Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Sachi / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Trồng Cây Sachi

Trong thí nghiệm tại khoa Công nghệ sinh học- Học viện nông nghiệp Việt Nam, Cây giống được tạo ra theo quy trình nhân giống invitro, sau đó ra bầu cây con được chăm sóc trong nhà lưới. Khi cây được 30-40 ngày tuổi, đạt tiêu chuẩn thì đem đi trồng …

Trong thí nghiệm tại khoa Công nghệ sinh học- Học viện nông nghiệp Việt Nam, Cây giống được tạo ra theo quy trình nhân giống invitro, sau đó ra bầu cây con được chăm sóc trong nhà lưới. Khi cây được 30-40 ngày tuổi, đạt tiêu chuẩn thì đem đi trồng.

Đất trồng và chuẩn bị đất trước khi trồng

Đất trồng: Sachi có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha cát, đất phù sa cổ,… song thích hợp nhất là trồng trên đất đồi có hàm hượng mùn cao, đất phù sa ven sông, pH từ 4,5-6,5, chủ động được tưới tiêu.

Đất trước khi trồng phải được làm sạch cỏ dại, xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột, chế phẩm vi sinh. Làm đất tơi xốp, lên luống cao 30cm cho dễ thoát nước

Cọc hình chữ T có thể làm bằng tre, bê tông, thép, gỗ (đường kính 12-15cm), dài 2m, chôn sâu 40cm, thanh ngang dài 1,2m.

Làm giàn: Dùng dây thép mạ kẽm, dây đầu tiên buộc trên đỉnh các cọc, dây thứ 2 mở xuống dưới cách dây đầu 60 cm, dây thứ 3, thứ 4 buộc 2 đầu thanh ngang (chữ T).

Phân hữu cơ vi sinh 0,5-1 kg/cây

Vôi bột 50 gram/cây

Phân lân 0,1-0,2 kg/cây – Bón thúc:

Sau khi trồng tùy vào tình hình sinh trưởng của cây mà ta bổ sung phân hữu cơ vi sinh, phân ủ compost, phân chuồng ủ hoai mục cho cây 1-2 lần/tháng với lượng 0,2-0,5 kg (tùy loại phân).

Tùy điều kiện canh tác, có thể bố trí mật độ khác nhau từ 1800 cây/ha đến 5400 cây/ha. Thông thường trồng mật độ 3300 cây/ha. Bố trí hàng cách hàng 3m (cọc giữa luống), cây cách cây 2m, trên luống trồng 2 hàng cây cách cọc bê tông sang hai bên 40cm ( hoặc bố trí so le).

Cách trồng: Đào hố kích thước 30x30x30cm tại vị trí đã xác định, dùng lớp đất mặt trộn đều lượng phân bón lót, dùng dao sắc rạch bỏ bầu nilon đặt cây giữa hố lấp đất kín mặt bầu tạo vồng cao hơn mặt đất 3-5cm nén nhẹ rồi tưới nước cho cây.

6. Chăm sóc

Trồng dặm: Thường xuyên thăm vườn nếu cây chết trồng bổ sung để đảm bảo mật độ.

Đưa cây lên giàn: Những ngọn cây không leo lên cọc và giàn thì dùng dây mềm cố định phần ngọn vào cọc và giàn. Thao tác cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương cây.

Làm cỏ: Kiểm soát cỏ bằng cách cắt bằng lưỡi hái, nhổ bằng tay hoặc máy cắt cỏ; có thể để lại gốc cỏ tránh xói mòn rửa trôi trên đất dốc, nếu có điều kiện ta nên trồng cỏ lá lạc bên dưới.

Tưới nước: Tùy vào điều kiện thời tiết để tưới nước đủ ẩm cho cây. Sau trồng nên tưới 3-4 lần/tuần. Khi cây trưởng thành tưới 1-2 lần/tuần trong suốt mùa khô.

Bón phân: Bổ sung phân hữu cơ vi sinh 1-2 lần/ tháng, lượng bón từ 0,2-2,5 kg/cây.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để kiểm soát sâu bệnh hại cây trồng.

Cắt tỉa, tạo tán: Cây cao 130-150 cm chưa phân cành, tiến hành bấm ngọn, cắt những ngọn dài và nhỏ, cắt những nhánh vô hiệu, cành tăm không cho quả. Hủy bỏ những cành cây bị bệnh. Từ năm thứ hai trở đi tiến hành cắt tỉa vào tháng 5, tháng 11.

Thu hoạch: Khi quả chuyển sang màu nâu và tách vỏ ngoài thì tiến hành thu hoạch những quả vẫn còn trên cây. Không hái quả xanh, mốc, quả đã rụng. Có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô tới độ ẩm 10-15%. Không trộn lẫn những quả thu hoạch từ trước với những quả mới thu hoạch.

Bảo quản hạt trong bao dứa, để trong kho thoáng khí, tránh ẩm mốc.

Nguồn: Sưu tầm

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Bầu

Cây Bầu tên khoa học Lagenaria siceraria, là một loài thực vật có hoa trong họ bầu bí ( Cucurbitaceae).

Là cây dây leo thân thảo có tua cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông mềm màu trắng. Lá hình tim rộng, không xẻ thùy hoặc xẻ thùy rộng, có lông mịn như nhung màu trắng. Hoa đơn tính cùng gốc, to, màu trắng. Quả mọng màu xanh nhạt hay đậm, có hình dạng khác nhau hoặc tròn, dài thẳng hoặc thắt eo, vỏ già cứng hoá gỗ, thịt trắng, hạt trắng.

Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cây bầu có nhiều loại giống tùy thuộc hình dạng và kích thước của quả, như:

Có quả hình trụ, dài (có khi dài đến 1 m), và vỏ có đốm (bầu sao).

Có quả hình trụ tương tự như bầu sao nhưng vỏ không có đốm. Đây là loại phổ biến nhất.

Có quả thắt co lại như bầu rượu (bầu nậm); loại này trồng để làm cảnh, quả để chín già có thể làm bình đựng nước, đựng rượu, làm đàn bầu.

Có quả đặc ruột. Đây là loại giống mới ở Việt Nam, cho năng suất, hiệu quả cao.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g quả bầu tươi như sau: 95% nước, 0,5% protid, 2,9% glucid, 1% cellulos, 21 mg calcium, 0,2% sắt và các vitamin: caroten 0,02%, vitamin B1: 0,02%, vitamin B2 0,03%, vitamin PP 0,40% và vitamin C 12 mg. Trong quả còn có saponin. Quả bầu là nguồn tốt về vitamin B và vitamin C. Nhân hạt già chứa tới 45% dầu béo.

Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thủng, trừ ngứa. Lá bầu có vị ngọt, tính bình. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc.

Hiện nay bầu được trồng gần như quanh năm ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Quả bầu non thường được dùng để nấu canh, luộc hoặc xào… Lá non cũng có thể luộc, xào như một loại rau lá.

B. Quy trình kỹ thuật

I. Điều kiện ngoại cảnh

Cây bầu mọc rất khoẻ, sinh nhiều rễ phụ ở các đốt thân. Bầu ưa đất cao ráo, ưa nhiệt độ cao từ 20-30 ºC và cường độ ánh sáng mạnh.

Nếu trồng đúng thời vụ (tháng 9 – 10) và chăm sóc tốt, bầu cho nhiều quả, ít ruột, năng suất cao.

1. Thời vụ

Cây Bầu có thể trồng quanh năm.

Vụ xuân: Gieo trồng từ tháng 1

Vụ hè: Gieo trồng vào tháng 5 – 6

Vụ thu gieo trồng bầu vào tháng 9 – 10

2. Giống

Hiện nay Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Việt Á có những giống bầu sau:

Bầu lai F1 VA.72: Là giống F1, kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài 35-45 cm, trái suôn, da xanh nhạt, khả năng phân nhánh mạnh nên năng suất cao. Thời vụ trồng quanh năm. Thời gian thu hoạch 50-55 ngày sau gieo. Lượng giống cần thiết 60-80 g/1.000 m ².

Bầu sao trái dài F1 VA.218: Là giống F1, kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài 40-45 cm, da xanh có đốm trắng, trọng lượng quả 1.2-1.6 kg, khả năng phân nhánh mạnh nên năng suất cao. Thời vụ trồng quanh năm. Thu hoạch 50-55 ngày sau gieo. Lượng giống cần thiết 60-80 g/1.000 m ².

Bầu sao F1 VA.217: Là giống F1, kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài 28-35 cm, da xanh có đốm trắng, trọng lương quả 0.7-1.5 kg. Khả năng phân nhánh mạnh nên năng suất cao. Thời vụ trồng quanh năm. Thu hoạch 50-55 ngày sau gieo. Lượng giống cần thiết 60-80 g/1.000 m ².

3. Kỹ thuật gieo trồng

Chuẩn bị đất: Làm sạch cỏ, bón vôi, cày đất, phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất.Lên luống: Đất được cày bừa, băm nhỏ. Lên luống rộng 0,8 m – 1 m cao 20-30 cm. Tâm luống này cách tâm luống kia 4-5 m.Bón Lót: Vôi+ Phân hữu cơ + 100 g NPK 20-20-15/gốc sau đó lấp đất. Có thể phủ nilon đen hoặc không. Dùng lạt tre hoặc lấp đất để cố định 2 mép nilon. Xử lý hạt giống: Dùng nước ấm 2 sôi 3 lạnh. Ngâm trong vòng 4-6 tiếng rồi vớt ra rửa sạch ủ trong khăn vải ẩm 50% sau 24 h hạt nứt nanh thì đem trồng. Có thể gieo trong bầu nilon đen hoặc gieo trực trên đồng ruộng.

Hạt sau khi nứt nanh phải trồng hết trong ngày. Nếu để qua ngày rễ mọc dài thì khi gieo trồng rễ dễ bị gãy.Trồng cây: Xới nhẹ lỗ trồng rải ít thuốc sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G sau đó tiến hành gieo hạt hoặc trồng cây con.

Khoảng cách trồng: Trồng hàng 1 giữa luống. Luống cách luống 4-5 m, cây cách cây/luống 0.8 – 1 m.

4. Chăm sóc, bón phân

Tưới nước: Bầu cần nhiều nước, do đó phải tưới thường xuyên 1 – 2 lần/ngày cho đủ ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu mang trái.

Bón thúc: Bón thúc cho bầu vào 2 giai đoạn cần thiết như sau:

Giai đoạn tăng trưởng: Kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn. Bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cho cây ra hoa kết trái.

Giai đoạn ra hoa, đậu trái: Bón thúc nuôi trái 7-10 ngày một lần với lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái. Bón thúc sau mỗi làn thu hoạch lứa quả.

Tỉa nhánh, bấm ngọn: Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn thì không tỉa nữa để dây nhánh cho trái. Lấy được trái trên nhánh nào thì bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.

Làm giàn: Nên làm giàn bằng để bầu đủ diện tích bò. Bầu vừa lên giàn là trổ hoa đậu trái, 50-55 ngày sau khi trồng bầu bắt đầu cho thu hoạch.

Trong suốt thời gian canh tác (130 – 140 ngày) mỗi hốc bón từ 1 – 1,5 kg phân hỗn hợp NPK.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại Rầy xanh, sâu xanh, bọ xít xanh và một số loài rầy rệp khác. Thuốc trị Excell basa 50ND, Sarifos 585EC Bọ trĩ, nhện đỏ,rầy mềm: Regent 20WP, Reasgent 3.6 ec, Confidor 100sl, Actara 25WP. Ruồi vàng đục quả. Dùng thuốc dẫn dụ Vizubon.Bệnh hại

Nấm bệnh: Chết nhanh, chết chậm, thối rễ, lỡ cổ rễ. Thuốc trị Ridomil Gold 68WG, Aliette. Héo rũ dùng Kasumin 2SL Sương mai, tán thư, nấm hồng, rỉ sắt: Dùng Antracol 70WP, Ridomil Gold 68WG, Kasuran 47WP, Vimonyl 72WP.

Sau khi trồng cần theo dõi hàng ngày sâu bệnh hại và tình hình sinh trưởng của cây trồng để tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả.

6. Thu hoạch

Sau khi trồng 50-55 ngày, tùy giống cây bắt đầu cho thu hoạch. Tiến hành thu hoạch kịp thời để không lỡ lứa và cây cho năng suất. Để kéo dài thời gian thu hoạch lúc nên tăng cường phun phân bón lá hữu cơ Seaweeed 95% .

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Đảng Sâm

Thứ hai – 05/06/2017 16:51

Giống cây đảng sâm

Cung cấp giống cây Đảng sâm và giống cây dược liệu các loại, liên hệ 0988 774 076

ĐẢNG SÂM

Tên khoa học: Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. Thoms.Họ: Hoa chuông ( Campanulaceae).Tên khác: Ngân đằng, cây đùi gà, mần rày cáy (Tày), co nhả dòi (Thái), cang hô (H’Mông).Tên vị thuốc: Đảng sâm.

I. Đặc điểm chung 1. Nguồn gốc, phân bố Đảng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được ghi nhận ở Trung Quốc, Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, phân bố tập trung nhất ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Đảng sâm thường mọc trên các nương, rẫy đã bỏ hoang lâu ngày có cỏ tranh, đất tương đối màu mỡ và ẩm.2. Đặc điểm thực vật Đảng sâm là cây thân thảo, leo bằng thân quấn. Thân leo dài 2 – 3 m, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, hình tim, mép nguyên, lượn sóng hoặc hơi khía răng cưa, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông nhung trắng. Hoa mọc riêng rẽ ở kẽ lá, cuống dài 2 – 6 cm, đài gồm 5 phiến hẹp, tràng hình chuông màu trắng, chia 5 thuỳ, nhị 5. Quả nang hình cầu có 5 cạnh mờ, đầu trên có một núm nhỏ hình nón, khi chin màu tím hoặc đỏ.Hạt nhiều màu vàng nhạt. Rễ phình thành củ hình trụ dài, đường kính 1,5 – 2 cm, phía trên to, phía dưới có phân nhánh, màu vàng nhạt. 3. Điều kiện sinh thái Đảng sâm sống ở đất màu mỡ, nhiều mùn, cao ráo, thoát nước.Nhiệt độ thích hợp 18 – 25 o C, có thể chịu được nhiệt độ trên 30 oC nhưng không kéo dài.Về mùa đông nhiệt độ thấp cây vẫn sống được.Lượng mưa trung bình 1500 mm. Ở vùng núi có độ cao 400 – 1600 m so với mặt biển cây mọc hoang dại, chu kỳ sinh trưởng kéo dài 1 năm. ở đồng bằng cây vẫn sinh trưởng được nhưng thời gian bị rút ngắn còn 8 – 9 tháng, cây không sống qua mùa hè.

4. Giá trị làm thuốca) Bộ phận sử dụng: Bộ phận sử dụng là rễ củ.b) Công dụng: Rễ củ đảng sâm được dùng làm thuốc chữa tỳ vị kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, ốm lâu ngày, cơ thể suy nhược… Ngoài ra còn được dung làm thuốc bổ dạ dày, lợi tiểu tiện, chữa ho tiêu đờm. II. Kỹ thuật trồng trọt 1. Chọn vùng trồng Cây Đảng sâm chủ yếu sinh trưởng tốt ở vùng trung du và miền núi, có độ cao từ 400m trở lên so với mặt nước biển.Chọn đất nơi cao ráo, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước, có nhiều chất dinh dưỡng.Các triền đồi thoải, ruộng bậc thang hay chấn ruộng cao là thích hợp nhất. Các loại đất khác có thể trồng được nhưng năng suất thấp, pH thích hợp 5,5 – 6,5. 2. Giống và kỹ thuật nhân giống Đảng sâm trồng ở Việt Nam hiện nay có 2 loại: – Lộ đảng sâm Comdonopsis pillosula Nanny do Viện Dược Liệu di thực từ Trung Quốc vào những năm 60, hiện nạy còn rất ít – Đảng sâm Comdonopsis javanica là giống mọc hoang có sẵn ở Việt Nam, Viện Dược liệu đã tiến hành di thực thuần hoá trồng thành công tại Trạm nghiên cứu Dược Sapa – Lào Cai. Quy trình này chỉ áp dụng cho loài đảng sâm Codonopsis javanica. Đảng sâm có thể nhân giống hữu tính bằng hạt. Ngoài ra có thể nhân giống vô tính bằng mầm của đầu rễ (khi cần thiết). Lượng hạt dùng để gieo cho 1ha là 3 – 3,5 kg. Sử dụng hạt của cây 2 – 3 năm tuổi để làm giống. Không dùng hạt của cây trồng 1 năm tuổi vì chất lượng thấp. Nên dùng hạt mới thu hoạch, chọn hạt già, chắc, có tỷ lệ mọc cao từ 75% trở lên. Diên tích vườn ươm để trồng 1ha là 300 – 400m². Kỹ thuật làm giống: – Làm đất vườn ươm: Cần chọn đất tơi xốp, bằng phẳng, ít sỏi đá, thuận tiện tưới tiêu, nhặt sạch cỏ dại, cày hoặc cuốc sâu 30 cm. Phơi ải, bừa kỹ. – Lên luống: lên luống cao 30 cm, rộng 80 – 90 cm, dài tuỳ ruộng. – Phân bón: Bón lót gồm phân chuồng hoai mục bón 10 tấn + 150 kg phân lân + 100 kg phân KCl cho 1 ha vườn ươm. Trộn đều các loại phân, rải trên mặt luống, xáo nhẹ và san phẳng mặt luống để lấp phân. Khi cây cao 7 – 10 cm, có 5 – 6 lá, bón thúc 50 – 60 kg Ure/ha pha loãng tưới đều cho cây. – Gieo hạt: Hạt được đãi sạch, trộn đều đất bột khô, chia đều cho các luống, gieo làm 3 lần, xong lấp đất dày 1 – 2 cm, cuối cùng phủ một lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng lên trên mặt luống. – Chăm sóc vườn ươm: Luôn tưới đủ ẩm bằng ô doa, nếu không mưa hàng ngày tưới 1 lần vào buổi chiều mát. Tiêu chuẩn cây giống: Cây được 5 – 6 lá thật, tỉa bớt cây để khoảng cách cây 3 – 5 cm. Cây được 9 – 10 lá (khoảng 3 tháng tuổi) chọn cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh đánh trồng ra ruộng sản xuất. Khi đánh cây tránh làm xây sát và đứt rễ củ. 3. Thời vụ gieo trồng Mỗi năm có thể gieo trồng 2 thời vụ: – Thời vụ 1: Gieo hạt vào mùa xuân (tháng 2 – đầu tháng 3) và đánh cây con trồng vào tháng 5 – 6. – Thời vụ 2: Gieo hạt vào mùa thu (tháng 9 – 10) và đánh cây con trồng vào tháng 2 – 3. 4. Kỹ thuật làm đất Đất sau khi được chọn cày sâu 30 cm, phơi ải, bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại. Lên luống cao 30 cm, rộng 60 – 70 cm, chiều dài tùy ruộng. Đất ở vùng đồi có độ dốc vừ phải thì có thể trồng theo từng vạt nhỏ, đất có độ dốc lớn cần trồng theo đường đồng mức. Bổ hốc với khoảng cách 20 x 40 cm.5. Mật độ khoảng cách và kỹ thuật trồng Tùy loại đất đai để bố trí mật độ khoảng cách trồng thích hợp: – Đất tốt trồng mật độ 83.000 cây/ha với khoảng cách 30 x 40 cm. – Đất xấu trồng mật độ 125.000/ha với khoảng cách 20 x 40 cm. 6. Phân bón và kỹ thuật bón phân Lượng phân bón:

Thời kỳ bón: – Bón lót: ½ lượng phân hữu cơ + ½ lượng phân lân + ¼ lượng phân kali, trộn đều bón theo hốc sau đó lấp đất lại. – Sau khi thu hạt năm thứ nhất, cây bắt đầu lụi. Vào tháng 1 năm sau bón phân năm thứ 2 gồm ½ lượng phân chuồng + ½ lượng phân lân + ¼ lượng phân kali. – Phân đạm được chia đều cho 2 năm, định kỳ mỗi năm bón 3 – 4 lần vào các tháng thứ nhất, 3, 6, và tháng 9, kết hợp với các lần làm cỏ xới xáo, mỗi lần 50 – 60 kg/ha (1,85 – 2,22 kg/sào Bắc bộ). Tháng thứ 7, 8 năm thứ 2 tiếp tục bón lượng kali còn lại. 7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Kỹ thuật trồng: Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh cây trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Đặt rễ cây thẳng đứng, lấy tay lấp đất và ấn chặt gốc. Trồng xong cần tưới ngay. Nên trồng vào chiều mát, sau 5 – 7 cây bắt đầu bén rễ hồi xanh. Chăm sóc: – Năm thứ nhất: Định kỳ 30 ngày chăm sóc 1 lần, làm sạch cỏ, kết hợp với bón đạm, lượng đạm mỗi năm 200 – 250 kg urê được chia làm 3 lần bón thúc, mỗi lần cách nhau 3 tháng. Tháng 7, 8 khi cây chuẩn bị ra hoa, bón bổ sung ¼ lượng kali (100kg KCl) /ha. Cuối mùa đông cây lụi, cắt bỏ phần thân leo, vệ sinh đồng ruộng. – Năm thứ hai: Sang mùa xuân năm thứ 2 khi cây bắt đầu mọc trở lại bón lót 10 tấn phân chuồng + ½ lượng phân lân và ¼ lượng kali. Trộn đều vùi quanh gốc kết hợp vớí làm cỏ vun gốc. Lượng đạm còn lại chia làm 3 lần bón thúc, mỗi lần cách nhau 3 tháng kết hợp với làm cỏ. Tháng 7,8 năm thứ 2 tiếp tục bón ¼ lượng kali còn lại. – Kỹ thuật tưới tiêu nước: Cây Đảng sâm thường trồng ở trung du và miền núi, cần đảm bảo nước tưới khi ở vườn ươm và lúc mới trồng đến bén rễ hồi xanh. Còn trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chủ yếu là nhờ nước tự nhiên. Ở những nơi chủ động tưới tiêu có thể tưới khi cây gặp khô hạn. – Làm giàn cho cây leo: Cây Đẳng sâm dài 15 – 20 cm bắt đầu cần làm giàn leo, dùng cây sặt, hoặc tre làm giàn cắm chéo hình chữ A để 2 hàng đảng sâm leo chung. 8. Phòng trừ sâu bệnh Đảng sâm thường bị các loại sâu bệnh hại sau:a) Sâu xám(Agrotis ipsilon): Đặc điểm gây hại: Thường gây hại ở thời kỳ cây con. Loài sâu này thường gây hại vào ban đêm, ăn lá non hoặc cắn đứt ngang các thân và cành non. Sâu non màu xám đen hoặc màu nâu xám dọc theo hai bên thân có những chấm đen mờ. Biện pháp phòng trừ:– Cày, phơi ải đất trước khi trồng 2 tuần để tiêu diệt trứng và nhộng. Làm đất kỹ, sạch cỏ trước khi trồng, làm sạch cỏ quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu. – Đối với những ruộng có diện tích nhỏ có thể bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất xung quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu. – Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm. Cách làm bẫy: Cho 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước vào trong bình đậy kín, sau 3 – 4 ngày khi thấy mùi chua ngọt thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay buifnhuig rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ ruộng. Sau 2 – 3 ngày nhúng lại 1 lần . Bướm trưởng thành sẽ bay vào ăn bả chua ngọt và chết. – Ruộng bị sâu hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Thiamethoxam (ví dụ Actara 25 WG, 350FS), Abamectin (ví dụ Shertin 3,6 EC, 5,0 EC). Hòa thuốc với nước theo tỷ lệ khuyến cáo ở bao bì, phun vào chiều tối. Nếu mật độ sâu cao nên phun kép 2 lần cách nhau 5 ngày.b)Rệp mềm (Aphis gossipii): Đặc điểm gây hại: Ban đầu, rệp chỉ tập trung gây hại ở những búp non, lá non. Về sau do tích lũy nhiều, mật độ tăng nhanh, chúng xuất hiện trên cả những lá già và thường tập trung ở mặt dưới của lá. Rệp chích hút nhựa cây làm búp non, lá non bị quăn queo, biến dạng, lá chuyển dần sang màu vàng, cây còi cọc, sinh trưởng kém. Rệp mềm có kích thước nhỏ, có hình quả lê và thân mềm. Chúng thường tập trung lại thành từng đám, đặc biệt ở dọc các gân lá. Biện pháp phòng trừ: – Kiểm tra ruộng thường xuyên và diệt bỏ ngay lập tức những lá bị rệp nặng. Nhổ cỏ dại mọc xung quanh cây vì nhiều loại cỏ dại vốn là đối tượng gây hại của dệp. Rệp có thể bị gió thổi bay do đó tránh trồng đảng sâm ở cuối hướng gió của những ruộng đã bị nhiễm rệp. – Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây (thân, lá) ở vụ trước đem ra khỏi ruộng tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt những con rệp còn sống sót trên đó, hạn chế rệp lây lan sang cho vụ sau. – Hạn chế sử dụng hóa chất vì chúng có thể tiêu diệt cả những thiên địch. Nếu thấy mật độ rệp cao và liên tục gia tăng thì phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ rệp. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Dầu khoáng (ví dụ Citrole 96.3EC, DK-Annong Super 909EC, Vicol 80 EC); Abamectin (ví dụ Aremec 18EC, 36EC, 45EC); Chlorpyrifos Ethyl + Permethrin (ví dụ Tasodant 6G, 12G, 600EC, 600WP). Cần xem kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc về liều lượng và cách sử dụng.c) Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia sp.) Đặc điểm gây hại: Bệnh lở cổ rễ thường xuất hiện ở giai đoạn cây con, đặc biệt trong giai đoạn vườn ươm. Triệu chứng bắt đầu với vết đốm màu nâu nhỏ ở gốc thân và lan rộng đến rễ. Vùng rễ nhiễm bệnh bị thối, cây con héo rễ và chết. Biện pháp phòng trừ: – Thường xuyên kiểm tra vườn ươm, loại bỏ và tiêu hủy những cây con bị nhiễm bệnh để giảm thiểu sự lây lan của bệnh. – Nếu bệnh gây hại nặng có thể dùng một số loại thuốc trừ nấm như: Pencycuron (ví dụ Monceren 250SC, Vicuron 25WP, 250SC); Validamyxin + Polyoxin B (ví dụ Ukino 60SC, 95WP); Validamycin (ví dụ Validacin 3L, 5L, 5SP; Tung vali 3SL, 5SL, 5WP, 10WP). Tưới hoặc phun trực tiếp dung dịch thuốc trừ nấm vào gốc cây 9. Thu hoạch, sơ chế và bảo quảna) Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch vào cuối mùa đông năm thứ 2, khi cây vàng lụi. Trước khi thu hoạch cần phá bỏ giàn leo, cắt toàn bộ phần thân lá mặt đất, dùng cuốc thuổng đào sâu, tránh sây sát, đứt rễ củ.b) Sơ chế: Rễ thu về được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, độ ẩm < 12%.c) Bảo quản: Khi đảng sâm khô, đạt tiêu chuẩn, bảo quản trong bao nilon, bên ngoài bọc bao tải dứa hoặc các loại bao tải chống ẩm khác, để nơi khô ráo không được ẩm ướt. Khi bảo quản trong kho để trên giá hoặc kệ cao cách mặt đất ít nhất 5 cm. Đảng sâm ít bị mối mọt.10. Tiêu chuẩn dược liệu Mô tả: Phiến đảng sâm có màu đen, dễ bẻ, vết bẻ không phẳng, mùi thơm, vị ngọt. Dược liệu có độ ẩm không quá 12%, tạp chất vô cơ không quá 0,5%, bộ phận khác của cây không quá 1%, tro toàn phần không quá 6%, tro không tan trong acid không quá 2%, kim loại nặng không quá: 1 phần triệu Pb, 0,2 phần triệu Cd, 0,1 phần triệu Hg, 1,5 phần triệu As. Hàm lượng saponin toàn phần trong dược liệu không được ít hơn 3% tính theo dược liệu khô kiệt.

Quý khách hàng có nhu cầu về hạt giống vui lòng liên hệ Công Ty CP Dược Liệu Xuyên Việt ( Tìm đối tác làm nhà phân phối, đại lí giống cây dược liệu )

Địa chỉ: 287 Minh Khai – Phố Mới – Lào Cai Mobile: 0988 774 076 Email:duoclieuxuyenviet@gmail.com http://duoclieuxuyenviet.com

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Ớt Ngọt

1. Đặc điểm thực vật học: Ớt ngọt trồng nhiều ở châu Âu, châu Mỹ. Vài năm gần đây có nhiều giống du nhập và trồng khá phổ biến tại Lâm Đồng. Ớt ngọt là cây hàng năm, từ một gốc có thể phát triển thành bụi cây nhỏ gọn thẳng , có thể đạt chiều cao tối đa là 4m . Trái được hình thành từ một bông hoa duy nhất phát triển trong góc giữa lá và thân cây. Tùy giống ớt ngọt khác nhau về hình dạng và màu sắc, ớt ngọt dùng để ăn sống, nấu chín hoặc chế biến. Không phải tất cả các giống ớt ngọt nhẹ hương vị, một số có thể là cay nóng.

2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây là 25-28 oCvào ban ngày và 18-20 oCvào ban đêm, tối thích cho sinh trưởng là 18-28 o C. Yêu cầu ánh sáng nhiều, nhất là thời điểm ra hoa, thiếu ánh sáng giảm tỷ lệ đậu quả.Ớt ngọt có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như đất sét nhẹ, đất bazan, đất feralit vàng đỏ,… pH tối thích 5.5-6.5. Trong điều kiện nhà che nylon ớt ngọt có thể trồng được quanh năm.

3. Yêu cầu dinh dưỡng: Ớt là cây trồng cần phân bón Kali để hình thành quả, nếu thiếu Kali, quả ớt sẽ không rắn, chắc và không đạt độ bóng đẹp.

Phần II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.

1. Giống: Tại Lâm Đồng đang sử dụng phổ biến các giống ớt ngọt nhập từ Hà Lan có nhiều màu như ớt xanh, ớt đỏ (Pasarella), ớt vàng (Baschata)… của công ty Rijk Zwaan. Hạt ươm trong vỉ xốp cho đến đem ra vườn trồng.

Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:

2. Chuẩn bị đất: Chọn đất canh tác: Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).

Vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật, cày xới và bón vôi bổ sung để nâng pH lên 5.5-6.6, phơi ải đất từ 1-2 tuần để tiêu diệt một số sâu bệnh hại, sau đó lên luống để bón lót và trồng. Phân bón lót được rải đều trên bề mặt luống, dùng cuốc xăm đều sau đó phủ 1 lớp đất lên bề mặt luống và tưới ẩm đều và tiến hành phủ bạt. Đục lỗ bón phân và lỗ trồng cây.

3. Trồng và chăm sóc: Mỗi luống trồng 2 hàng, khoảng cách hàng x hàng 50cm, cây x cây 45-50cm. Mật độ trồng 30.000-35.000 cây/ha, trồng theo kiểu nanh sấu , sau khi trồng tưới nước giữ ẩm để cây nhanh phục hồi.

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

Tuần đầu tưới nhẹ từ 1-2 lần/ngày, sau đó mỗi ngày tưới 1 lần, nếu trồng vụ mưa tưới ít hơn.

Cắm chói: Sau khi trồng khoảng 2 tuần, cây đã bén rễ, tiến hành cắm choái, mỗi cây cắm một chói và cột cố định cây vào, khi cắm tránh làm long gốc sẽ ảnh hưởng đến cây trồng. Khi cây cao hơn 35 cm thì bắt đầu cắm chói cao và đan dây nylon để giữ cho cây không bị ngã đổ vì mang trái nặng.

Chăm sóc: Thường xuyên loại bỏ lá già, lá bị bệnh dưới gốc. Thực hiện khâu tỉa cành trước lúc ra hoa. Mỗi cây để 4-5 cành.

4. Phân bón và cách bón phân:

Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1ha/vụ như sau:

Phân chuồng hoai: 40-50 m 3, phân hữu cơ vi sinh: 1.000kg, v ôi bột: 800-1200kg, tùy pH của đất trồng.

Phân hóa học (lượng nguyên chất): 160kg N- 95kg P 2O 5 – 175kg K 2SO 4.

Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn hoặc NPK tương đương:

Cách 1: Ure: 348 kg; super lân: 594 kg; KCL: 292 kg.

Cách 2: NPK 15-5-20: 875 kg; Ure: 63 kg; super lân: 320 kg.

Bón theo cách 1:

Bón theo cách 2:

Sử dụng phân bón lá theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

Bón thúc các lần sau: khoảng 1 tháng một lần với lượng phân bón tương tự thúc lần 2 hoặc lần 3.

Phần III. Sâu hại và biện pháp phòng trừ:

Chú ý đến 03 loại côn trùng gây hại nghiêm trọng là: Rệp ( Aphid gossypii và Myzus persicae); Bọ trĩ ( Thrips palmi); Nhện đỏ ( Tetranychus sp).

Kiểm tra vườn trồng để phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời, dùng các loại thuốc lưu dẫn có tác dụng kéo dài và hiệu quả cao để phòng trừ kịp thời.

+ Bọ trĩ: Sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc: Abamectin (Silsau 1.8, 3.6 EC); Imidacloprid (Admire 200 OD)

+ Nhện đỏ: Sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc: Azadirachtin (Agiaza 0.03 EC, 4.5 EC); Abamectin (Silsau 1.8, 3.6 EC); Rotenone (Limater 7.5 EC)

+ Rệp: Sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc: Imidacloprid (Admire 200 OD); Rotenone (Limater 7.5 EC)

Phòng trừ sâu ăn lá:

– Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IBM) như vệ sinh đồng ruộng, hạn chế ký chủ xung quanh ruộng, dùng bẫy vàng, cắt bỏ lá bị nhiễm ruồi nặng, phun thuốc phòng trừ 10-15 ngày một lần.

Phần IV. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ:

1. Bệnh Thán thư( Colletotricum spp.):

Là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm (tháng 5,6,7,8). Bệnh lan truyền do nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng của vụ trước, do đó khi trồng ớt phải tuân thủ luân canh nghiêm ngặt.

Triệu chứng bệnh: Đầu tiên có vết ướt trên quả, sau đó lan rộng biến thành màu tối, vết bệnh thường có dạng vòng, trung tâm vết bệnh có màu đen. Nếu gặp thời tiết ẩm ướt trên vết bệnh có lớp bào tử màu hồng cam. Khi bệnh xuất hiện nên hạn chế tưới phun lên cây, vì tưới sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lây lan nhanh chóng.

Có thể dùng thuốc: Thiophanate-Methyl (Thio-M 500FL); Chlorothalonil (Daconil 75 WP); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750 WG).

2. Bệnh Héo vàng do nấm ( Fusarium oxysporum):

Xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển hình thường thấy ở phần thân gần gốc, có những vết nấm đốm thành mảng trên bề mặt, nấm bệnh làm hư hại bó mạch dẫn của cây, do vậy cây héo xanh và chết. Nấm phát triển nhanh ở nhiệt độ 25-30 0 C. Ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều.

– Biện pháp phòng trừ: Chọn giống sạch bệnh; Luân canh với các cây trồng khác họ; Không tưới nước quá ẩm. Trồng cây trên những chân đất cao ráo, dễ thoát nước. Vệ sinh đồng ruộng, xử lý bằng Sunfat đồng (3kg/1000m 2). Biện pháp hóa học:

3. Bệnh héo xanh do vi khuẩn ( Pseudomonas solanaceaerum):

Nguyên nhân: Đất bị nhiễm khuẩn héo xanh hoặc do giống kháng bệnh héo xanh kém, vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-35 0 C, tồn tại rất lâu trong đất và lan truyền qua hạt giống, cây bệnh và dụng cụ lao động. Triệu chứng điển hình là cây đang phát triển tốt nhưng vào giữa trưa nắng có một số cây bị héo rũ, đến chiều lại hồi phục, hiện tượng này diễn ra trong một thời gian ngắn sau đó cây héo luôn. Khi cắt đoạn thân gần gốc đặt vào ly nước sẽ thấy dịch trắng loang ra, đó chính là dịch vi khuẩn. Khi bệnh xuất hiện cần nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy xa nơi trồng. Trước khi trồng ớt nên tiến hành khử đất thật kỹ để giảm hiện tượng cây héo xanh do vi khuẩn.

– Biện pháp phòng trừ: Sử dụng hạt giống sạch bệnh; Sử dụng đất sạch bệnh làm bầu ươm cây. Việc tỉa cành bấm ngọn chú ý dụng cụ như dao, kéo cần phải khử trùng liên tục nếu trên ruộng đã xuất hiện bệnh. Sử dụng nguồn nước tưới không bị nhiễm bởi những tàn dư cây bệnh. Vườn trồng ớt phải bằng phẳng, hạn chế vi khuẩn sẽ lây lan theo dòng nước trong đất. Thường đất pha cát, nghèo dinh dưỡng bị bệnh nặng hơn các chân đất khác. Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây. Không trồng ớt trên đất đã bị nhiễm bệnh nặng, đảm bảo chế độ luân canh tuyệt đối ít nhất 3-5 vụ với các cây trồng khác không cùng họ với ớt.

– Biện pháp hóa học: Sử dụng các hoạt chất sau: Fugous Proteoglycans (Elcarin 0.5SL); Streptomyces lydicus WYEC 108 (Actinovate 1 SP); Streptomyces lydicus WYEC 108 + Fe + Humic acid ( Actino – Iron 1.3 SP);

4. Bệnh virus:

Là bệnh hại tương đối nặng đối với các vùng trồng ớt. Do đó trước khi trồng ớt nên luân canh tuyệt đối với các loại cây không cùng họ cà. Tiêu diệt môi giới truyền bệnh là rệp, bọ trĩ, nhện đỏ,…trên vườn, nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời những cây bệnh để không cho bệnh lây lan.

Ngoài ra còn gặp một số bệnh như: Sương mai ( Phytophthora infestans), Bệnh thối xốp vi khuẩn ( Erwinia spp...), Đốm lá vi khuẩn ( Xanthomonas campestris), Thối đen ( Botrytis spp.) v.v..

Phần V. Phòng trừ dịch hại tổng hợp

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM

1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: V ệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh , l uân canh cây trồng khác họ, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh

– Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng

2. Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh.

– Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…

3. Biện pháp vật lý:

– Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy dẫn dụ côn trùng

– Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 -1,8 m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang

– Dùng bẫy cào đuổi bắt ruồi vào buổi sáng sớm

4. Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện

– Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người

+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)

Phần VI. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:

Sau trồng khoảng 3 tháng cho thu hoạch quả lần đầu tiên, khi trái đạt kích thước tối đa, màu sắc chuyển từ màu xanh sang vàng hay đỏ được hơn hai phần trái thì có thể thu hoạch. Ớt cho thu hoạch liên tục 5-6 tháng. Khi thu tránh để trầy xước sẽ làm hỏng và mất phẩm chất của trái.

Thu hoạch tiến hành sau khi ớt đã được cách ly thuốc bảo vệ thực vật, tùy từng loại thuốc có thể từ 7-10 ngày hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Sản phẩm thu hoạch không bị dính đất, cát, đưa vào két nhựa hoặc giỏ tre theo yêu cầu khách hàng