Quy Trình Trồng Lan Ngọc Điểm Rừng / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Lan Ngọc Điểm

 1. Yêu cầu ngoại cảnh

 Ngọc điểm có tên khoa học Rhynchostylis gigantea là loài lan có màu sắc đẹp, có hương thơm, ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán nên còn gọi là Nghinh xuân và cành hoa giống chuỗi hạt nên ngoài Bắc gọi là Đai châu.

– Nhiệt độ thích hợp cho lan phát triển khoảng 26-300C.

– Ánh sáng thích hợp khoảng 60% ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng quá cao cây bị cháy (bỏng) lá, thiếu sáng cây ốm yếu, lá mỏng, rễ phát triển kém và khó ra hoa.

– Độ ẩm thích hợp trong khoảng 40-70%

– Độ thông thoáng: Yêu cầu vườn lan phải thông thoáng, giá thể trồng chậu phải có khe hở không quá chặt.

2. Kỹ thuật trồng

 2.1. Nhà trồng lan

        – Nhà lưới có chiều cao từ 3,5 – 4m, trụ làm bằng sắt không gỉ hoặc bê tông phải chắc chắn, chịu được dông, gió lớn.

– Sử dụng mái che bằng lưới tán xạ 40% ánh sáng, màu đen hoặc xanh sao cho nhà trồng có đủ ánh sáng và thông thoáng.

– Giàn trồng lan làm bằng sắt, nên thiết kế theo hướng Đông-Tây và lưới che theo hướng Bắc-Nam. Giàn rộng từ 1,2-1,5m; chiều cao 0,8m và chiều dài luống tùy theo kích thước nhà trồng. Bên trên giàn đặt các vĩ nhựa đen loại 12 lỗ hoặc 15 lỗ đường kính 12 cm (nếu trồng chậu); nếu trồng bằng cách ghép trên gỗ phải thêm các thanh đà làm giá đỡ.

– Thiết kế hệ thống tưới phun sương đặt dưới mái che; đơn giản dùng các trụ có gắn pét phun cách nhau 2 x 2m và có bán kính pét phun 2m.

2.2. Thời vụ trồng, giống, xử lý giá thể và cây giống trước khi trồng

– Lan Ngọc điểm có thể trồng quanh năm, cần tránh trồng vào những ngày mưa nhiều dễ bị nấm bệnh gây hại.

– Giống có 2 nguồn từ cây cấy mô và nguồn lan rừng. Đối với cây cấy mô tiêu chuẩn cây đem trồng có thời gian sinh trưởng 6 tháng, có 3 cặp lá trở lên, lá xanh cây khỏe không sâu bệnh, có từ 2-3 rễ phát triển tốt. Đối với giống lan rừng thường cây đã trưởng thành, có từ 5-6 cặp lá, rễ ra nhiều và dài hơn cây cấy mô.

 - Giá thể trồng rất phong phú, thường ghép trên lõi của nhiều loại cây nhưng tốt nhất là ghép trên gỗ cây vú sữa khô đã qua xử lý thuốc nấm và nước vôi, có thể cắt theo hình trụ đường kính 10-15cm, dài 30-35cm hoặc theo từng thớt dày 3cm trở lên. Nếu trồng chậu thường có đường kính chậu 12-14cm, giá thể có thể là vỏ thông, than củi, vỏ dừa cắt khúc ép thành từng miếng. Than được ngâm rửa kỹ; vỏ dừa được ép và cắt thành miếng và xử lý nước vôi nồng độ 1%, rửa lại nước sạch cho đến khi nước trong và để ráo.

– Xử lý cây giống

Đối với cây cấy mô mới mua về phải đặt ở vị trí thoáng mát và tiến hành xử lý nấm bệnh trước khi ghép trên gỗ hoặc trồng chậu bằng thuốc trừ nấm Ridomil Gold 68WP (Metalaxyl, Macozeb) 2-3%o.

Đối với giống lan rừng mới mua về cần cắt tỉa lá gảy, dập, sâu bệnh, cắt bỏ rễ già và tiến hành ngâm cây vào dung dịch thuốc nấm Ridomil Gold 68WP (Metalaxyl, Macozeb) hoặc Antracol 70WP nồng độ 2-3%o trong 5-10 phút, sau đó treo ngược vào chổ râm mát, chờ khi cây nhú rễ mới tiến hành ghép trên gỗ hoặc trồng vào chậu.

2.3. Cách trồng   

        Trồng chậu: Bỏ một ít giá thể vào đáy chậu, đặt cây vào giữa chậu sau đó cho giá thể vào vừa đầy chậu sao cho cây không bị lay gốc và có độ thông khí.

        Ghép trên gỗ: Tùy độ lớn của gỗ ghép quyết định đến số cây ghép, thường ghép từ 1-3 cây trên trụ hoặc thớt. Dùng dây cố định từng cây giống trên trụ hoặc thớt gỗ, trên mỗi trụ hoặc thớt gỗ có móc treo.

2.4. Chăm sóc

2.4.1. Tưới nước

Yêu cầu nước tưới phải sạch, pH thích hợp 5,5-7, nhu cầu nước tưới tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lan và theo mùa. Sau khi kết thúc nở hoa Ngọc điểm có thời gian ngủ nghỉ từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, thời gian này chỉ tưới 1 lần/ngày. Thường mùa nắng tưới 2 lần/ngày, mùa mưa 1 lần/ngày vào lúc sáng sớm và trước 3 giờ chiều, đảm bảo tưới ướt lá và giá thể. Những ngày âm u, có mưa ngừng tưới.

2.4.2. Làm cỏ

Định kỳ làm sạch cỏ dại trong và xung quanh nhà trồng, dưới giàn để lan 1tháng/lần để tạo vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại.

2.4.3. Bón phân

Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lan, chia làm 3 thời kỳ bón như sau:

– Giai đoạn cây con

Sử dụng phân NPK 30-10-10 kết hợp phun Atonik và Vitamin B1, nồng độ 1-2%o, định kỳ phun 5-6 ngày/lần để kích thích hình thành rễ, chú ý phun ướt đều lá và giá thể.

– Giai đoạn cây trưởng thành, sau khi ra hoa và kết thúc thời gian ngủ nghỉ

Giai đoạn này rễ cây phát triển mạnh, cây sinh trưởng nhanh, sử dụng các loại phân sau:

        - Growmore Orchid 20:20:20 pha 2-3g/lít.

– Vitamin B1 Growmore liều lượng 2-3ml/lít.

        – Phân cá Fish Emulsion khoảng 2-3ml/lít.

        - Terra-Sorb-Root4 nồng độ 0,1 – 0,2%, khoảng 1-2ml/lít.

Cách phun:

Sử dụng Growmore Orchid 30:10:10 kết hợp Vitamin B1 Growmore phun 5-7 ngày/lần, phun liên tiếp 2-3 tuần, sau đó phun 1 lần Growmore Orchid 30-10-10 và Terra-Sorb-Root4 , tiếp theo phun phân cá và sau đó phun lặp lại như ban đầu.

Ngoài ra sử dụng thêm phân chậm tan NPK 12-12-12 (14-14-14) liều lượng 1-2g/chậu, (trụ) và định kỳ bón 3 tháng/lần.

– Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa

Việc bón phân đầy đủ trong giai đoạn này quyết định đến hình thành mầm hoa, chất lượng và độ bền của hoa. Thường dùng các loại phân sau:

– Growmore Orchid  6-30-30, 10-30-20 hoặc 15-20-30 dùng 2-3g/lít.

– Phân cá Fish Emulsion 2-3ml/lít nước

– Vitamin B1 Growmore dùng 2-3ml/lít

– Terra-Sorb-Root4 nồng độ 0,1 – 0,2%, khoảng 1-2ml/lít.

Cách thức phun:

Phun kích ra hoa Growmore Orchid 10-60-10, định kỳ 5-6 ngày/lần, phun liên tiếp 3-4 lần. Khi thấy vòi hoa xuất hiện khoảng 1 – 2cm phun Growmore Orchid  20:20:20 hoặc 6-30-30, kết hợp phun xen kẽ Vitamin B1 Growmore, Phân cá Fish Emulsion, Terra-Sorb-Root4  để hoa có màu sắc đẹp và lâu tàn.

Lưu ý! Ngọc điểm thường nở hoa trong dịp tết Nguyên đán sau đó đi vào ngủ nghĩ từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 hàng năm. Trong giai đoạn này hạn chế tưới nước và không bón phân, thích hợp cho việc sang chiếc chậu, thay mới giá thể, cố định lại cây ghép trên gỗ.

2.4.4. Phòng trừ sâu bệnh

        Một số sâu bệnh hại chính trên cây lan Ngọc điểm

* Ruồi đục nụ (Contarinia maculipennis)

Ruồi phát sinh mạnh trong điều kiện trời nóng, mưa nắng thất thường, vườn lan kém thông thoáng, độ ẩm cao. Ấu trùng sau khi nở chui vào trong nụ hoa cắn phá làm hoa biến dạng và gây thối nụ hàng loạt.

Biện pháp phòng trừ

– Vệ sinh vườn sạch sẽ, làm cỏ xung quanh vườn và dưới giàn lan để hạn chế nơi trú ngụ của ruồi trưởng thành.

– Cắt bỏ các cành hoa bị nhiễm cách ly ra khỏi vườn và tiêu hủy.

– Dùng bẫy dính màu vàng để thu bắt con trưởng thành.

– Phun thuốc diệt ấu trùng và ruồi trưởng thành các loại thuốc như: Cymerin 25EC, Secsaigon 25EC, Sherpa 25EC (Cypermethrin); Amico 10EC, Admire 50EC (Imidacloprid);Peran 50EC, Permecide 50EC, Perthrin 50EC (Permethrin), Actara 25WG (Thiamethoxam)… và phun vào lúc chiều tối.

* Nhện đỏ (Tetranychus urticae)

Nhện đỏ sống giữa bẹ lá, thân và cả mặt dưới lá, gây hại mạnh trong điều kiện nắng nóng, khô hạn. Nhện chích hút tạo ra những chấm nâu nhỏ dưới mặt lá làm cây sinh trưởng còi cọc, hoa kém chất lượng.

Biện pháp phòng trừ

-  Luôn giữ cho vườn thông thoáng, đủ ẩm và có thể dùng vòi tưới xịt từ mặt dưới lá lên để rửa trôi sẽ hạn chế đáng kể nhện đỏ.

– Dùng các loại thuốc đặc trị như  Ortus 5SC (Fenpyroximate), Alphamite 15EC (Pyridaben)…

* Bệnh đốm nâu do vi khuẩn Pseudomonas sp

Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa ở những vườn có ẩm độ cao, thiếu thông thoáng và chăm sóc kém. Ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ màu xanh nhạt, sau đó nâu đen hơi lõm và mềm nhũn. Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương trong lúc chăm sóc hoặc côn trùng chích hút.

Biện pháp phòng trừ

– Trồng mật độ vừa phải, tạo thông thoáng cho vườn

– Thay chậu, trụ ghép nếu giá thể đã mục, rong rêu

– Cắt bỏ những lá bệnh nặng và đem đi tiêu hủy

– Phòng trừ côn trùng chích hút và tránh gây vết thương cơ học

– Bón phân cân đối, giảm lượng phân đạm, tăng hàm lượng phân kali

– Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện các loại thuốc sau: Physan 20SL (Quatenary Ammonium salts) liều lượng 1-2ml/lít; Kasuran 47WP (Kasugamycin + Copper Oxychloride) lượng dùng 2-3g/lít; Ditacin 8L (Ningnamycin) pha 1-2ml/lít.

* Bệnh thối nhũn (Do nấm Cercospora sp và vi khuẩn Erwnia carotovora).

        Bệnh thường phát sinh trên lá non, ban đầu là chấm nhỏ sau đó lan rộng và phồng lên như vết bỏng nước sôi, mềm nhũn, dịch có mùi hôi và bệnh lan nhanh đến toàn cây lan. Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm dễ phát sinh bệnh.

Biện pháp phòng trừ

– Tạo thông thoáng cho vườn, cắt bỏ những lá bệnh nặng và đem đi tiêu hủy

– Khi chăm sóc cần tránh gây vết thương cơ học

– Hạn chế tưới, bón phân cần giảm lượng đạm, tăng hàm lượng kali

– Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện các loại thuốc sau: Physan 20SL (Quatenary Ammonium salts) liều lượng 1-2ml/lít; Kasuran 47WP (Kasugamycin + Copper Oxychloride) lượng dùng 2-3g/lít; Starner 20 WP (Oxolinic acid) lượng dùng 2-3g/lít.

* Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp

        Bệnh thường phát sinh mạnh vào mùa mưa, ban đầu là chấm tròn nhỏ màu nâu, xung quanh có quầng vàng nhạt, sau đó lan rộng tạo đốm tròn màu nâu đậm và lõm xuống.

 Biện pháp phòng trừ

– Tạo thông thoáng cho vườn, cắt bỏ những lá bệnh nặng và đem đi tiêu hủy

– Ngưng bón phân đạm và các chất kích thích trong lúc cây lan bị bệnh

– Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện các loại thuốc sau: Altracol 70WP (Propineb), Kamsu 2SL (Kasugamycin), Dùng Physan 20SL (Quatenary Ammonium salts) kết hợp Amistar Top 325SC (azoxystrobin) liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì để đạt hiệu quả cao.

3. Thu hoạch và đóng gói

– Lan Ngọc điểm thường tiêu thụ mạnh trong những tháng giáp Tết, giá trị tăng theo kích thước cây và số cành hoa trên cây.

– Khi vận chuyển cần phải đóng gói cẩn thận, nhằm tránh gây xây xác cho cây và cành hoa.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lan Ngọc Điểm

Lan Ngọc Điểm (Lan Đai Châu) – loài lan rừng có nhiều ở Việt Nam, loại cây của đường phố vì chúng thường mọc trên những cành cây có bóng mát. Một thân cây có thể có đến vài chục cây Ngọc Điểm.

Có thể nói Lan Ngọc Điểm là loại lan rừng nhưng thích nghi nhất với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh. Lan Ngọc Điểm luôn nở tháng 12 âm lịch (khoảng thời gian trong năm có ngày ngắn và đêm dài) nên được ví là lan của Tết cổ truyền. Lan có mùi hương thơm thoảng, rất có ý nghĩa nếu được trưng bày trong những dịp tết. Đây là loại lan quốc hồn quốc túy của Việt Nam.

Lan Ngọc Điểm còn được gọi dưới những cái tên khác nhau như lan Tai Trâu, lan Lưỡi Bò, lan Me, lan Nghinh xuân. Cây thuộc nhóm đơn thân, không có giả hành tăng trưởng theo chiều đứng, rất nhiều rễ không mọc thẳng từ thân.

Chuẩn bị vật tư

Kỹ thuật trông cây

Kỹ thuật chăm sóc

Phòng trừ sâu bệnh

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

– Bình tưới dạng nhỏ

– Chậu nhựa/ đất nung

– Giá thể thân cây

Bước 2: Chọn giống – Chuẩn bị giá thể

Cách chọn giống

– Nếu lấy lan từ rừng về: chọn những cây con có lá xanh cứng, rễ con nhiều. Chọn những cây như thế tỷ lệ sống sót sẽ rất cao.

– Nhân giống: Cây xanh, lá không bị dập, gãy, rễ còn 1 khúc khoảng 3-5cm, ít nhất phải còn 2 cái rễ mới dễ sống, dễ ghép.

Chuẩn bị giá thể

– Lan là loài độc trụ, thích ẩm nhưng không thích úng nước nên giá thể phải thật thoáng

– Khi trồng ngọc điểm, chọn các giá thể như gỗ nhãn hay các cây có vỏ sần sùi lâu mục.

Cố định lan vào một cây tựa, đặt vào chậu lan một khoảng 3 cục thân gỗ thật to hay một miếng ngói cong là đủ và treo lên chỗ thông thoáng là được.

– Trồng ngọc điểm trong chậu đất nung có nhiều lỗ thoát nước tốt và thêm các giá thể phụ như than và dớn cọng.

Tiến hành trồng

– Hạt lan Ngọc Điểm nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh nhưng lại là loại lan khó nhân giống bằng phương pháp cấy mô.

– Cách trồng khi đưa lan từ rừng về:

Khi đưa cây từ rừng về, do cây bị sốc nên phải thật cẩn thận ở giai đoạn này, nếu xử lý không kỹ cây sẽ phát triển rất chậm hoặc chết.

 +  Cắt bỏ những phần dư thừa trên cây như các lá hỏng, rễ hỏng.

 +  Pha 1 chậu 20 lít nước với 1 gói Atonik, 50ml Vitamin B1 (1 ml = 1 cc) và 1 gói Ridomil Gold.

 +  Sau đó ngâm chìm nghỉm lan vào đó 15-20 phút, để cây ráo nước, đưa cây vào mát và treo ngược cây lên từ 2 đến 3 tuần.

 +  Phun sương 2 lần/ngày. Sau 3 tuần chúng ta bắt đầu ghép cây vào các giả hành và phun thuốc kích thích ra rễ và các thuốc trị bệnh nấm khác.

– Rễ dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây/chậu treo.

Còn nếu muốn để 4 cây/chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các xơ dừa xay ra vì tưới quá nhiều nước mà xơ dừa giữ nước làm úng rễ.

Kỹ thuật chăm sóc

– Mùa nghỉ của Ngọc Điểm là 3 tháng từ đầu tháng 2-4.

– Lan Ngọc Điểm là loài có thể chịu được nóng, nhiệt độ thích hợp lan dao động từ 26oC-30oC.

– Ngọc Điểm chịu hạn khá tốt, thích ẩm. Độ ẩm càng cao thì rễ càng mọc nhanh và phát triển khá tốt, và độ ẩm lý tưởng nhất cho loài lan này chính là 40 – 70%.

– Tưới nước:

+ Giá thể thoáng, tưới nước cho Ngọc Điểm 2 lần/ngày vào mùa mưa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11

+ 3 lần/ngày từ đầu tháng 11 cho đến tháng 1

+ Tháng 2 – 4 (mùa nghỉ) tưới 1 lần/ngày cho cây đủ sống.

Ngọc Điểm là loài ưa sáng nhưng ánh sáng trực tiếp làm cây có thể bị bỏng lá. Ánh sáng thích hợp khoảng 60% nhưng cũng không nên trồng cây ở điều kiện ánh sáng quá rợp sẽ làm cho cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ cũng phát triển kém.

– Bón phân:

+ Không nên cung cấp dưỡng chất cho cây vào tháng 12 khi cây lan chớm nụ hoa.

+ Thay phân 30-10-10 bằng 10-20-20 và một tuần trước khi hoa tàn ta nên thay phân một lần nữa từ 10-20-20 bằng phân 10-20-30 để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ.

– Thay chậu:

+ Ngọc Điểm có mùa nghỉ nên việc thay chậu nên tiến hành vào mùa mưa.

+ Có thể thay chậu vào trái mùa nhưng sẽ  ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

 

Phân Biệt Lan Ngọc Điểm Rừng Và Ngọc Điểm Thái

Lan Ngọc Điểm rừng khác với lan Ngọc Điểm Thái ở 1 số chi tiết. Nếu như khách hàng chưa có kinh nghiệm rất dễ mua nhầm với mức giá cao. Đặc biệt là những khách hàng mới chơi và đang bước vào quá trình tìm hiểu. Nhận thấy vấn đề như vậy Vườn lan Huyền Vinh sẽ giúp khách hàng cách phân biệt lan Ngọc Điểm rừng và Ngọc Điểm cấy mô công nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Lan Ngọc Điểm rừng là gì?

Ngọc Điểm rừng là những thân lan, giò lan được khai thác trong quá trình tự nhiên tại các vùng khác nhau của nước ta. Chúng có thể sống trên cây, trên vách núi được những người tầm lan tìm và bán lại cho những người đam mê về chăm sóc.

Ngoài tên gọi lan Ngọc Điểm chúng còn có các tên gọi khác là lan Nghinh Xuân, Đai Châu ở từng vùng khác nhau.

Lan Ngọc Điểm Thái là gì?

Chúng còn được biết tới với tên gọi Ngọc Điểm cấy mô hoặc Đai Châu Thái, Đai Châu công nghiệp. Được nhân giống số lượng lớn bằng phương pháp cây mô công nghiệp trong các phòng thí nghiệm. Vì thế số lượng của chúng là không giới hạn so với Ngọc Điểm rừng.

Phân biệt Ngọc Điểm Rừng và Ngọc Điểm Thái như thế nào?

Tên gọi – nguồn gốc

Ngay từ tên gọi đã thấy sự khác biệt khi 1 bên là hàng rừng 1 bên là hàng Thái công nghiệp, cấy mô. Những cây hàng rừng được khai thác trong tự nhiên còn hàng Thái cấy mô khai thác từ phòng thí nghiệm. Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu nhân rộng các dòng lan như thế này.

Màu sắc hoa, thân lá

Những bông hoa lan rừng của dòng Ngọc Điểm có màu trắng là phổ biến nhất. Tiếp sau đó là màu sắc tím nhưng đốm trắng hoặc trắng nhưng đốm tím. Đây là 2 gam màu nổi bật và duy nhất của dòng khai thác từ rừng. Ngược lại những sản phẩm từ phòng thí nghiệm lạ mang tới khá nhiều những màu sắc đa dạng khác nhau. Vì thế nếu thấy Ngọc Điểm có 1 màu khác 2 màu trắng và đốm tím thì chắc chắn đó là hàng Thái, cấy mô công nghiệp.

Phần thân và lá cũng giúp phân biết lan Ngọc Điểm rừng và Ngọc Điểm Thái hiệu quả. Sống dưới những tán cây nên thường thiếu ánh sáng dẫn tới lá Ngọc Điểm rừng thường không được xanh thẫm. Thay vào đó là màu hơi chuyển sang vàng nhiều hơn. Ngược lại dòng công nghiệp thì vừa xanh vừa to nhìn rất ưng mắt.

Sự hoàn hảo của thân và lá

Hàng rừng khai thác khó khăn trên những núi cao, cây cao và qua nhiều bước vận chuyển mới đến được tay người mua. Vì thế chúng không thể giữ được độ hoàn hảo trong thân lá. Trên đó cũng sẽ có những khuyết điểm, sẹo khi vận chuyển hoặc quá trình sinh sống trong tự nhiên gây ra. Nhận thấy dễ dàng bề ngoài không được hoàn hảo và mỹ miều như hàng Thái.

Ngược lại hàng Thái quanh năm ở trong phòng thí nghiệm, các vườn kính được chăm sóc từ A-Z với nhiệt độ, ánh sáng lý tưởng. Chúng phát triển hoàn hảo và không có nhiều những khuyết điểm trên thân và lá.

Nói nôm na đơn giản thì lan Ngọc Điểm rừng là con nhà nghèo vất vả còn Ngọc Điểm Thái là con nhà giàu nuôi công nghiệp trong khu vực được bố mẹ chăm sóc.

Kích thước thân và lá

Trong điều kiện tự nhiên sinh sống khó khăn phải kiếm ăn chất dinh dưỡng không dễ dàng gì nên thân lá thường dạng dài, thon. Nó giống như con nhà nghèo quanh năm thiếu ăn thiếu mặc thì lấy đâu có béo tốt, béo phì được. Ngược lại hàng Thái thì xanh tươi, lá to và mơn mởn như lá mít. Độ hoàn hảo như vậy ai cũng thích. Nhưng chỉ những người chơi lâu, biết giá trị thì lại chọn hàng rừng.

Cách bán giữa lan rừng và lan thường

Với hàng rừng thường là khai thác theo từng cây, từng nhánh. Đa phần họ sẽ bán theo kg là chủ yếu. Tuy nhiên hiện nay số lượng ít nên cũng bán theo từng cây với vẻ ngoài xơ xác khá xấu. Hàng ngọc điểm ít khi bán theo trọng lượng mà họ bán lẻ theo từng cây. Vẻ ngoài đẹp mắt nên việc bán theo trọng lượng sẽ không hiệu quả

Nếu xét về mức giá thì Ngọc Điểm Thái Lan khó mà so sánh được với hàng rừng. Tất cả những đồ công nghiệp có giá trị không lớn bằng hàng tự nhiên. Mức giá của chúng chỉ bằng 1/3 cho tới 1/2 giá của hàng rừng. Đây cũng là cách phân biệt Ngọc Điểm rừng và Ngọc Điểm Thái hiệu quả.

Giá Ngọc Điểm rừng bao nhiêu hiện nay

Có nhiều khung giá cho các sản phẩm hàng rừng này. Phổ biến nhất là bán theo từng cây chứ không bán theo kg nữa. Hàng rừng chuẩn giá khoảng từ 300 nghìn cho tới 600 nghìn cho 1 giò lan nhỏ khoảng 10-15cm. Kích thước càng lớn thì mức giá của chúng càng cao. Có những giò lan khủng có giá vài chục triệu cho tới hàng trăm triệu là hết sức bình thường.

Yếu tố ảnh hưởng tới mức giá lan Ngọc Điểm rừng được thể hiện ở bên dưới

Kích thước giò lan càng lớn thì mức giá càng cao. Điều này là điều dễ hiểu cho bất cứ dòng lan nào.

Hàng thuần hay hàng mới khai thác. Hàng mới khai thác có thể giá rẻ hơn vì chưa được thuần và nhìn kém đẹp mắt. Hàng thuần dễ nuôi hơn và trông ưng mắt hơn.

Từng vùng địa lý sẽ có những mức giá khác nhau. Chúng có màu hoa khác biệt 1 chút nên cũng được đánh giá cao hơn.

Khách hàng mua số lượng hay mua nhỏ. Nếu như mua số lượng vài kg cho tới chục kg sẽ giá khác so với việc mua lẻ.

Hướng Dẫn Trồng Lan Ngọc Điểm Rừng

Bài Viết tổng hợp từ nhiều nguồn cũng như từ kinh nghiệm thực tiễn. Nếu có sai sót hay thắc mắc gì xin quý anh chị em vui lòng gửi comment lại cho chúng tôi sửa chữa nhé

1. Giới thiệu về lan Ngọc Điểm – Rhynchostylis

Lan Ngọc điểm có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea là một loài lan rừng thường được trồng phổ biến nhất, ra hoa vào dịp Tết nên được gọi là Nghinh xuân. Lan Ngọc điểm là một loại Lan rừng có nhiều ở Việt Nam phân bố ở các vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, đặc biệt các vùng giáp biên giới Lào và Campuchia ở cao độ thấp nhưng ở vùng nóng Lan Ngọc Điểm xuất hiện nhiều hơn cả. Lan Ngọc điểm được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Lan Đai Châu, Lan Lưỡi Bò, Lan Me, Nghinh Xuân Lan, Đại Châu. Bắt đàu từ đây, runglan.com xin phép dùng từ Lan Ngọc Điểm để gọi nhé! Cây thuộc nhóm đơn thân không giả hành tăng trưởng theo chiều đứng, rất nhiều rễ trên không mọc thẳng từ thân. Hạt Lan Ngọc điểm nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh. Lan Ngọc điểm có thể nói là Lan của tết cổ truyền dân tộc, mùa hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuận nó nở sớm hơn. Đây là loại Lan có mùi thơm thoang thoảng vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ giao thừa bên bàn thờ có vài chậu Lan Ngọc điểm tỏa hương tưởng nhớ người quá cố. Lan Ngọc điểm có thể nói là một loại Lan quốc hồn, quốc túy của Việt Nam.

2. Đặc Điểm Sinh Trưởng của Lan Ngọc Điểm

Ngọc điểm là loại Lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho Lan từ 26 – 30oC. Lan Ngọc điểm được bán khắp nơi tại các nhà vườn và các cửa hàng Phong Lan và được cung cấp sỉ bởi RungLan.com. Lan được khai thác từ các vùng bên nước bạn Campuchia, Lào và ở Việt Nam như vùng Đông Nam bộ và miền cao nguyên Nam Trung Bộ, với cao độ trung bình <600m, như các vùng Nha Trang, Bình Thuận. Ngoài ra còn có một số loài Ngọc điểm màu đỏ, màu trắng, màu gạch tôm, màu blue, mầu hồng, được chúng tôi nhập từ Thái Lan bán dưới dạn cây con 6 tháng tuổi hoặc cây mô trong chai

Ngọc điểm là cây Lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm, ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Tuy nhiên phải nhớ Ngọc điểm là loại Lan độc trụ vì thế giá thể phải thật thoáng. Rất đơn giản chỉ cột chặt cây Lan vào một cây tựa đặt vào chậu khoảng 3 cục than gỗ thật to là đủ. Nếu không có than có thể đặt vào miếng ngói cong hoặc trồng trực tiếp lên khúc gỗ vú sữa. Ngọc điểm có thể trồng rất tốt trên các loại giỏ bằng gỗ ( runglan.com có bán loại giỏ gỗ trồng lan này ) hay các thân cây sống hoặc chết. Chính do cấu tạo giá thể thoáng nên ta có thể tưới nước cho Ngọc điểm 2 lần/ngày vào mùa mưa 3 lần/ngày vào mùa khô, mùa nghỉ của Lan chỉ tưới nước 1lần/ngày cho cây đủ sống. Mùa nghỉ thực tế của cây Lan Ngọc điểm nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mùa mưa bắt đầu. Ngọc điểm là loại Lan ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000 – 20.000 1m/m2. Tuy nhiên, nếu cây Lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của Lan Ngọc điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây Lan Ngọc điểm chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài. Việc sử dụng phân bón cho Lan Ngọc điểm gần giống như Vanda, tuy nhiên Lan Ngọc điểm có mùa nghỉ 3 tháng từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 trong suốt 3 tháng cây nghỉ, ta chỉ tưới nước 1lần/ngày và hoàn toàn không cung cấp dưỡng liệu cho cây vào tháng 12. Khi cây chớm nụ hoa ta thay phân 30-10-10 bằng phân 6-30-30, 10-20-20 và một tuần lễ trước khi ra hoa nở cho đến khi hoa tàn ta lại thay phân có tỷ lệ Kali cao để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ. 3. Cách trồng lan ngọc điểm từ rừng mới Về Lan ngọc điểm mua từ rừng lan chấm com về nếu là hàng rừng chưa thuần thì các bạn phải qua quá trình cắt tỉa các lá hư thối và rễ cũ, ngâm thuốc kích thích và để vào chỗ râm mát khoảng 15-30 ngày chờ cho lan ra rễ rồi mới đem ghép vào giá thể. Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng, không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy, và chỉ ở mặt dưới lá. Sau khi Rể dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây / chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây / chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rể. đối với ĐAI CHÂU nên tưới phun sương cho tới khi thấy rể chuyển sắc. tưới 2-3 lần / ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày. 4. Cách chăm sóc lan ngọc điểm sau khi trồng Lan ngọc điểm sau khi trồng xong thì mình tưới nước và bón phân cho nó mau phát triển. Theo kinh nghiệm của RungLan Chấm COM thì mùa nắng mình dùng 2 lớp lưới cho nắng và tưới ngày 2-3 lần thật đẫm ( lúc mới trồng thôi nhé ) . Đến mùa mưa thì bỏ bớt 1 lớp lưới và không cần phải tưới. Chỉ lo xịt thuốc diệt nấm và phân định kì thôi Mình dùng phân vô cơ 100% vì sợ cây bị nấm bệnh. Dùng phân hòa tan Growmore 30-10-10+Te và 20-20-20 xen kẽ . Mỗi tuần xịt 1 lần với liều lượng khoảng 50% theo hướng dẫn ghi trên bao bì . Xịt phân 30-10-10+Te 2 lần ( 2 tuần và mỗi ngày chủ nhật ) rồi chuyển sang xịt phân 20-20-20 và pha thêm 1 chút B1 kích thích 1 lần . Lại tiếp tục như thế 5. Phòng trừ bệnh và dịch hại cho lan ngọc điểm Cây Lan Ngọc điểm là loài bản xứ vì thế khả năng chống chịu của nó rất cao, nó có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh. Tuy nhiên một cây Lan mới được mang từ rừng về được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp sẽ làm cho cây bị bỏng lá và đây là ngõ xâm nhập của một số loài nấm và virus điều này lắm khi cũng làm cho cây chết. Định kì phun 1 tháng 1 lần vào mùa khô và 2 tuần 1 lần vào mùa mưa các loại thuốc phòng trị bệnh như Ridomil Gold , Booc Đo , Tilt Super …. Xen kẽ cho cây đỡ bị lờn thuốc. Có thể pha chung với phân nhưng nên dùng bình xịt riêng để tiết kiệm và tiện theo dõi. Mùa mưa phải dọn sạch cỏ rác trong vườn, khơi thông không cho đọng nước. Gom sạch lá khô vàng, cắt ngay lá bệnh Siêng đi quan sát chỗ bị ốc cắn mất lá hay rễ để bắt hay xịt thuốc diệt trừ sâu, nhện, kiến, ong vàng … không để chúng cắn phá