đá nhạy cảm hơn với việc tưới nước quá nhiều so với những loại khác. Echeverias dường như là một trong những dòng nhạy cảm nhất với điều này.

Nhiều người cho rằng, lá sen đá căng mọng nước là điều hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh học của cây. Tuy nhiên nếu lá bị căng mọng nước quá, đó chính là biểu hiện của việc dư nguồn nước dự trữ. Điều này chúng tỏ tình trạng cây đang bị úng nước do tưới nhiều. Cũng có thể do đất trồng hoặc do giá thể trồng sen đá không phù hợp.

1.2 Rễ bị thối mềm do trồng sen đá bị úng nước

Một biểu hiện khác là một phần rễ hoặc toàn bộ rễ cây bị mềm, có màu vàng nhạt, đôi khi chảy nước đục. Do nước quá nhiều so với nhu cầu của cây mà sự nhiễm khuẩn sẽ phát tán nhanh hơn. Vì vậy chỉ cần 1-2 ngày sẽ khiến cây bị thối hoàn toàn. Ban đầu vùng thối có thể xuất hiện nhỏ và ít, sau đó nó sẽ chuyển sang màu đen và lan rộng. Vì quá trình thối lan diễn ra rất nhanh chóng, nên bạn cần xử lý ngay lập tức khi cây có các biểu hiện trên.

2. Nguyên nhân của việc trồng sen đá bị úng nước

Có thể kể đến 4 nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc sen đá bị úng nước.

2.1 Tưới quá nhiều nước

Người chăm sóc cây tưới nước quá nhiều. Sen đá là loại cây chịu được khô hạn và không ưa nước. Nếu bạn cung cấp lượng nước nhiều hơn so với nhu cầu của cây. Thì trong thời gian dài, chắc chắc cây sẽ bị úng.

2.2 Giá thể trồng sen đá không phù hợp

Sen đá là loại cây ưa khô hạn. Vì vậy giá thể trồng sen đá yêu cầu phải thoáng khí tốt, thoát nước tốt. Nhưng vẫn đảm bảo giữ lại được chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Nếu bạn chọn những loại giá thể trồng sen đá không tơi xốp, hoặc đất thịt, đất vườn giữ nước sẽ dễ gây ứ nước lâu. Chính điều đó sẽ khiến cây sen đá có thể bị úng rễ.   

2.3 Tưới không đúng cách khiến trồng sen đá bị úng

Cho dù bạn tưới một lượng nước vừa đủ, loại giá thể bạn chọn cũng rất phù hợp nhưng vẫn trồng sen đá bị úng nước, vậy tại sao? Có thể do bạn tưới nước không đúng cách và khiến nước bị đọng giữa các lá, phần thân quá lâu.

2.4 Do vi khuẩn tấn công

Nguyên nhân cuối cùng khiến cây sen đá của bạn bị úng đó là do vi khuẩn tấn công. Nếu bạn không để ý tới cây trồng, các lá bị héo, môi trường đặt chậu… những mầm bệnh ẩn náu sẽ hại tới cây.

3. Giải pháp khi trồng sen đá bị úng nước

Khi sen đá bị úng, bạn chỉ có thời gian 2-3 ngày để phát hiện và xử lý tình trạng này cho cây.

3.1 Cân bằng lượng nước

Điều đầu tiên cần phải làm đó là cân bằng lại lượng nước và ánh sáng. Bạn nên đảm bảo đất của bạn khô hoàn toàn trước khi tưới nước lại. Hầu hết các loài sen đá có thể để từ ba ngày (và đôi khi thậm chí một tuần hoặc hơn) mà không cần nước. Vì vậy, trước khi tưới nước cho cây bạn nên kiểm tra xem cây các bạn đã khô hay vẫn còn nước trong chậu

Ngay khi bạn nhận thấy các triệu chứng tưới nước quá nhiều trên một trong những cây. Hãy bắt đầu bằng cách cắt giảm mật độ tưới nước của bạn. Bạn chỉ cần tưới 2 lần 1 tuần. Đừng quên cho cây phơi nắng đều đặn từ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Lưu ý nên tưới nước vào sáng sớm và tránh nắng gắt.

3.2 Thay thế giá thể trồng sen đá

Yếu tố quan trọng khác trong việc xử lý khi trồng sen đá bị úng nước đó là giá thể trồng sen đá. Nếu đất trồng hoặc giá thể có bạn không có khả năng thoát nước tốt, hãy thay bằng giá thể mới. Bạn hãy dùng giá thể Soil Mix – loại giá thể chuyên dụng cho sen đá. Giá thể Soil Mix không sử dụng đất thịt, đất vườn vì khả năng thoát nước kém. Nguyên liệu của giá thể này bao gồm: đá Perlite, đá Vermiculite, đá Pumice, Peatmoss và phân trùn quế.

Đá Perlite: giúp bộ rễ thoáng khí, rễ con bám dính.

Đá Vermiculite: giữ ẩm, kích rễ non phát triển.

Đá Pumice: thoát nước tốt, giúp rễ thông thoáng, không bị úng.

Peatmoss: cung cấp và giữ chất dinh dưỡng.

Phân trùn quế: cung cấp đạm, canxi, kali,….

Bạn tiến hành thay giá thể trồng sen đá mới như sau:

Lấy sen đá ra khỏi chậu, tránh làm đứt gãy rễ cây. Sau đó giũ sạch lớp đất, giá thể cũ và loại bỏ những phần bị úng. Nếu bạn nhỡ làm cây bị thương, xước, cần để cây khô 1 – 2 ngày sau đó đem trồng cùng giá thể Soil Mix.

Tránh lặp lại tình trạng trồng sen đá bị úng nước, bạn hãy lưu ý chọn loại chậu phù hợp. Nên chọn chậu gốm hoặc đất sét và cần phải có lỗ thoát nước.

Bạn cho giá thể trồng sen đá Soil Mix vào 2/3 chậu, sau đó đặt cây sen đá vào giữa. Cố định cây rồi tiếp tục cho giá thể vào đến khi đầy chậu. Ấn nhẹ giá thể để cố định cây.

3.3 Cắt bỏ phần sen đá bị úng

Nếu cây sen đá của bạn đã bị úng nặng và có những đốm đen trên thân thì bạn cần cắt bỏ phần này để cứu cây. Phần thân, lá nào bị úng bạn hãy cắt bỏ phần đó. Sau đó để phần thân đã cắt trong chỗ khô mát từ 3 – 5 ngày cho vết cắt khô đi. Bạn có thể để im cho đến khi rễ tơ ra. Hoặc đem nhân giống trực tiếp trên giá thể trồng sen đá.

Nếu bạn may mắn, một vài ngày sau thời gian phơi khô cây sẽ phục hồi. Nó có thể bắt đầu phát triển trở lại, chủ yếu sẽ là đẻ nhánh con.

Làm Thế Nào Để Cứu Sen Đá Khi Bị Úng Nước

Ta cố gắng hết sức để chăm sóc chu đáo sen đá của ta và vẫn tưới nước đúng cách. Nhưng một ngày đẹp trời, ta phát hiện một cây có những chiếc lá đang rụng. Các lá trông hơi mờ và có cảm giác hơi bí. Sau khi kiểm tra sâu hơn, ta kết luận rằng tưới quá nhiều nước dẫn đến bị úng nước một phần. Để chắc rằng có cứu sen đá khi bị úng nước được nữa hay không? Ta cần kiểm tra những thứ sau đây.

Kiểm Tra Rễ Sen Đá

Có lẽ ta tưới quá nhiều cho sen đá hoặc sen của ta giầm mưa mà ta quên lấy vào. Cũng đôi khi rễ phát triển nén chặt và bít lỗ thoát nước. Dù là vấn đề gì thì bây giờ ta cũng cần phải sữa lại nó.

Đừng ngại nhổ sen đá lên để kiểm tra tình trạng của nó hiện giờ. Rễ của bất kì loài cây nào cũng rất cần thiết cho sức khỏe của chúng, và sen đá có khả năng chịu được việc đào lên cao hơn hầu hết các loài cây khác. Nếu ta tưới quá nhiều nước nhưng không có lá nào rụng đi và cũng không thấy dấu hiệu nào của úng nước, ta chỉ cần lấy no ra khỏi chậu để ngăn ngừa úng rễ. Để nguyên bầu rễ và đất, vắt hết nước thừa đi. Sau đó, tạm thời không trồng lại mà để nguyên nó trông mát một hoặc hai ngày sau đó ta có thể trồng lại vào đất.

Dấu hiệu đầu tiên của sen đá khi bị úng có thể là khi lá chuyển màu và bắt đầu trông hơi mờ. Điều này là do lượng nước dư thừa làm vỡ các vách của các nơi trữ nước. Nước lan ra trong lá, làm loãng màu của nó, và làm cho lá bắt đầu thối rữa. Rồi chẳng bao lâu, lá sẽ rụng khỏi cây.

Tưới nước quá nhiều dẫn đến thối rễ và lá là cách nhanh nhất để giết chết sen đá của ta. Ta càng sớm nhận ra ta càng có thể sớm hành động để cứu nó.

Xử Lý Khi Sen Đá Bị Thối Thân

Khi bị thối thân, những chiếc lá gần đó sẽ mềm và rơi ra khi chạm nhẹn. Ta đào lên xem, thân cây biến màu, có nơi màu xám, có nơi màu nâu. No trông giống một vết bầm trên một miếng trái cây. Ngoài ra, ta thấy số lượng câu trúc rẽ nhỏ so với kích thước phát triển của phần cây trên mặt đất. Chứng tỏ cây ta có vấn đề. Hoặc đây là một vết cắt ngang thân mới ra rễ, hoặc phần lớn rễ đã bị thối rữa.

Khi ta đã phát hiện hoặc nghi ngờ cây bị thối rễ, hãy đổ bở đất đã sử dụng và rữa kỹ chậu.

Bây Giờ Đến Phần Xử Lý Cây Bị Thối

Khi xử lí sen đá bị úng, cho dù là lá, thân hay rễ, điều quan trọng là phải tách các mô thối rữa ra khỏi phần khỏe mạnh của cây. Vứt bỏ đất đã sử dụng và bất kỳ bộ phận xấu nào của cây.

Đầu tiên, loại bỏ tất cả các phần có dấu hiệu thối rữa. Loại bỏ lá và cắt bỏ phần thân bị thối. Sau đó, nhìn vào bên trong thân cây còn lại để kiểm tra xem có dấu hiệu thối nào trong lõi của thân hay không. Tiếp tục cắt nó (nếu còn thối) cho đến khi hết dấu hiệu thối. Một phần lá khỏe mạnh có thể bị loại bỏ khỏi thân cây, phần lá này có thể được nhận giống lại. Sau khi loại bỏ tất cả bộ phận thối, ta đem phần còn lại trồng vào đất mới.

Nếu để lâu không xử lý như hình bên dưới, ta vô phương cứu chữa cho cây của ta. Vì thế hãy hành động ngay khi sen đá có dấu hiệu.

Tóm Tắt Các Bước Ngăn Ngừa Và Hạn Chế Thiệt Hại Cho Sen Đá Khi Bị Úng Nước

Để ngăn ngừa sen đá bị úng nước hay cứu sen đá khi bị úng nước đến mức tối thiểu. Ta có thể thực hiện cac bước sau để hạn chế thiệt hại và cứu cây của mình khỏi vấn đề thối rữa:

Luôn trồng sen đá trong đất thích hợp

Chỉ tưới nước cho sen đá khi đất khô

Theo dõi sức khỏe của sen đá bằng cách chạm cũng như bằng mắt

Hiểu hết các dấu hiệu của vấn đề với sen đá. Hành động kịp thời nếu thấy dấu hiệu thối rữa.

Lấy cây khỏi đất để kiểm tra rễ

Loại bỏ đất thừa, rửa sạch rễ nếu cần để kiểm tra tình trạng của chúng

Loại bỏ bất kì lá thối nào và kiểm ta thân cây xem có dấu hiệu thối rữa không

Nếu ta thấy rễ bị thối, hãy đổ bỏ đất và cắt tỉa rễ cho đến phần khỏe mạnh

Loại bỏ tất cả các phần thối rữa khác

Nếu cây còn rễ, hãy trồng lại vào đất mới và tưới nhẹ

Bây giờ chúng ta đã biết cách xử lý một cây sen đá bị úng nước rồi

Dấu Hiệu Sen Đá Bị Úng Nước Và Hướng Khắc Phục Sớm

Nhiều người trồng cây sen đá bị úng nước mà không rõ nguyên nhân từ đâu. Thường thì khi sen đá bị úng nước khắc phục rất khó, nhưng nếu phát hiện thật sớm thì vẫn có thể xử lý được hoặc áp dụng những biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu

Nguyên nhân sen đá bị úng nước

Nguyên nhân phổ biến cây sen đá bị úng là do tưới quá nhiều nước, tưới trực tiếp vào lá và thân cây, chậu trồng bị ứ nước hoặc đất trồng không thoát nước tốt.

Vì đây là loại cây vốn sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt, bán thân lá đã tích trữ lượng nước lớn nên không chịu được ngập úng.

Dấu hiệu sen đá bị úng nước

Dấu hiệu dễ thấy nhất là vùng cây thối sẽ mềm nhũn, có màu vàng nhạt, đôi lúc chảy nước đục. Sự nhiễm khuẩn phát tán khá nhanh ở sen đá do môi trường nước nhiều, có khi 1-2 ngày là thối nguyên cây.

Ban đầu có thể xuất hiện một hoặc nhiều vùng thối nhỏ, dần chuyển sang màu đen, rồi lan rộng ra. Quá trình lan diễn ra rất nhanh chóng, khi phát hiện cần phải xử lý ngay.

Cây sen đá bị úng nước diễn ra bất ngờ và tiến triển rất nhanh, thường là phải nhổ bỏ vì không thể khắc phục. Nếu phát hiện rất sớm có thê xử lý được, bằng cách cắt bỏ lá bị úng thối, tách bỏ cây bị úng.

Những cây lành lạnh tách ra, cắt bỏ rễ hỏng, đặt trên một tờ báo ở nơi thoáng mát, đợi cây khô ráo rồi trồng lại.

Song song với công việc trên, tiến hành kiểm tra đất trồng, nếu đất bị ứ nước thì cần thay đất mới, cần chọn loại đất tới xốp, giàu dinh dưỡng nhưng phải thoát nước thật tốt.

Những người trồng có kinh nghiệm thường lót lớp xỉ than dưới đáy chậu, sau đó cho đất trồng bên trên là hỗn hợp gồm trấu hun, xỉ than, phân bò (hoặc phân trùn quế), cát và đất.

Loại chậu dùng để trồng sen đá nên chọn chất liệu gốm, có lỗ nhỏ dưới đáy để thoát nước.

Trong quá trình chăm sóc cây, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh để có hướng khắc phục kịp thời.