Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Nắm bắt kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh đang được các chuyên gia nông nghiệp đánh giá rất cao. Khi đem đến tác dụng tuyệt vời trong lĩnh vực trồng trọt. Hình thành hướng phát triển mới bền vững, đa lợi ích và an toàn. Chính vì thế, bạn đừng bỏ qua cơ hội nắm bắt kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh được bài viết bật mí.

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh là gì?

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh thực chất là việc sử dụng nguồn nguyên liệu xanh (phụ phẩm nông nghiệp) và phân chuồng. Đem ủ cùng chế phẩm sinh học sẽ tạo ra loại phân bón hữu ích đối với cây trồng.

Từ việc bổ sung nguồn dinh dưỡng vượt trội, kích thích hoạt động vi sinh vật có lợi, triệt tiêu vi sinh vật gây hại. Sản xuất phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học sẽ tạo ra nguồn phân bón đặc biệt giúp cây trồng dễ hấp thu.

Phân hữu cơ vi sinh được sản xuất qua sự tận dụng nguyên liệu sẵn có

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh đúng kỹ thuật

Quy trình ứng dụng các chế phẩm vi sinh vào sản xuất phân bón hữu cơ khá đơn giản. Bạn chỉ cần áp dụng hướng dẫn các bước đúng kỹ thuật sau đây chắc chắn sẽ thành công.

Chuẩn bị nguyên liệu

Đối với 1000kg phân hữu cơ vi sinh thành phẩm, bà con cần:

+ Phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân lá cây khô…): 500kg (chặt ngắn và tưới nước để đạt độ ẩm mức 30%).

+ Phân chuồng: 500kg.

+ Đạm sunphat hoặc urê: 2kg.

+ Phân lân (NPK): 5kg.

+ Chế phẩm EM: Dạng bột 3kg hoặc dạng nước 3 lít.

+ Mật rỉ đường: 5 lít (pha cùng khoảng 40-50 lít nước).

Kỹ thuật sản xuất

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh cần được thực hiện ở vị trí nền bằng phẳng. Ưu tiên dưới bóng cây hoặc mái che, tránh nơi bị ngập, dễ đọng nước.

Tham khảo kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

+ Bước 1: Trộn phối nguyên liệu:

Bà con tiến hành trộn đều các nguyên liệu với nhau. Đầu tiên là lớp phụ phẩm nông nghiệp, đến lớp phân chuồng, độ dày 5-10cm. Tiếp đến, rải đều các loại phân (urê, NPK) trên bề mặt đống ủ.

Dùng bình tưới có vòi sen tưới đều nước pha mật rỉ đường. Sau đó rải đều chế phẩm EM lên đống ủ.

Làm lần lượt các lớp nguyên liệu cho đến khi hết khối lượng đã chuẩn bị.

+ Bước 2: Che phủ đống ủ

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại nhà dùng bạt (bao tải, bao nilon) đậy kín đống ủ.

Qua 2-3 ngày, kiểm tra nếu thấy đống phân đã có nhiệt độ nóng hơn bên ngoài là đạt yêu cầu.

Lưu ý thường xuyên bổ sung nước để cấp ẩm. Quy trình sản xuất vi sinh nếu đống ủ không nóng cần đảo đều. Trường hợp thấy quá ướt nên mở bạt giúp thoát hơi nước rồi đậy lại.

+ Bước 3: Đảo trộn đống ủ thường xuyên

Thời gian sau ủ phân vi sinh cứ 7-10 ngày, bà con lại đảo đống ủ để sự phân hủy được kích thích diễn ra nhanh chóng. Nguyên tắc đảo từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.

+ Bước 4: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Chờ khoảng 25-40 ngày, phân vi sinh đã hoai mục, không còn mùi hôi thối khó chịu. Bà con có thể đem đi bón cho mọi loại cây trồng với liều lượng và thời điểm thích hợp.

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng tự hào là đơn vị chuyên về nghiên cứu, ứng dụng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. VBio luôn đưa ra giải pháp hữu ích nhất đến bà con.

Hiện VBio có cung cấp các loại chế phẩm sinh học như: Can chế phẩm EM1 dạng nước , Chế phẩm EM1 dạng bột, Mật rỉ đường, Dung dịch Nano Bạc diệt khuẩn, Chế phẩm PROTEASE (PAPAIN), Nấm đối kháng, Men ủ vi sinh BTV,….

Chế phẩm EM gốc dạng bột 

Chế phẩm EM1 nước

Nấm đối kháng trichoderma do VBio sản xuất

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng

Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869 Website: https://vbio.vn/ Email: vbiovn1@gmail.

Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh Từ Phân Gà

Tận dụng phân gà làm phân hữu cơ vi sinh

Việc sản xuất phân gà vi sinh tại hộ gia đình là một cách làm đơn giản mà lại hiệu quả, tiết kiệm được rất nhiều về chi phí phân bón.

Phân hữu cơ vi sinh gà mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng

127,000₫

Chế phẩm gốc EM Pro-1 là hỗn hợp các chủng vi sinh vật hữu ích được nhập khẩu từ Mỹ có tác dụng nâng cao hiệu quả xử lý chất thải, khử mùi hôi, chuyên dùng cho bãi rác, chuồng trại chăn nuôi, ủ phân compost. Thành phần, mật độ vi sinh vật – Nấm men Saccharomyces sp.: 109 cfu/ml – Vi khuẩn: + Lactobacillus sp.: 109 cfu/ml + Bacillus sp.: 109 cfu/ml + Rhodopseudomonas sp.: 108 cfu/ml – Nấm mốc Trichoderma sp.: 109 cfu/ml – Xạ khuẩn Streptomyces sp.: 108 cfu/ml Chức năng chính của các chủng vi sinh vật – Nấm men Saccharomyces sp.: chuyển hoá nhanh các hợp chất hữu cơ trong rác thải thành các dạng Carbohydrat nhỏ làm nguồn thức ăn cho các chủng vi sinh khác, cạnh tranh, ức chế các vi sinh vật gây hại. – Vi khuẩn: + Lactobacillus sp.: lên men đường tạo acid, ổn định pH rác thải, ức chế mạnh các chủng vi khuẩn gây hại không chịu acid. + Bacillus sp.: tiết kháng sinh ức chế vi sinh vật lên men thối, phân hủy nhanh protein thành amin qua quá trình amon hoá. + Rhodopseudomonas sp.: là nhóm vi khuẩn quang dưỡng, hấp thu và làm giảm nhanh khí H 2S sinh ra trong qua trình phân hủy các hợp chất hữu cơ, chuyển đổi NH 3 thành H 2 làm giảm mùi ammoniac. – Nấm mốc Trichoderma sp: có hệ enzyme phong phú, phân hủy nhanh tất cả các hợp chất hữu cơ có trong rác thải, kể cả các hợp chất khó phân huỷ như cellulose, lignin, hemicellulose… – Xạ khuẩn Streptomyces sp.: tiết nhiều loại enzyme phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong rác thải, tiết kháng sinh streptomycin ức chế mạnh các nhóm vi khuẩn Gram (-) gây mùi thối trong rác thải. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu Màu vàng nâu nhạt; pH 3.5; tỉ trọng: 1; mùi thơm nhẹ.

Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →

Dây Chuyền Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Tiên Tiến

TỰ ĐỘNG HÓA SƠN HÒA TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRỌN GÓI

Máy Cân Định Lượng Phối Trộn 7 Thành Phần trong sản xuất Hạt Nhựa đang được Cân Sơn Hòa chế tạo lắp đặt hàng loạt cho nhiều nhà máy ngành phụ gia Nhựa như An Phát, Pha Lê, ….

Đang online6

Hôm nay 2232

Lượt truy cập 3,769,237

Lượt xem: 5072

Mã sản phẩm : 1494407777

Tự Động Hòa Sơn Hòa – cung cấp lắp đặt trọn gói Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh – Chất lượng cao – Giá thành thấp

SƠN HÒA CUNG CẤP LẮP ĐẶT TRỌN GÓI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH

Quý khách có nhu cầu lắp đặt dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vui lòng gọi: 094 998 2294 để được tư vấn chi tiết

Một trong những dây chuyền sản xuất phân bón được sử dụng rất nhiều hiện nay là dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Được ứng dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất, dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh hiện đại có thể tạo ra khối lượng phân rất lớn, chất lượng tốt đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất, đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh là một quy trình vận hành xuyên suốt, hiện đại và thống nhất. Gồm đầy đủ các khâu, quy trình sản xuất đảm bảo định lượng các thành phần vừa đủ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cây trồng.

Nghiền nguyên liệu: Tất cả nguyên liệu được đưa vào máy để nghiền sàng thành dạng phân bón nhỏ mịn.

Trộn nguyên liệu: Máy sẽ tự động phân chia định lượng phối trộn nguyên liệu theo từng quy trình sản xuất phân bón hữu cơ đã được cài đặt trước. Với mỗi loại phân bón khác nhau, sử dụng với từng loại đất, nhóm cây trồng, giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có mức định lượng các thành phần nguyên liệu khác nhau, được hệ thống dây chuyền sản xuất phân bón hiện đại cài đặt trước.

Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh được ứng dụng công nghệ hiện đại

Vo viên hoặc ép viên phân: Sau khi các nguyên liệu đã được trộn và phối với nhau theo định mức đã quy định. Sẽ đến công đoạn tạo viên hoặc ép viên phân.

Sấy và sàng phân loại: Máy sẽ tự động chuyển phân đã được tạo viên hoặc ép viên đến khoang sấy và sàng phân loại để làm khô phân bón có thể bảo quản được lâu dài, dễ đóng gói, di chuyển cũng như chọn lọc phân đạt chất lượng và sàng lọc phân chưa đạt tiêu chuẩn.

Đóng gói và thành phẩm: cũng là dây chuyền tự động, định lượng khối lượng đóng gói phân theo các mức.

Mua dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

Tự Động Hóa Sơn Hòa cung cấp sản phẩm chất lượng hiện đại cho thị trường

Để sở hữu dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh hiện đại, chất lượng, hoạt động hiệu quả và có độ bền sản xuất cao, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với Tự Động Hóa Sơn Hòa – một trong những đơn vị thiết kế, lắp ráp và cung cấp dây chuyền sản xuất phân bón lớn nhất tại Bình Dương, được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.

Công ty quy tụ các kỹ sư giỏi được đào tạo bài bản trực tiếp thiết kế và thi công lắp ráp các dây chuyền sản xuất phân bón. Ứng dụng những công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới, sử dụng vật liệu lắp ráp tiên tiến đảm bảo độ bền cao, hoạt động hiệu quả. Khách hàng có thể liên hệ với công ty theo địa chỉ website chúng tôi hoặc số điện thoại 094 998 2294 để đặt hàng máy theo nhu cầu sản xuất và được tư vấn đầy đủ, chi tiết.

Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tiên tiến

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

ĐỊA CHỈ GIAO HÀNG

HÌNH THỨC THANH TOÁN

THÔNG TIN ĐẶT HÀNG CỦA BẠN

Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tiên tiến

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

Họ và tên:

Điện thoại:

Email:

ĐỊA CHỈ GIAO HÀNG

Địa chỉ:

Quận / huyện:

Tỉnh / thành phố:

Phí vận chuyển:

Ghi chú:

HÌNH THỨC THANH TOÁN

Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh Từ Rác Thải

Mấy năm gần đây, người dân xã Hòa Bình (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) không còn phải lo về lượng chất thải lớn từ trại lợn công nghiệp mấy nghìn con trên địa bàn xã, hay lo xử lý nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa.

Bởi những rác thải đó được một cơ sở thu gom, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.

Từ những chất thải…

Là bộ đội xuất ngũ, anh Trịnh Đắc Thắng ở thôn 4, xã Hòa Bình trở về học nghề lái máy xúc. Năm 2012, trong một lần làm dịch vụ máy xúc cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất phân bón hữu cơ, anh được biết các nguồn thải nông nghiệp như phân lợn, cỏ rác, rơm rạ… có thể “chế biến” thành phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng.

Vậy là anh hăm hở với ý tưởng có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường cho xóm làng: Thu gom chất thải từ trại lợn để làm phân bón hữu cơ. Từ đó, anh bắt đầu hành trình tìm hiểu, tham khảo khắp nơi về quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn thải nông nghiệp. Anh tìm đến doanh nghiệp ở Hải Phòng, lên Phú Thọ, vào Thanh Hóa… để học hỏi.

Sau khi đã nắm vững kiến thức cơ bản và quy trình sản xuất, anh vay vốn thuê đất, đầu tưthiết bị, nhà xưởng,tiếp nhận chuyển giao dây chuyền máy móc và công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ một doanh nghiệp.

…Làm nên màu xanh cho đời

Mỗi năm, xưởng anh Thắng sản xuất được 700 tấn phân hữu cơ vi sinh. Sản phẩm phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là hoa và rau màu. Phân hữu cơ này cũng rất tốt cho cây thuốc lào, mà xã Hòa Bình là một trong những xã trọng điểm trồng thuốc lào của huyện Vĩnh Bảo nên rất thuận lợi khi có nguồn cung cấp phân bón tại chỗ.

Việc làm của anh Thắng được chính quyền và bà con trong xã đánh giá rất tích cực. Anh không chỉ giúp địa phương xử lý được một phần rác thải – nhất là lượng phân khổng lồ từ trại lợn công nghiệp và nguồn rơm rạ sau thu hoạch – mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Anh còn đang ấp ủ nhiều dự định góp phần làm sạch đẹp quê hương như đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thành phân bón hữu cơ ở huyện Thủy Nguyên, triển khai mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật để làm sạch ruộng đồng…

Với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, anh Thắng trở thành tấm gương sáng trong phong trào thanh niên lập nghiệp ở địa phương. Anh vừa vinh dự là một trong hai thanh niên của Hải Phòng được TƯ Đoàn trao tặng Giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc năm 2023.

Nguồn: Sưu tầm

Phân Hữu Cơ Vi Sinh Và Hữu Cơ Sinh Học Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên

Trước năm 1960 nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp hữu cơ, không sử dụng hóa chất, các nguồn hữu cơ được tái sử dụng một cách triệt để vì vậy rất an toàn về mặt sinh thái, nông sản luôn có chất lượng cao và ít rủi ro về môi trường. Từ năm 1960, cùng với sự lớn mạnh của ngành công nghiệp hóa chất, phân hóa học đã tạo bước ngoặt trong cuộc “Cách mạng xanh” trên thế giới, từng bước vô cơ hóa nền nông nghiệp Việt Nam. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã trở thành cường quốc trong lĩnh vực xuất khẩu lúa, gạo, hồ tiêu, cà phê, điều, chúng ta phải thừa nhận rằng phân hóa học là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây để đảm bảo chiến lược an toàn thực phẩm mà các nước đang phát triển lại đang có xu hướng sử dụng ngày càng tăng lượng phân hóa học NPK. Theo tính toán thì đến năm 2023, các nước Châu Á sẽ sử dụng trên 250 kg NPK/ha, với mức này so với mức sử dụng trung bình của thế giới thì đã gia tăng lượng sử dụng NPK lên gấp 2 lần. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung của các nước Châu Á. Ngoài ra việc sử dụng phân bón hóa học với lượng cao để nhắm vào mục tiêu gia tăng năng suất các loại nông sản đang là thói quen của người nông dân trong thập kỷ vừa qua. Đặc biệt, việc sử dụng qúa nhiều phân đạm(N) tới mức lạm dụng đã làm tăng dần sự mất cân đối giữa các dưỡng chất trong đất. Điều này sẽ dần hình thành các các yếu tố dinh dưỡng hạn chế đến năng suất và chất lượng nông sản. Mặt khác, việc sử dụng quá cao lượng đạm sẽ gây khó khăn trong việc bảo quản nông sản cũng như việc tích lũy hàm lượng NO 3– trong rau và các loại cây thực phẩm sẽ là nguy cơ đe dọa sức khỏe của con người và vật nuôi

Một điều cần lưu ý là khi sử dụng gia tăng lượng NPK thì lâu dài sẽ xảy ra hiện tượng hiệu lực của chúng sẽ suy giảm. Mặt khác, xét về mặt kinh tế hiện nay giá phân vô cơ đang ở mức cao và có xu hướng tăng hơn nữa. Do đó, chi phí đầu tư cho cây trồng ngày càng cao mà giá cả nông sản thì rất bấp bênh nên sử dụng sản phẩm phân hữu cơ sẽ làm giảm giá thành đầu tư nhờ tận dụng hiệu quả các phế phẩm trong nông nghiệp cũng như các phụ phẩm của ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi…

Phân bón hữu cơ vi sinh và hữu cơ sinh học trong sản xuất nông nghiệp

2.1. Định nghĩa, công dụng, nguyên lý sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Phân HCVS( hữu cơ vi sinh), có chứa các vi sinh vật là nấm đối kháng sẽ giúp phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng đã được nghiên cứu nhiều năm nay và khẳng định việc sử dụng phân bón có chứa vi sinh vật có thể cung cấp cho đất từ 30-60kgN/năm, tăng hiệu lực của phân lân, nâng cao độ phì nhiêu thực tế của đất. Các chế phẩm có chứa vi sinh vật làm tăng khả năng trao đổi chất trong cây, nâng cao sức đề kháng và chống bệnh của cây trồng, làm tăng chất lượng nông sản

Các nhà sản xuất hiện nay có xu hướng tổ hợp nhiều chủng vi sinh vật có ích phối trộn thành những loại phân HCVS đa chức năng ( có khả năng phân giải xenlulô, phân giải lân, cố định đạm hoặc có thêm chức năng bảo vệ thực vật thay vì trước đây chỉ có một hoặc hai chức năng )

Việc tổ hợp các nhóm VSV( vi sinh vật) tùy thuộc vào mục đích sử dụng và khả năng phối hợp của chúng. Yêu cầu chất lượng VSV dùng trong sản xuất là: không gây bệnh cho người, động vật, cây trồng, làm tăng hiệu quả của sản xuất( tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế), dễ dàng tách các tế bào sau quá trình lên men, chủng VSV phải được chọn lọc thuần, khỏe, ít bị nhiễm tạp VSV lạ, dễ bảo quản và ổn định các đặc tính tốt và có khả năng thay đổi đặc tính theo hướng có lợi bằng kỹ thuật đột biến, kỹ thuật gen để không ngừng nâng cao năng suất

Một số tổ hợp các VSV chức năng để sản xuất phân HCVS:

– VSV cố định đạm: Rhizobium, Bradyrhizobium

– VSV cố định Nitơ tự do: A.Chroococcum, P. Tinctorius

– VSV phân giải lân: Pseudomonas sp, Achromobacter sp, …

– VSV kích thích sinh trưởng: E.cloaceae, A.radiobacter, A.Bejerinckii, E.cloacae, E.aerogenes

– VSV đối kháng vi khuẩn, nấm bệnh: B.subtilis, Pseudomonas sp, Bacillus

Để tạo được nhiều sinh khối VSV dùng trong sản xuất VSV đa chủng chức năng bên cạnh cần bảo đảm các điều kiện sinh trưởng, phát triển như nhiệt độ, ẩm độ, pH, nồng độ oxy thì thành phần môi trường nuôi cấy vô cùng quan trọng ( phải đáp ứng yêu cầu dễ kiếm, giá thành hạ nhưng bảo đảm cho VSV sinh trưởng và phát triển tốt)

Theo yêu cầu của người nông dân và để đáp ứng cho sản xuất, có thể bổ sung các nguyên tố đa, trung, vi lượng cho phân HCVS để tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

Tóm tắt sơ đồ: Quy trình sản xuất phân HCVS

2.2. Định nghĩa, công dụng và gợi ý ủ phân hữu cơ sinh học

Phân hữu cơ sinh học hay hữu cơ truyền thống là một loại phân được chế biến từ các nguyên liệu có nguồn gốc hữu cơ với quy trình chế biến được áp dụng bằng các tác nhân, hoặc bằng các kỹ thuật công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu lực của phân thương phẩm

Phân hữu cơ sinh học là loại phân toàn diện có đầy đủ đa, trung, vi lượng và các amino acid như: Acid Aspartic, Acid Glutamic, Lysine, Serine, Leucine, Histidine, Tryptophan, Alanine, Glycine…các thành phần dinh dưỡng này rất cần thiết cho cây trồng mà phân vô cơ không thể thay thế được

Phân HCSH( hữu cơ sinh học) hoặc hữu cơ truyền thống còn làm các chức năng:

– Cải tạo hóa tính đất: trong quá trình phân giải hữu cơ có khả năng hòa tan, làm giảm khả năng di động của một số nguyên tố khoáng, hạn chế khả năng đồng hóa kim loại của cây, do đó sản phẩm nông nghiệp trở nên sạch hơn. Việc hình thành các phức hữu cơ – vô cơ làm tăng tính đệm của đất, điều này rất quan trọng với đất có thành phần cơ giới nhẹ

– Cải tạo lý tính đất: tác dụng ổn định cấu trúc đất phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ làm tăng khả năng kết dính của hạt đất để tạo thành đoàn lạp và làm giảm khả năng thấm ướt khiến cho kết cấu được bền trong nước. Bón phân HCSH tạo điều kiện thuận lợi cho VSV có ích trong đất phát triển và hoạt động mạnh, giải phóng nhiều đạm hòa tan, độ ổn định của kết cấu đất tăng. Chất hữu cơ trong đất làm khả năng giữ nước của đất cao hơn, việc bốc hơi nước của mặt đất ít đi, do đó tiết kiệm nước tưới, đồng thời khi mưa nhiều đất thoát nước nhanh hơn không bị ngập úng

– Phân HCSH tác động đến sinh tính của đất: Trong quá trình phân giải, phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho VSV có ích cả thức ăn khoáng và thức ăn hữu cơ, nên khi bón phân vaò đất tập đoàn VSV có ích phát triển nhanh, kể cả giun đất cũng phát triển. Một số chất có hoạt tính sinh học (Phytohormone) được hình thành lại tác động đến việc tăng trưởng và trao đổi chất của cây

– Phân HCSH đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường do sử dụng triệt để các nguyên liệu từ rác thải sinh hoạt hằng ngày, phân gia súc trong các trại chăn nuôi và dư chất của ngành công nghệ thực phẩm

Gợi ý ủ phân hữu cơ sinh học( Tính cho 1 tấn phân ủ)

– Phân chuồng trại: Phân bò, heo, gà 30 – 40%

– Vỏ cà phê: 60 – 70%

– Super lân: 2 – 3%

– Men Tricoderma sp( theo hướng dẫn của nhà sản xuất )

Ví dụ: chế phẩm Tricoderma của TT CNSHNN (ABC): 5×10 6 bt/gr: 4 – 5kg. Nước sinh hoạt có pha 1% urê

Lưu ý: Không nên dùng vôi nông nghiệp (CaCO 3) để ủ vì vôi có tính kiềm sẽ mất đạm

+ Chu kỳ bón: tùy thuộc vào hàm lượng hữu cơ trong đất. WASI khuyến cáo chu kỳ bón phân hữu cơ cho cà phê như sau:

Bảng chu kỳ bón phân hữu cơ dựa theo hàm lượng hữu cơ trong đất

+ Liều lượng: Đối với phân chuồng, lượng bón từ 15 – 20 tấn/ha; đối với các loại phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh bón từ 3 – 4 tấn/ha.

+ Phương pháp bón: Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo thành bồn rộng 20 cm, sâu 15-20 cm , sau khi bón phân cần lấp đất lại. Lần bón sau rãnh được đào theo hướng khác và luân phiên nhau.

Không sử dụng nguồn nước thải chưa qua xử lý của các nhà máy để bón cho cây trồng.

Phân vi sinh hữu cơ chỉ góp phần cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện tốt cho hệ vi sinh vật đất phát triển giúp cây hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa, không thể thay thế hoàn toàn phân hóa học.

Không tùy tiện trộn chung các loại phân với nhau. Trộn tùy tiện nhiều loại phân đơn với nhau có thể làm giảm chất lượng của một số loại phân. Ví dụ trộn phân supe phốt phát với các dạng phân kiềm dễ tạo thành chất khó tan cây không hấp thụ được.

Nên bón vôi khi bón phân để làm tăng hiệu quả khi bón phân, huy động được một lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu, diệt trừ mầm bệnh hại cho cây trồng. Tuy nhiên lượng vôi bón tùy vào loại đất (tính theo độ chua của đất) và loại cây trồng.

Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế ô nhiễm do sử dụng phân bón như: Bón phân vô cơ kết hợp với bón phân chuồng để có tác dụng cải tạo đất, sau mỗi đợt thu hoạch cần bổ sung nguồn hữu cơ cho đất. Bón vừa đủ, xen xanh, thâm canh để có hiệu quả cao nhất. Trồng xen xanh với cây họ đậu để vừa có tác dụng cải tạo đất vừa giảm được lượng phân bón cho đất. Phải ủ phân chuồng, phân tươi trước khi sử dụng cho cây trồng để tránh hiện tượng vi sinh vật gây bệnh hại cho cây trồng chưa được tiêu diệt sẽ gây bệnh cho cây trồng.

Để đáp ứng nhu cầu mỗi ngày một tăng của xã hội, cộng với sự tiện lợi của phân hóa học, do đó người nông dân thích dùng phân vô cơ, đây là tiến bộ vượt bậc của khoa học nông nghiệp nhưng cái gì cũng co mặt trái của nó. Sử dụng phân hóa học thiếu khoa học không chỉ làm lãng phí mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm. Vì vậy, chúng ta cần sớm có ứng dụng một số giải pháp bền vững cho nông nghiệp, phải sử dụng phân hữu cơ, đặc biệt là hữu cơ sinh học, công nghệ phân bón mới này, dù không mang tính cách mạng, vì đã có khởi điểm từ rất lâu trong lịch sử nông nghiệp của nhân loại, nhưng chắc chắn sẽ làm phong phú thêm và thay đổi phần nào hệ thống phân bón của cây trồng, vừa bảo vệ cây trồng ít nấm bệnh, vừa cải thiện và bảo vệ nguồn tài nguyên đất cho một nền nông nghiệp bền vững trong tương lai.