Rau Ngót Bón Phân Gì / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Chia Sẻ Công Thức Bón Phân Cho Rau Ngót Xanh Mơn Mởn

Rau ngót – một loại rau không mấy xa lại trong những bữa cơm của gia đình bởi những tác dụng quý báu của nó đến sức khỏe của mình. Trong rau ngót có chứa một lượng lớn hàm lượng chất vôi, sinh tố C, K và chất đạm rất cao, đặc biệt rau ngót là thành phần quan trọng trong việc satn xuất ra Collagen, vận chuyển chất béo và vận chuyên điện tử từ phản ứng enzyme…

Thế nhưng để trồng được cây rau ngót khỏe mạnh, lá to, dày, non thì không mấy dễ dàng. Khi trao đổi với các nhà vườn trồng rau ngót chúng tôi nhận được những câu hỏi xung quanh những vấn đề sau đây:

-Ở công thức phối trộn trên gồm nhiều loại nguyên liệu khác nhau với những đặc điểm, tác dụng nổi bật như sau: Siêu lân tan trong nước MAP, Kali Nitorat KNO3, Kali Hydro Photphat (MKP) cung cấp N,P,K cho cây, các thành phần hữu cơ như Amino Acid (cung cấp 17 loại Axit Amin cho cây trồng), Bôt rong biển được xem như một loại phân xanh, Kali Humate loại phân có thúc đẩy bộ rễ, cải thiện bộ rễ cho cây, Atonik chất được biết đến với tác dụng nổi bật là tăng khả năng hấp thụ phân bón cho cây trồng… và các loại vi lượng như Mg, Zn, Bo…

Nồng độ sử dụng hợp lý: Đảo thật đều các loại nguyên liệu với nhau và áp dụng với tỷ lệ 100g/200L nước sử dụng phun ướt đẫm 2 mặt lá.

Để đảm bảo cho rau ngót phát triển tốt, tránh được cac bệnh thường gặp như đốm lá, xoăn lá, phấn trắng thối rễ… thì nên có những phương án phòng trừ bệnh kịp thời như xử lý đất trước khi trồng, bổ sung các loại phân bón có chứa các dòng nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn như các loại chế phẩm sinh học BIO-FA, BIO- FTN, Chitosan 90SL, nấm rễ cộng sinh… được xem như là một loại Vacxin thực vật giúp cây trồng có thể tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường.

Bón Phân Gì Cho Rau Sạch? 3 Loại Phân Và Cách Bón Hydroworks

Phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ là một trong những thành phần dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của rau.

Phân hữu cơ bao gồm nhiều loại như: Phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân vi sinh….

Chúng được dùng trong hầu hết các mô hình trồng rau sạch.

Phân bón hữu cơ dùng cho cây có tác dụng:

Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Giúp cải tạo đất làm tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước của đất, kích thích các vi sinh vật có ích phát triển.

Phân hữu cơ thường được sử dụng bằng cách trộn chung với tro trấu, xơ dừa với tỉ lệ thích hợp để bón lót cho cây trồng. Sau mỗi đợt thu hoạch nhà vườn cũng dùng loại phân này để cải tạo cho chất lượng của đất.

Phân vô cơ

Bón phân gì cho rau sạch? Phân vô cơ chứa nhiều loại dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng bao gồm các loại phân có trên thị trường hiện nay như NPK, supe Lân, DAP, Urê…

Loại phân này có đặc tính là dễ tan, tác dụng nhanh hơn các loại phân hữu cơ nên được dùng sớm để phát huy hiệu lực giúp tăng năng suất của cây trồng.

Khi sử dụng phân vô cơ bạn cần chú ý đến liều lượng để tránh gây nên ảnh hưởng đến đất như làm đất bị chai cứng, hóa chua, giảm độ màu mỡ…. Thời điểm bón phân vô cơ phải cách thời gian thu hoạch khoảng 15-20 ngày để đảm an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Phân vi sinh vật cho rau sạch

Phân vi sinh sẽ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phân giải hợp chất vô cơ, hữu cơ khó tiêu trong thành phần dinh dưỡng được cung cấp cho rau sạch.

Chúng sẽ giúp cho cây trồng dễ hấp thụ và phát triển hơn. Loại phân bón cho rau sạch này có tác dụng:

Cách bón phân cho rau sạch

Có 3 cách bón phân cho rau sạch hiệu quả. Sử dụng các phương pháp này tùy vào từng loại phân, bề mặt đất,thiết bị bón phân và từng loại cây trồng khác nhau.

Hạn chế tình trạng bay hơi và bị rửa trôi từ môi trường bên ngoài.

Cung cấp cho rau những hoạt chất tốt để kích thích sự tăng trưởng.

Giúp cây có khả năng chống chịu, kháng lại các loại vi khuẩn, mầm bệnh do vi sinh vật tiết ra.

Hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của một số chất dinh dưỡng khác như đạm, kali, lân.

Giúp làm giảm lượng phân hóa học cần dùng.

Làm tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất.

Bón bề mặt đất trồng rau sạch

Bón phân trên bề mặt của đất trồng rau sạch là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao đối với một số chất dinh dưỡng như phân đạm.

Chỉ cần sử dụng tay để rắc đều lên bề mặt của đất trồng rau. Đối phân bón hữu cơ thì nên bón ở dưới lòng đất sau đó lấp lên một lớp đất mỏng hoặc trộn đều bên trên của bề mặt đất để có hiệu quả cao.

Bón cho đất

Phương pháp bón phân này phù hợp với một số loại phân bón cho rau ở dạng hòa tan như phốt pho, kali. Cách này bạn sẽ cho phân vào từng lỗ nhỏ hoặc đào rãnh xung quanh cây trồng và dùng nước tưới đẫm để phân bón ngấm vào đất giúp rau có thể hấp thụ nhanh chóng và phát triển.

Phun lá

Phun lá là cách bón phân rất hiệu quả với một số loại phân bón giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn chất đạm ít quan trọng đối với rau.

Tuy nhiên cách này sẽ khó tính toán và xác định được hàm lượng phân mà cây hấp thụ được là bao nhiêu. Đặc biệt là đối với một số chất như phốt pho, kali…

Người trồng rau sạch phải phân biệt được sự khác nhau giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng.

Trong phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng thì sẽ có kèm chất dinh dưỡng.

Nhưng nếu chỉ dùng chất kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây phát triển bên ngoài phù hợp với chất kích thích đó.

Những lưu ý quan trọng khi bón phân cho rau sạch

Để bón phân gì cho rau sạch một cách hiệu quả, các bạn hãy tham khảo một số điều cần lưu ý quan trọng sau:

Trồng thủy canh nên bón phân gì?

Trong mô hình trồng rau sạch thủy canh vì không trồng trong đất nên chất dinh dưỡng cây nhận được đều do phần nước nuôi cây. Tức dung dịch thủy canh.

Bạn chỉ cần chọn 1 loại dung dịch dinh dưỡng thủy canh tốt, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây là được.

Có nhiều loại dinh dưỡng như: bột thủy canh, dung dịch pha sẵn, dung dịch tự pha.

Bạn có thể tham khảo dòng dung dịch thủy canh Masterblend tại Hydroworks. Được phát triển chuyên cho các dòng rau thủy canh như cà chua, rau cải, rau muống,…

Không nên dùng phân hữu cơ tươi để bón hoặc tưới trực tiếp cho rau. Phân cần phải được ủ thật hoại, xử lý để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh theo tiêu chuẩn.

Không nên dùng nước thải trong sinh hoạt chưa được xử lý để tưới cho hệ thống rau sạch. Điều này sẽ khiến cho rau dễ bị nhiễm bệnh.

Không dùng các loại phân được chế biến từ rác thải để bón rau. Vì trong những sản phẩm này chắc chắn sẽ chứa nhiều loại kim loại nặng gây hại cho cây.

Phân đạm khi bón cho cây càng được pha loãng càng tốt, nên tưới vào gốc, tránh tưới lên lá.

Lượng tưới nước phải thực hiện theo hướng dẫn, phù hợp với loại cây và đất trồng.

Đặc biệt với các cách bón phân trên chắc chắn sẽ giúp bạn chăm sóc một cách tốt nhất cho vườn rau sạch nhà mình.

How to Start an Organic Vegetable Garden (1)

10 Best Organic Fertilizers For Your Vegetable Garden (2)

Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Ngót

(Còn gọi là rau bồ ngót, bù ngót, mì chính) Tên khoa học: Sauropus Androgynus (L.) Họ: Thầu dầu Euphorbyaceae.

1/ Đặc điểm sinh học – Thuộc cây thân gỗ, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành. – Cây cao khoảng 1,5 m, có khi lên đến 2 m. – Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục, màu xanh đậm. – Hoa rau ngót đơn tính, hình sim; quả hình tròn giống như quả cà nhưng nhỏ hơn. – Rau ngót là cây có nhiều chất bổ, lành tính, đặc biệt cho nhiều Vitamin A, C. 2/ Kỹ thuật trồng * Giống – Có thể trồng cây bồ ngót từ hạt nhưng tỉ lệ nẩy mầm của hạt thường rất thấp và thời gian cây cho thu hoạch lâu. – Trồng bằng cách giâm cành: Trên những cây bồ ngót sinh trưởng mạnh (cây khoảng 6 – 8 tuổi sau khi trồng), không sâu bệnh hại để chọn những cành khoẻ, cành bánh tẻ (không già, không non) – cành vừa hoá nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20 cm để làm giống cho vụ sau. Bằng cách như sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị trấu để làm liếp giâm cành (trấu đã được ủ hoai). Tuỳ theo kích thước vườn: chiều rộng khoảng 1 – 1.2 m; chiều cao mặt liếp khoảng 10 cm. + Bước 2: Chuẩn bị cây giống (những đoạn cây giống vừa nêu trên). + Bước 3: Nhúng vào dung dịch NAA (kích thích ra rễ) đã pha sẵn nồng độ. + Bước 4: Ghim cây giống lên liếp đã chuẩn bị, độ nghiêng của cây so với mặt liếp khoảng 45độ. + Bước 5: Sau khi ghim khoảng 20 – 25 ngày cây ra rễ và co thể đem ra ruộng (vườn) trồng, tưới nuớc để giữ ẩm. * Đất: Cây rau ngót rất dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng đất, nhưng đất không bị nhiều phèn và mặn là được. Tốt nhất là trồng trên đất thịt nhiều bùn, thoát nước tốt. * Thời vụ: Có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa. * Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 50 – 60 cm. Cây cách cây 25 – 30 cm, mỗi hốc có thể trồng 2 cây. * Phân bón (tính cho 1.000 m2): – Bón lót: 1,5 – 2 tấn phân chuồng hoai mục. Super lân: 10 – 15 kg. Kali: 3 – 4 kg. – Bón thúc: Có thể chia làm 2 lần bón, sử dụng phân Urê khoảng 5kg/lần (1 tháng sau trồng) và lần 2 sau đó khoảng 20 – 25 ngày. Trong thời gian đó, kết hợp sử dụng thêm phân bón lá để bổ sung thêm vi lượng cho cây. – Do cây rau ngót thu hoạch liên tục, sau mỗi lần thu hoạch có thể chỉ bón cho cây 1 lần phân và khoảng 6 tháng nên bón thêm phân hữu cơ cho cây. Hai năm sau trồng lại cây mới. * Chăm sóc: – Vệ sinh vườn, tránh cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây, hạn chế sâu bệnh hại. – Tưới nước 1 ngày/lần. – Trong quá trình thu hoạch cây kết hợp với cắt tỉa, tạo cây có bộ khung tán đẹp, vườn thông thoáng. * Phòng trừ sâu bệnh: Cây rau ngót tương đối ít bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu có thì các đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu như: Sâu cuốn lá, sâu xanh: Sử dụng các loại thuốc vi sinh Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, SecSaigon. * Thu hoạch: – Thu hoạch rau ngót bằng cách cắt cành hoặc hái lá. – Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì chúng ta có thể thu hoạch đợt đầu. – Các đợt tiếp theo sau khoảng 25 – 30 ngày.

KS. Lê Thị Nghiêm Nguồn:http://www.khuyennongtphcm.com/index.php?mnu=4&s=600012&id=122

Trồng Rau Ngót Đơn Giản Tại Nhà Với Phân Trùn Quế

– Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.

– Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.

– Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.

– Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.

– Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.

– Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.

Bước 1: Chuẩn bị đất sạch, phân trùn quế, chậu trồng, giống rau ngót: lựa những cành bánh tẻ của cây rau ngót (không non, không già) ở ngoài chợ, sau đó cắt từng khoảng 20cm.

Bước 2: Trộn đất sạch với phân trùn quế theo tỉ lệ 1:1, sau đó ghim cây giống lên liếp đã chuẩn bị, độ nghiêng của cây so với mặt liếp khoảng 45 độ. Mỗi ngày tưới nước 2 lần nhằm tạo độ ẩm cho cây ra rễ.

Bước 3: Sau khi ghim khoảng 20 – 25 ngày cây ra rễ. Sau 1 tháng và 2 tháng trồng cần bón lót cho cây bằng phân trùn quế và phân hữu cơ hoai mục.

Bước 4: Thu hoạch rau ngót bằng cách cắt cành hoặc hái lá. Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì chúng ta có thể thu hoạch đợt đầu. Các đợt tiếp theo sau khoảng 25 – 30 ngày.

Lưu ý:

Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.

Các bác sỹ cho biết, với phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn rau ngót luộc hay nấu canh. Nhưng, phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống.