Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Màng / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Màng

Dưa lưới là 1 loại cây thuộc họ bầu bí, có thời gian sinh trưởng ngắn và trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh thường có thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch 85 – 90 ngày (tùy vào giống). Đặc biệt, với dưa lưới vàng có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi, ngày nay dưa lưới được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và chủ yếu được bán tươi vì loại quả này có giá trị dinh dưỡng cao. Đồng thời khi trồng dưa lưới trong nhà màng sẽ giúp bảo vệ cây dưa trước tác động của thời tiết, điều kiện ngoại cảnh, tạo môi trường cho cây sinh trưởng và đạt năng suất cao

Chọn hình thức trồng dưa lưới trong nhà màng đúng kỹ thuật

Do diện tích trồng dưa lưới thường chiếm diện tích lớn và tùy thuộc giá cả thị trường mà bà con nên chọn các loại nhà màng giá rẻ đến nhà màng công nghệ cao.

Chọn lưới chắn côn trùng với độ bền cao, chắn côn trùng tốt và chịu được thời tiết khắc nghiệt

Chú ý khung giàn phải chịu lực tốt vì dưa lưới dùng tua như dưa leo để bám đậu và hình thành trái

Chọn và chuẩn bị hệ thống kỹ thuật tưới kỹ lưỡng.

Dưa lưới dùng tua như dưa leo bám vào các thanh xên để leo theo chiều cao theo thời gian phát triển.

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà lưới

Chuẩn bị rò gieo ươm riêng. Có thể gieo ươm cây con trong những túi nhỏ trước khi trồng vào luống (Tiết kiệm thời gian, tăng tần suất canh tác).

Xây dựng nhà màng với hệ thống lưới chắn côn trùng ngăn chặn côn trùng tấn công gây hại.

Xử lý đất, chuẩn bị đất đai trồng trọt tơi xốp.

Phủ nhựa chống cỏ, gim nhựa, tạo lỗ cách khoảng hợp lý. Trồng cây con vào các lỗ nhỏ đã chừa sẵn

Tỉa thưa quả chỉ chừa từ 1 – 4 quả nếu canh tác tốt.

Chú ý cuống dưa sẽ không chịu lực nổi khi dưa lớn nhanh do đó cần có phần đỡ nhằm “mắt võng” cho trái dưa khi thấy trọng lượng dưa đã lớn khoảng 1/2 so với trưởng thành.

Mọi thông tin xin liên hệ: CÔNG TY TNHH XNK TM HOÀNG PHÚC Trụ Sở Chính – Lực Sĩ Nhà Nông Website: www.lucsinhanong.com Facebook: https://www.facebook.com/lucsinhanong/ VP Đại Diện: 527 Bình Thới, P.10, Q.11, Tp.HCM. Điện thoại: 0886262829

Kĩ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Màng

Chọn các giống dưa lê: Angena, Chu Phấn, Bảo Khuê có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ cao và cho năng suất cao.

Kĩ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng Chọn giống: Chọn các giống dưa lê: Angena, Chu Phấn, Bảo Khuê có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ cao và cho năng suất cao.

Chuẩn bị cây con: Sử dụng các khay ươm cây (loại 50 lỗ) để gieo hạt, mỗi lỗ 1 hạt. Giá thể cần được làm ẩm trước khi gieo. Hàng ngày, tùy vào điều kiện thời tiết, tưới nước đủ ẩm để giúp hạt nảy mầm. Gieo trực tiếp hạt giống khô vào khay hoặc ngâm hạt trong nước ấm 45-500C (2 sôi + 3 lạnh) trong 2 giờ, sau đó ủ hạt cho nứt nanh rồi tiến hành gieo vào khay. Có thể dùng mụn dừa hoặc trộn với tro trấu và phân hữu cơ để làm giá thể gieo hạt. Trong vườn ươm cần chú ý: Phòng trừ bọ phấn trắng, bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus cho dưa lê. Ngoài ra cần phòng trừ bệnh héo rũ cây con. Tốt nhất cây nên gieo trong nhà màng có lưới ngăn côn trùng. Ngoài việc cung cấp đủ ẩm cho cây, cần chú ý tưới dinh dưỡng cho cây. Có thể dùng dung dịch thủy canh với nồng độ bằng 1/3 tưới cho cây con. Hethongtuoi.vn. Cây con sau gieo từ 10-12 ngày thì có thể tiến hành trồng. Chuẩn bị giá thể trồng: Giá thể được sử dụng là mụn dừa, trước khi trồng cần phải xử lý sạch chất chát bằng nước từ 7-10 ngày. Giá thể sau khi xử lý được cho vào các túi nilon kích thước 40 cm x 40 cm hoặc luống trồng cây, kích thước luống: cao 30 cm, rộng 30 cm và dài 20-30 m (tùy thuộc vào chiều dài của nhà lưới). Hethongtuoi.vn. Thiết bị tưới: Thiết bị tưới cho kiểu trồng trong túi được sử dụng là một đầu cắm tưới nhỏ giọt loại 60 hoặc 80 cm. Thiết bị tưới cho kiểu trồng luống là sử dụng dây tưới nhỏ giọt có khoảng cách giữa 2 lỗ là 20 cm (2 dây/luống). Trồng và chăm sóc: Mật độ trồng: Dưa lê trồng trong nhà màng với mật độ 22.000-28.000 cây/ha. Tiến hành trồng hàng đôi, khoảng cách hàng là 1,2 m, khoảng cách giữa 2 hàng đơn là 0,6 m. Tưới nước và bón phân: Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp. pH cho dung dịch tưới: 5,5-6,5. Hethongtuoi.vn.

Chăm sóc: Khi cây cao khoảng 20 cm thì nên bắt đầu quấn dây cho cây leo. Sử dụng ong để thụ phấn cho dưa lê (20 ngày sau trồng). Mỗi cây để 1 quả ở cành cấp 1 tại vị trí lá thứ 10-17 tùy vào tình hình sinh trưởng của cây (tỉa bỏ các cành từ lá thứ 9 trở về gốc). Chú ý cần bấm ngọn cành và để lại 1 lá gần quả. Sau đó tỉa hết các cành nách để tạo thông thoáng và hạn chế sự tiêu hao dinh dưỡng. Các cành ở vị trí lá thứ 23-25 sẽ để lại 1-2 lá và bấm ngọn cành. Khi cây có 25 lá thì tiến hành bấm ngọn chính. Nên tỉa lá già dưới gốc để vườn thông thoáng và hạn chế bệnh phát sinh. Phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu hại: Dưa lê trồng trong nhà màng chủ yếu bị một số loài sâu hại như: bọ phấn trắng và bọ trĩ. Có thể sử dụng các loại thuốc để phòng trừ: Abamectin 6.5, Confidor, Radiant, Ascend, Mospilan… Bệnh hại: Dưa lê trồng trong nhà màng thường bị một số bệnh như: héo rũ cây con, phấn trắng, sương mai… Có thể sử dụng các loại thuốc: Ridomil, Aliette, Topsin, Anvil, Carbendazim… Thu hoạch: Đối với giống Angena, sau khi trồng khoảng 60-65 ngày thì thu hoạch. Đối với giống Chu Phấn, sau khi trồng khoảng 55-60 ngày thì thu hoạch. Đối với giống Bảo Khuê, sau khi trồng khoảng 75-80 ngày thì thu hoạch.

Nhà nhập khẩu & phối độc quyền màng nhà kính Israel, bán màng kính, màng nhà kính,màng kính politiv, màng kính israel,mang kinh,ban mang kinh, mang nha kinh,bán màng kính tại hà nội,màng nhà kính giá rẻ,màng nhà kính pe, màng kính trồng rau sạch,màng kính trồng hoa,màng kính công nghệ cao,màng kính tốt,màng kính tại miền bắc,politiv việt nam, politiv tại việt nam, mua bán màng nhà kính, mua ban mang nha kinh, cung cấp màng nhà kính, cung cap mang nha kinh, bán màng nha kinh, ban mang nha kinh, nha kinh, mang nha long, mang lop nha kinh,mang lop nha long, mang phu nha kinh, mang phu nha long, mang phu nong nghiep, Nilon nhà kính, màng nhà kính, màng phủ nông nghiệp, nhà kiếng,

Quy Trình Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Kính/ Nhà Màng &Amp; Chuyển Giao Công Nghệ Từ A

I. Giới thiệu về chúng tôi: VPEB GREENHOUSE 1. Về chúng tôi:

VPEB GREENHOUSE tên đầy đủ là CÔNG TY TNHH SX & TM KỸ THUẬT XÂY DỰNG VIỆT NAM được thành lập từ năm 2010, là công ty chuyên về thép kết cấu và nhà thép tiền chế. Do đó chúng tôi có đầy đủ nền tảng kiến thức và kinh nghiệm để phát triển hệ thống nhà kính nông nghiệp công nghệ cao hiện đại với thiết kế tiêu chuẩn quốc tế.

Trong 9 năm vừa qua, chúng tôi đã có hàng loạt những thiết kế và công trình xây dựng từ hệ khung nhà dân dụng diện tích từ 1.000m2 tại các tỉnh thành như: Đồng Nai, Vũng Tài, Bình Dương, Bình Thuận… cho đến coôn trình mang tầm quốc gia như công trình của Vineco từ 150 hecta tại Lâm Đồng, công trình nhà kính nuôi tôm diện tích 1 hecta tại Bà Rịa…và còn nhiều công trình đặc biệt như nhà kính hiện đại phơi sấy cà phê và nông sản, nhà kính trồng cây cảnh,…

Năm 2023, Chúng tôi tiến hành đầu tư farm mẫu tại Phường Long Phước, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh với diện tích ban đầu 4.000m2. Farm hiện tại sản xuất dưa lưới công nghệ cao mỗi 3 vụ trên 1 năm. Với sản lượng mỗi vụ từ 4 tấn dưa lưới/ 1.000m2 nhà kính, là nguồn cung cấp cho một số siêu thị trái cây cao cấp như Annam Gourmet Market,…

Năm 2023, VPEB GREENHOUSE mạnh dạn đầu tư farm dưa lưới hiện đại với diện tích gấp nhiều lần farm mẫu taị quận 9, với diện tích gần 90,000m2. Gồm hệ thống nhà kính nông nghiệp công nghệ cao, xưởng sản xuất vật tư nhà kính, kho chứa vật tư, nhà xưởng sơ chế đóng gói nông sản…

Chúng tôi luôn hoàn thiện hơn nữa hệ thống nhà kính và quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng Định hướng phát triển bền vững dựa trên hai yêu tố chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý, tất cả vì sức khỏe của người tiêu dùng Việt.

2. Quy mô

Hiện tại VPEB sở hữu 2 trang trại đã canh tác dưa lưới:

Trang trại 4.000m2 tại Phường Long Phước, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.

Trang trại 90.000m2 tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Tổng sản lượng giai đoạn 1 sau khi hoàn thiện các hạng mục ước tính 120 tấn/ năm của 1ha nhà màng/ nhà kính, cung cấp dưa lưới sạch cho các siêu thị và cửa hàng trái cây cao cấp khắp cả nước.

3. Mục tiêu

Mục tiêu phát triển của chúng tôi:

Cung cấp hệ thống nhà kính Nông Nghiệp Công Nghệ Cao với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất nông sản chất lượng.

Quy trình sản xuất Công Nghệ Cao ứng dụng các phương pháp sản xuất mới

Sản Phẩm Sạch Và Chất Lượng sử dụng các biện pháp phòng ngừa sâu bênh hại theo hướng hữu cơ.

II. Nhà kính của VPEB GREENHOUSE và các trang thiết bị 1. Thiết kế nhà kính của VPEB GREENHOUSE 1.1 Thông số kỹ thuật của nhà kính:

Nhà kính mái hở cố định một bên. Khẩu độ 9.6m x 4m

Cột trụ D76 dày 2 mm, thanh giằng sử dụng thép chịu lực cường độ cao,

Chiều cao tính từ đỉnh nóc: 9,000 cm (9m)

Nhà kính được phủ màng film Polyethylene Ginegar có độ dày 200 µm,

Phần mái hở cố định được che phủ bởi lưới chắn côn trùng 32 mesh nhập khẩu Thái Lan,

Trụ cột được đúc bê tông chắc chắn, bê tông đạt chuẩn.

Cửa trượt, khung thép, phủ màng, phòng cách li cửa đóng mở.

1.2 Các thuyết minh tính được VPEB GREENHOUSE sử dụng cho hệ kết cấu:

VPEB xác nhận rằng việc thiết kế kết cấu thép trong phần thuyết minh này được thực hiện theo các tiêu chuẩn Mỹ như sau:

Specification for Structural Steel Buildings, American Institute of Steel Construction,

AISC 2005 ASD

Metal Building Systems Manual, Metal Building Manufacturers Association,

MBMA 2006 Latest Edition.

International Building Code 2003 Latest Edition

2. Các trang thiết bị bên trong nhà kính 2.1 Hệ thông tưới nhỏ giọt hiện đại

VPEB GREENHOUSE hiện đang sử dụng và cung cấp hệ thống tưới cho toàn bộ công trình được thi công bởi VPEB. Được ứng dụng nhiều nhất là hệ thống tưới nhỏ giọt que cắm chuyên dùng cho dưa lưới, cà chua, dưa leo Nhật và dưa baby.

Các thiết bị tưới nhỏ giọt, tưới phun sương được cung cấp bởi Netafim – Israel – Đất nước sở hữu nền nông nghiệp và Công nghệ tưới đứng đầu Thế Giới.

Trang trại VPEB GREEN FARM được trang bị 2 hệ thống tươi gồm hệ thống tưới nhỏ giọt và hệ thống tưới phun sương.

Hệ thống tưới nhỏ giọt được sử dụng tưới và châm dinh dưỡng trực tiếp cho cây trồng

Hệ thống tưới phun sương mục đích chính là làm mát tăng độ ẩm không khí khi nhiệt độ bên trong nhà kính lên quá cao.

Bên cạnh đó VPEB hiện đang sử dụng bộ hẹn giờ tưới tự động, và tiến hành sử dụng hệ thống châm dinh dưỡng và tưới tự động dựa trên các cảm biến và dựa theo quy trình canh tác. Đây sẽ là một bước tiến quan trọng của chúng tôi khi áp dụng tự động hóa vào sản xuất các loại nông sản như cà chua, dưa leo, ớt chuông,… nói chung và trồng dưa lưới trong nhà màng/ nhà kính nói riêng.

2.2 Hệ thông làm mát theo chương trình và tự động

Hệ thống quạt đối lưu đẩy không khí nóng lên cao thoát ra ngoài qua mái thông gió 1 bên (Thiết kế bời VPEB GREENHOUSE – nhà kính trồng dưa lưới chuyên nghiệp)

Hệ thống quạt đối lưu còn được sử dụng nhiều cho các loại cây trồng khác như hoa, rau, cây kiểng…

Số lượng lắp quạt trên diện tích 1.000m2 là 6-8 quạt (Loại quạt có công suất 450W) Số lượng quạt được tính dựa theo công suất và lưu lượng gió nhằm phù hợp với thiết kế nhà màng trồng dưa lưới

Hệ thống phun sương Làm mát hạ nhiệt độ Coolnet của Netafim – Israel

Sử dụng bec tưới Cross body +4 nozzles x 7.5 Coolnet, wire 30cm, connector 3/8. Tiết kiệm nước mà vẫn đạt hiệu quả cao, phù hợp với kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính/ nhà màng. Số lượng đầu tưới phun sương được thiết kế phù hợp trong nhà màng trồng dưa lưới.

2.3 Hệ thống bạt phủ nền và máng thu hồi nước tưới

Bên trong nhà kính được xử lý bề mặt và trải bạt địa chất trắng, loại bạt sử dụng tránh đọng nước trên mặt bằng, loại bỏ cỏ dại, ngăn nấm phát triển làm hư hại đến mùa vụ.Bạt địa trắng còn phản xạ ánh nắng mặt trời tránh hấp thu nhiệt vì nhiệt lượng từ mặt trời sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong nhà kính.

Khay thu nước tưới đóng vai trờ quan trọng, tránh đọng nước bên dưới túi giá thể, tránh phát sinh nấm bệnh. Đây là vật tư cần thiết trong phòng chống và quản lý sau bệnh hại (IPM- Integrated Pests Management)

Khay thu hồi nước còn tiết kiệm nước khi thu hồi nước tưới (có chất dinh dưỡng) để sử dụng tưới cho cây ăn trái bên ngoài nhà kính. Hệ thống bạt phủ nền và máng thu hồi nước tưới của VPEB GREENHOSUSE phù hợp với thiết kế nhà màng trồng dưa lưới.

2.4 Hệ thống cáp treo trái và móc treo trái

Cáp lụa sử dụng treo trái và quấn thân dưa lưới, tải trọng 12-15 kg/ 1 m2

Dây treo dưa lưới được đan từ nhiều sợi mảnh, chắc chắn, tải trọng dây 45kg

Móc treo trái chuyên dụng tạo hình cuống trái đẹp. Ngoài ra cáp lụa và dây treo còn được tái sử dụng trong nhiều năm giúp tiết kiệm chi phí nhà màng trồng dưa lưới.

2.5 Túi giá thể phản xạ ánh sáng mặt trời

Túi giá thể 2 lớp, lớp đen phía trong và lớp trắng phía ngoài, in logo VPEB GREENHOUSE – Agri-tech Total Solutions.

Túi được thiết kế 2 lớp, lớp đen bên trong làm mát giá thể, giúp rễ phát triển tối ưu, ngăn cỏ dại phát triển, lớp trắng bê ngoài phản xạ ảnh sáng mặt trời, không hấp thu nhiệt.

Loại bỏ khả năng mất nước do nhiệt độ tác động, giữ ẩm giá thể tối đa để cây phát triển. Ngoài ra túi giá thể còn được tái sử dụng nhiều lần giúp tiết kiệm chi phí nhà màng trồng dưa lưới.

III. Công nghệ trồng dưa lưới CNC bên trong nhà kính 1. Đội ngũ của chúng tôi: Vahid Fatahian (Mr.) Vị trí: Farm Supervisor

Tốt nghiệp Avi Sina University, Hamadan, Iran

Chuyên ngành Nông học và Nhân Giống Cây Trồng.

Thạc sĩ Khoa học tại PUTRA MALAYSIA UNIVERSITY, Kuala lumpur, Malaysia tháng 5/2010

Là chuyên gia trong mảng hữu cơ và nghiên cứu phát triển quy trình sản xuất hữu cơ.

2. Quy trình canh tác dưa lưới sạch của VPEB GREEN FARM:

Các giai đoạn trong canh tác dưa lưới đều rất quan trọng, từ giai đoạn đầu khi chuẩn bị vườn ươm cây giống, kiểm tra hạt giống, chọn lựa và ươm cây giống. Đến giai đoạn chăm sóc cây thụ phấn, chú ý chế độ dinh dưỡng, đến khi đậu quả thì kỹ sư cần theo dõi kiểm soát sâu bênh hại. Giai đoạn tạo lưới cho dưa quả dưa khá nhạy cảm với côn trùng do đó kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính/ nhà màng được VPEB GREENHOUSE áp dụng thành công hỗ trợ việc trồng dưa lưới – trái cây cao cấ này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Giai Đoạn 1: Chuẩn bị vườn Ươm cây giống

Chuẩn bị giá thể và làm sạch vườn ươm cây giống.

Bên trong nhà kính ươm cây con cần đạt nhiệt độ độ ảm nhất định, trang bị hệ thống tưới phun sương giữ ẩm để cây con phát triển. Sử dụng lưới che nắng nhằm giảm lượng nắng trực tiếp chiếu vào cây con.

Chọn lựa hạt giống dưa lưới chất lượng cao, hạt giống chuẩn F1, hạt giống được kiểm tra và được ươm trong nhà kính tránh mưa và côn trùng gây hại.

Đo tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, tỉ lệ nảy mầm của hạt giống F1 nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản là gần như tuyệt đối, đạt 99%.

Giai đoạn 1 kéo dài từ 8-10 ngày sau khi gieo hạt.

Giai Đoạn 2: Trồng và chăm sóc

Khi cây con ra lá thật, kỹ sư sẽ chuyển cây con sang túi giá thể và nhà kính lớn hơn để cây phát triển. GIai đoạn này cây con cần thời gian thích nghi với môi trường mới do đó không tác động mạnh hoặc thường xuyên thúc ép dinh dưỡng.

Mật độ trồng cây dưa lưới tại VPEB GREEN FARM là: 1.800 cây/ 1,000 m2

Sau khi chuyển đổi môi trường từ 7 – 10 ngày tiếp theo, kỹ sư sẽ bắt đầu treo dây cố định cây để cây phát triển theo chiều thẳng đứng. Dây treo được thiết kế chuyên dụng, mỗi cây giữ 1 quả thì sẽ có 2 dây, 1 dây treo thân cây với các kẹp cố định thân cây chuyên dụng, 1 sợi khác có gắn móc treo trái nhằm cố định trái sau khi thụ phấn. Từ ngày thứ 20 (sau khi chuyển cây con sang nhà kính) cây dưa lưới bắt đầu cho ra những bông hoa đầu tiên, lúc này kỹ sư của VPEB sẽ thụ phấn cho cây. Có 2 cách thụ phấn đang được áp dụng tại VPEB GREEN FARM đó là sử dụng ong và thụ phấn thủ công bằng tay để kết quả đậu trái đạt 100%.

IPM- Integrated Pests Management (Quản lý sâu bênh hại tại VPEB GREENHOUSE)

Tại VPEB GREEN FARM chúng tôi phòng trừ bọ trĩ, bọ phấn và các loại nấm bằng các phương pháp hữu cơ như:

Sử dụng bẫy côn trùng sinh học của Gadot Agro Israel

Sử dụng tinh dầu Neem oil

Sử dụng thiên địch.

Đây là bài viết chi tiết nói về thả thiên địch trong nhà kính: http://vpebgreenhouse.com/thien-dich-la-gi-va-nhung-uu-diem-thien-dich-mang-lai-co-the-ban-chua-biet/

Giai Đoạn 3: Đậu trái

Sau khi thụ phấn thành công, VPEB chỉ giữ lại mỗi cây 1 trái. Trái được treo trên móc treo nối với hệ thống cáp bên trong nhà. Kỹ sư tiến hành lựa chọn quả phù hợp để giữ lại và loại bỏ những quả không phù hợp.

Tiếp theo kỹ sư tiến hành bấm ngọn cây, tập trung dinh dưỡng nuôi trái khi cây đạt 23 – 25 lá. (Khoảng 45 ngày sau khi trồng)

Trái lúc này băt đầu tạo vân lưới, cũng là lúc cần kiếm soát tất cả các loại sâu bệnh hại có thể ảnh hưởng đến chất lượng trái.

Vân lưới của trái được quyết định bởi dinh dưỡng và thời tiết, do đó kỹ sư VPEB đưa ra công thức dinh dưỡng tối ưu nhằm tạo ra vân lưới đẹp, chất lượng quả tốt nhất.

Giai Đoạn 4: Thu Hoạch

Thời gian thu hoạch dưa lưới từ 75 đến 90, kể từ ngày gieo hạt (Tùy vào điều kiện khí hậu nữa: Ở HCM, Bình Thuận thì hạt giống Hà Lan 75 ngày thu, nhưng họ trồng ở Lâm Đồng thì 80-85 ngày mới thu.), lúc này dưa lưới đã đạt độ chín và độ ngọt.

Độ ngọt của dưa lưới dao động từ 14 đến 17 độ Brix là dưa đtạ chất lượng.

Trọng lượng dưa lưới dao động từ 1,4kg đến 2,5kg

3. Các loại dưa lưới đang được trồng tại VPEB GREEN FARM Dưa lưới Inthanol RZ

Giống: Hà Lan

Quả tròn, vỏ vàng, ruột xanh

Độ ngọt: 13+

Trọng lượng trung bình: 1.3 – 1.7kg/ 1 quả

Dưa lưới 34-901RZ

Giống: Hà Lan

Quả tròn, vỏ xanh, ruột vàng

Độ ngọt: 13+

Trọng lượng trung bình: 1.3 – 1.7kg/ quả

Hiện tại tất cả các dòng dưa lưới màng thương hiệu VPEB GREENHOUSE đều có tem truy xuất nguồn gốc sản xuất, vị trí farm sản xuất, điều kiện sản xuất, điều kiện đóng gói, bảo quản và ngày thu hoạch.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về giải pháp trồng rau sạch hoặc dưa lưới trong nhà kính, hãy liên hệ với VPEB GREENHOUSE để được tư vấn tận tâm!

🏫 Trụ sở chính HCM: Số 4 Đường D5, Khu Nam Long, Quận 9, Hồ Chí Minh 🏡 VP Đà Lạt: 322, Hai Bà Trưng, Phường 6,TP. Đà Lạt ☎️ Hotline: 0934108899 (Tư vấn Thiết kế – Thi công) ☎️ Hotline: 0934108899 (Vật tư – Thiết bị nhà kính) 🌍 http://vpebgreenhouse.com

Thi công nhà kính trọn gói: Farm được xây dựng trọn gói, chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lưới và quản lý bởi VPEB GREENHOUSE http://vpebgreenhouse.com/thiet-ke-thi-cong-nha-kinh-nong-nghiep/

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới

Dưa lưới ( Cucumis melo L.) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới có quả hình ôval hoặc tròn, da quả màu xanh, khi chín vỏ màu xanh hoặc vàng, có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt quả dưa vân lưới thường màu vàng cam.

Quả dưa lưới có trọng lượng trung bình từ 1.5 kg đến 3.5 kg. Dưa lưới có nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Người Ai Cập là người đầu tiên trồng giống dưa này, ban đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt, sau thời gian lai tạo, chọn lọc hiện nay dưa lưới có nhiều loại trái to và ngọt. Dưa lưới sinh trưởng khỏe, khả năng phân nhánh nhiều và thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới như ở Việt Nam. Thời gian từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch tùy theo giống dưa.

Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng hoặc trồng ngoài đồng ruộng.

Dưa lưới chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. Là nguồn phong phú beta-carotene, acid folic, kali và vitamin C, A. Nước ép dưa lưới cũng có thể giúp cải thiện được tình trạng khó thở, giảm được sự mệt mỏi, chữa được chứng mất ngủ. Do chứa hàm lượng acid folic cao, rất có lợi cho phụ nữ mang thai, giúp cho bào thai khỏe mạnh. Giúp ngăn ngừa chứng loãng xương. Giúp hạ huyết áp, ngăn chặn chứng chuột rút ở chân…

II. Đặc tính giống

Hiện nay Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Việt Á cung cấp 02 giống dưa lưới với các đặc tính sau:

Dưa lưới Kim Đế Vương lai F1 VA.74 (Kim Đế Vương VA.74):

Là giống sinh trưởng khỏe, kháng bệnh rất tốt, quả nặng trung bình 2,5-3 kg, độ đường 15-17 ºBx. Ruột màu vàng cam, vỏ màu vàng, có lưới sần, ăn rất giòn và thơm.

Thời vụ trồng: Vụ Xuân, Vụ Hè.

Thời gian thu hoạch 65-70 ngày sau trồng.

Lượng giống cần thiết 40-50 g/1000 m ².

Dưa lưới F1 VA. 72 (Đông Phong VA. 72):

Xuất xứ giống Đài Loan – Trung Quốc. Cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh rất tốt, quả nặng trung bình 1,5-2 kg, độ đường 15-18 ºBx. Ruột màu vàng cam, không nứt trái, ăn rất giòn và thơm.

Thời vụ trồng: Vụ Xuân, Vụ Hè.

Thời gian thu hoạch 70-75 ngày sau trồng. Khoảng cách trồng 40-120 cm.

Lượng giống cần thiết 25-30 g/1000 m ².

Dưa lưới lai F1 Kim Vương (VA.78):

Đặc tính giống: cây sinh trưởng khỏe,kháng bệnh rất tốt, quả nặng trung bình từ 2-3 kg, độ đường từ 14-16,5 %. Ăn rất giòn và thơm.

Thời vụ trồng: Vụ Xuân, Vụ Hè

Thời gian thu hoạch: 65-70 ngày sau trồng. Khoảng cách 40 – 120 cm.

Lượng giống cần thiết: 40-50 gam/1000 m ²

III. Kỹ thuật gieo trồng 1. Yêu cầu ngoại cảnh Nhiệt độ

Dưa lưới là cây trồng nhiệt đới nên thích hợp nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển 25 -30ºC. Nhiệt độ thấp gây nguy hiểm và có thể làm chết héo cây con, do rễ cây không hấp thu được nước từ đất và khi mặt trời lưới nước bốc hơi từ lá nhanh hơn rễ hút nước vì thế dẫn đến héo nhanh và chết. Khả năng chịu nhiệt độ thấp của dưa lưới rất yếu nhất là giai đoạn ra hoa hình thành quả, hiện tượng rụng nụ, phấn không tung và thụ phấn không thực hiện được khi nhiệt độ xuống dưới 15ºC. Nhiệt độ thích hợp để cây ra hoa và tạo quả 20 – 22ºC vào buổi sáng và 25 – 27ºC vào buổi trưa. Sự sinh trưởng sẽ bị hạn chế khi nhiệt độ thấp hơn 15ºC và khi cao hơn 35ºC.

Ánh sáng

Cây dưa lưới là cây ưa sáng. Vì vậy cây cần nhiều ánh sáng ngay từ khi xuất hiện lá mầm đầu tiên cho đến khi kết thúc sinh trưởng. Nắng nhiều và nhiệt độ cao là hai yếu tố làm tăng chất lượng dưa. Cây không đủ ánh sáng hay do trồng với mật độ dày, bị che khuất sẽ giảm tỉ lệ đậu quả, kích thước quả và khả năng tích lũy đường trong quả kém. Trời âm u, mây nhiều dẫn đến chất rắn hòa tan trong quả giảm. Yêu cầu ánh sáng cho dưa từ 8 – 12 giờ. Quang kì ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh sẽ thúc đẩy cây ra hoa cái nhiều, tăng tỷ lệ đậu quả, quả chín sớm, năng suất cao.

Ẩm độ

Dưa lưới thuộc nhóm cây trồng chịu hạn nhưng không chịu úng. Hệ rễ của những cây này ăn sâu, phân nhánh nhiều nhưng chúng có khối lượng thân lá lớn, thời gian ra hoa, quả kéo dài, năng suất trên đơn vị diện tích cao nên những thời kỳ sinh trưởng quan trọng cần phải cung cấp đầy đủ nước. Ẩm độ thích hợp cho phát triển dưa lưới là khoảng 75% – 80%. Thời kỳ cần nước là thời kỳ sinh trưởng thân lá, thời kỳ hình thành thân lá và thời kỳ quả phát triển. Ẩm độ đất cao trong giai đoạn chín sẽ làm giảm chất rắn hòa tan trong quả, dẫn đến chất lượng quả giảm. Ẩm độ đất cao trong giai đoạn phát triển sẽ làm tăng sâu bệnh.

Đất và dinh dưỡng

Dưa lưới thích hợp cho loại đất tơi xốp, tầng canh tác sâu, đất phù sa, thịt nhẹ, trong quá trình canh tác cần bón đầy đủ và cân đối NPK và phân chuồng. Cây yêu cầu nhiều nước và chất dinh dưỡng nhất là ở giai đoạn ra hoa và đậu). Sự tăng trưởng của dưa lưới tốt hay xấu thay đổi theo cơ cấu của đất.

pH

Dưa lưới phát triển tốt nhất trên đất thoát nước tốt như đất thịt pha cát có độ pH từ 6-6,5. Các loại đất có pH< 6 thì cây bị vàng lá và ít hoa cái.

2. Kỹ thuật trồng trong nhà màng

Ngâm ủ, gieo hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm 4 – 5 tiếng, sau đó mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nanh.

Dưa trồng trong nhà màng nên sử dụng khay bầu loại 84 lỗ/khay để gieo hạt hoặc túi bầu nilon đen. Hạt giống được gieo 1 hạt/lỗ trên xơ dừa đã được xử lý trộn với phân hữu cơ đã được xử lý bằng nấm Trichoderma và tro trấu phối trộn theo tỷ lệ tương ứng 70% – 20% – 10%.

Khay ươm, bầu ươm được đặt trong nhà ươm có che mưa và lưới chắn côn trùng. Hạt giống được tưới giữ ẩm hằng ngày. Sau khi gieo từ 7 – 10 ngày, khi cây xuất hiện lá thứ 2 thì tiến hành trồng.

Mật độ trồng: Hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 60 cm (25.000 cây/ha).

Trồng vào chiều mát, trồng hàng kép kiểu so le nanh sấu, theo khoảng cách giữa 2 hàng kép là 100 cm, hai hàng đơn là 40 cm. Sử dụng nước giếng khoan hoặc nước sông suối tưới qua hệ thống nhỏ giọt, nước tưới phải đảm bảo độ pH từ 6 – 7, không mặn, không phèn.

Sau khi được trồng từ 7 – 10 ngày, cây ra tua cuốn cần tiến hành treo dây để cố định cây. Giai đoạn cây ra hoa thì tiến hành thụ phấn bằng ong hoặc bằng phương pháp thủ công. Sau đó tỉa bỏ những nhánh phụ từ đốt 1 đến đốt 5. Từ đốt 6 trở đi bấm ngọn các nhánh phụ, chỉ để lại 2 đốt đầu tiên. Mỗi cây chỉ để 1 – 2 quả, sau đó tỉa hết cành nách tạo thông thoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng.

Khi trồng 40 ngày, quả phát triển đạt đường kính từ 2 – 4 cm thì nhà vườn cần hãm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quản, quả lớn đều để đạt giá trị thương phẩm cao. Khi cây được 23 – 25 lá, nhà vườn cần bấm ngọn bên.

Khi cây được 65-75 ngày, đậu quả khoảng 28 – 35 ngày, vỏ quả chuyển sang màu vàng đặc trưng của giống (giống Kim đế vương), hoặc vỏ quả xanh nổi vân đá rõ ràng, có mùi thơm (giống Đông Phong) là có thể thu hoạch được.

3. Kỹ thuật trồng ngoài đồng ruộng

Ngâm ủ và gieo hạt: Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, sau khi hạt nảy mầm gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8-10 ngày, khi cây có 1-2 lá thật đem trồng trên đồng ruộng.

Ươm giống nên gieo ươm cây trong khay hoặc bầu. Giá thể gồm: Phân chuồng, tro trấu hoai mục, đất xốp nhẹ đã xử lý sạch mầm bệnh, trộn đều nhau theo tỷ lệ 30% + 10% + 60%.

Mật độ và khoảng cách:

Trồng giàn: Cây cách cây 0,5 cm, hàng cách hàng 1,5 m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 25.000 – 26.000 cây/ha.

Trồng bò trên mặt đất: Cây cách cây 0,5 cm, hàng cách hàng 4 m. Luống rộng 5 m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ: 9.000 – 10.000 cây/ha. Nên phủ mặt luống bằng nilon đen, mặt luống san phẳng, thoải đều về hai bên mép luống, nhất là vụ Xuân Hè để quả không bị thối hỏng khi gặp mưa.

4. Phân bón và cách bón phân

Bón lót: 15 – 20 tấn phân chuồng, 400-500 kg NPK 16-16-8

Lần 1: 18-20 ngày sau khi gieo: 40-50 kg NPK 16-16-8

Lần 2: 7-10 ngày sau khi đậu quả: 200-250 kg NPK 16-16-8

Lần 3: 16-18 ngày sau khi đậu quả: 100 kg KCl

Phân Urê và DAP có thể sử dụng để tưới dặm trong giai đoạn cây còn nhỏ.

5. Chăm sóc cây sau trồng

Tưới nước: Lượng nước tưới phụ thuộc vào cơ cấu đất, thời tiết và thời kỳ phát triển của cây, nên tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát.

Bấm ngọn, tỉa nhánh, chọn trái:

Để một dây chính: Cây không cần bấm ngọn, định hướng dây bò theo hướng vuông góc với mặt luống. Dưa lưới có đặc tính quả nằm trên dây chèo (dây phụ), muốn quả to, mỗi dây để một quả, cần cắt bỏ chèo trên dây chính từ lá thứ 10 trở vào gốc trước khi để quả. Vị trí để quả tốt nhất là từ lá thứ 10 đến lá thứ 15.

Để 2 dây chèo: Cây được 4-5 lá thật tiến hành bấm ngọn chính, sau khi bấm ngọn được 7 ngày đến 10 ngày, chọn 2 nhánh tốt nhất, định hướng dây bò theo hướng vuông góc với mặt luống. Mỗi gốc nên để một quả, cần cắt bỏ chèo trên cây nhánh từ lá thứ 7 trở vào gốc trước khi để quả. Vị trí để quả tốt nhất là từ lá thứ 7 đến lá thứ 10.

Làm giàn, kê, treo quả: Có thể trồng theo kiểu làm giàn hoặc thả bò trên luống.

Làm giàn: Làm giàn khi cây cao khoảng 30-35 cm. Do thân dưa leo vươn lưới rất nhanh nên phải buộc cây vào giàn dọc theo cây dèo/lưới, cứ 2 – 3 ngày buộc 1 lần.

Trong trường hợp cho dây dưa thả bò trên luống cần tiến hành kê/treo quả để quả không bị thối hỏng, hình dạng quả đều đẹp.

6. Cách phòng trừ sâu bệnh

Bọ trĩ: (rầy lửa) sống tập trung trên đọt non hay dưới mặt lá non. Chích hút nhựa làm đọt non chùn lại, không phát triển. Có thể sử dụng thuốc: Confidor 100SL, Admire 50EC, Oncol 20ND, Regent để phun trừ.

Rầy mềm, Bọ phấn trắng: Dùng Confidor, Actara…

Sâu vẽ bùa: Diệt trừ bằng các loại thuốc Trigard, Voliam Targo…

Để phòng trừ bệnh hại cần chú ý bón phân đầy đủ và cân đối, trồng với mật độ vừa phải, vệ sinh đồng ruộng cho thông thoáng, làm đất tơi xốp, thoát nước tốt, kịp thời cắt bỏ và tiêu hủy phần cây bị bệnh để tránh lây lan.

Bệnh chết cây con: Phun Ridomil Gold.

Bệnh thối thân, thán thư: Phun Copper B, Aliette, Antracol, Topsin, Ridomil Gold, Amista 250SC, Mancozep.

Bệnh nứt thân chảy nhựa: Phun Revus Opti 440SC, Score.

Bệnh phấn trắng: Dùng Anvil, Score, Dithand M-45, Anvil, Tilt super, Daconil…

7. Thu hoạch

Khi cây được 65-75 ngày, đậu quả khoảng 28 – 35 ngày tùy giống, vỏ quả chuyển sang màu vàng đặc trưng của giống, có mùi thơm (giống Kim đế vương), hoặc vỏ quả xanh nổi vân đá rõ ràng, có mùi thơm (giống Đông Phong) là có thể thu hoạch được.

Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Màng Hiệu Quả, Năng Suất

Với những cải tiến trong ngành trồng trọt, việc áp dụng kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng đã làm tăng tỉ lệ đậu quả và mang lại năng suất thu hoạch cao hơn trong mỗi vụ mùa. 1. Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng 1.1 Chuẩn bị

Nhà màng cần phải được xây dựng trước khi bắt đầu mùa vụ. Mô hình này thường được triển khai trên một diện tích đất rộng, nhà màng có phần mái được lắp đặt cố định và hai cửa thông gió lớn ở hai phía.

Đối với nhà màng trồng dưa lưới trên quy mô lớn, hệ thống tưới nước tự động sẽ mang lại hiệu quả cao và hỗ trợ bà con để tiết kiệm sức lao động và cắt giảm chi phí nhân công. Hệ thống tưới sẽ được lắp đặt trực tiếp trong khi xây dựng nhà màng.

Thiết bị tưới nước chính đang được ứng dụng trong nhà màng là hệ thống tưới nhỏ giọt với quá trình tưới hoàn toàn tự động. Một hệ thống tưới chuyên nghiệp cần được trang bị đủ các vật liệu như bể nước, máy bơm, ống PVC dẫn nước, đầu tưới…

Dưa lưới được chia thành nhiều chủng loại đa dạng với nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm khác nhau. Bên cạnh các dòng dưa thuần chủng như dưa xanh hay dưa vàng thì một số loại dưa ngoại lai như dưa Nhật cũng đang rất được ưa chuộng.

Giá thể chủ yếu được sử dụng để ươm mầm cho cây con. Giá thể dùng trong gieo trồng dưa lưới phải có đủ chất dinh dưỡng, sạch và không lẫn tạp chất.

Hỗn hợp giá thể phổ biến nhất hiện nay là đất sạch trộn với xơ dừa, tro trấu và phân hữu cơ. Tỉ lệ trộn giá thể là 70% xơ dừa: 20% phân hữu cơ: 10% tro trấu. Trong đó, phân hữu cơ nên sử dụng phân trùn quế đã được xử lý và ủ bạt trước ít nhất 10- 15 ngày.

Hạt giống ban đầu phải được gieo hạt và ươm mầm trong các khay xốp để đảm bảo số lượng gieo trồng lớn trong mỗi vụ mùa. Khay ươm thường có kích thước 50x35x5cm, trung bình 50 lỗ ươm/khay.

Ngoài nguồn nước sạch, phân bón cũng là nguyên liệu cần thiết để cây dưa có thể phát triển khỏe mạnh. Phân bón sử dụng cần có đủ các nguyên tố vi lượng như K, N, P, Ca, Mg, S và có đa dạng nhiều loại, thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

1.2. Quá trình trồng dưa lưới trong nhà màng

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng được thực hiện theo một quy trình cơ bản dưới các hình thức khác nhau.

Bước 1: Ươm mầm trên giá thể

Hạt giống dưa lưới sau khi ngâm và ủ trong khoảng 24h sẽ được ươm trên khay có chứa giá thể. Mỗi hạt sẽ được ươm trong 1 lỗ khay và lấp đầy bằng giá thể. Khi hạt tách mầm và cây bắt đầu ra 2 lá thật, bà con tiến hành trồng cây con trực tiếp xuống đất.

Bước 2: Trồng cây con vào đất

Đối với cây con trong nhà màng, bà con có thể lựa chọn áp dụng kỹ thuật trồng trên máng đất có giá thể hoặc trồng vào các túi PE.

Nếu cây con được trồng vào trong túi PE thì bà con nên tách riêng trồng mỗi cây một túi với kích thước túi khoảng 32cmx18cm. Túi PE nên đặt thành hàng đôi hoặc hàng đơn, khoảng cách giữa hai hàng ít nhất 1,2m.

Ngoài ra, trong mỗi vụ mùa, tùy thuộc vào yếu tố thời tiết và môi trường, bà con nên cân nhắc số lượng cây trồng cũng như lưu ý mật độ trồng cây trong nhà màng để tránh hiện tượng cây thiếu chất do trồng quá sát hoặc nứt quả do ánh sáng phân bố không đều.

Cự ly trồng cây thích hợp vào mùa mưa là khoảng 2200- 2500 cây/1000m2 và vào mùa khô là 2500- 2700 cây/1000m2.

1.3 Nguyên tắc chăm sóc cây dưa lưới trồng trong nhà màng

Trong quá trình chăm sóc cây dưa, nước tưới cây nên sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước sạch không có phèn chua, độ pH trung bình 6- 7.

Các dung dịch dinh dưỡng và phân bón phải được hòa vào nước theo tỉ lệ thích hợp rồi mới tưới cho cây. Bà con nên sử dụng loại phân vô cơ, dễ tan khi hòa với nước và được cung cấp thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Lượng nước tưới trung bình duy trì từ 0,8 lít đến hơn 2 lít trong từng giai đoạn.

Sau khoảng 10 ngày từ khi trồng cây con, để cố định cây, bà con treo dây xung quanh các hàng và lấp lại đất ở các gốc cây.

Để kích thích cây ra quả, bà con nên tiến hành thụ phấn thủ công bằng cách lấy các bông hoa đực chụp lên bông hoa cái hoặc thả thêm ong mật vào trong nhà màng.

Nhằm hạn chế các loại sâu hại dưa lưới và các bệnh thường gặp trên dưa lưới, cây dưa cần được cắt tỉa cành thường xuyên, bỏ bớt lá thừa và nhánh phụ xung quanh gốc cây.

Sau khoảng 40 ngày, khi cây ra quả, chọn những quả to, tròn để giữ lại đồng thời hãm ngọn để chất dinh dưỡng tập trung.

Ngoài ra, để phòng bệnh cho cây, bà con nên thường xuyên dọn cỏ, nhặt lá, bọc kín quả bằng vải lưới và kết hợp thêm một số loại dung dịch sinh học khác trong quá trình tưới để ngăn chặn sâu bệnh và nấm mốc.

2.1. Ưu điểm

Mặc dù là một phương pháp mới nhưng hiện kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng đang được ứng dụng tại nhiều vựa dưa lớn ở các tỉnh.

Việc ứng dụng mô hình trồng dưa trong nhà màng đã tạo điều kiện phù hợp để cây dưa phát triển và sinh trưởng nhanh chóng. Mô hình nhà màng cũng hạn chế các tác động tiêu cực của thời tiết, tránh nắng gắt và mưa lớn làm úng rễ cây.

Kỹ thuật trồng dưa hiện đại này đã cắt giảm tối đa lượng thuốc trừ sâu cho cây, đảm bảo nguồn cung cấp dưa lưới tươi sạch và an toàn cho người dân. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động cũng giúp các chủ đầu tư tiết kiệm được nhiều chi phí nhân công.

2.2. Nhược điểm

Tuy nhiên, bên cạnh đó, mô hình nhà màng được xây dựng trên một quy mô lớn cũng đòi hỏi một mức chi phí lắp đặt tương đối cao, diện tích đất trồng hạn chế, đòi hỏi những người trồng dưa cần phải tính toán và có sự đầu tư hợp lý.

Các kỹ thuật được trang bị trong nhà màng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu trong các vụ mùa. Các yếu tố về môi trường, nhất là nhiệt độ chênh lệch giữa không gian bên trong và ngoài nhà màng vẫn có thể làm giảm khả năng phát triển của cây.

Mô hình này hiện đang được khuyến khích thực hiện và mở rộng với diện tích đất trồng rộng lớn hơn, trong quá trình thực hiện, bà con cần chú ý tiến hành các bước từ gieo trồng đến chăm sóc theo đúng kỹ thuật để có thể đảm bảo đạt được hiệu quả cao và năng suất cây trồng tốt nhất.