Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Từ Rác Thải / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh Từ Rác Thải

Mấy năm gần đây, người dân xã Hòa Bình (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) không còn phải lo về lượng chất thải lớn từ trại lợn công nghiệp mấy nghìn con trên địa bàn xã, hay lo xử lý nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa.

Bởi những rác thải đó được một cơ sở thu gom, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.

Từ những chất thải…

Là bộ đội xuất ngũ, anh Trịnh Đắc Thắng ở thôn 4, xã Hòa Bình trở về học nghề lái máy xúc. Năm 2012, trong một lần làm dịch vụ máy xúc cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất phân bón hữu cơ, anh được biết các nguồn thải nông nghiệp như phân lợn, cỏ rác, rơm rạ… có thể “chế biến” thành phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng.

Vậy là anh hăm hở với ý tưởng có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường cho xóm làng: Thu gom chất thải từ trại lợn để làm phân bón hữu cơ. Từ đó, anh bắt đầu hành trình tìm hiểu, tham khảo khắp nơi về quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn thải nông nghiệp. Anh tìm đến doanh nghiệp ở Hải Phòng, lên Phú Thọ, vào Thanh Hóa… để học hỏi.

Sau khi đã nắm vững kiến thức cơ bản và quy trình sản xuất, anh vay vốn thuê đất, đầu tưthiết bị, nhà xưởng,tiếp nhận chuyển giao dây chuyền máy móc và công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ một doanh nghiệp.

…Làm nên màu xanh cho đời

Mỗi năm, xưởng anh Thắng sản xuất được 700 tấn phân hữu cơ vi sinh. Sản phẩm phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là hoa và rau màu. Phân hữu cơ này cũng rất tốt cho cây thuốc lào, mà xã Hòa Bình là một trong những xã trọng điểm trồng thuốc lào của huyện Vĩnh Bảo nên rất thuận lợi khi có nguồn cung cấp phân bón tại chỗ.

Việc làm của anh Thắng được chính quyền và bà con trong xã đánh giá rất tích cực. Anh không chỉ giúp địa phương xử lý được một phần rác thải – nhất là lượng phân khổng lồ từ trại lợn công nghiệp và nguồn rơm rạ sau thu hoạch – mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Anh còn đang ấp ủ nhiều dự định góp phần làm sạch đẹp quê hương như đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thành phân bón hữu cơ ở huyện Thủy Nguyên, triển khai mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật để làm sạch ruộng đồng…

Với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, anh Thắng trở thành tấm gương sáng trong phong trào thanh niên lập nghiệp ở địa phương. Anh vừa vinh dự là một trong hai thanh niên của Hải Phòng được TƯ Đoàn trao tặng Giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc năm 2016.

Nguồn: Sưu tầm

Công Nghệ Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Từ Chất Thải Chăn Nuôi: Bài Học Từ Công Ty Jee

Ngành nông nghiệp hiện tạo ra lượng phế thải sinh học rất lớn. Chỉ riêng tổng lượng phân thải ra từ vật nuôi mỗi năm đạt trung bình 64,82 triệu tấn, trong đó chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả, còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất và nước.

Một trong những giải pháp được quan tâm hiện nay để xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi chính là sản xuất phân bón hữu cơ từ chính nguồn chất thải này. Hiện cả nước có 180 doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ với nguồn nguyên liệu từ chất thải chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản, rác thải sinh hoạt…Tuy nhiên sản phẩm phân bón hữu cơ củaViệt Nam chỉ có thể đạt chứng chỉ an toàn trong nước (VietGAP, GlobalGAP). Thực tế, phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi được áp dụng phổ biến ở Việt Nam là ủ truyền thống và chỉ một số ít trang trại chăn nuôi lớn áp dụng mô hình sản xuất quy mô công nghiệp, như Tập đoàn TH, Công ty T&T159… Phương thức này đòi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng, dây chuyền máy móc, thiết bị với quy mô công suất lớn nhỏ khác nhau và khá tốn kém. Vì vậy chỉ có một số cơ sở sản xuất lớn mới có khả năngđầu tư công nghệ tiên tiến, đồng bộ, như hệ thống máy xúc, máy đảo trộn, máy khuấy, bơm phụ gia, cân và đóng gói sản phẩm; còn lại đa số đều sử dụng công nghệ thô sơ, dây chuyền thiết bị đơn giản, tính tự động hóa chưa cao.Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sở mới chỉ dừng ở việc sử dụng một số vi sinh vật phổ biến để ủ nguyên liệu hữu cơ hoặc bổ sung một số chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng cơ bản dẫn đến hiệu suất, hiệu quả thấp. Tổng công suất của các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ là 2,5 triệu tấn/năm, chỉ bằng 1/10 so với công suất sản xuất phân bón vô cơ.

Hàn Quốc là đất nước có nền nông nghiệp phát triển, đi đầu trong việc áp dụng công nghệ hiện đại để kích thích tăng trưởng năng suất cũng như đảm bảo một nền nông nghiệp sạch và sức khỏe của người dân. Công ty Jeesung – một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực xử lý chất thải trong nông nghiệp đã phát triển thành công công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi trên quy mô lớn. Xuất phát điểm là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ về môi trường và được thành lập vào tháng 4/2007. Sau 13 năm thành lập, Jee-sung đã phát triển nhiều sản phẩm công nghệ cơ khí gắn với hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và đưa ra thị trường hệ thống công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ ở dạng rắn, dạng lỏng từ nguồn chất thải vật nuôi. Hệ thống công nghệ này gắn liền với xử lý chất thải ở 3 dạng: dạng khí (khử mùi hôi từ hệ thống chăn nuôi), xử lý chất thải rắn để làm phân bón hữu cơ và xử lý chất thải lỏng để làm phân bón hữu cơ dạng lỏng.

Hệ thống lên men chất thải vật nuôi quy mô công nghiệp của Công ty Jee-sung dựa trên nguyên tắc lên men hiếu khí trong quá trình ủ phân. Đặc biệt Jee-sung có công nghệ khử mùi khiến quá trình ủ phân không gây ô nhiễm môi trường xung quanh và tiết kiệm nhân công. Đây là hệ thống lên men kị khí tự động để sản xuất phân bón hữu cơ dạng lỏng ở quy mô công nghiệp (20 tấn phân bón dạng lỏng/ngày và 60 tấn phân bón dạng rắn/ngày). Ngoài ra, hệ thống lọc Jee-sung còn đảm bảo các vật thể rắn không tan bị loại bỏ, góp phần cho chất hữu cơ hòa tan được lên men toàn bộ, chuyển hóa sang chất lỏng hữu cơ mà cây trồng hấp thụ được.

Có thể thấy công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi và tái tạo thành phân bón hữu cơ của Jee-sung sẽ là công nghệ cốt lõi, nhất là khi ngành nông nghiệp có chủ trương hướng tới phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Công nghệ của Jee-sung hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cho các trang trại chăn nuôi quy mô lớn ở Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu kết nối với Công ty Jee-sung có thể liên hệ với Trung tâm Thương mại Hóa công nghệ toàn cầu (GCC)/ Công ty CP BSR Việt Nam – đại diện của Công ty Jee-sung tại Việt Nam. GCC được Cục Chấn hưng Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KIAT) bảo trợ, với nhiệm vụ hỗ trợ và đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ tiên tiến giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Theo Nhà Chăn nuôi

Trồng Rau Sạch Từ Rác Thải Hữu Cơ Tại Gia Đình

Xuất phát từ nhu cầu sử dụng nguồn rau sạch trong bữa ăn gia đình hàng ngày, anh Đỗ Tiến Thành, tổ dân phố Thanh Giã 1, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên đã nghiên cứu cách ủ phân vi sinh nhằm tận dụng nguồn rác hữu cơ của gia đình, xây dựng mô hình trồng rau sạch trên sân thượng.

Được triển khai từ tháng 3/2017, đến nay, vườn rau của gia đình anh đã phủ một màu xanh mướt với đủ các loại rau theo mùa như: Súp lơ, cải bắp, cải bẹ, cà chua, cà tím, hành, đỗ xanh… Nguồn rau sạch đủ cung cấp cho gia đình gồm 5 người.

Anh Thành đã nghiên cứu, chế tạo thùng ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh và thiết kế chế tạo mô hình tháp rau xanh. Quy trình ủ rác thải hữu cơ thành phân vi sinh bón cho rau được thực hiện như sau: Đầu tiên, anh Thành chọn một thùng nhựa lớn (có dung tích khoảng 160 lít) có nắp đậy để ủ rác thành phân vi sinh. Gần đáy thùng, anh tạo một cửa nhỏ để có thể lấy phân ra và một van xả để lấy nước vi sinh hữu cơ. Rác thải hữu cơ phát sinh tại gia đình hàng ngày được thả vào thùng và đậy nắp để tránh ô nhiễm.

Lần đầu tiên ủ rác, anh Thành cho thêm một ít men vi sinh để quá trình phân hủy rác diễn ra nhanh hơn, những lần tiếp theo, rác được cho thẳng vào thùng mà không cần phải cho thêm men vi sinh, cách khoảng 3-4 ngày bổ sung thêm ít nước để tạo độ ẩm trong đống ủ. Sau 45-60 ngày có thể lấy mẻ sản phẩm (phân vi sinh) đầu tiên từ cửa xả gần đáy thùng ủ, các lần lấy tiếp theo khoảng cách thời gian ngắn dần: lần 2 cách 30 ngày, lần 3 cách 20 ngày, các lần tiếp theo 10 ngày (vì các lần lấy sản phẩm tiếp theo trong thùng luôn có sẵn lượng vi sinh vật liên tục phân hủy rác thải hữu cơ thành phân vi sinh). Như vậy, gia đình nhà anh Thành luôn có nguồn phân vi sinh để bón trực tiếp cho các chậu rau xanh và cây cảnh thêm xanh tốt. Đồng thời, lượng nước vi sinh còn được pha loãng với nước để tưới cho cây trồng, hoặc đổ ngược vào cửa đưa rác vào, làm độ ẩm và vi sinh trong đống ủ được đồng đều. Rác sẽ liên tục được đưa vào cửa trên và định kỳ lấy ra từ cửa dưới.

Với loại mô hình tháp rau xanh, anh Thành chọn đất màu (đất ruộng) rồi trộn với phân chuồng ủ mục và vỏ trấu hun để đảm bảo độ tơi xốp cho đất. Anh Thành chọn một thùng nhựa to có dung tích khoảng 220 lít, xung quanh thùng đục các lỗ có kích thước khoảng 15×15 cm để lấy chỗ trồng rau, ở giữa dọc theo chiều cao của thùng là một ống nhựa có đường kính 20 cmđược đục các lỗ nhỏ xung quanh, chiều dài ống nhựa cao hơn miệng thùng và bên trên ống nhựa có nắp đậy.

Sau khi ủ đất khoảng 1 tuần thì cho đất vào thùng xung quanh ống nhựa đã đục lỗ, còn các loại rác hữu cơ như vỏ trái cây, cuống rau xanh, hoa, quả hỏng… được cho vào ống và đậy nắp. Tại đây, theo thời gian, các loại rác sẽ tự phân hủy thành chất hữu cơ ngấm vào đất thông qua những con giun đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Xung quanh thùng, tại các lỗ, anh trồng các loại rau xanh như rau cải, xu hào, mồng tơi…; phía trên của thùng, anh tận dụng để trồng các loại cây leo giàn như bầu, bí, mướp…

Ngoài tháp rau trồng trong thùng dung tích lớn, anh Thành còn tận dụng các loại thùng có dung tích nhỏ hơn như thùng xốp, thùng nhựa để trồng rau. Với 2 ban công sân thượng, mỗi sân có diện tích khoảng 10 m2, anh Thành vừa tận dụng trồng rau, vừa kê bàn ghế để thư giãn sau mỗi ngày làm việc.

Anh Thành cho biết: “Từ ngày áp dụng mô hình trồng rau này, gia đình tôi không phải mua rau; hơn nữa nguồn rau tự trồng vừa tươi vừa sạch, lại tận dụng được nguồn rác thải bỏ đi và tiết kiệm thời gian, công sức. Chỉ cần bỏ công sức thiết kế một lần, các lần sau chỉ cần trồng cây trên đất đã có và tưới nước, bón bổ sung thêm phân vi sinh thu từ quá trình ủ rác thải mà không phải dùng thêm bất cứ loại phân bón nào khác”.

Khi áp dụng mô hình này, lượng rác thải của gia đình anh giảm đáng kể từ 2kg/ngày xuống còn khoảng 0,2kg/ngày. Anh Thành mong muốn, mô hình của anh sẽ được nhiều người biết đến và nhân rộng, bởi mô hình rất dễ áp dụng, lại an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường, góp phần giảm đáng kể lượng rác thải phát sinh hàng ngày, rất thích hợp với người dân thành phố có diện tích đất nhỏ hẹp.

Bài, ảnh Thùy Quyên

Mô Hình Trồng Rau Sạch Từ Rác Thải Hữu Cơ Tại Gia Đình

Chủ nhật – 17/12/2017 14:00

Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan, xuất phát từ nhu cầu được sử dụng nguồn rau sạch cung cấp cho bữa ăn của gia đình hàng ngày, anh Đỗ Tiến Thành có hộ khẩu thường trú tại Tổ dân phố Thanh Giã 1, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tận dụng nguồn rác hữu cơ bỏ đi hàng ngày của gia đình để xây dựng mô hình trồng rau sạch trên sân thượng.

Được xây dựng từ tháng 3 năm 2017, đến nay vườn rau của gia đình anh đã phủ một màu xanh mướt với đủ các loại rau theo mùa như: súp lơ, cải bắp, cải bẹ, cà chua, cà tím, hành, đỗ xanh… Nguồn rau sạch đủ cung cấp cho gia đình gồm 5 người ăn. Để xây dựng thành công mô hình trồng rau từ rác thải, anh đã nghiên cứu, tìm hiểu chế tạo thùng ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh và thiết kế chế tạo mô hình tháp rau xanh.

Rác hữu cơ là rác dễ phân hủy và có thể ủ làm phân vi sinh như: Các loại rau, củ quả đã bị hư, thối; vỏ trái cây, cuỗng rau, lá bánh, bã chè, bã cà phê, lá cây, hoa rụng; cơm, canh, thức ăn còn thừa…

Quy trình ủ rác thải hữu cơ thành phân vi sinh bón cho rau được thực hiện như sau: Đầu tiên, anh Thành chọn một thùng nhựa lớn (có dung tích khoảng 160 lít) có nắp đậy để ủ rác thành phân vi sinh. Rác hữu cơ được cho hàng ngày vào thùng thông qua nắp đậy phía trên. Gần đáy thùng, anh tạo một cửa nhỏ để có thể lấy phân ra và một van xả để lấy nước vi sinh hữu cơ. Rác thải hữu cơ phát sinh tại gia đình hàng ngày được thả vào thùng và đậy nắp để tránh ô nhiễm.

Lần đầu tiên ủ rác, anh Thành cho thêm một ít men vi sinh để quá trình phân hủy rác diễn ra nhanh hơn, những lần tiếp theo, rác được cho thẳng vào thùng mà không cần phải cho thêm men vi sinh, cách khoảng 3-4 ngày bổ sung thêm ít nước để tạo độ ẩm trong đống ủ. Sau 45-60 ngày có thể lấy mẻ sản phẩm (phân vi sinh) đầu tiên từ cửa xả gần đáy thùng ủ, các lần lấy tiếp theo khoảng cách thời gian ngắn dần: lần 2 cách 30 ngày, lần 3 cách 20 ngày, các lần tiếp theo 10 ngày (vì các lần lấy sản phẩm tiếp theo trong thùng luôn có sẵn tập đoàn vi sinh vật liên tục phân hủy rác thải hữa cơ thành phân vi sinh). Như vậy, gia đình nhà anh Thành luôn có nguồn phân vi sinh để bón cho các chậu rau xanh và chậu cây cảnh thêm xanh tốt. Với thùng có dung tích 160 lít, có lượng chứa khoảng 130 kg rác. Sau khoảng thời gian ủ khoảng 1,5- 2 tháng thì rác thải sẽ chuyển thành phân vi sinh, lúc này anh Thành chỉ cần mở cửa xả gần đáy thùng và lấy phân ra, số phân này sẽ được bón trực tiếp cho cây. Đồng thời, anh cũng tiến hành mở van xả nước để lấy nước rác. Lượng nước này sau đó được pha loãng với nước lã để tưới cho cây trồng, hoặc đổ ngược vào cửa đưa rác vào làm cho độ ẩm và vi sinh trong đống ủ được đồng đều. Rác sẽ liên tục được đưa vào cửa trên và định kỳ lấy ra từ cửa dưới. Với loại mô hình tháp rau xanh, đầu tiên anh Thành chọn đất màu (đất ruộng) rồi trộn với phân chuồng ủ mục và vỏ trấu hun để đảm bảo độ tơi xốp cho đất. Với mô hình này, anh Thành chọn một thùng nhựa to có dung tích khoảng 220 lít, xung quanh thùng anh đục các lỗ có kích thước khoảng 15×15 cm để lấy chỗ trồng rau, ở giữa dọc theo chiều cao của thùng là một ống nhựa có đường kính 20 cm được đục các lỗ nhỏ xung quanh, chiều dài ống nhựa cao hơn miệng thùng và bên trên ống nhựa có nắp đậy. Sau khi ủ đất khoảng 1 tuần thì cho đất vào thùng xung quanh ống nhựa đã đục lỗ, còn các loại rác hữu cơ như vỏ trái cây, cuống rau xanh, hoa, quả hỏng… được cho vào ống và đậy đắp. Tại đây, theo thời gian, các loại rác sẽ tự phân hủy thành chất hữu cơ ngấm vào đất thông qua tập đoàn giun đất và cung cấp dinh dưỡng cho rau. Xung quanh thùng, tại các lỗ, anh trồng các loại rau xanh như: rau cải, xu hào, mồng tơi…; phía trên của thùng, anh tận dụng để trồng các loại cây leo giàn như bầu, bí, mướp…

Ngoài tháp rau trồng trong thùng dung tích lớn, anh thành còn tận dung các loại thùng có dung tích nhỏ hơn như thùng xốp, thùng nhựa để trồng rau. Với 2 ban công sân thượng, mỗi sân có diện tích khoảng 10 m 2, anh Thành vừa tận dụng trồng rau, vừa kê bàn ghế để thư giãn sau mỗi ngày làm việc.

Anh Thành cho biết: Từ ngày áp dụng mô hình trồng rau này, gia đình tôi không phải mua rau; hơn nữa nguồn rau tự trồng vừa tươi vừa sạch, lại tận dụng được nguồn rác thải bỏ đi và tiết kiệm thời gian, công sức. Chỉ cần bỏ công sức thiết kế một lần, các lần sau chỉ cần trồng cây trên đất đã thu hoạch và tưới nước, bón bổ sung thêm phân vi sinh thu hoạch từ quá trình ủ rác thải mà không phải dùng thêm bất cứ loại phân bón nào khác. Như vậy, lượng rác thải hữu cơ của gia đình được anh thành tận dụng tối đa, vừa để cho vào thùng ủ tạo thành phân vi sinh bón cho cây, vừa cho vào ống ủ trực tiếp tại tháp trồng rau để cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây. Với số lượng 5 người, gồm 3 người lớn và 2 trẻ nhỏ như gia đình anh Thành thì lượng rác thải phát sinh hàng ngày không đủ để vừa ủ vào thùng ủ bên ngoài và cho trực tiếp và thùng tháp rau xanh nên anh Thành phải xin thêm rác nhà hàng xóm để ủ tạo phân. Anh Thành cho biết, khi áp dụng mô hình này, lượng rác thải của gia đình anh giảm đáng kể từ 2 kg/ ngày xuống còn khoảng 0,2 kg/ ngày. Tại gian bếp, gia đình anh để 2 thùng nhỏ phân loại rác thải, một thùng để đựng rác vô cơ như các loại túi nilon, chai lọ nhựa, hộp xốp… để chuyển cho người thu gom rác mang đi xử lý và một thùng đựng rác hữu cơ để cho vào thùng ủ thành phân vi sinh. Lượng phân này rất giàu dinh dưỡng mà cây không bị xót như bón phân hóa học. Anh Thành mong muốn, mô hình của anh sẽ được nhiều người biết đến và nhân rộng, bởi mô hình rất dễ áp dụng, lại an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường, góp phần giảm đáng kể lượng rác thải phát sinh hàng ngày, giảm được nhân công, kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đặc biệt mô hình rất thích hợp với người dân thành phố có diện tích đất nhỏ hẹp.