Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Củ Cải Trắng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cải Củ

1. Đặc điểm thực vật học:

– Rễ: Rễ chính là rễ trụ, ăn sâu từ vài cm đến 2m tùy giống, rễ phát triển mạnh trong lớp đất cày và càng xuống sâu hệ thống rễ phát triển yếu dần. Cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng là rễ củ, đó là dạng biến thái không chỉ riêng của rễ mà cả sự tham gia của trục thượng và hạ diệp, về hình thái rễ củ có 3 phần.

– Lá: Lá mọc ở phần đầu của củ gồm phiến lá và cọng lá. Cọng dài hay ngắn, nhỏ hay to, không lông hay có lông tùy giống. Phiến có thể nguyên hay xẻ thùy, rìa lá nguyên hay răng cưa tùy giống. Lá non ăn được như salad

– Hoa: Phát hoa phân nhánh, hoa nhỏ trắng hay phớt tím, có 4 cạnh, thụ phấn chéo nhờ côn trùng

2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Ưa khí hậu mát, thích hợp từ 20-25 0 C, đất cát pha, thoát nước nhanh.

Cải củ trồng quanh năm, năng suất tùy điều kiện thời tiết từng mùa vụ.

Phần II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Giống: Giống cải củ hiện nay chủ yếu là giống địa phương. Ngoài ra còn có một số giống nhập nội của Nhật, Hàn Quốc.

Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:

2. Chuẩn bị đất:

Chọn đất canh tác: Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy, … (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).

Cây cải củ cho phần thu hoạch là củ, nên để đạt được năng suất cao cần tạo điều kiện để củ sinh trưởng tốt nhất. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn (cây cải củ trồng tốt nhất trên đất phù sa nhiều mùn).

Đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt cỏ dại và tàn dư thực vật. Lên luống mặt luống rộng 1,2-1,5m; rãnh 30-40 cm; độ cao của luống 20-25 cm đối với vụ xuân hè hoặc 15-20 cm đối với vụ thu đông.

3. Trồng và chăm sóc: Nếu gieo theo luống thì rải phân bón lót trên mặt luống trộn đều với đất, để 1-2 ngày mới gieo hạt. Nếu gieo hàng thì tiến hành rạch hàng cách nhau 20-25 cm, bỏ phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Gieo hạt xong lấy đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt 75-80%) để hạt nảy mầm tốt gieo 5-6 hàng/luống, cây cách cây 10-15cm, mỗi hốc gieo 2 hạt, sau tỉa chỉ để 1 cây. Lượng hạt giống 12-15kg/ha.

– Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

Cây cải củ ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Cứ 2 ngày tưới 1 lần bằng nước sạch, chỉ tưới lướt chứ không cần tưới đẫm nước.

Vun xới: Cây cải củ có đặc điểm là khi hình thành củ, củ thường trồi lên mặt luống làm cho vỏ củ sần sùi, không sáng mã. Để cây cải củ có củ to, sáng mã cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun luống kết hợp lần bón thúc cho cây, đất bị dí có thể xới phá váng rồi vun, không xới sát gốc cây làm đứt rễ, cây long gốc sẽ kém phát triển hoặc bị chết.

4. Phân bón và cách bón phân:

Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1 ha/vụ như sau:

Phân hóa học (lượng nguyên chất): 30kg N – 10kg P 2O 5 – 35kg K 2 O

Chuyển đổi lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương:

Cách 1: Ure: 65 kg; super lân: 62,5 kg; KCl: 58 kg.

Cách 2: NPK 16-16-8: 62,5kg; Ure: 43,5kg; KCl: 50kg.

Bón theo cách 1:

Bón theo cách 2:

: Ngừng bón phân đạm ít nhất 20 ngày trước khi thu hoạch. Phân bón lá sử dụng theo khuyến cáo in trên bao bì.

Phần III. Sâu hại và biện pháp phòng trừ:

1. Rệp: (Brevicoryne brassicae):

Cả rệp non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, làm búp và lá bị xoăn lại, lá nhạt màu hoặc vàng, héo rũ. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây trồng, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus, thời tiết nóng khô thuận lợi cho rệp phát triển.

– Biện pháp phòng trừ: Tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện thời tiết mùa khô, sử dụng hoạt chất Thiamethoxam (Ranaxa 25 WG).

2. Sâu tơ: (Plutella xylostella)

– Bướm hoạt động mạnh về đêm, mạnh nhất là từ tối đến nửa đêm. Bướm đẻ trứng rải rác hoặc từng cụm hay theo dây dọc ở mặt dưới lá. Sâu non mới nở gặm biểu bì tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn ngoèo. Sâu lớn ăn toàn bộ biểu bì lá làm cho lá bị thủng lỗ chỗ gây giảm năng suất và chất lượng rau.

– Biện pháp phòng trừ: Tưới phun mưa lúc chiều mát là biện pháp hữu hiệu hạn chế sâu tơ bắt cặp, đẻ trứng, bảo vệ các loài thiên địch của sâu tơ như ong ký sinh Ds, Dc, bọ đuôi kìm, nhện.

Quy trình khuyến cáo sử dụng một số hoạt chất đăng ký trừ sâu tơ trên cây bắp cải (rau họ thập tự) như BT, Cypermethrin, Abamectin, Emamectin Benzoate, Oxymatrine.

3. Bọ nhảy: ( Phyllotetra striolata)

– Bổ sung đặc điểm gây hại: Trưởng thành hoạt động vào lúc sáng sớm hoặc trời mát, trời mưa ít hoạt động, trưởng thành ăn lá làm lá thủng lỗ chỗ, đẻ trứng chủ yếu trong đất, đẻ nhiều vào sau buổi trưa. Sâu non sống trong đất, gặm củ làm vỏ củ sần sùi.

4. Sâu khoang: ( Spodoptera sp.)

– Trưởng thành hoạt động ban đêm, thích các chất có mùi chua ngọt, đẻ trứng thành ổ bám mặt dưới lá. Sâu non sau khi nở sống tập trung, gặm lấm tấm chất xanh của lá. Sâu lớn tuổi phân tán, ăn khuyết lá. Sâu non phá hại mạnh vào ban đêm. Hoá nhộng trong đất.

Quy trình có thể khuyến cáo tham khảo sử dụng một số hoạt chất đăng ký trừ sâu khoang trên cây bắp cải (rau họ thập tự) như BT, Abamectin, Emamectin Benzoate, Azadirachtin, Oxymatrine.

5. Sâu xám ( Agrotis ypsilon)

– Đặc điểm gây hại: Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt, sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất. Sâu xám phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ.

– Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, làm sạch cỏ dại xung quanh bờ. Cày xới đất kỹ trước khi trồng. Dùng một số loại thuốc hoá học để phun hoặc rải xuống đất, xung quanh gốc cây như: Metarhizium anisopliae (Metament 90 DP, Vimetarzimm 95DP)

Phần IV. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ:

1. Bệnh đốm lá (Alternaria brassicae):

– Bổ sung đặc điểm gây hại: Triệu chứng của bệnh đốm vòng thường xuất hiện trên những lá già, lúc đầu là những chấm nhỏ màu đen, sau lan rộng ra thành hình tròn, màu nâu có hình tròn đồng tâm. Trời ẩm ướt trên vết bệnh có lớp nấm xốp màu đen bồ hóng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều.

2. Bệnh thối củ: (Peronospora brassicae)

– Biện pháp phòng trừ: Khuyến cáo tham khảo sử dụng một số hoạt chất đã đăng ký phòng trừ sương mai cây họ thập tự như Ningnanmycin, Mancozeb 64 % + Metalaxyl, Chitosan + Polyoxin.

Phần V. Phòng trừ dịch hại tổng hợp

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM

1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ, chọn giống khỏe, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sức đề kháng sâu bệnh tốt, bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.

– Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng

2. Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm… Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh

3. Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng, bẫy dẫn dụ côn trùng. Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5-1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang.

4. Biện pháp hóa học:Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, phun khi bệnh chớm xuất hiện. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

+ Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.

+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người

+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)

Phần VI. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:

Sau khi gieo 60-70 ngày là có thể thu hoạch, tùy mùa vụ mà thời gian thu hoạch có thể sớm hoặc trễ hơn. Sau khi thu hoạch rũ hoặc rửa sạch đất bám trên củ, cắt bỏ phần lá, đóng gói theo yêu cầu khách hàng.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cải Bắp

Kỹ thuật trồng bắp cải xanh tươi tốt mà lại nhanh được thu hoạch là kỹ thuật mới nhất mang lại hiệu quả cao nhất cho người nông dân.Với kỹ thuật trồng cải bắp trong bài viết này sẽ giúp bạn có được một vườn bắp cải xanh ươm, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mình.

2. Ươm giống Làm đất kỹ, bón lót 300 – 500 kg phân chuồng mục + 5 – 6 kg supephôtphat + 2-3kg phân kali sulphat cho 1 sào Bắc Bộ. Luống rộng 80-100 cm, cao 25-30 cm. Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5-2 cm. Hạt giống trước khi gieo phải ngâm vào nước ấm 50oC trong 20 phút, sau đó ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ. Lượng hạt gieo 1,5-2,0 g/m2. Gieo xong phủ lên một lớp rạ dày 1-2 cm, sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước. Trong 3-5 ngày sau gieo tưới 1-2 lần/ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1-2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần. Nhổ tỉa cây bệnh, cây không đúng giống, để mật độ 3-4 cm. Sau mỗi lần nhổ tỉa kết hợp tưới thúc bằng phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Không tưới phân đạm. Tiêu chuẩn cây giống tốt: Phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn. Cây có 5-6 là thật thì nhổ trồng.

3. Đất trồng Đất phù hợp cho cải bắp là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH từ 6,0 – 6,5. Nên làm đất kỹ, tơi nhỏ, dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật rồi mới lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng từ 1,1 – 1,2 m, bằng phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.

4. Trồng và Chăm sóc – Không nên trồng cây con non quá sẽ dễ bị chột, chết, tốt nhất nên để cây có 6 – 7 lá thật rồi mới trồng. – Khi tiến hành trồng cải bắp cần lưu ý làm đất kỹ, luống đánh rộng 80 – 100 cm, rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống. Lượng phân bón lót cho 1 sào Bắc bộ từ 200 – 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, 5 kg lân và 12 kg vôi bột. Đặc biệt lưu ý, đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 30 ngày trước khi thu hoạch. – Có thể dùng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, cloruakali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài bón thẳng vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.

Lưu ý: Bắp cải thường dễ nhiễm sâu bệnh vào lúc mới trồng, khi còn non như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy sọc cong, rệp, bệnh héo xanh… Riêng đối tượng rệp, bọ nhảy cần kiểm tra và xử lý triệt để, tránh lây lan và phát sinh mạnh ở giai đoạn sau.

5. Tưới nước Tuyệt đối không dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý để tưới. Có thể dùng nước giếng khoan đã được xử lý, nước phù sa sông lớn để tưới. – Sau khi trồng phải tưới nước ngay, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó 3-5 ngày tưới 1 lần. – Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước. – Khi cây trải lá bàng có thể tưới ngập rãnh, sau đó phải tháo nước ngay để tránh ngập úng.

7. Thu hoạch Khi cải bắp cuộn chặt và đủ độ lớn thu hoạch tỉa (cây lớn trước, cây bé sau). Chú ý chặt cao sát thân bắp để dễ thu hồi và xử lý gốc rau trên ruộng. Sau khi chặt cây, cần loại bỏ lá ngoài và lá xanh trên bắp, rửa sạch trước khi đóng gói đưa đi tiêu thụ.

* Chú ý: – Không bón đạm urê quá muộn hoặc lạm dụng đạm cho cải bắp sẽ làm cây giảm chất lượng, sâu bệnh nhiều và nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Nếu trong vụ có nhiều mưa nên giảm lượng đạm bón, đồng thời tăng cường kali và vi lượng cho rau. – Nên trồng xen cà chua hoặc hành tỏi, súp lơ cùng với cải bắp để hạn chế sâu tơ gây hại. – Nếu mưa kéo dài cần tưới nấm đối kháng vào vùng rễ cây định kỳ 1 tuần/lần để hạn chế cây chết rũ.

Chúc bà con thành công!

Kỹ Thuật Trồng Củ Cải Trắng Cho Năng Suất Cao

1. Thời vụ Củ cải trắng có thể trồng được nhiều vụ trong năm: vụ chính gieo hạt tháng 8-9; vụ muộn gieo hạt tháng 10-11(vụ muộn thường có nhiều mưa làm dập nát cây do đó để trồng vụ muộn cần làm nhà lưới che mưa); vụ xuân hè gieo hạt tháng 2-4. Củ cải trắng trồng vụ xuân hè nhanh cho thu hoạch nhất (khoảng 25-35 ngày) nhưng cho năng suất thấp. 2. Chuẩn bị đất và gieo hạt Cây củ cải trắng cho phần thu hoạch là củ, nên để đạt được năng suất cao cần tạo điều kiện để củ sinh trưởng tốt nhất. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn (cây củ cải trắng trồng tốt nhất trên đất phù sa nhiều mùn), cách ly khu vực có chất thải, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100 m, không tồn dư hóa chất độc hại và kim loại nặng. Đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại và các loại gạch vụn, sỏi, đá. Lên luống: mặt luống rộng 1,2-1,5 m; rãnh 30-40 cm; độ cao của luống 20-25 cm đối với vụ xuân hè hoặc 15-20 cm đối với vụ thu đông. Gieo hạt: Nếu gieo theo luống thì rải phân bón lót trên mặt luống rồi trộn đều với đất, để 1-2 ngày mới gieo hạt. Nếu gieo hàng thì tiến hành rạch hàng cách nhau 25-30 cm, bỏ phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Gieo hạt xong lấy đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt 75-80%) để hạt nảy mầm tốt. 3. Bón phân Lượng phân bón cho 1 ha trồng củ cải trắng như sau: 12-15 tấn phân chuồng hoai mục, 30-50 kg lân Lâm Thao, 65-100 kg đạm urê, 50-65 kg kali. Không dùng phân chuồng chưa ủ kỹ để bón cho cây củ cải trắng vì phân chưa hoai sau này bám vào vỏ củ sẽ làm cho củ không được sáng mã. Cách bón phân: – Bón lót: Trồng củ cải trắng bón phân lót là chính. Bón lót 100% phân chuồng hoai mục, 100% phân lân, 20% phân đạm và 40% phân kali. Phân lót được trộn đều vào đất trước khi gieo hạt 1-2 ngày. Bà con cũng có thể sử dụng phân NPK tổng hợp (loại chứa nhiều P2O5) để bón lót thay cho phân đơn. – Bón thúc lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật, tiến hành tỉa thưa lần thứ nhất, rồi bón thúc. Lượng bón: 20% đạm + 20% kali. Cách bón: hoà tan phân với nước rồi tưới đều lên mặt luống. – Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 5-7 ngày, tỉa cây để lại khoảng cách cây cách cây 15-20 cm, sau đó tiến hành bón phân thúc (30% đạm +20% kali). Rắc đều phân lên mặt luống rồi tưới nước rửa để không cho phân dính vào lá cây. – Bón thúc lần 3: Khi củ đang sinh trưởng mạnh (củ to bằng ngón tay cái), bón hết lượng phân còn lại. Cách bón như lần 2. Lưu ý: Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch. Bà con nông dân cũng có thể dùng các loại phân bón vi sinh, phân bón qua lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tăng năng suất cây trồng. 4. Chăm sóc – Tưới nước: Cây củ cải trắng ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Cứ 2 ngày tưới 1 lần bằng nước sạch, chỉ tưới lướt chứ không cần tưới đẫm nước. Lắp đặt hệ thống tưới phun bằng vòi béc để đạt được hiệu quả giảm công tưới và tưới đều hơn. – Vun xới: Cây củ cải trắng có đặc điểm là khi hình thành củ, củ thường trồi lên mặt luống làm cho vỏ củ sần sùi, không sáng mã. Để cây củ cải trắng có củ to, sáng mã cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun luống kết hợp cới cá lần bón thúc cho cây. Nếu đất bí dí, có thế xới phá váng rồi vun. Khi xới phải nhẹ, nông tay, không xới sát gốc cây làm đứt rễ, cây long gốc kém phát triển hoặc bị chết. 5. Phòng trừ sâu bệnh Cây củ cải trắngrất dễ bị rệp và bọ nhảy phá hại, cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời để không làm ảnh hưởng đến năng suất. Có thể sử dụng các loại bẫy bả sinh học và thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ. Nếu ruộng trồng củ cải trắng kém thoát nước, bón thúc quá nhiều phân đạm hoặc để cây quá dày, sẽ xuất hiện bệnh thối nhũn. Ngoài ra, cây Củ cải trắng thường bị các bệnh lở cổ rễ, phấn trắng và cháy lá gây hại. Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây cải củ, cần chú ý: Không nên gieo 2- 3 đợt Củ cải trắngvà các cây họ cải khác liên tục trên cùng một diện tích; Ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới để phòng trừ; Nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly thuốc dùng đúng hướng dẫn trên bao bì gói thuốc. 6. Thu hoạch: Vụ chính sau khi gieo 60 – 70 ngày cho thu hoạch, năng suất trung bình. Vụ muộn phải 80 – 100 ngày mới được thu hoạch, năng suất thân, lá, củ cao nhất. Vụ hè chỉ 25 – 35 ngày đã cho thu hoạch nhưng năng suất thấp, củ bé có vị hăng gắt. Củ cải trắng vụ này thường ăn cả lá và củ. Những người có nhiều kinh nghiệm trồng củ cải trắng cho biết để có năng suất cao, vụ muộn nên trồng củ cải trắng lai F1, giống này cho củ rất to, trọng lượng củ đạt 300 – 500 g, chịu thâm canh. Về sâu bệnh, kinh nghiệm phòng trừ bọ nhảy hại củ và lá củ cải là trước khi gieo hạt dùng 1 kg thuốc Basudin 10 H cho mỗi sào, rắc và trộn đều trên mặt luống. Nhờ đó mà ấu trùng bọ nhảy sọc cong, sâu xám, dế trũi, mối, kiến hại rễ và củ đều bị tiêu diệt, đảm bảo năng suất cao và chất lượng củ cải khi thu hoạch. Nguồn: Trung tâm khuyến nông quốc gia.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Bắp

Cây rau cải bắp hay bắp cải (Cabbage) có tên khoa học là Brassica oleracea L. var, thuộc họ Cải: Brassicaceae, bộ Cải hay Mù tạc: Brassicales.

Là cây rau được trồng phổ biến trong vụ Thu Đông, Đông Xuân tại Miền Bắc và được trồng quanh năm tại Mộc Châu và Đà Lạt… Bắp cải khá dễ trồng, cho năng suất cao và giá trị kinh tế lớn, bảo quản được lâu và vận chuyển dễ dàng, có thể sản xuất thành hàng hóa phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Rau cải bắp là loại rau ngon, có thể chế biến thành nhiều món, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, E, B…, rau cải bắp còn được mệnh danh là vị thuốc của người nghèo vì rất tốt cho sức khỏe con người.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g bắp cải:

Các loại cải bắp: Bắp cải trắng, bắp cải tím, bắp cải lá nhăn (Savoy), bắp cải baby hay tý hon (Brussel) và bắp cải trái tim (Bắp cải xoáy).

Các tỉnh trồng nhiều rau cải bắp tại Việt Nam như Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Sơn La.

Năng suất các giống cải bắp hiện nay khoảng 27 – 40 tấn/ha. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam 2010, diện tích cải bắp trên cả nước là 29.200 ha, sản lượng cải bắp 676.300 tấn/năm. Hiện nay diện tích trồng ngày một tăng do nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng rau màu.

B. Quy trình kỹ thuật

I. Điều kiện ngoại cảnh

– Cây cải bắp sinh trưởng tốt nhất ở nơi có nhiệt độ trung bình 20-25 ºC. Nhiệt độ vượt quá 30 ºC cải bắp vẫn sinh trưởng nhưng khả năng cuộn bắp bị hạn chế. Hiện nay trên thị trường có một số giống chịu nhiệt rất tốt, có thể trồng được quanh năm ở những vùng có nhiệt độ không khí mát mẻ hoặc trồng ở thời vụ rất sớm ở Miền Bắc.

– Cải bắp có khả năng chịu đựng cao với khí hậu nóng, ẩm. Trong mùa đông lạnh, sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao trên đất giàu mùn, thoát nước tốt.

– Cải bắp ưa đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ phì nhiêu cao, tơi xốp, độ pH trung tính (6-7), đất chủ động tưới và thoát nước tốt.

II. Biện pháp kỹ thuật

1. Giống

– Giống vụ sớm và chính vụ: Bắp cải chịu nhiệt F1 Sakada (VA.70), Sakan (VA.287), Bắp cải tím Ý- Rose (VA.198)

– Giống vụ chính và vụ muộn: KA-Cross (VA. Sakata 789), F1 New Cross (VA.81), F1 Thúy Phong (VA.90), F1 Thùy Phong (VA.80).

2. Thời vụ

– Vụ sớm: Gieo từ 15/7 đến 25/7, trồng 15/8 đến 25/8, thu hoạch từ 15/10

– Vụ chính: Gieo từ 15/8 đến 30/8, trồng từ 15/9 đến 30/9, thu hoạch vào tháng 12, tháng 1

– Vụ muộn: Gieo 1/11 đến 15/11, trồng 1/12 đến 15/12, để thu hoạch vào tháng 2 năm sau

Vườn ươm

Có thể gieo khay (1 hạt/ô) hoặc gieo sạ trực tiếp xuống đất vườn ươm:

– Gieo khay: Khay gieo ươm bằng nhựa hoặc xốp, phổ biến là loại khay 84 lỗ, sử dụng giá thể là xơ dừa hoặc peatmoss. Chú ý xử lý xơ dừa trước khi sử dụng.

– Gieo sạ: Đối với gieo sạ cần làm đất kỹ, nhỏ, tơi xốp lên luống rộng 1 – 1,2 m, rãnh luống 0,3 m, cao 25-30 cm. Đất vườn ươm phải là đất chuyên gieo ươm, tơi xốp, sạch cỏ dại, cao ráo thoát nước tốt, không có nguồn sâu và bệnh hại.

– Hạt giống được gieo bằng tay hoặc máy gieo hạt với 1 hạt/lỗ hoặc được gieo đều trên mặt luống. Sau khi gieo xong cần phủ hạt trên khay bằng một lớp xơ dừa/peatmoss mỏng 0.5-1 cm, phun ẩm bằng bình phun, che đậy khay ươm bằng màng Acrylic hoặc nylon, sau khi hạt nảy mầm thì bỏ lớp màng che phủ ra. Đối với gieo sạ trên mặt luống, gieo xong phủ mặt luống bằng một lớp vỏ trấu hoặc rơm rạ dày 1- 2 cm, sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước.

– Chăm sóc: Sau gieo 1-2 ngày hạt sẽ nảy mầm, chú ý tưới nước để giữ ẩm cho vườn ươm bằng phun ẩm hoặc tưới nước vào sáng sớm và chiều mát. Làm vòm che nắng mưa cho vườn ươm, cao 0,8-1 m từ mặt luống đến mái vòm, chắc chắn, tránh đổ khi giông bão. Nên dùng một lớp nylon trong suốt và một lớp bạt cắt nắng để che đậy vườn ươm, chỉ che mặt luống khi nắng to hoặc trời mưa.

– Tưới nước: Sau khi gieo hạt phải tưới nước liên tục 3-5 ngày đầu, 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Khi hạt đã nảy mầm ngừng tưới 1-2 ngày, sau đó cách một ngày tưới một lần. Không nên tưới nhiều vào giai đoạn 1- 2 lá thật, nếu ẩm quá ở giai đoạn này cây dễ bị chết thắt, lở cổ rễ. Trước khi trồng khoảng 3-4 ngày, ngừng tưới nước để luyện cây con. Trước khi nhổ cây trồng xuống ruộng phải tưới nước trước để khi nhổ cây không bị đứt rễ.

– Tiêu chuẩn của cây giống tốt: Phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn, cây có 5-6 lá thật thì nhổ trồng.

– Cây giống gieo trên đất vườn ươm hoặc gieo trong khay nếu nhiễm sâu tơ thì trước khi trồng nhúng, ngâm trong 1 phút toàn bộ lá vào dung dịch Regent (1g), Lanate (5g) và BT (5g) / 4 lít nước để diệt sâu non và trứng, chú ý không nhúng rễ.

Kỹ thuật trồng:

– Chọn đất trồng có độ pH 6 – 6,5, đất giàu mùn (hàm lượng hữu cơ khoảng 1,5 – 2,5 %). Nơi trồng rau sạch phải xa nguồn nước thải, các khu công nghiệp. Đất trồng phải đảm bảo tưới tiêu chủ động.

– Làm đất kỹ, nhỏ, tơi xốp lên luống rộng 1 – 1,2 m trồng hàng đôi, rãnh luống rộng 0,2 – 0,3 m, luống cao 0,2 – 0,25 m.

– Kỹ thuật trồng: Chọn những cây đủ tiêu chuẩn, sinh trưởng tốt, đồng đều không có sâu bệnh. Dùng dầm hoặc cuốc bổ hốc rồi đặt cây vào theo thế tự nhiên của cây.

– Mật độ và khoảng cách trồng: Trồng hàng đôi theo kiểu so le với mật độ phù hợp theo mùa vụ như sau: Vụ sớm: 35.000 – 41.000 cây/ha (cây cách cây 35-40 cm, hàng cách hàng 30 – 40 cm); chính vụ và vụ muộn: 30.000-33.000 cây/ha (cây cách cây 35-40 cm, hàng cách hàng 50 – 60 cm)

– Nên phủ luống trước khi trồng bằng các vật liệu như rơm rạ khô hoặc màng phủ nông nghiệp.

4. Phân bón

Nguyên tắc sử dụng phân

– Ưu tiên lựa chọn các loại phân hữu cơ đã qua xử lý hoai mục, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh.

Lượng bón và phương pháp bón phân

– Lượng bón tính cho 1 ha: 20 tấn phân hữu cơ vi sinh (phân chuồng hoai mục), 120 N- 145 PO – 72 KO nguyên chất, tương đương 260 kg urê + 800 kg lân super + 120 kg kali clorua.

– Phương pháp bón phân:

Cách bón:

– Bón trước khi trồng 1- 2 ngày vào rạch hoặc hốc, đảo đều và lấp kín phân, bảo đảm phân được vùi sâu khoảng 15-20 cm.

Bón toàn bộ phân chuồng và phân lân, chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục, tuyệt đối không dùng phân tươi.

Bón thúc : Bón thúc chia làm 3 lần

– Bón thúc lần 1: Thời kỳ hồi xanh, cây con sau trồng 7-10 ngày, hòa tưới vào gốc kết hợp vun xới làm cỏ vét rãnh.

– Bón thúc lần 2: Bắt đầu thời kỳ trải lá bàng sau trồng 25 – 35 ngày, bón cách gốc 20 cm kết hợp xới xáo làm cỏ lấp phân.

– Bón thúc lần 3: Thời kỳ cuốn bắp sau trồng 50-60 ngày bón nốt lượng phân còn lại. Có thể bón vào gốc hoặc hòa tưới tùy theo điều kiện đất.

– Sử dụng phân bón qua lá phun các nhau 12-15 ngày/lần, ngừng phun khi cây cuốn bắp chặt.

Có thể sử dụng phân bón hỗn hợp NPK 15-15-15, 15-5-25 để thay phân đơn với lượng 30-35 kg/sào Bắc Bộ (hoặc quy đổi tương đương).

– Nên ngắt bỏ bớt lá già, lá sâu bệnh đảm bảo ruộng thoáng, hạn chế sâu bệnh, thuận tiện cho chăm sóc, thu hái.

– Tưới nước: có thể sử dụng nước mặt (hồ, ao, sông) hoặc nước ngầm (nước giếng khoan) để tưới; hàm lượng một số hóa chất và kim loại nặng trong nước không vượt mức tối đa cho phép được quy định trong Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Định kỳ kiểm tra chất lượng nước tưới theo quy định.

– Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn để tưới trực tiếp.

– Sau khi trồng thường xuyên tưới ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Giai đoạn cây sinh trưởng thân lá cần đảm bảo đủ nước (luôn duy trì độ ẩm đất từ 70-80 %).

– Nếu có điều kiện thì tưới rãnh, sau khi mặt nước đã thấm nước đều phải tháo kiệt, hạn chế đọng nước trên rãnh.

– Các đợt bón thúc đều phải kếp hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Biện pháp canh tác, thủ công, sinh học:

Cần áp dụng tối đa các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như sử dụng bẫy pheromone để phòng trừ sâu xanh bướm trắng ở các giai đoạn sinh trưởng của cây.

Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) như: sử dụng các giống, kháng và nhiễm nhẹ sâu bệnh.

Trước khi trồng vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, làm đất sớm để trừ trứng, nhộng, sâu non trong đất, xử lý bằng thuốc (Basudin 10H, Vibam 5H,…);

Kết hợp các đợt bón thúc cho bắp cải cần vơ tỉa lá già, loại bỏ lá bị sâu, bệnh tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

Áp dụng các biện pháp luân canh với cây lúa nước, cây khác họ nhằm hạn chế nguồn phát sinh sâu bệnh hại. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phòng trừ sớm sâu bệnh hại;

Dùng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu khoang, sâu xanh bướm trắng).

Biện pháp hóa học

– Các nguyên tắc khi sử dụng thuốc BVTV

+ Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi sâu bệnh hại đến ngưỡng phòng trừ theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật.

+ Ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc gốc cúc tổng hợp, các loại thuốc có độ độc thấp (thuộc nhóm 3 trở lên), thuốc có thời gian cách ly ngắn, nhanh phân hủy và ít ảnh hưởng đến các loài vi sinh vật có ích trên ruộng.

+ Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Tuân thủ nghiêm ngặt nồng độ, thời gian cách ly của từng loại thuốc trước khi thu hoạch theo đúng hướng dẫn của đơn vị sản xuất ghi trên bao bì.

+ Người sản xuất phải nắm vững kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng nồng độ-liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh hại và thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và các cơ quan chuyên môn.

Một số sâu bệnh hại chính và cách phòng trừ

Bọ nhảy ( Phyllotreta Striolata): xuất hiện gây hại trên cải rất sớm, khoảng 5 ngày sau gieo. Gây hại chủ yếu ở giai đoạn 13 – 15 ngày sau gieo. Hoạt chất Abamectin Scorpion 18EC, Elincol 12ME, Tập kỳ 1,8 EC pha (10 -15ml/bình 16 lít nước), …

Sâu tơ ( Plutella xylostella), sâu ăn tạp ( Spodoptera litura), sâu đục nõn (đục ngọn) ( Hetula undalis), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae): xử lý thuốc hóa học thế hệ mới có hoạt chất Spinosad (Success 25SC), hoạt chất Indoxacarb (Ammate 150SC), thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine (Marigold 0.36 AS, Sokupi 0.36AS, Sokonec 0.36AS …), thuốc sinh học Bt (Delfin WG, Crymax 35WP, Kuraba WP,…), hoạt chất Emamectin benzoate (Emaben 2.0EC, Rholam 20EC, Susupes 1.9EC, Dylan 2EC…), hoạt chất Abamectin (Elincol 12ME, Kuraba 3.6EC, Vertimec 1.8EC, Soka 24.5EC, Plutel 1.8EC…).

Rệp ( Brevicoryne brassicae) : Là môi giới truyền một số bệnh virus. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200EC 0,2%, Butyl 20WP 0,2%, Trebon 30EC, Actara 25WP, …để phòng trừ.

– Chết thắt cây con do nấm Rhizoctonia solani và Pythium ultinum gây ra ở 2 thời kỳ của cây trước nảy mầm và sau nảy mầm.

– Bệnh sương mai do nấm Bremia lactucae gây ra khi độ ẩm đất và không khí quá cao. Dùng Mancozep phun 5 ngày 1 lần, luân canh cây trồng có hiệu quả hơn.

– Bệnh thối thân do nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra, vết bệnh xuất hiện ở phần thân gần đất, sau đó lan đến lá bị khô, cây gục xuống và chết, trong thân mô cây bị thối nhũn. Bào tử nấm sống nhiều năm trong đất, dùng giống chống bệnh và phải luân canh với cây trồng khác họ.

– Bệnh thối rễ do nấm Pythium ultinum gây ra, xuất hiện khi đất dí chặt, tưới quá nhiều nước, cần làm cho đất thông thoáng, bón thêm vật liệu hữu cơ cho đất tơi xốp.

– Bệnh cháy lá do vi khuẩn Xanthomonas gây hại, vết bệnh xuất hiện và gây hại trên lá già sát mặt luống sau lan lên lá trên. Để hạn chế bệnh hại cần tiến hành luân canh cây trồng, dọn sạch tàn dư bệnh, sử dụng giống chống chịu bệnh, khi bệnh nặng cần tiến hành phun thuốc kịp thời, sử dụng thuốc Kasuran 47 WP để phun.

– Bệnh thối nhũn bắp cải do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, bệnh hại nặng trên những chân ruộng trũng thấp, bón thừa đạm và đặc biệt sau những trận mưa. Nên chọn chân ruộng cao ráo, sạch sẽ để trồng, bón phân cân đối, có thể sử dụng thuốc Kasumin 2 SL, Kasuran 47 WP để phun phòng đặc biệt sau những trận mưa.

– Bệnh thối hạch trên lá do nấm Sclerotinia sclerotium: gây hại nặng vào mùa mưa, phun thuốc khi bệnh xuất hiện. Bệnh nặng có thể phun thuốc 2, 3 lần cách nhau từ 5 – 7 ngày, xử lý một trong các loại thuốc có hoạt chất Chlorothalonil (Daconil 75WP, Arygreen 75WP, …), hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl (Ridomil MZ – 72WP, Romil 72WP …), hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC), hoạt chất Mancozeb (Dithane M45 – 80WP), hoạt chất Propineb (Antracol 70WP, Zintracol 70WP …), hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC), hoạt chất Mancozeb (Dithane M45 – 80WP).

– Bệnh sưng rễ do nấm Plasmodiophora brassicae gây hại, đây là bệnh phổ biến và nghiêm trọng tại các vùng chuyên trồng rau họ thập tự. Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh nên biệp pháp hiệu quả nhất là luân canh cây trồng, vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng trước khi trồng và sau khi thu hoạch, sử dụng phân bón cân đối hợp lý.

– Tuyến trùng gây bệnh sưng rễ ( Meloidogyne sp): dùng các loại thuốc Sincosin 0,56 SL 0,1 % để xử lý hạt, xử lý cây con lúc trồng và phun thêm một lần vào 10 ngày sau trồng.

III. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

Thu hoạch

Thời gian thu hoạch tuỳ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc và đặc điểm khí hậu, đất đai từng vùng. Thu hoạch khi bắp cuốn chặt, thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát, thu hoạch nhẹ nhàng, tránh dập nát, hư hỏng; dùng các thùng, rổ sạch gom, thu, phân loại, xếp vào các dụng cụ vận chuyển về phòng sơ chế và bảo quản, tránh để dập nát, xây sát hoặc tiếp xúc với đất.

Loại bỏ quả có vết sâu bệnh hại, dị dạng. Không rửa nước trước khi đóng gói và đưa vào bảo quản cũng như vận chuyển phụ vụ thị trường.

Thời điểm thu hoạch phải đảm bảo đúng thời gian cách ly theo chỉ dẫn trên bao bì hóa chất, thuốc BVTV.

Sơ chế

Nhà sơ chế, các thiết bị dụng cụ, vật tư, đồ chứa, phương tiện vận chuyển phải đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.

Chất lượng nước sơ chế tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tế.

Đóng gói

Trước khi đóng gói, cần loại bỏ lá già, lá sâu bệnh, phân loại, rửa sạch. Đóng gói theo nhu cầu sử dụng, ghi nhãn theo quy định để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.

Bảo quản

Bắp cải được bảo quản nơi thoáng mát hoặc kho lạnh, có thể làm giàn nhiều tầng để xếp khi vận chuyển, tránh không để chất đống gây dập nát và ảnh hưởng đến hô hấp.

Sản phẩm

Bắp cải an toàn sau thu hoạch, sơ chế để tiêu thụ trên thị trường hoặc chế biến phải đạt các chỉ tiêu chất lượng quy định.

Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.