Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Bơ / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Bơ

(Ban hành kèm theo quyết định số 1251/QĐ-SNN, ngày 13/12/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng V/v Ban hành tạm thời quy trình canh tác một số cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này quy định các yêu cầu kỹ thuật về trồng, chăm sóc; phòng trừ sâu bệnh hại; thu hoạch và bảo quản cây bơ ghép sản xuất tại Lâm Đồng.

Mục tiêu kinh tế kỹ thuật: Thời kỳ kiến thiết cơ bản: 4 năm.

Năng suất trái bình quân trong giai đoạn kinh doanh khoảng 20-25 tấn/ha.

ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:

Đặc điểm: Bơ là loại trái cây nhiệt đới điển hình, ngon, bổ dưỡng chỉ trồng được ở một số vùng chuyên biệt ở nước ta. Lâm Đồng có điều kiện sinh thái thuận lợi để trồng loại cây ăn quả này, bơ chủ yếu để ăn tươi, quả bơ không ngọt, không chua, không thơm, chỉ có vị béo. Chất béo trong quả bơ rất dễ tiêu, có thể hấp thu tới 92,8%.

Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:

– Độ cao: Cây bơ có nguồn gốc ở các xứ nhiệt đới Trung Mỹ phân bố ở độ cao dưới 2.700m so với mặt nước biển, càng lên cao cây càng chậm ra hoa kết quả, phẩm chất quả bơ thay đổi theo khí hậu và độ cao của các vùng khác nhau. Lâm Đồng là vùng trồng bơ rất tốt.

– Nhiệt độ: Thích hợp từ 12-28 oC, cây bơ có thể chịu nhiệt độ lạnh -7 oC, thậm chí -10 oC. Các giống bơ Mexico chịu lạnh tốt nhất còn các giống Antilles chịu lạnh kém nhất nên được trồng nhiều ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng có tác động rõ nét đến sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt sự phát dục của hoa. Nhiệt độ ban đêm là 15-20 0C và ban ngày là 20 0 C, thích hợp cho sự phát triển hoa, tăng trưởng của ống phấn và sinh trưởng các giai đoạn phôi.

– Ẩm độ: Cây bơ không yêu cầu ẩm độ cao, nhưng không phải là cây của vùng khô hạn, cây bơ chỉ sinh trưởng phát triển tốt nơi nào có lượng mưa đầy đủ lượng mưa tối thích cho cả năm là 1.000-1.500mm, độ ẩm 80-85%. Đặc biệt lúc trổ hoa và tượng trái cần ẩm độ cao, nhưng gặp trời mưa dầm, mưa to thì quá trình thụ phấn không bình thường vì nước mưa sẽ cuốn trôi hạt phấn, hoa sẽ rụng nhiều. Ngoài ra sự khô hạn cũng gây bất lợi cho quá trình hình thành trái, làm rụng quả non nhiều. Hầu hết các giống bơ đều nhạy cảm với điều kiện dư thừa nước, độ ẩm cao, thoát nước kém.

– Đất đai: Có thể trồng bơ trên nhiều loại đất khác nhau đất sét pha cát, đất pha sét, đất thịt nặng, phủ hợp nhất là đất phải thông thoáng, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ, có mạch nước ngầm sâu hơn 2m, pH thích hợp 5-7, bơ không ưa đất quá chua hoặc quá kiềm. Ở những đất có pH quá cao, nhiều yếu tố kim loại bị giữ lại trong đất làm cây không hấp thu được. Cây bơ mọc tốt hơn ở đất trung tính hay kiềm so với đất chua trung bình hay rất chua.

Cây bơ ghép (lấy chồi của những cây bơ có năng suất cao, chất lượng tốt, hình dạng quả đẹp, ghép lên cây bơ được ươm từ hạt), chồi ghép được lấy từ các cây bơ đầu dòng đã được công nhận.

Kỹ thuật trồng: Chọn đất thoát nước tốt, làm đất và đào hố trước khi trồng 3-4 tháng để đất kịp ải. Đào hố theo quy cách: 60x60x60cm.

Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa từ tháng 6- tháng 8 dương lịch.

Trồng cây dùng dao cắt quanh bầu, bóc bịch nhẹ nhàng, đặt cây giữa hố lấp đất ngang mặt bầu và nhận chặt đất xung quanh, tránh vỡ bầu.

Xen canh: Trồng thuần những năm đầu mới trồng khi cây bơ chưa tỏa tán rộng, có thể trồng xen các cây họ đậu; trồng xen trong các vườn cây công nghiệp nhằm làm cây che bóng kết hợp tăng thu nhập trên đơn vị diện tích nhưng không nên trồng xen cà chua, khoai tây vì nấm Verticilium có thể lan truyền cho cây bơ.

Kỹ thuật chăm sóc: Sau trồng một tháng, kiểm tra cây chết, cây yếu để trồng dặm, tưới đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, tủ cỏ khô quanh gốc để giữ ẩm. Giai đoạn còn nhỏ, bộ rễ bơ ăn cạn, vấn đề tưới nước giữ ẩm và phủ gốc là cần thiết để hạn chế cây bơ bị chết do nóng khô vào mùa nắng nhất là những vườn bơ trồng bằng cây ghép. Tốt nhất nên tưới phun và lưu ý không nên tưới quá đẫm vào bồn gốc. Thời kỳ kinh doanh cần tưới đủ nước để cây sinh trưởng và phát triển khỏe; nhất là tháng 11-12 cần tưới để cây tăng khả năng ra hoa và kết quả.

– Bón phân:

Bảng tổng hợp lượng phân bón qua các thời kỳ sinh trưởng của cây bơ.

Lượng phân nguyên chất trên qui thành phân thương phẩm như sau

Bón phân lót: Dùng phân chuồng huoai đã xử lý, bón lót 15-30 kg/hố, kết hợp với 0,5-1 kg phân lân và 0,5 kg vôi đảo đều trước trồng 10-15 ngày.

Mật độ và khoảng cách trồng thuần: Khoảng cách 7 x 8m, mật độ 178 cây/ ha (trồng xen trong vườn cây công nghiệp mật độ khoảng 80-100 cây/ha).

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Bón N:P:K theo tỷ lệ 1:1:1.

Cách bón: Đào sâu 10-15 cm, cách gốc 30-40 cm, rải phân đều và lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm cho cây. Hàng năm bón bổ sung phân hữu cơ hoai.

Trong 4 năm đầu, lượng phân chia 3 lần bón/1 năm:

Thời kỳ kinh doanh: Từ năm thứ 5 trở đi phân vô cơ bón 3 lần/năm, bón N:P:K theo tỷ lệ 2:1:2 và phân hữu cơ vào sau vụ thu hoạch. Tùy theo tình hình sinh trưởng và năng suất của cây mà ta bón lượng phân cho phù hợp hàng năm.

Bón lần 1 thêm phân chuồng hoai từ 30-50 kg.

– Đốn tỉa tạo tán: Tiến hành từ nhỏ đối với những giống cây cao để tạo dáng cây không cao quá 6 mét và cành tỏa đều về các phía (những cành khỏe mọc đều ra các hướng nhằm tạo bộ cành khung). Việc cắt xén cành khô, cành nhỏ yếu cũng phải được thực hiện sau thu hoạch nhằm tạo sự thông thoáng, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và ngăn ngừa không cho sâu bệnh lây nhiễm.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI:

Sâu hại chính và biện pháp phòng trừ:

Sâu cuốn lá (Gracilaria percicae Busk)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bướm thường đẻ trứng trên lá mới ra, trứng nở thành sâu và lớn dần lên theo lá, nhưng thông thường nhất là sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu dài 10mm, màu xanh và có những lằn đen ngang không rõ rệt. Trưởng thành sâu làm nhộng trong các tổ lá, sau 5-7 ngày rồi vũ hóa.

– Biện pháp phòng trừ: Nếu có điều kiện trước khi phun thuốc nên dỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại để tăng hiệu lực của thuốc. Dùng các loại thuốc Sherzol, Pyrinex 20EC, Bulldock 025EC phun ướt đều tán lá.

Sâu cắn lá: Có rất nhiều loài, có hai loài đã được định danh là Seirarctiaecho và Feltia subterrania F.

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn nấp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại.

– Biện pháp phòng trừ: Tương tự như phòng trừ sâu cuốn lá

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Rầy thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa lá và đọt non, quả non làm cây giảm sức tăng trưởng.

Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ:

Bệnh thối rễ: (Phytophthora cinnamoni)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Những chân đất có độ giữ ẩm cao, nấm xâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc), sau đó nấm lan tràn phá hủy cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang màu xanh nhạt rồi rụng. Cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Đặc biệt với cây con trong giai đoạn vườn ươm rất dễ bị nhiễm bệnh và gây chết hàng loạt.

– Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại Aliete + Validacin tỷ lệ 1:1 với lượng 100g/200 lít nước tưới cho dung dịch thuốc thấm đều đất (4-5lít/cây). Phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng – vôi đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và hủy bỏ để bệnh không lan tràn.

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh hại lá và trái, nấm bệnh xuất hiện rải rác trên lá, có hình dạng và kích thước gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, màu nâu. Những đốm này có thể liên kết với nhau tạo thành mảng. Trên trái bệnh tạo nên những mụn lồi cỡ 5mm, có màu nâu nhạt đến nâu đậm. Trái bị bệnh mất giá trị. Bệnh tồn tại trên lá già, bào tử nấm phát tán khi có điều kiện thích hợp.

– Biện pháp phòng trừ: Phun dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, khi phát hiện bệnh sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như Thiophanate-Methy (Topsin), Difenoconazole (Tiltsuper, Soore), Cholorothalonil (Daconil), … phun ướt đều tán lá với liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của trên bao bì.

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Nấm xâm nhập vào trên cành làm tắc nghẽn và phá hủy các mạch li be dẫn đến cành khô và chết. Trên trái đã già, gần chín, nấm thường xâm nhập vào những chỗ do trái cọ sát hoặc bị thương tích hay do côn trùng chích hút, ăn vỏ quả làm cho trái bị nhũn thường ở phần cuối trái.

– Biện pháp phòng trừ: Phun dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, khi phát hiện bệnh sử dụng các loại thuốc như Propineb (Antracol), Carbendazim (Carbendazim; Appencarb super, Bavistin),…để phòng trừ bệnh.

Bệnh héo rũ (Verticillium albo – atrum)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Cây bị nhiễm nấm thường đột nhiên bị héo lá trên một phần cây hoặc khắp cây. Lá bị chết rất nhanh, chuyển thành vàng nhưng rất khó rụng. Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc màu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Nấm tồn tại trong đất và gây hại ở bất kỳ tuổi nào của cây. Cây bệnh có thể chết luôn hoặc sống trở lại, đối với những cây bị bệnh một phần thì phần bệnh không thể cho trái trong vòng 1 hoặc 2 năm.

– Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc hoặc tưới dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, dùng Aliete tưới hoặc quét lên các vùng thân, rễ bị bệnh, cắt xén kỹ khi cây vừa có triệu chứng bệnh, sau khi cây bị bệnh phục hồi cắt bỏ những nhánh nhỏ đã bị chết.

1.Thu hoạch: Căn cứ vào sự đổi màu của vỏ quả hoặc cầm quả lắc nhẹ nghe tiếng va đập của hạt vào thành quả là thu được.

Người trồng bơ thường chờ đến khi có vài quả rụng thì tiến hành hái hết cây, chỉ để lại những quả bơ non còn nhỏ (vỏ còn xanh). Phương pháp này đơn giản dễ áp dụng, thu hoạch bằng sào hoặc rọ, hạn chế leo trực tiếp lên cây để thu hái. Chú ý lúc hái không làm đứt cuống, trầy dập để quả bảo quản được lâu hơn.

Bảo quản: Trái bơ có thể bảo quản lạnh hoặc nhiệt độ thường, các giống bơ có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 7-120C, ẩm độ từ 85-90%. Ở nhiệt độ 200C quả bơ chín sau 6-10 ngày, ở nhiệt độ 25 -27 0C trái chín sau 5-7 ngày.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bơ

Quy trình kỹ thuật trồng bơ ngắn gọn giúp bà con nông dân dễ hiểu để biết cách chăm sóc cây bơ hiệu quả đạt được năng suất cao nhất

1. Chuẩn bị đất trồng bơ

Cây bơ thích hợp trồng ở rất nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên đối với bà con Tây Nguyên thì đất đỏ bazan là phù hợp nhất, bên cạnh đó đất phù sa pha cát và bằng phẳng hoặt ít dốc cũng rất thích hợp để trồng cây bơ. Cây bơ không có khả năng chịu được ngập úng, nên khi trồng phải tính đến phương án thoát nước tốt nhất. Đất trồng cần phải sạch sẽ không được có cỏ rác và cần được cày bừa trước khi đào hố 1 vài lần cho tơi xốp, độ pH của đất thông thường phải ở mức 4 – 6. Nếu ở những vùng đất quá dốc thì cần thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn.

2. Chọn giống bơ phù hợp

3. Thời vụ trồng bơ:

Đối với điều kiện đất đai và khí hậu Tây Nguyên nói chung, thích hợp nhất là vào tháng 6 đến tháng 7 dương lịch (tuy nhiên bà con nông dân vẫn có thể trồng vào mùa khô sau tết âm lịch)

4. Mật độ và khoảng cách:

– Trồng thuần: Khoảng cách trồng 6 x 8 m (đối với đất đỏ bazan) hoặc 4 x 6 m (đối với đất khác), với mật độ từ 200 – 400 cây/ ha. – Trồng xen: Có thể trồng xen trong vườn cà phê, ca cao, chè,… trồng mới, tái canh (ghép cải tạo hoặc trồng lại) và vườn kinh doanh, khoảng cách trồng 9 x 12 m, xen ngã tư giữa 4 cây và ven lô. Mật độ khoảng 100 cây/ ha.

5. Đào hố trồng bơ:

Kích thước hố 50 x 50 x 50 cm, bón lót mỗi hố 20 – 25 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg lân + 0,5 kg vôi. Khi đào nên để riêng lớp đất mặt sang 1 bên, sau khi bỏ phân gạt lớp đất này xuống và trộn đều trước khi trồng 1 tháng.

6. Cách trồng

Dùng dao rạch 1 đường dọc bầu Bơ sau đó bỏ túi nilon và cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất sau đó đặt xuống hố và lấp đất lại nén chặt đất xung quanh bầu đất, khi lấp đất nên vun đất tại gốc bơ cao hơn một chút nhằm mục đích hạn chế ứ đọng nước tại gốc khi gặp mưa lớn kéo dài. Ngay sau khi trồng cần cắm một cọc nhỏ bên cạnh gốc để cố định cây chống đổ gãy do mưa gió.Lưu ý khi mới trồng, nếu gặp trời nắng kéo dài cần tưới cho mỗi gốc khoảng 10 -20 lít nước. Cần thiết phải rải thêm khoảng từ 5 – 10 g Furadan 3H hoặc Confidor trước khi bỏ phân vào hố nhằm trừ mối và tuyến trùng.

a. Làm cỏ, bẻ chồi vượt và trồng xen: Trong thời kỳ cây còn nhỏ nên làm từ 4 – 5 đợt cỏ hàng năm vào mùa mưa với bán kính xung quanh gốc khoảng 1 -2 m. Trồng xen cây ngắn ngày như các loại đậu đỗ, lạc, vừng, khoai lang,… để hạn chế cỏ dại, tăng thu nhập và có tác dụng cải tạo đất. Thường xuyên bẻ chồi vượt mọc phía dưới vết ghép cho cây. Nên trồng 1 hàng cây chắn gió giữa các hàng bơ bằng hạt muồng hoa vàng hoặc Flemingia, xung quanh vườn bơ trồng 1 hàng keo dậu để bảo vệ. Trong mùa khô cần chú ý tủ gốc cho cây bơ nhỏ và phòng chống cháy. b. Tỉa cành, tạo tán: Khi cây bước vào năm thứ 2 -3 thì tiến hành tạo tán, tỉa những cành bị sâu bệnh, sát mặt đất và các cành mọc ra từ thân trong khoảng từ 0,8 m đến 1 m tính từ mặt đất. Nên tỉa cành 2 lần/ 1 năm.

Tùy vào điều kiện cụ thể của mùa khô, nên tưới nước từ 2 – 4 lần/năm. Trong các năm kiến thiết cơ bản nên tưới khoảng từ 40 – 60 lít/lần/cây, các năm kinh doanh nên tưới khoảng từ 200 – 400 lít/lần/cây.

10. Phòng trừ sâu, bệnh:

Thời kỳ kiến thiết cơ bản cây đang phát triển cành lá, thời điểm này có thể xuất hiện sâu ăn lá, đục cành. Một số loại thuốc trừ sâu như: Sherpa, Decis, Monceren,… thuốc trừ bệnh như: Agrifos, Aliette, Bordeaux, Ridomil, Confidor,… có thể được sử dụng (nồng độ, lượng dùng theo hướng dẫn trên bao bì) để phòng sâu, bệnh cho bơ. Khi cây bơ vào thời kỳ kinh doanh nên dùng Bordeaux 1:4:15 (01 CuSO4 + 04 CaO + 15 H2O) quét gốc từ mặt đất lên 1 m để phòng sâu đục thân.

11. Thu hoạch và bảo quản:

Cây bơ thường được thu hoạch chính vụ vào tháng 6 – 8, tuy vậy vẫn có thể sớm hơn vào tháng 3 – 5 hoặc muộn hơn đến tháng 9 – 11. Vào mùa thu hoạch nên thu hái khi trái đã già, trái có biểu hiện chuyển từ màu xanh sang màu tím. Lưu ý khi thu hoạch nên tránh gây tổn thương vỏ quả, không được để quả rụng xuống đất, không làm gãy cành hoặc rung cây, khi hái phải chừa lại phần cuống khoảng 1 – 2 cm và tiến hành phân loại quả theo kích cỡ.

Như vậy phân bón Xanh Đồng đã chia sẽ tới bà con nông dân phương pháp kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây bơ tóm tắt và đầy đủ với mong muốn đem lại cho bà con nắm bắt những kiến thức về cây bơ một cách dễ hiểu nhất. Chúc bà con có một mùa màng bội thu !!!

Quy Trình Kỹ Thuật Canh Tác Cây Bơ Ghép

Ngày đăng: 2016-03-30 07:04:19

I. Đặc điểm và yêu cầu điều kiện ngoại cây bơ ghép

1. Đặc điểm của cây bơ ghép

Bơ là loại trái cây nhiệt đới điển hình, ngon, bổ dưỡng chỉ trồng được ở một số vùng chuyên biệt ở nước ta. Lâm Đồng có điều kiện sinh thái thuận lợi để trồng loại cây ăn quả này, bơ chủ yếu để ăn tươi, quả bơ không ngọt, không chua, không thơm, chỉ có vị béo. Chất béo trong quả bơ rất dễ tiêu, có thể hấp thu tới 92,8%.

2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây bơ ghép

– Độ cao: Cây bơ có nguồn gốc ở các xứ nhiệt đới Trung Mỹ phân bố ở độ cao dưới 2.700m so với mặt nước biển, càng lên cao cây càng chậm ra hoa kết quả, phẩm chất quả bơ thay đổi theo khí hậu và độ cao của các vùng khác nhau. Lâm Đồng là vùng trồng bơ rất tốt.

– Nhiệt độ:Thích hợp từ 12-28oC, cây bơ có thể chịu nhiệt độ lạnh -7oC, thậm chí -10oC. Các giống bơ Mexico chịu lạnh tốt nhất còn các giống Antilles chịu lạnh kém nhất nên được trồng nhiều ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng có tác động rõ nét đến sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt sự phát dục của hoa. Nhiệt độ ban đêm là 15-200C và ban ngày là 200C, thích hợp cho sự phát triển hoa, tăng trưởng của ống phấn và sinh trưởng các giai đoạn phôi.

– Ẩm độ: Cây bơ không yêu cầu ẩm độ cao, nhưng không phải là cây của vùng khô hạn, cây bơ chỉ sinh trưởng phát triển tốt nơi nào có lượng mưa đầy đủ lượng mưa tối thích cho cả năm là 1.000-1.500mm, độ ẩm 80-85%. Đặc biệt lúc trổ hoa và tượng trái cần ẩm độ cao, nhưng gặp trời mưa dầm, mưa to thì quá trình thụ phấn không bình thường vì nước mưa sẽ cuốn trôi hạt phấn, hoa sẽ rụng nhiều. Ngoài ra sự khô hạn cũng gây bất lợi cho quá trình hình thành trái, làm rụng quả non nhiều. Hầu hết các giống bơ đều nhạy cảm với điều kiện dư thừa nước, độ ẩm cao, thoát nước kém.

– Đất đai: Có thể trồng bơ trên nhiều loại đất khác nhau đất sét pha cát, đất pha sét, đất thịt nặng, phủ hợp nhất là đất phải thông thoáng, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ, có mạch nước ngầm sâu hơn 2m, pH thích hợp 5-7, bơ không ưa đất quá chua hoặc quá kiềm. Ở những đất có pH quá cao, nhiều yếu tố kim loại bị giữ lại trong đất làm cây không hấp thu được. Cây bơ mọc tốt hơn ở đất trung tính hay kiềm so với đất chua trung bình hay rất chua.

II. Quy trình trồng và chăm sóc cây bơ

1. Chọn giống bơ:

Cây bơ ghép (lấy chồi của những cây bơ có năng suất cao, chất lượng tốt, hình dạng quả đẹp, ghép lên cây bơ được ươm từ hạt), chồi ghép được lấy từ các cây bơ đầu dòng đã được công nhận.

2. Kỹ thuật trồng cây bơ

Chọn đất thoát nước tốt, làm đất và đào hố trước khi trồng 3-4 tháng để đất kịp ải. Đào hố theo quy cách: 60x60x60cm.

Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa từ tháng 6- tháng 8 dương lịch.

Trồng cây dùng dao cắt quanh bầu, bóc bịch nhẹ nhàng, đặt cây giữa hố lấp đất ngang mặt bầu và nhận chặt đất xung quanh, tránh vỡ bầu.

Xen canh: Trồng thuần những năm đầu mới trồng khi cây bơ chưa tỏa tán rộng, có thể trồng xen các cây họ đậu; trồng xen trong các vườn cây công nghiệp nhằm làm cây che bóng kết hợp tăng thu nhập trên đơn vị diện tích nhưng không nên trồng xen cà chua, khoai tây vì nấm Verticilium có thể lan truyền cho cây bơ.

3. Kỹ thuật chăm sóc cây bơ

Sau trồng một tháng, kiểm tra cây chết, cây yếu để trồng dặm, tưới đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, tủ cỏ khô quanh gốc để giữ ẩm. Giai đoạn còn nhỏ, bộ rễ bơ ăn cạn, vấn đề tưới nước giữ ẩm và phủ gốc là cần thiết để hạn chế cây bơ bị chết do nóng khô vào mùa nắng nhất là những vườn bơ trồng bằng cây ghép. Tốt nhất nên tưới phun và lưu ý không nên tưới quá đẫm vào bồn gốc. Thời kỳ kinh doanh cần tưới đủ nước để cây sinh trưởng và phát triển khỏe; nhất là tháng 11-12 cần tưới để cây tăng khả năng ra hoa và kết quả.

– Bón phân cho cây bơ:

Bảng tổng hợp lượng phân bón qua các thời kỳ sinh trưởng của cây bơ.

Lượng phân nguyên chất trên qui thành phân thương phẩm như sau

Bón phân lót: Dùng phân chuồng huoai đã xử lý, bón lót 15-30 kg/hố, kết hợp với 0,5-1 kg phân lân và 0,5 kg vôi đảo đều trước trồng 10-15 ngày.

Mật độ và khoảng cách trồng thuần: Khoảng cách 7 x 8m, mật độ 178 cây/ ha (trồng xen trong vườn cây công nghiệp mật độ khoảng 80-100 cây/ha).

a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Bón N:P:K theo tỷ lệ 1:1:1.

Cách bón: Đào sâu 10-15 cm, cách gốc 30-40 cm, rải phân đều và lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm cho cây. Hàng năm bón bổ sung phân hữu cơ hoai.

Trong 4 năm đầu, lượng phân chia 3 lần bón/1 năm:

b. Thời kỳ kinh doanh: Từ năm thứ 5 trở đi phân vô cơ bón 3 lần/năm, bón N:P:K theo tỷ lệ 2:1:2 và phân hữu cơ vào sau vụ thu hoạch. Tùy theo tình hình sinh trưởng và năng suất của cây mà ta bón lượng phân cho phù hợp hàng năm.

Bón lần 1 thêm phân chuồng hoai từ 30-50 kg.

– Đốn tỉa tạo tán: Tiến hành từ nhỏ đối với những giống cây cao để tạo dáng cây không cao quá 6 mét và cành tỏa đều về các phía (những cành khỏe mọc đều ra các hướng nhằm tạo bộ cành khung). Việc cắt xén cành khô, cành nhỏ yếu cũng phải được thực hiện sau thu hoạch nhằm tạo sự thông thoáng, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và ngăn ngừa không cho sâu bệnh lây nhiễm.

III. Phòng trừ sâu bệnh hại cây bơ

A. Sâu hại chính và biện pháp phòng trừ:

1. Sâu cuốn lá (Gracilaria percicae Busk)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bướm thường đẻ trứng trên lá mới ra, trứng nở thành sâu và lớn dần lên theo lá, nhưng thông thường nhất là sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu dài 10mm, màu xanh và có những lằn đen ngang không rõ rệt. Trưởng thành sâu làm nhộng trong các tổ lá, sau 5-7 ngày rồi vũ hóa.

– Biện pháp phòng trừ: Nếu có điều kiện trước khi phun thuốc nên dỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại để tăng hiệu lực của thuốc. Dùng các loại thuốc Sherzol, Pyrinex 20EC, Bulldock 025EC phun ướt đều tán lá.

2. Sâu cắn lá: Có rất nhiều loài, có hai loài đã được định danh là Seirarctiaecho và Feltia subterrania F.

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn nấp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại.

– Biện pháp phòng trừ: Tương tự như phòng trừ sâu cuốn lá

3. Rầy bông (Pseudococcuscitri Risse)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Rầy thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa lá và đọt non, quả non làm cây giảm sức tăng trưởng.

B. Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ:

1. Bệnh thối rễ: (Phytophthora cinnamoni)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Những chân đất có độ giữ ẩm cao, nấm xâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc), sau đó nấm lan tràn phá hủy cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang màu xanh nhạt rồi rụng. Cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Đặc biệt với cây con trong giai đoạn vườn ươm rất dễ bị nhiễm bệnh và gây chết hàng loạt.

– Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại Aliete + Validacin tỷ lệ 1:1 với lượng 100g/200 lít nước tưới cho dung dịch thuốc thấm đều đất (4-5lít/cây). Phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng – vôi đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và hủy bỏ để bệnh không lan tràn.

2. Bệnh đốm lá (Cerocospora purpurea)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh hại lá và trái, nấm bệnh xuất hiện rải rác trên lá, có hình dạng và kích thước gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, màu nâu. Những đốm này có thể liên kết với nhau tạo thành mảng. Trên trái bệnh tạo nên những mụn lồi cỡ 5mm, có màu nâu nhạt đến nâu đậm. Trái bị bệnh mất giá trị. Bệnh tồn tại trên lá già, bào tử nấm phát tán khi có điều kiện thích hợp.

– Biện pháp phòng trừ: Phun dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, khi phát hiện bệnh sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như Thiophanate-Methy (Topsin), Difenoconazole (Tiltsuper, Soore), Cholorothalonil (Daconil), … phun ướt đều tán lá với liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của trên bao bì.

3. Bệnh khô cành (Colletotrichum cloeospriodes)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Nấm xâm nhập vào trên cành làm tắc nghẽn và phá hủy các mạch li be dẫn đến cành khô và chết. Trên trái đã già, gần chín, nấm thường xâm nhập vào những chỗ do trái cọ sát hoặc bị thương tích hay do côn trùng chích hút, ăn vỏ quả làm cho trái bị nhũn thường ở phần cuối trái.

– Biện pháp phòng trừ: Phun dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, khi phát hiện bệnh sử dụng các loại thuốc như Propineb (Antracol), Carbendazim (Carbendazim; Appencarb super, Bavistin),…để phòng trừ bệnh.

4. Bệnh héo rũ (Verticillium albo – atrum)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Cây bị nhiễm nấm thường đột nhiên bị héo lá trên một phần cây hoặc khắp cây. Lá bị chết rất nhanh, chuyển thành vàng nhưng rất khó rụng. Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc màu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Nấm tồn tại trong đất và gây hại ở bất kỳ tuổi nào của cây. Cây bệnh có thể chết luôn hoặc sống trở lại, đối với những cây bị bệnh một phần thì phần bệnh không thể cho trái trong vòng 1 hoặc 2 năm.

– Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc hoặc tưới dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, dùng Aliete tưới hoặc quét lên các vùng thân, rễ bị bệnh, cắt xén kỹ khi cây vừa có triệu chứng bệnh, sau khi cây bị bệnh phục hồi cắt bỏ những nhánh nhỏ đã bị chết.

IV. Thu hoạch và bảo quản trái bơ

1.Thu hoạch: Căn cứ vào sự đổi màu của vỏ quả hoặc cầm quả lắc nhẹ nghe tiếng va đập của hạt vào thành quả là thu được.

Người trồng bơ thường chờ đến khi có vài quả rụng thì tiến hành hái hết cây, chỉ để lại những quả bơ non còn nhỏ (vỏ còn xanh). Phương pháp này đơn giản dễ áp dụng, thu hoạch bằng sào hoặc rọ, hạn chế leo trực tiếp lên cây để thu hái. Chú ý lúc hái không làm đứt cuống, trầy dập để quả bảo quản được lâu hơn.

2. Bảo quản: Trái bơ có thể bảo quản lạnh hoặc nhiệt độ thường, các giống bơ có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 7-120C, ẩm độ từ 85-90%. Ở nhiệt độ 200C quả bơ chín sau 6-10 ngày, ở nhiệt độ 25 -27 0C trái chín sau 5-7 ngày

TIN TỨC KHÁC :

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Vải

Vải chịu úng kém hơn nhãn, xoài… nhưng khả năng chịu hạn tốt hơn.

Tháng 11-12 cây vải cần thời tiết khô và lạnh phân hóa mầm hoa.

PH 5.5-6.5.

Thích hợp đất phù sa ven sông hay có tầng dày, độ phì cao, giữ ẩm và thoát nước tốt, những vùng đất xấu chế độ chăm sóc thích hợp nhưng độ dốc dưới 20%. PH 5.5-6.5

Vùng đất dốc: Đường đồng mức, mỗi bậc thang rộng 1.5-2.0m, sâu 0.8-1m, líp rộng 7-12m.

Đào hố:

+ Vùng đồng bằng: Dài x rộng x sâu 0.8mx0.8mx0.6m

+Vùng đồi: 1mx1mx0.8m.

Lượng phân lót: 30-50kg phân chuồng hoai mục; 0.7-1kg super lân, 0.5-1kg vôi bột.

Giống chín sớm: Đường kính gốc 1-1.5cm, đường kính cành ghép 0.7cm, chiều dài cành trên 40cm.

Giống chính vụ: Chỉ tiêu tương ứng 0.8-1cm, 0.5-0.7cm và 30-40cm. Cây giống phải có 2-3 cành cấp 1 trở lên và không được nhiễm sâu bệnh hại nguy hiểm.

– Vụ Xuân : tháng 2 – 3, và đầu tháng 4

– Vụ Thu : tháng 8; 9; 10.

– Khoảng cách: 4m x 6m; 7m x 7m hoặc 8 – 10m x 8 – 10m

– Cách trồng: đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ cao hơn mặt đất 3 – 5 cm ( ở vùng đồng bằng ) và thấp hơn mặt đất 3 – 5 cm ( ở vùng đồi).

Nhu cầu dinh dưỡng

Nhu cầu đạm

Trong 1 năm, nhu cầu đạm cây vải cao sau khi thu hoạch để phục hồi và phát triển cành thu cho việc ra quả năm sau ( tháng 7-8) giảm mạnh khi chuẩn bị phân hóa mầm hoa (tháng 12) và lại tăng mạnh đầu xuân (tháng 2-3) khi cây phát triển cành xuân và ra hoa đậu quả, rồi lại giảm dần cho đến khi thu hoạch.

Nhu cầu Lân

Lân vai trò phát triển bộ rễ và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây vải.

Thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, hình thành quả, thành thục quả và hạt. Ảnh hưởng rõ phẩm chất của quả vải.

Tăng khả năng chống hạn chống rét và sâu bệnh.

Triệu chứng thiếu lân: lá tối màu, thiếu nhiều ngọn lá và mếp lá có màu nâu cục bộ và lan dần đến gân chính.

Thiếu lân không chỉ ảnh hưởng xấu đến khả năng hút dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển cây vải mà còn ảnh hưởng xấu ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả.

Thừa lân làm hàm lượng N, K giảm ảnh hưởng xấu tới cây.

Trong 1 năm nhu cầu lân cao vào thời kì sau thu hoạch để phục hồi và phát triển cành thu và chuẩn bị phân hóa mầm hoa ( từ tháng 7-8 đến tháng 12) giảm dần cho đến khi thu hoạch

Nhu cầu kali

Kali dinh dưỡng cây vải hút nhiều nhất.

Vai trò: tăng độ ngọt và phẩm chất quả, tăng khả năng cất giữ, bảo vệ vỏ quả. Tăng khả năng chịu hạn, chịu lạnh, nóng khả năng chống chịu sâu bệnh giúp quả nhanh lớn và thành thục.

Triệu chứng: Thiếu kali lá hơi nhạt, ngọn lá màu trắng tro, khô, mép lá màu nâu gụ lan dần xuống tận gốc lá.

Trong năm nhu cầu kali tăng dần sau thu hoach quả và đạt cao nhất thời kì ra hoa giảm dần đậu quả cho đến thu hoạch.

Nhu cầu về yếu tố dinh dưỡng khác

– Cây vải nhu cầu khá cao MgO và CaO tăng độ ngọt, khả năng chống chịu.

– Có ý kiến cho rằng Clo yếu tố dinh dưỡng nhu cầu khá rõ với cây vải. – Ngoài ra, Bo, Zn, GA3, IAA tác dụng tăng tỷ lệ đậu quả, tăng trọng lượng và hàm lượng Vitamin C. 6.2. Bón phân

Giai đoạn kiến thiết cơ bản

Bón 3-4 đợt: đợt 1 vào tháng 2 thúc ra cành xuân, đợt 2 tháng 5 thúc cành hè, đợt 3 tháng 8 thúc cành mùa thu, đợt 4 (tháng 11) bón lân + kali tăng cường khả năng chống rét cho cây. Trong thời kì này cách 1 năm bón thêm phân hữu cơ và vôi bột tháng 7 và 8.

Liều lượng bón: Lượng bón cho cây vải năm thứ nhất là:

+ Đạm U rê: 0,1 – 0,15 kg/ cây + Lân Supe: 0,3 – 0,5 kg/cây

+ Kaliclorua: 0,1 – 0,15 kg/cây. Chia đều cho các lần bón.

– Từ những năm sau lượng bón tăng 40 – 60% so với năm trước tuỳ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây.

– Lượng bón cho năm bón cơ bản (cách 1 năm bón 1 năm) vào tháng 7 – 8 là:

+ Phân chuồng: 30 – 50 kg/ cây + Vôi bột: 0,3 – 0,5 kg/cây

+ Hoà phân vô cơ với nước phân chuồng ủ kỹ để tưới cho cây cách gốc 15 – 20 cm.

+ Cuốc 3 – 4 hố sâu 5 – 7 cm xung quanh tán, bón phân rồi lấp đất.

+ Rắc xung quanh hình chiếu tán cách gốc 15 – 20cm khi trời có mưa rào hoặc tưới nước.

Giai đoạn kinh doanh: Từ năm 3 trở đi

Thời kì bón:

Lần 1: Giai đoạn đậu quả (phân quả xong, quả bằng hạt đỗ).

Lần 2: Bón thúc quả giúp quả phát triển nhanh, chống rụng quả.

Lần 3: Bón sau thu hoạch quả xong 15 ngày, thúc ra lộc thu (thu hoạch xong, tỉa cành, tạo tán xong).

7.1. Phòng trừ sâu hại vải thiều

– Đặc điểm gây hại: trưởng thành qua đông vào tháng 12, 1 sau đó đẻ trứng vào tháng 2, 3, 4, trứng nở, bọ xít non gây hại các đợt lộc, hoa và quả non.

– Phòng trừ:

+ Vụ đông, rung cây vào buổi sáng sớm khi lá còn ướt sương cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại và đốt.

+ Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ

+ Phun thuốc diệt bọ xít non bằng Dipterex 0,3%; Sherpa 0,2%.

– Đặc điểm gây hại: Trưởng thành đẻ trứng trên lộc non và cuống quả khi quả đang phát triển, sâu non nở ra đục qua lớp biểu bì ăn sâu vào hạt tập trung gần cuống quả làm rụng quả, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thối quả. Sâu đục đầu quả gây hại từ tháng 3 – 6.

– Phòng trừ:

+ Quét dọn cành lá khô, quả rụng làm giảm nguồn sâu

+ Khống chế lộc đông.

+ Phun thuốc phòng trừ vào các đợt cuối các tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 – 20 ngày bằng Regent 0,05% để phòng trừ.

– Đặc điểm gây hại: Rệp xuất hiện từ khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, mật độ rệp có thể lên rất cao (hàng 100 con/1 chùm hoa) gây cháy đọt, thui hoa, quả.

– Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng đến hoa, quả non như Trebon 0,2%; Sherpa 0,2% phun kép 2 lần, lần 1: khi rệp xuất hiện, lần 2: sau 5 – 7 ngày vào lúc chiều mát.

– Đặc điểm gây hại: Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên gốc cây, thân và cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.

– Phòng trừ:

+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non

+ Sau thu hoạch quét vôi vào gốc cây để diệt trứng

+ Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 0,1%; Sumicidin 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

– Đặc điểm gây hại: Chích hút dịch quả, gây vết thương cơ giới cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối quả.

– Phòng trừ:

+ Xông khói xua đuổi

+ Bẫy ngài bằng lồng lưới

+ Bẫy bằng bả hoá học: Naled 5% + Metyl Eugenol 95% + dịch nước cam, dứa, chuối, mía, mít (100m2/1 bả).

– Đặc điểm gây hại: Nhện lông nhung phát sinh quanh năm, gây hại chủ yếu trên các đợt lộc, nặng nhất vào vụ xuân. Sâu non nở ra chích hút biểu bì mô mặt dưới lá hút nhựa, kích thích mô lá làm cho lá dị dạng có mầu nâu đỏ như nhung, mặt trên lá xoăn, phồng rộp phát triển không bình thường, làm cho lá quang hợp kém, dễ rụng.

– Phòng trừ:

+ Thu gom các lá rụng và cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt. Sau thu quả và vụ đông cắt tỉa cho cây thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện.

+ Sử dụng thuốc: Regent 0,1%; Pegasus 0,1%; Ortus 0,1% có tác dụng diệt nhện trưởng thành tốt. Phun cho mỗi đợt lộc 2 lần: lần 1 nhú lộc, lần 2 lộc ra rộ.

– Đặc điểm gây hại: Sâu non và trưởng thành cắn cành non, ăn khuyết lá khi cây xuất hiện những đợt lộc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây non.

– Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Sherpa 0,1%; Sumicidin 0,1%, supraside 0,15% phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.

7.2. Phòng trừ bệnh hại vải thiều

– Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại trên chùm hoa, lá đặc biệt là quả sắp chín và chín làm chùm hoa biến mầu đen, quả thối và rụng..

– Phòng trừ: + Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Phun phòng bằng Boocdo (1%), Oxiclorua Đồng (0,3%). Khi thấy xuất hiện bệnh trên hoa quả, dùng Ridomil MZ-72 (0,2%) để phòng trừ.

– Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra làm cho các mô lá bị tổn thương tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá. Bệnh phát sinh vào tháng mùa mưa 7, 8, 9, gây hại nặng vào tháng 2, 3, 4.

– Phòng trừ:

+ Cắt bỏ những cành lá bị bệnh đem đốt tránh lây lan nguồn bệnh.

+ Phun Boocdo 1%, Ridomil MZ-72 0,2%.

– Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá và các đốm trên mặt lá, ranh giới giữa mô khoẻ và mô bệnh phân biệt rõ rệt.

– Phòng trừ:

+ Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, gom lại và tiêu hủy.

+ Phun phòng thuốc vào vụ thu đông bằng Score 0,05%, Oxiclorua Đồng 0,3%, Bavistin 0,1%.