Nhức Nhối Nạn Sản Xuất Phân Bón Giả

Tại Hội thảo về “Lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam” ngày 26/9, ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết, qua con số điều tra chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 63 công ty, tổ hợp sản xuất kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Giật mình với vi phạm

Sản phẩm phân bón giả, phân bón kém chất lượng của 63 công ty, tổ hợp sản xuất kinh doanh trên tiêu thụ chủ yếu tại 48 tỉnh, thành. Điển hình, Công ty TNHH Việt Thái đăng ký chất lượng dinh dưỡng trên giấy phép và bao bì NPK hàm lượng dinh dưỡng 53% nhưng kiểm định tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ có 7,2%. Trong khi đó lực lượng chức năng sau nhiều lần đấu tranh mới tiến hành kiểm tra được Công ty CP Quốc tế Đông Trung. Mặc dù đăng ký hàm lượng dinh dưỡng trên giấy phép và bao bì NPK 53%, nhưng khi kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng chỉ có gần 3%.

Toàn cảnh buổi họp báo

Đặc biệt, Công ty Tân Trường Sinh (Hải Dương) mặc dù bị lực lượng công an bắt quả tang sản xuất phân bón giả, quyết định khởi tố, Viện Kiểm sát Nhân dân lập chuyên án hình sự để điều tra, chuyển về công an tỉnh Hải Dương nhưng vụ án lại có dấu hiệu chìm xuống, đến nay vẫn chưa được xử lý…

Chế tài xử lý nhẹ

Thanh tra Bộ NN&PTNT cũng công bố báo cáo kết luận số 235 kiểm tra 11 trung tâm khảo nghiệm, kiểm định. 100% đơn vị đều vi phạm các nghị định, thông tư về quản lý khảo nghiệm phân bón. Theo đó, 11 trung tâm này đã cấp khống, cấp sai hàng chục ngàn mẫu phân bón cho hàng trăm doanh nghiệp, Bộ Công an đã khởi tố một số vụ và Bộ NN&PTNT đã kỷ luật một số vụ.

Các đại biểu tham gia trả lời trong buổi họp báo Giải pháp nào để hạn chế?

Chia sẻ về những bất cập trước tình trạng phân bón giả đang hoành hành hiện nay, ông Phạm Ngọc Hùng – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Chống hàng giả cho hay, các nước trên thế giới chỉ có khoảng 300 sản phẩm phân bón, trong khi đó ở Việt Nam con số này lên tới 7.000 sản phẩm. Tuy nhiên, trong vấn đề quản lý cũng phân công chưa rõ, hiện Bộ NN&PTNT quản lý phân vô cơ, Bộ Công thương quản lý phân hữu cơ. Do đó, khi xảy ra vụ việc, phát hiện một công ty sản xuất cả hai loại phân bón giả thì không biết trách nhiệm thuộc về ai. Ông Hùng cho biết thêm, buôn bán phân bón giả ở Việt Nam thường bị xử phạt hành chính là chính, rất ít vụ việc bị xử phạt hình sự. Do đó, các DN sản xuất buôn bán phân bón giả, phân bón kém chất lượng sẵn sàng chịu phạt để thu lại khoản lợi nhuận lên đến hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. “DN chấp nhận nộp phạt bởi tiền xử phạt quá ít. Nộp phạt xong họ lại tiếp tục làm” – ông Hùng nói.

Trong khi đó, theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp nhiệt đới, thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã bàn bạc rất nhiều để đưa ra những phương án nhằm ngăn chặn tình trạng sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Song, ông Nghĩa thẳng thắn chỉ ra rất nhiều cuộc hội thảo, hội nghị chỉ mang tính chất hình thức, đại biểu cứ đến vỗ tay, thậm chí, trong những hội thảo đó có cả thứ trưởng, cục trưởng đến dự nhưng 9 giờ sáng đã về rồi thì rất khó xử lý dứt điểm vấn đề được. “Phân bón giả, kém chất lượng ngày càng lộng hành nên người nông dân gánh chịu. Họ phải mua phân bón giả, kém chất lượng với giá cao, đem về bón lúa đến lúc lúa thu hoạch chỉ có rơm không” – ông Nghĩa bức xúc.

Trong khi tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng hoành hành thì việc nhập khẩu phân bón đã khiến cho không ít DN sản xuất trong nước điêu đứng và người nông dân cũng không tiếp cận được sản phẩm chất lượng. Các đại biểu đưa ra dẫn chứng, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam có tổng sản lượng phân bón Ure, DAP, NPK, lân super, lân nung chảy, phân bón khác… chiếm gần 70% trên tổng sản lượng sản xuất cả nước. Trong đó, 7 tháng đầu năm 2023, lượng Ure nhập khẩu tăng gần 500.000 tấn, tăng hơn 4,5 lần so với cùng kỳ năm 2023, khiến nhiều nhà máy giảm công suất như Đạm Ninh Bình, Đình Vũ, Lào Cai, tiêu thụ giảm tại Công ty Lâm Thao… gây thiệt hại nặng nề. Nếu tình trạng này cứ để kéo dài các công ty nhà máy trên dễ có nguy cơ đóng cửa.

Do đó, đa số các đại biểu kiến nghị cần sửa đổi bổ sung Nghị định 202, Thông tư 41, 29 về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón, trong đó cần bổ sung các nội dung: “UBND tỉnh thành, huyện, phường, xã… phải có trách nhiệm quản lý lãnh thổ, nếu để tình trạng các tổ chức, cá nhân làm phân bón giả, phân bón kém chất lượng trên địa bàn phải chịu trách nhiệm trước cấp trên. Tổ chức quản lý phân bón cấp nhà nước chỉ cần thống nhất một bộ quản lý. Đồng thời, kiện toàn và tổ chức lại hệ thống trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định của hai bộ về vô cơ, hữu cơ có chất lượng, trang bị kỹ thuật các bộ và chuyên môn cao và phân vùng địa bàn hợp lý.

Bên cạnh đó, tăng mức chế tài xử phạt đối với cơ sở, cá nhân sản xuất kinh doanh phân bón, các cá nhân tổ chức, các trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định phân bón; Các cá nhân, tổ chức công án, quản lý thị trường, thanh tra nông nghiệp khi tác nghiệp tham gia lợi ích nhóm, bao che, bảo kê, đồng loã gian thương vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, cần tổ chức đợt tổng kiểm tra hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón toàn quốc, trong đó làm điểm một số địa bàn như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Nghệ An, cương quyết xoá sổ những đơn vị không đủ điều kiện để có cơ sở hơn góp phần lập lại thị trường phân bón. Thứ ba, đề nghị sửa đổi Luật 71/2014/QH13 cho phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời bù đắp sự thiệt thòi của nông dân và giảm thiểu thiệt hại cho DN sản xuất phân bón. Đồng thời là yếu tố quan trọng khuyến khích DN sản xuất phân bón trong nước đầu tư công nghệ mới, sản xuất phân bón chất lượng. Thứ tư, đề nghị Chính phủ cho áp dụng pháp lệnh số 2042 về chính sách tự vệ trong nhập khẩu phân bón và hàng hoá ngoài vào Việt Nam đối với DN bị thiệt hại.

Nhận Diện Công Ty Sản Xuất Phân Bón Giả

Cố tình làm trái các quy định!

Tiền Phong đã đăng tải 4 bài về hành vi sản xuất phân bón có dấu hiệu phạm pháp của Công ty CP Sản xuất & Thương mại Thuận Phong (viết tắt là Cty Thuận Phong), tới nay vẫn chưa bị xử lý, ngày 25/9/2023, Tổng giám đốc Cty Thuận Phong là ông Khiếu Mạnh Tường gửi đến báo Tiền Phong văn bản số 83 kèm hồ sơ giải trình, mong báo “xem xét vụ việc một cách thấu đáo”, và “vụ việc sớm được cơ quan chức năng giải quyết”.

Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại (Ban 389) đã chỉ đạo các Bộ Công Thương, Tài chính, Quốc phòng, Công an, KH&CN, NN&PTNT, Viện KSNDTC phải nhanh chóng kiểm tra các vi phạm tại Cty Thuận Phong để đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo trong tháng 8/2023. Tuy nhiên, đến ngày 18/9/2023, đại diện Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia mới đủ căn cứ để ký văn bản trình Văn phòng Chính phủ, khẳng định: Cty Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh trái phép phân bón.

Theo đó, Cty Thuận Phong đã lợi dụng địa điểm thuộc một khu vực quản lý của quân đội để sản xuất, kinh doanh phân bón, nhằm né tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Quá trình điều tra cho thấy: Cty Thuận Phong không có hồ sơ chứng nhận hợp quy cho các loại phân bón nhập khẩu, nhưng đã bán hàng ra thị trường từ cuối năm 2013 đến thời điểm liên ngành kiểm tra vào tháng 4/2023 với số lượng lớn. Hoạt động kinh doanh này là trái phép.

Đối với phân bón nhập khẩu, Cục Hóa chất – Bộ Công Thương đã khẳng định Cty Thuận Phong không có bất kỳ một chứng nhận hợp quy nào cho các loại phân bón nhập khẩu từ Mỹ. Thỏa thuận với Cty Bio Huma Netics do Cty Thuận Phong đưa ra không có giá trị pháp lý với các cơ quan chức năng Việt Nam. Cty Bio Huma Netics chưa đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam, không có quyền cho công ty khác tại Việt Nam sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng, sang chiết, đóng gói.

Mặt khác, tất cả nhãn, mác, bao bì, can, chai xuất bán ra thị trường của Cty Thuận Phong đều được làm tại Việt Nam, không nhập khẩu từ Mỹ, vì vậy các nhãn hàng hóa ghi “Made in USA” đều là nhãn giả mạo.

Đối với phân bón sản xuất trong nước, quá trình kiểm tra 19/29 mẫu phân bón của Cty Thuận Phong đã cho kết quả không đạt chỉ tiêu so với công bố. Một số mẫu là hàng kém chất lượng, một số mẫu là hàng giả về chất lượng, vi phạm các quy định về nhãn hàng hóa theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP.

Có dấu hiệu tội phạm

Để làm rõ như trên, Ban Chỉ đạo 389 đã vào cuộc điều tra. Do mặt bằng sản xuất của Cty Thuận Phong thuê lại phần đất của một đơn vị quân đội nằm ở vị trí rất kín đáo, Ban Chỉ đạo 389 đã phải bí mật tiếp cận mục tiêu, xác định quy luật hoạt động.

Trong cuộc họp liên ngành sau đó do Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh – Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai chủ trì, đại diện cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã có những phát ngôn mang tính bênh vực Cty Thuận Phong, như cho rằng việc Cty này tự in nhãn “Made in USA” để dán lên chai đã sang chiết là đúng bản chất; tuy có tới 19/29 mẫu không đạt nhưng vẫn chưa đủ dấu hiệu xác định tội phạm v.v… Tướng Khánh lập tức yêu cầu CQĐT phải xác minh và báo cáo lại cho giám đốc. Việc 2 năm trước Cty này từng bị UBND tỉnh An Giang xử phạt hành chính về hành vi sản xuất phân bón giả, cùng nhiều hành vi, thủ đoạn gian dối, mờ ám, nhằm đối phó với đoàn kiểm tra, rõ ràng có dấu hiệu tội phạm – Tướng Khánh khẳng định.

Thế nhưng sau đó, vụ việc lại “chìm” dần, dù một số cơ quan báo đài đã vào cuộc phản ánh. Mãi đến ngày cuối tháng 9/2023, Bộ KH&CN mới thể hiện quan điểm chính thức thông qua văn bản 3645, cho rằng Cty Thuận Phong đã có nhiều sai phạm về quyền sở hữu trí tuệ, về in ấn nhãn mác, và khẳng định “hàng hóa có nhãn vi phạm như trên là hàng giả”.

Theo tienphong.vn

Khung Hình Phạt Với Tội Sản Xuất Phân Bón Giả?

Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại một trong các Điều 153 đến 159 và Điều 161 của Bộ luật Hình sự, hoặc đã bị kết án về một trong các tội trên, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Như vậy, tình tiết định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng có các tình tiết khác theo quy định.

Do tính đặc thù của loại hàng hóa là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, Bộ luật Hình sự đã quy định riêng một điều luật đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là các mặt hàng nêu trên.

Điều 158 Bộ luật Hình sự quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi như sau: “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.”

Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi là một trường hợp đặc biệt của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Do đó định lượng để xác định trách nhiệm hình sự của trong trường hợp này cũng được xác định tương tự tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại điều 156 Bộ luật Hình sự. Tình tiết “số lượng lớn” có thể hiểu là hàng giả tương đương số lượng hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

Khoản 2 điều 1 Nghị định 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón cũng có quy định như sau: “Các hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón giả quy định tại Nghị định này nếu có giá trị tương đương hàng thật từ 30.000.000 đồng trở lên có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Về các tình tiết định khung: “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn” cũng có thể hiểu tương tự và áp dụng theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 156 Bộ luật Hình sự:

– Số lượng hàng giả rất lớn có thể hiểu là hàng giả có số lượng tương đương hàng thật có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, tương tự quy định tại Điểm e khoản 2 điều 156 Bộ luật Hình sự,

– Số lượng hàng giả đặc biệt lớn có thể hiểu là hàng giả có số lượng tương đương hàng thật có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên, tương tự quy định tại Điểm a khoản 3 điều 156 Bộ luật Hình sự.

Hùng Dũng

Phạt Doanh Nghiệp Sản Xuất Phân Bón Giả 115 Triệu Đồng

TPO – Kiểm tra tại trụ sở, cơ quan chức năng phát hiện một công ty sản xuất phân bón giả, qua đó ra quyết định xử phạt 115 triệu đồng.

Cơ quan chức năng Đắk Nông kết luận, Cty Hùng Quang có những vi phạm như: Sản xuất hàng giả (phân bón-PV) không có giá trị sử dụng, công dụng; Không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa phân bón lưu thông trên thị trường; Sản xuất 8 tấn phân hữu cơ vi sinh HQ 06 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.

Với các hành vi này, UBND tỉnh Đắk Nông xử phạt Cty Hùng Quang 115 triệu đồng. Qua đó, đã tịch thu một máy trộn và hai băng chuyền dùng để sản xuất phân bón hữu cơ. Ngoài ra, công ty này còn bị đình chỉ một phần hoạt động sản xuất 18 tháng; Buộc tiêu hủy 6,5 tấn phân HQ ISO 06 là tang vật vi phạm sản xuất phân bón giả; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế 8 tấn phân bón hữu cơ vi sinh HQ 06 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.

Trước đó, Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phát hiện Cty TNHH Tam Nông Ea Kmat (Cty Ea Kmat, do ông Nguyễn Văn Lân làm giám đốc, tại địa chỉ 63/23 đường Nguyễn Lương Bằng, xã Hòa Thắng) sản xuất phân bón không giấy phép.

Với hành vi này, UBND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định xử phạt Cty Ea Kmat 130 triệu đồng và đình chỉ hoạt động sản xuất phân bón 3 tháng; Yêu cầu công ty này phải nghiêm chỉnh, tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, nếu không sẽ bị cưỡng chế theo luật định.

Quyết định xử phạt hành chính (ký ngày 22/11/2023) yêu cầu trong vòng 10 ngày, Cty Tam Nông phải nộp số tiền vi phạm về Kho bạc Nhà nước và gửi chứng từ nộp phạt cho Công an TP Buôn Ma Thuột để theo dõi, quản lý theo quy định.

Nhưng đến nay Cty Tam Nông vẫn chây ì không chịu nộp phạt.

Ngăn Chặn Nạn Sản Xuất Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng

Số vụ vi phạm tăng

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Hạc Thúy tình trạng phân bón giả năm sau lại đáng lo ngại hơn năm trước. Năm 2023, phát hiện hơn 4.000 vụ vi phạm, đến năm 2023 là hơn 5.000 vụ.

Hiện nay, việc kiểm định, chứng nhận chất lượng phân bón chưa được chặt chẽ. Thí dụ như, năm 2023, sau khi tiến hành kiểm tra 45 trung tâm khảo nghiệm phân bón, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện 11 tổ chức được Cục Trồng trọt chỉ định chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón… có dấu hiệu sai phạm.

Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thường tập trung tại các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón giả, kém chất lượng thường hoạt động bí mật, khép kín từ sản xuất đến vận chuyển, tiêu thụ… Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đăng ký sản xuất nhiều loại khác nhau, khi bị phát hiện loại phân bón này là giả, kém chất lượng thì sẵn sàng thay thế loại phân bón khác.

Không chỉ người nông dân chịu thiệt do phân bón kém chất lượng, mà các doanh nghiệp sản xuất chân chính cũng đang lao đao. Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty cổ phần Su-pe Phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao Phạm Ðức Thành cho biết, hiện nay tình trạng hàng giả, nhái phân bón của công ty tràn lan khắp cả nước, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Thí dụ, lô-gô thương hiệu của công ty làm là có hình ba nhành lá cọ, thì có doanh nghiệp làm nhái ba nhành lá khác gần giống với ba lá cọ nhưng vẫn được cấp phép sản xuất. Khi bán ra thị trường, doanh nghiệp lại bán sát với giá phân bón của những đơn vị sản xuất chuẩn, dẫn đến lợi nhuận rất cao, trong khi thiệt thòi thuộc về các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người nông dân. Ðể những loại phân bón nhái, kém chất lượng này bán được, các cơ sở có nhiều cách luồn lách, thường có ưu đãi cao cho đại lý, dẫn đến các đại lý lại hướng người dân mua những sản phẩm phân bón này. Nếu không đọc, xem kỹ, người mua sẽ nhầm lẫn. Cũng có những trường hợp, các đại lý ở vùng nông thôn lấy vỏ bao phân bón của công ty sau đó đổ phân bón giả, kém chất lượng vào để đánh lừa người dân. Trong khi đó, hiện nay lại chưa có quy chuẩn để xác định những sản phẩm phân bón tương đương, nhưng nhiều đơn vị sản xuất vẫn được cấp phép sản xuất, có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy khiến người dân không thể phân biệt đâu là hàng thật đâu là hàng nhái. Chỉ khi kiểm tra chất lượng sản phẩm cụ thể mới phát hiện lệch quy chuẩn mà doanh nghiệp đăng ký.

Tăng cường quản lý phân bón

Ðể khắc phục tình trạng phân bón giả, nhái, kém chất lượng, các cơ quan chức năng ngoài việc tuyên truyền để bà con nông dân biết tác hại của phân bón giả, nhái, kém chất lượng; hỗ trợ bà con sử dụng phân bón an toàn hiệu quả, tăng giá trị sản phẩm, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón để kịp thời phát hiện những hành vi sản xuất, kinh doanh sai trái. Nhất là thực hiện đúng, kịp thời Nghị định số 108/2023/NÐ-CP ngày 20-9-2023 của Chính phủ (thay thế Nghị định 202/2013/NÐ-CP ngày 27-11-2013 về quản lý phân bón).

Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau: được thành lập theo quy định của pháp luật; có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị; dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa theo quy định; có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học. Ngoài ra, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện về cửa hàng buôn bán phân bón, phải có biển hiệu, sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Người trực tiếp bán phân bón phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học. Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định về người trực tiếp bán phân bón…