Sách Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả

Phương pháp nhân giống hữu tính:

Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt.

Phương pháp chiết cành:

Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.

Phương pháp giâm cành:

Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép:

Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau.

Lựa chọn đất trồng: Trước hết, chọn vùng đất có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của loại cây ăn quả định trồng. Đất tốt, tầng canh tác dày thì cây sẽ cho nhiều quả, chất lượng tốt nhưng cây ăn quả lại thường được trồng trên vùng đất đồi dốc, đất lẫn sỏi đá… Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của việc chọn đất là tầng đất canh tác phải đủ dày để bảo đảm bộ rễ cây phát triển tốt, độ dốc không quá 20 o, gần nguồn nước tưới…

Phân bón:

Giai đoạn trồng mới: (bón trùn quế Nutri thay thế các loại phân chuồng khác).

– Sau khi đào hố xong, cho lượng trùn quế từ 2 – 3 kg/gốc, lấp đất lại và đặt giống cây vào. Số lượng bón này dùng thay thế các loại phân chuồng khác.

– Ưu điểm của phân bón: số lượng ít và bón trực tiếp cho cây trồng.

Thời kì kiến thiết cơ bản: (bón trùn quế Nutri thay thế các loại phân chuồng, phân hữu cơ khác) sau trồng từ 1 – 3 năm.

– Kĩ thuật bón: Dùng thuổng hay mai xẻ rãnh xung quanh gốc, cách gốc từ 35 – 40 cm, rải đều Trùn quế Nutri vào xung quanh rãnh. Lắp đất lại, phủ rơm rác và tưới nước. Đối với những nơi có làm hốc để trồng cam thì nên bón theo hốc vì rễ cây tập trung ở đó.

– Số lượng bón: 3 – 6 kg/gốc/lần bón. Để cây hấp thu được hết hàm lượng dinh dưỡng, nên chia ra làm nhiều lần bón (từ 1 – 2 lần bón) với số lượng bón khoảng 3 – 6 kg/gốc /lần bón.

Thời kì kinh doanh (bón trùn quế Nutri thay thế các loại phân chuồng, phân hữu cơ khác).

– Số lượng bón: 3 – 6 kg/gốc/lần bón. Để cây hấp thu được hết hàm lượng dinh dưỡng, nên chia ra làm nhiều lần bón (từ 3-4 lần bón ) với số lượng bón khoảng 3 – 6 kg/gốc/lần bón.

– Khi bón, thường bón từ khoảng cách xa hơn tán lá 30 cm tới gần gốc cây.

* Kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma Bima để bón gốc (4 – 8 kg/1000 m 2). Nhằm tạo chủng nấm vi sinh vật có lợi ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại nhằm hạn chế các loại bệnh cho cây ăn quả, giúp tăng trưởng tốt và tình trang đậu quả cao, trái to… Và hạn chế phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và hoạt chất độc hại cho môi trường.

Chế phẩm sinh học Trichoderma phòng ngừa và kháng bệnh cho cây.

504 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

Kỹ Thuật Trồng Cây Sấu Ăn Quả

Cây Sấu là cây ăn quả ở vùng nhiệt đới với bộ lá xanh tốt quanh năm, được người dân thành thị, nông thôn trồng nhiều để làm cây ăn quả và tạo bóng mát.

Chọn những quả Sấu chín vàng ở cây sấu từ 7 – 10 năm tuổi cho năng suất cao, ổn định. Ngâm quả trong nước sạch khoảng 5 – 7 ngày cho thối rữa hết thịt quả. Dùng rổ tre thưa và cát khô chà sát hết phần thịt quả, hong khô hạt trong bóng râm. Sau đó ngâm hạt trong nước nóng, khoảng 540 C trong 5 – 10 phút để khử nấm bệnh và kích thích nảy mầm. Tiếp tục ngâm nước lạnh từ 18 đến 24 giờ, đãi sạch nước chua nhớt, ủ hạt trong cát ẩm 75 – 80% trong 20-30 ngày, hạt sẽ nút nanh.

Đem hạt vào gieo ở các túi bầu nilon có kích cỡ 5 x 10cm với đất bột nhiều màu, đất phù sa 50% + 50% phân chuồng hoai mục ở độ sâu 3 – 4cm. Đặt bầu ươm cây con vào vườn ươm, bầu cách bầu 10cm, che 50-70% ánh sáng trực tiếp. Sau khi cây mọc cao: l5-20cm có 2-4 lá thật chuyển sang bầu nilon kích thước 15 x 30cm với hỗn hợp giá thể 50% đất + 50% phân chuồng hoai mục, tiếp tục che 50-70% ánh sáng trong 15 – 20 ngày, đặt khoảng cách bầu là 30cm, sau đó bỏ bầu che nắng và chăm sóc bình thường đến khi xuất vườn.

Trước khi xuất vườn khoảng hai tháng, tiến hành đảo cây, chặt đứt bộ rễ cái để kích thích cây ra nhiều rễ phụ sau này đem trồng không bị chột. Ở giai đoạn này, cây Sấu con thường nhiễm bệnh lở cổ rễ nếu bị mưa nhiều, để phòng tránh nên phun định kỳ 10 – 15 ngày/lần bằng các loại thuốc Anvil 5SC hoặc Valiacin.

Cây Sấu là loại cây không kén đất, nhưng nên chọn trồng ở vùng đất cát pha, thịt nhẹ có tầng dày dưới 1m, mực nước ngầm hơn 1m. Muốn trồng sấu lấy quả phải trồng dày với khoảng cách hàng cách hàng 5 – 7m, cây cách cây 2-3m. Sau khi sấu được 5-6 năm tuổi, nên tỉa bớt những cây không sai quả. Hố trồng có kích thước 0,8 – 1m, bón mỗi hố 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg lân; Đặt bầu cây con vào sao cho cổ rễ ngang với mặt đất, giậm chặt chung quanh cách gốc 15-20cm cho khỏi vỡ bầu, tưới đẫm nước cho mỗi cây từ 3-5 lít. Duy trì độ ẩm cho cây từ 75-80% trong 20 ngày đầu để cây khỏi chết. Khi cây cao từ 0,8-1m nên bấm ngọn, nếu trồng sấu làm cây bóng mát thì bấm ngọn ở độ cao 1,8-2m. Mỗi cây giữ 3-4 cành tỏa đều ra bốn hướng tạo thành bộ khung vững chắc cho cây Sấu trưởng thành sau này.

– Giai đoạn cây dưới 5 tuổi, bón 2-3 tháng/lần, mỗi lần 0,2kg đạm + 0,1kg kali + 0,1kg lần.

– Giai đoạn cho thu hoạch quả bón kết hợp tỉa cành la, phòng sâu bệnh sau khi thu hái quả: từ 20-30kg phân chuồng + 0,2-0,3kg đạm + 0,5-1 kg lân + 0,1 – 0,2kg kali. Bón thúc hoa vào tháng 1, mỗi cây 0,2-0,3kg đạm + 0,2-0,3kg kali. Bón thúc quả vào tháng 4, mỗi cây 0,2 – 0,3kg đạm + 0,3-0,5kg kali.

Chú ý bón khi trời mưa ẩm hoặc sau khi tưới nước, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây.

Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Có Múi

Cây ăn quả có múi là một loại cây tương đối dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao do đó, rất nhiều người ưa trồng loại cây này nhằm nhanh chóng mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình. Nhằm giúp mọi người tiếp cận với cách trồng loại cây này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi trong bài viết này.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

Các loại cây ăn quả có múi có thể sống và phát triển ở trong khoảng nhiệt độ từ 13 – 380 độ C, thích hợp nhất là khoảng 23 – 29 độ C.

Độ ẩm đất thích hợp là 70 – 80%. Độ ẩm không khí là 75%, lượng mưa phù hợp là 1.000 – 2.000 mm/năm. Các loại cây ăn quả thích hợp được trồng trên đất phù sa tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.

3. Chọn giống:

Bà con nên chọn những giống cây ăn quả có múi chất lượng tốt và không bị sâu bệnh. Cây con phát triến tốt, lá xanh, cao to.

Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi

Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và giống cây để bố trí khoảng cách trồng cây cho phù hợp. Bà con có thể tham khảo khoảng cách trồng cây ăn quả có múi như sau:

+ Đối với bưởi là 5 x 5m; 6 x 6m.

+ Đối với cam sành là 2,5 x 2,5m; 2 x 3m.

Các nhà vườn cần chuẩn bị đắp mô bằng đất mặt ruộng và đất bãi sông phơi khô, có đường kính từ 0,5 -1m, có độ cao 0,3 – 0,6m.

Đào hố rộng 30 cm và sâu 40 cm giữa mô.

Cách chăm sóc cây ăn quả có múi

Vào mùa nắng cần tưới nước thường xuyên cho cây con và cây đang ra hoa kết trái. Cây ăn quả có múi cần nhiều nước trong giai đoạn ra hoa và kết trái nhưng không chịu được ngập úng. Vào mùa mưa, bà con nạo vét các rãnh giúp cây thoát nước.

Ngoài ra, bà con có thể trồng xen rau màu hoặc cây ổi khi cây ăn quả có múi còn nhỏ, tăng thêm thu nhập cho mọi người.

1. Cách bón phân:

Bà con nên sử dụng phân chuyên dùng để bón cho cây ăn quả có múi. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây, cần sử dụng các loại phân có tỉ lệ NPK phù hợp.

+ Bón phân lần 01 vào khoảng thời gian sau khi thu hoạch. Các nhà vườn nên bón phân có chứa nhiều đạm và lân để giúp cây được phục hồi thân lá. Đồng thời giúp cây phát triển bộ rễ mới để chuẩn bị cho đợt nuôi trái tiếp theo. Giai đoạn này nhất thiết bón phân chuồng cho cây ăn quả có múi từ 10-20 kg/gốc.

+ Bón phân lần 02 là trước khi cây ra hoa. Tốt nhất bà con nên bón phân có hàm lượng lân và kali cao. Như vậy, mới giúp cây phân hoá mầm hoa tốt và giúp cho quá trình thụ phấn đạt hiệu quả cao hơn.

+ Bón phân lần 03 là khi cây đã đậu trái và trái đang phát triển.

+ Bón phân lần 04 vào trước khi thu hoạch 2 tháng để tăng chất lượng cho trái.

2. Tỉa cành và tạo tán:

Tỉa cành với mục đích là thay thế những cành già và loại bỏ cành sâu bệnh hoặc cành không có khả năng cho trái. Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm sau khi thu hoạch. Khi cây con cao khoảng 0,5m thì tiến hành tạo tán bằng cách cắt bỏ phần ngọn để kích thích các mầm ở bên phát triển.

Giữ cỏ dại trong vườn cây ăn trái sẽ có tác dụng giúp giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống rửa trôi chất dinh dưỡng hay xói mòn đất trong mùa mưa. Cỏ dại còn tạo ra môi trường thuận lợi cho côn trùng có ích sinh sống. Cỏ dại giúp cho bộ rễ cây ăn quả có múi hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, không nên để các loại cỏ phát triển quá cao trong vườn cây ăn quả có múi vì chúng sẽ cạnh tranh ánh sáng, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây trồng chính. Bà con có thể giữ các loại cỏ như: cỏ lá tre, cỏ nút áo. Hoặc chỉ cần tiến hành cắt cỏ 2-3 lần trong mùa mưa là được. Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ cỏ hoá học trong vườn cây ăn quả có múi.

Tổng hợp

Tập Huấn Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả

2. Nơi trồng và khoảng cách trồng

Hầu hết các loại cây ăn quả đều thích đất có thể rút nước tốt. Do đó, đất thoai thoải một chút sẽ là nơi thích hợp để trồng cây ăn quả; nhất là những vùng có mùa mưa kéo dài như xã Hiếu, huyện Kon Plong. Đừng bao giờ trồng cây ăn quả ở những chỗ bị ngập nước trong mùa mưa hoặc chỗ nước ngầm sâu hoặc ở nơi luôn quá ẩm ướt. Một điểm quan trọng nữa là ánh sáng và gió. Để cây tăng trưởng tốt và cho năng suất cũng như chất lượng cao, bạn nên trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời và chắn được gió. Khoảng cách trồng của mỗi loại cây thì khác nhau, không những phụ thuộc vào loại cây mà còn phụ thuộc vào độ mầu mỡ của đất, khí hậu và điều kiện chăm sóc.

3. Chuẩn bị hố trồng

Nên trồng cây vào mùa mưa. Tuy nhiên, cần chuẩn bị hố trồng trước đó khoảng 2 đến 3 tuần, có thể là vào mùa khô. Như thế bạn có thể diệt được côn trùng, sâu bệnh và mối. Ngoài ra, nó còn giúp làm thông khí trong đất, giúp cải thiện tính chất vật lý và hóa học của đất. Kích cỡ hố trồng cho hầu hết các loại cây ăn quả là 60 x 60 x 60 cm .

5. Chăm sóc cây non

Sau khi cây con ra rễ, bạn phải thường xuyên thực hiện các công việc sau để cây phát triển tốt. Làm cỏ Bón phân hữu cơ: Bón phân hữu cơ và tro ít nhất hai lần trong năm: – vào mùa khô; để giúp cây phát triển tốt vào mùa mưa, – sau mỗi vụ thu hoạch; để giúp cho nhiều trái ở những vụ sau. Tỉa cành: – Đối với cây có múi, khi thân chính đạt chiều cao khoảng 1 m thì cây sẽ phân cành. Nên cắt bỏ những cành thấp và chỉ để lại khoảng 4 đến 6 cành cao để chúng tạo thành nhánh cây sau này. – Đối với Xoài, Mít, Sầu Riêng, Vú Sữa…., người ta thường không tỉa để tạo dáng cây. Nhưng bạn cũng có thể dùng phương pháp tương tự như cam quýt cho hầu hết các loại cây ăn quả. – Đối với tất cả các loại cây ăn quả, bạn phải định kỳ cắt bỏ những cành bị bệnh hoặc cành yếu. – Đối với cây ghép, bạn nên cắt bỏ những cành mọc ra từ gốc ghép, và nên cắt khi những cành này còn non và mềm.

Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Trong Chậu

Trồng cây trong chậu là một giải pháp tuyệt vời dành cho những hộ gia đình ở thành phố hạn chế về đất đai. Để giúp các hộ gia đình ở thành phố dễ dàng có được trái cây ngon do tự tay mình trồng, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn kỹ thuật trồng cây ăn quả trong chậu. Cách chọn cây giống

Bạn nên chọn giống cây khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, ra hoa sớm, phù hợp với thời tiết khí hậu ở nơi bạn sinh sống .

Bạn nên chọn loại cây rễ chùm thay vì cây rễ cọc. Vì cây rễ chùm sẽ dễ sinh trưởng và phát triển trong chậu hơn so với cây rễ cọc. Nếu trồng cây rễ cọc bạn cần chuẩn bị chậu trồng cây to và sâu để đảm bảo bộ rễ của cây phát triển tốt.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý chọn cây giống chiết cành từ những cây mẹ khỏe mạnh. Cách trồng chiết cành sang chậu sẽ giúp bạn sớm thu hoạch được quả hơn so với trồng hạt.

Chọn đất và chọn chậu trồng

Do trồng trong chậu nên cần lưu ý chọn đất trồng cây tơi xốp thoát nước tốt và bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục vào đất. Theo các chuyên gia, loại đất trồng cây trong chậu tốt nhất chính là đất xốp pha phân trùn quế. Loại đất phối hợp với loại phân này sẽ giúp cây không bị nấm bệnh.

Để trồng cây trong chậu, bạn nên chọn loại chậu cây làm bằng sành, hoặc thùng nhựa với kích thước tối thiểu là rội 30cm, cao 35m. Chậu càng to thì cây sẽ càng dễ phát triển. Bạn cũng nên chọn chậu có đục lỗ thoát nước để tráng gây ngập úng cho cây khi thời tiết mưa nhiều.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả trong chậu

Sau khi lựa chọn được giống, đất và chậu trồng cây, bạn tiến hành trồng cây trong chậu như sau:

Cho đất trồng vào 2/3 chậu. Sau đó cho cây giống đặt vào giữa chậu (nhớ bỏ lớp bao nilon bọc rễ cây). Dùng đất lấp gốc cây giống và nén quanh cổ cây để cây không bị lung lay khi tưới nước.

Khi cây phát triển được khoảng 20 ngày sẽ ra lá mới. Lá cũ già nua úa vàng. Lúc này bạn sẽ bổ sung phân, lân, đạm cho cây. Kết hợp tưới nước hàng ngày và mỗi tháng lại bổ sung thêm một chút đất trùn quế vào gốc cây để cây có chất dinh dưỡng.

Khi cây ra quả, nếu cây quá sai quả, bạn nên ngắt bớt số lượng. Chỉ để lại những quả to khỏe để cây có thể tập chung dinh dưỡng nuôi trái.

Kỹ thuật tỉa cành, bấm ngọn, tạo tán cho cây trồng chậu

Tỉa cành là một việc làm quan trọng giúp loại bỏ cành khô, cành sâu bệnh, cành yếu… giúp cây dễ hấp thụ được ánh sáng đầy đủ. Tuy nhiên, khi tỉa cành tạo tán bạn cần lưu ý không cắt vào phân cành cấp 2 mà chỉ cắt tỉa phân cành cấp 3.

Từ một nhánh ban đầu sau khi tỉa bỏ sẽ xuất hiện hai chồi mới, từ chồi này sẽ cho cặp trái mới. Khi cây có nhiều cành nhánh thì nhu cầu bón phân tưới nước phải tăng theo kích thước cây để cây có đủ sức cho nhiều quả.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây ăn quả trồng trong chậu tại nhà ít khi bị sâu bệnh tấn công, chỉ khi có trái cần phải bao lại bằng bich ni lon để tránh bị ruồi hút chích làm thối quả . Có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học hay nước tỏi và ớt phun cho cây nhằm xua đuổi côn trùng không tới gần.