Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Chua Bi

– Tay quai, bình tưới dạng nhỏ (trồng trên chậu/thùng)

– Khay ươm, chậu/thùng trồng cây (cao 20-25cm).

– Cuốc, xẻng (nếu trồng trên nền đất)

Bước 2: Chọn giống – Chuẩn bị đất trồng

– Chọn nguồn giống uy tín, chất lượng, nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng, tỷ lệ rau nảy mầm cao. Giống cà chua khỏe, chống chịu sâu bệnh

Cách làm đất

– Đất trồng là những loại đất giàu chất dinh dưỡng và có thể thoát nước tốt, tơi xốp.

– Giá thể: Trộn theo các công thức sau:

Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1

Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3: 4:3.

– Ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50 o C (3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2 – 3h.

– Để ráo nước rồi cho vào khăn vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 – 30 độ C cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

– Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.

– Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng). Thời gian nảy mầm là từ 7 đến 10 ngày.

– Cây con có từ 4-5 lá thật, cao 10-12cm thì đem ra trồng.

– Cách trồng cây: Cây cà chua có rễ chạy dọc thân, nên có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất.

Kỹ thuật chăm sóc

– Ánh sáng: Thời gian tốt nhất là 8h/ngày là đủ để cho cây phát triển.

+ 7-10 ngày đầu tiên sau khi trồng, tưới đều đặn 500ml nước ấm 25 – 30oC cho cây mỗi ngày. Tưới nước thường xuyên, buổi sáng sớm và buổi chiều tối trong 1-2 tuần đầu.

+ Tưới nước sâu cho cây từ 2 – 3 lần/tuần, từ 3 – 4 lít nước/lần.

+ Thời tiết quá khô và nóng có thể tăng lượng nước tưới.

– Phân bón: kết hợp nhặt cỏ dại vun xới lấp kín phân bón, chú ý không nên bón phân sát gốc cây, bón cách gốc từ 15-20 cm

+ Bón lót : Bón phân chuồng + Ure + lân để cây mọc mầm khoẻ, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt.

+ Bón thúc: Chia làm 4 thời kỳ

Bón thúc 1: sau trồng 15-20 ngày

Bón thúc 2: khi cây bắt đầu ra hoa rộ

Bón thúc 3: bắt đầu thu quả

Bón thúc 4: sau khi thu hoạch rộ

– Làm giàn, tỉa lá

+ Cây 1,5-2 tháng tuổi thì tiến hành làm giàn chữ A với 3 nẹp ngang hay thanh sắt vòng tròn quanh chậu, cao 1,6-1,7m.

+ Buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giàn.

+ Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng (để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất) giúp cây cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

Thu hoạch và bảo quản

– 45-90 ngày sau trồng, quả sẽ xuất hiện, chuyển từ màu xanh, sau đó là vàng, hồng và cuối cùng là đỏ đậm. Khi quả chín hoàn toàn-chất lượng tốt nhất (đỏ đậm) thì thu hoạch.

– Cách thu hoạch: Khi quả chín hãy dùng dao hoặc kéo cắt quả. Hoặc có thể hái sớm hơn, giữ trong nhà để quả tự chín.

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bi

Kỹ thuật trồng cà chua bi

Trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường nên hiệu quả đưa lại rất cao

Cà chua bi (Cherry Tomato) là loại nhỏ của cà chua thông thường. Quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp. Vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thông thường.Cà chua Chery tuy quả nhỏ, nhưng dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường nên hiệu quả đưa lại rất cao.

Thời vụ:Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được 3 vụ trong năm:

Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6. Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10. Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1. Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.

Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-22 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Trên luống trồng hàng đôi với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35-40cm, tương ứng với mật độ 1.000-1.100 cây/sào Bắc bộ.

Bón lót cho 1 sào Bắc bộ cần 500-700kg phân chuồng hoai mục + 15-17kg supe lân + 2,5-3 kg đạm urê. Trộn đều các loại phân nói trên rồi bón đều vào hốc, lấp đất nhẹ trước khi trồng cây để tránh xót rễ.

Bón thúc nên chia làm 4 lần:

Lần 1 sau khi trồng 7-10 ngày, tưới 2 kg đạm urê hoà với nước phân chuồng pha loãng.

Lần 2 sau trồng 20-25 ngày, bón 3 kg đạm urê + 3 kg Kali. Bón cách gốc 10 cm, bón xong vun đất cao phủ kín phân kết hợp xới xáo, làm cỏ.

Lần 3 sau trồng 40 ngày (khi cây đã ra hoa rộ), bón 4kg đạm urê + 3kg Kali, bón cách gốc 10 cm, kết hợp xới nhẹ và vun gốc.

Lần 4 sau trồng 55-60 ngày, bón 3kg đạm urê + 3kg kali. Sau mỗi lần thu hoạch nên xới xáo và tưới bổ sung bằng phân đạm, phân kali và các loại phân bón qua lá.

Làm giàn: Giàn chữ A với 3 nẹp ngang, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giŕn.

Tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để ruộng bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện vŕ phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

– Thu hoạch: Tùy theo mục đích sử dụng: Ăn tươi hay đóng lọ chế biến mà thu hái theo yêu cầu khách hàng (độ già quả, quả bắt đầu chuyển màu hồng nhạt). Hái nhẹ tay vào sáng sớm hoặc chiều mát 1. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên hngat74

Để hạt giống nảy mầm tốt thì phải cho chúng uống nước. Có hai cách như sau:

Ngâm hạt cà chua vào nước trong vòng 15 – 20 phút, sau đó vớt hạt và ủ vào khăn ẩm. Sau 3 – 5 ngày, hạt nứt nanh, nảy mầm thì đem vùi vào đất. Cẩn thận để khỏi bị gãy mầm. Dùng giấy ăn nhúng vào nước cho ướt đều rồi trải vào đáy hộp nhựa (loại có nắp đậy). Sau đó, rắc hạt đều trên mặt giấy và đậy nắp để vào chỗ tối. Hàng ngày xịt nước cho ẩm đều mặt giấy và hạt. Sau vài ngày, hạt sẽ nứt nanh thì đem vùi vào đất.

Cà chua ko đậu quả ở nhiệt độ từ 30°C trở lên vì hạt phấn bị om (chín nhừ ý mà) và cũng ko đậu quả ở nhiệt độ <10°C vì hạt phấn bị lép.

Cà chua nở hoa và bung phấn bắt đầu từ 7 – 9am. Muốn rung cây để thụ phấn cho cà chua, bà con phải rung rinh vào thời điểm 8 – 9am. Sớm hơn cũng chả đậu quả mà muộn hơn cũng chả ăn thua 2. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên aboxinh:

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Chua

1. Đặc điểm thực vật học:

a. Rễ : Rễ thuộc loại rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn. Trong điều kiện thích hợp những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1-1,5m và rộng 1,5-2,5m vì vậy cà chua chịu hạn tốt.

b. Thân: Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách.

c. Lá: Lá cà chua thuộc loại lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3-4 đôi lá chét, ngọn lá có một lá riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống. Phiến lá thường phủ lông tơ.

d. Hoa: Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Số lượng hoa trên chùm thay đổi tùy giống và thời tiết, thường từ 5-20 hoa.

e. Trái: Trái thuộc loại mọng nước, hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài. Vỏ có thể nhẵn hay có khía, màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ trái và thịt trái.

2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:

Thích hợp từ 21-24 oC, nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5 o C thì cây cho nhiều hoa. Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000-3.000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém.

Yêu cầu nước của cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển không giống nhau. Khi cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Nếu gặp mưa nhiều vào thời gian này trái chín chậm và bị nứt. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng.

Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất có cấu tượng nhẹ, nhiều mùn, giữ ẩm và thoát nước tốt (Đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất bazan,…), pH từ 5,5-7,5, thích hợp nhất từ 6-6,5.

Phần II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Giống: Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường để chọn giống . Hiện nay, Anna và Kim Cương là hai giống được trồng phổ biến, giống Anna có hình thức quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có khả năng kháng bệnh tốt trong mùa mưa nên được bà con nông dân trồng nhiều.

Các giống trên ghép với gốc cà chua Vimina để kháng bệnh héo rũ vi khuẩn.

Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:

2. Chuẩn bị đất: Chọn đất trồng cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy…(không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Vệ sinh vườn trồng, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất, phơi ải 7-10 ngày trước khi trồng. Mùa khô lên luống 15-20cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 1,2m trồng hàng đôi. Mùa mưa lên luống 25-30cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 90cm, trồng hàng đơn.

Sử dụng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh.

Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp: Vật liệu và qui cách: Dùng màng phủ khổ rộng 0.9-1m trồng hàng đơn, màng khổ 1,4m trồng hàng đôi. Khi phủ mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.

– Lên luống cao 15-20cm tùy mùa, mặt luống phải làm bằng phẳng để tăng độ bền màng phủ.

– Bón phân lót: Liều lượng như phần phân bón, cách bón phân, trường hợp bón thúc, đục thêm lỗ gần với gốc cây và sau đó rãi phân vào lỗ đã đục thêm.

– Xử lý mầm bệnh: Phòng trừ nấm bệnh, tuyến trùng và các sâu hại trong đất trước khi đậy màng phủ.

– Đậy màng phủ: Kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây kẽm bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10cm ghim sâu xuống đất (dây kẽm sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạt ghim mé liếp.

– Kỹ thuật trồng: Trồng vào buổi chiều mát, khi trồng đặt cây nhẹ nhàng không nén đất quá chặt (Lưu ý: cây cà chua ghép không lấp đất cao quá vết ghép. Ở những ruộng trống trải, nhiều gió nên dùng cây choái cũ (ngắn khoảng 30cm), cắm cạnh cây và choàng một sợi dây thun để cây tựa, phòng đổ ngã). Sau khi trồng phải tưới nước ngay để giữ ẩm, dự phòng 5% cây con đúng tuổi để dặm, trồng ra ruộng (trồng giữa các cây trên hàng), để tiện cho việc bứng dặm sau này.

+ Mùa khô trồng hàng đôi: hàng x hàng 70cm, cây x cây 50cm theo kiểu nanh sấu. Mật độ: 27.000 cây/ha.

+ Mùa mưa: Trồng hàng đơn hàng x hàng 1-1,2m, cây x cây 50-60cm, mật độ 18.000-20.000 cây/ha.

Từ 7-10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.

– Làm cỏ: Cần phải có biện pháp phòng trừ cỏ dại sớm và duy trì cho đến khi cây cà chua có thể cạnh tranh hiệu quả với cỏ dại. Phải phòng trừ cỏ dại trước khi ra hoa. Phòng trừ cỏ dại thông qua các biện pháp như:

+ Biện pháp cơ giới: Nhổ bỏ cỏ bằng tay, bằng cuốc hoặc máy cắt cỏ.

+ Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc diệt cỏ trước nảy mầm. Lựa chọn thuốc diệt cỏ phù hợp không gây tổn thương đến sự phát triển của cây.

– Tưới nước: Từ khi trồng đến hồi xanh tưới 1-2 lần/ngày, sau đó tùy điều kiện thời tiết và độ ẩm đất tưới để tưới, đảm bảo ẩm độ đất khoảng 60-70%; Khi cây cà chua ra hoa cần lượng nước nhiều hơn, đảm bảo ẩm độ đất 70-80%. Mùa mưa chú ý thoát nước, không để ruộng cà chua ứ đọng nước lâu.

– Vun xới: Sau trồng 7-10 ngày xới phá váng, sau trồng 20-25 ngày kết hợp bón phân cho cây cà chua, vun cao luống, để tránh tình trạng đọng nước giữa hàng, bộ rễ phát triển kém. Loại bỏ cây bệnh, quả bệnh, sâu… mùa mưa tỉa bớt lá chân, lá già đã chuyển vàng để vườn được thông thoáng. Gom lá bệnh tiêu hủy xa vườn trồng hoặc gom tập trung để ủ làm phân hữu cơ.

– Làm giàn: Khi cây cao 40-60cm làm giàn để giúp cây phân bố đều trên luống, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

– Tỉa chồi: Cần tỉa kịp thời khi nhánh mới nhú ra 3-5cm để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gãy, không dùng móng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương.

– Tỉa lá: Tỉa bớt lá chân, lá già của cây đã chuyển sang màu vàng để vườn thông thoáng, nhất là những vườn rậm rạp, dễ gây nhiễm bệnh trong mùa mưa. Tuy nhiên, mùa khô cần để lá chân để che bớt nắng tránh bị rám quả.

– Tỉa quả: Mỗi chùm quả chỉ để 4-6 quả, ngắt cuối cành mang quả để dinh dưỡng tập trung nuôi quả tạo cho quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao.

Bấm ngọn: Đối với giống có thời gian sinh trưởng dài, cao cây, trong giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để quả lớn đều, thu tập trung giúp.

4. Phân bón và cách bón phân: Tính cho 1 ha.

Phân bón: Phân hữu cơ: 40 tấn; Vôi: 1-1,5 tấn; Borat: 5kg; canxi bo: 50kg; hữu cơ vi sinh: 1.000kg; Chế phẩm Trichoderma: 300-350 kg/ha.

– Phân hoá học nguyên chất: 240kg N – 90 kg P 2O 5 – 275kg K 2 O.

: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất sang phân đơn tương đương hoặc NPK.

Cách 1: Urê: 522kg; Super Lân: 562,5kg; Kali: 458kg.

Cách 2: NPK 15-5-20: 1375kg; Urê: 73kg; Super lân: 133kg.

Bón theo cách 1:

Bón theo cách 2:

* Lưu ý: Sử dụng phân bón lá theo khuyến cáo in trên bao bì.

Phần III. Sâu hại và biện pháp phòng trừ:

1. Sâu đục trái cà chua( Heliothis armigera).

– Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và gây hại

Trưởng thành hoạt động vào ban đêm, sức bay khoẻ và xa, đẻ trứng rải rác từng quả trên mặt lá và nụ hoa. Sâu non phá hại các búp non, nụ hoa và đục vào trái, vết đục gọn, không nham nhở. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân nằm bên ngoài, một nửa nằm trong quả.

– Các lá và chùm hoa bị sâu non ăn có thể bị gãy làm giảm số lượng trái sau này. Thiệt hại nặng khi sâu non xâm nhập vào thường dễ bị thối, giảm giá trị sản phẩm khi thu hái.

– Thường xuyên ngắt bỏ các quả bị sâu hại, bấm ngọn, tỉa cành cà chua để tránh sự lây lan và tích lũy số lượng sâu trên đồng ruộng.

– Loại sâu này có tính kháng thuốc rất cao, nhất là nhóm cúc tổng hợp. Luân phiên sử dụng các loại thuốc sau để phòng như: Abamectin (Aremec 18E, Bamectin 1.8 EC, Plutel 0.9EC, Reasgant 1.8EC), Emamectin benzoate: (Emaben 0.2 EC, Ematin 1.9 EC); Oxymatrine: (Vimatrine 0.6 L); Spinosad: (Akasa 25 SC, 250 WP) phun sau khi thấy trưởng thành xuất hiện 3-4 ngày hoặc sau thời kỳ hoa nở.

– Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và gây hại

Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, màu đen. Sâu non là dạng dòi, không chân, màu trắng trong, phần trước hơi vàng. Nhộng màu nâu vàng, dính trên lá chỗ cuối đường đục hoặc rơi xuống mặt đất. Vòng đời trung bình 25-30 ngày.

Trưởng thành cái dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên lá. Sâu non tạo những đường đục ngoằn ngoèo, màu trắng xuất hiện do dòi tạo nên, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Nếu bị hại nặng sẽ làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm năng suất cây trồng.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa những lá già, tiêu hủy tàn dư cây trồng thường xuyên là biện pháp tích cực làm giảm mật độ nhộng ruồi còn tồn tại trong tàn dư cây trồng.

Phủ đất bằng ni lông sau đó phơi nắng hoặc cho ngập nước trên ruộng khoảng một ngày để tiêu diệt nhộng trong đất.

+ Biện pháp vật lý: Có thể dùng bẫy dính màu vàng để thu hút và tiêu diệt ruồi trưởng thành. Biện pháp này cần được triển khai đồng loạt, áp dụng cục bộ không mang lại hiệu quả.

+ Biện pháp hóa học: Ruồi có khả năng hình thành tính kháng thuốc rất cao, cần thường xuyên luân phiên thay đổi thuốc sử dụng bằng các hoạt chất Abamectin: (Binhtox 1.8 EC, Abatin 1.8 EC); Spinetoram: (Radiant 60SC); Spinosad: (Akasa 25 SC, Suhamcon 25SC)…

3. Bọ phấn ( Bemisia tabaci)

3.1 Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và gây hại

– Trưởng thành hoạt động vào sáng sớm và chiều mát. Sâu non bò chậm chạp trên lá, cuối tuổi 1 chúng ở mặt dưới lá, tại đó lột xác và sống cố định cho đến lúc hoá trưởng thành. Bọ phấn hút nhựa cây làm cho cây có thể bị héo, ngã vàng và chết. Bọ phấn tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển.

– Bọ phấn còn truyền các bệnh virus gây bệnh cho cây.

– Không luân canh cà chua với cây kí chủ khác của bọ phấn.

– Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá già, các bộ phận bị hại đặc biệt là các loại cỏ dại là ký chủ của bọ phấn xung quanh ruộng nhằm hạn chế lây lan.

– Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút và tiêu diệt bọ phấn trưởng thành (áp dụng để dự báo thời điểm xuất hiện của trưởng thành)

– Khi vườn bị nhiễm bọ phấn có thể dùng luân phiên các loại thuốc sau: Thiamethoxam: (Actara 25WG), Dinotefuran: (Oshin 20WP); Citrus oil: (MAP Green 10AS).

– Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và gây hại: Trưởng thành có cánh và bay rất nhanh. Sâu non mới nở màu vàng nhạt sau chuyển sang màu xanh. Râu đầu và chân dài, di chuyển rất nhanh, cơ thể không có cánh. Con non khi mới nở thường bám ở các lá non hoặc gốc cuống lá để chích hút nhựa cây. Khi lớn dần thì chúng di chuyển ra toàn bộ các bộ phận của cây. Thời tiết nóng khô, bọ cưa phát triển mạnh.

Bọ cưa non bám trên toàn bộ thân cây và chích hút nhựa làm lá cây còi cọc và dần chuyển sang màu vàng nhất là lá non. Trưởng thành tiện quanh thân cây tạo thành một vòng tròn màu nâu, khi gặp gió sẽ làm thân cây gãy ngang ngay tại vết tiện. Là môi giới truyền bệnh virus cho cây.

– Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và gây hại: Bọ trĩ rất nhỏ, màu vàng nhạt. Bọ trĩ di chuyển rất nhanh, khi trời nắng chúng chui nấp trong bẹ lá hoặc trong các lớp lá non ở ngọn, chúng thường phát triển trong mùa khô.

Chích hút ở lá non để lại những đốm tròn trong như giọt dầu, ở giữa có mộtchấmvàng, lúc đầu vàng trắng, sau biến thành nâu đen. Khi bị hại, các chồi non, lá non, nụ hoa không phát triển, cánh hoa bị quăn lại.

– Biện pháp phòng trừ: Tưới nước đủ ẩm trong điều kiện mùa khô, ngắt bỏ những lá, hoa có mật độ bọ trĩ cao để giảm mật số trên đồng ruộng.

6. Sâu khoang:( Spodoptera sp.)

– Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và gây hạ: Trưởng thành màu xám hoặc nâu xám, các cánh trước màu nâu vàng có các vân đen trắng. Cánh sau màu hơi trắng. Chúng thường không bay xa và đẻ trứng gần nơi chúng xuất hiện. Trứng được đẻ thành ổ lớn ở mặt dưới các lá của cây chủ, sâu non mới nở ăn thành nhóm, khi lớn hơn chúng phân tán dần, nhộng màu đỏ sẫm. Sâu khoang ăn toàn bộ thịt lá của cây chủ chỉ chừa lại gân lá. Mật độ sâu cao có thể làm cho lá cà chua rụng rất nhanh

– Biện pháp phòng trừ: Thu gom và tiêu hủy toàn bộ tàn dư cây trồng và làm sạch cỏ dại sẽ giảm được mật độ sâu. Cày đất kỹ, phơi đất trước trồng để tiêu diệt nhộng . Sử dụng bẫy bả chua ngọt để dẫn dụ và tiêu diệt trưởng thành.

– Trưởng thành giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng rời rạc thành từng quả trên mặt đất. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất. Sâu xám phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ.

– Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng.

Phần IV. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ:

1. Bệnh chết cây con trong vườn ươm:Do nấmvà Pythium sp. Rhizoctonia solani , Phytophthora pesrasitica

Bệnh chỉ xuất hiện phổ biến quanh khu đất trồng cây con, phần thân dưới thối khô có màu nâu sẫm đến đen. Sự thối thường giới hạn ở phần ngoài của thân và các cây bị nhiễm có thể bị đổ hoặc hơi thẳng nhưng lá bị rũ, xám bóng và có màu xanh lục. Những cây bị nhiễm sẽ còi cọc và chết.

Bệnh chết cây con do các loại nấm Pythium sp., Phytophthora pesrasitica và Rhizoctonia solani. Nấm gây bệnh tồn tại trong đất, thích hợp với ẩm độ và nhiệt độ cao. Nấm Rhizoctonia solani thích môi trường khô hơn nấm Pythium sp.

– Biện pháp phòng trừ: Tránh đặt vườn nơi bị che quá tối hay ẩm ướt, vệ sinh vườn ươm, tiêu hủy tàn dư cây trồng định kỳ, không bón phân đạm khi vườn cây có triệu chứng nhiễm bệnh. Canh tác trên đất thoát nước tốt.

– Có thể sử dụng các loại thuốc: Chitosan: (Tramy 2SL)…; Kasugamycin (min 70 %): (Bisomin 2SL, Grahitech 2SL, Kamsu 2SL), Ningnanmycin (Diboxylin 2 SL) … để phòng ngừa.

– Triệu chứng, nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát triển bệnh: Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như: Lá, thân, rễ, hoa, trái.

Trên lá: Lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá. Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt dưới lá có lớp trắng xốp, bệnh nặng toàn bộ phiến lá bị khô.

Trên thân cành: vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục nhỏ, sau lan rộng bao quanh thân làm thân thối mềm, úng nước và dễ gãy.

Trên hoa: vết bệnh màu nâu hoặc nâu đen ở đài hoa, sau đó lan rộng làm cho hoa bị rụng. Trên quả: vùng nhiễm bệnh có màu nâu đậm, cứng và nhăn. Khi trời ẩm ướt làm cho quả bị thối.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm, mát, nhiệt độ 18-22 0 C.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, trồng cây giống khoẻ, sạch bệnh, nên trồng thưa hơn trong mùa mưa và làm giàn cẩn thận, định hình chùm hoa chùm quả. Bố trí hướng luống theo đông tây tạo điều kiện cho ánh nắng xuyên vào nhanh làm ráo những giọt sương trên lá ngăn ngừa bào tử nảy mầm.

+ Biện pháp hóa học: Luân phiên sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: (Ridomil gold 68WP), Zineb (Tigineb 80WP, Zineb Bul 80WP), Mancozeb 640g/k Azoxystrobin 200g/l + Difenoconazole 125g/l: (Amistar top 325SC); Mandipropamid 40g/l + Chlorothalonil 400g/l (Revus opti 440SC). + Metalaxyl – M 40g/kg

3. Bệnh héo rũ: Có 3 loại hình héo rũ trên cây họ cà do 3 loại nấm khác nhau gây ra; Héo rũ chết vàng; Héo rũ lở cổ rễ; Héo rũ trắng gốc. Các loại bệnh này là loại bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đáng kể cho người sản xuất.

Héo rũ chết vàng: (Fusarium oxysporum Bệnh thường thể hiện triệu chứng thối gốc, phá hại các giai đoạn sinh trưởng của cây. Cây bệnh lá bị héo vàng rồi khô chết. Phần giáp vết bệnh có màu nâu hay màu xám nham nhở. Thân giáp mặt đất thường khô tóp và có màu vàng nhạt, ranh giới không rõ ràng. Trên vết bệnh có lớp nấm trắng mịn, phớt hồng.

Nấm phát triển nhanh ở nhiệt độ 25-30 0 C, ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều.

Héo rũ lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) Bệnh phá hại ở rễ, mầm, củ và thân. Khi nấm xâm nhập vào củ thì làm cho củ không nảy mầm được, hoặc cây con bị héo rũ ngay. Rễ và thân giáp mặt đất có nhiều u sần sùi, vết bệnh có màu nâu bao quanh, sau đó bị thối. Nếu trời ẩm ướt thì trên vết bệnh có lớp nấm trắng ngà.

Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 20-25 0 C.

Héo rũ trắng gốcBệnh xuất hiện ở các giai đoạn sinh trưởng của cây và gây hại trên thân, gốc sát mặt đất. Vết bệnh ở gốc có màu nâu nhạt và thường có tản nấm trắng xốp. Bệnh thường làm mục nát lớp vỏ bao quanh thân, nấm nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 25-30 (Sclerotium rolfsii): 0 C.Bệnh phát sinh gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, chọn giống sạch bệnh, luân canh với các cây trồng khác họ, không tưới nước quá ẩm, trồng cây trên những chân đất cao ráo, dễ thoát nước. Xử lý đất bằng Sunfat đồng (3kg/1000m 2).

Biện pháp hóa học: Sử dụng luân phiên các loại: Cytokinin: (Geno 2005 2SL),…; Garlic oil 2% + Ningnanmycin 3%: (Lusatex 5SL)…; Kasugamycin: (Bisomin 2SL),…; Ningnanmycin: (Diboxylin 2SL, Molbeng 2SL, Bonny 4SL).

– Triệu chứng của bệnh là cây héo đột ngột mà lá không chuyển màu vàng. Lõi cây và rễ bị úng nước và sau đó chuyển màu nâu, đôi khi lõi cây trở nên rỗng, rễ mọc ra từ thân cây. Quá trình chuyển màu vàng và thối rễ, số lá khô và héo tăng cho đến khi cây chết. Khi thân hoặc rễ mới bị nhiễm bệnh bị cắt chéo và ấn mạnh gần miệng cắt có thể thấy dịch vi khuẩn màu xám sau chuyển sang màu vàng. Chất này có chứa nhiều vi khuẩn.

Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-35 0 C, vi khuẩn tồn tại trong đất, tàn dư cây trồng, một số loài cỏ dại và trong nước. Vi khuẩn có thể lan truyền qua hạt giống, cây giống bị nhiễm hoặc dao cắt và các dụng cụ khác, dễ dàng xâm nhập vào cây qua các vết thương cơ giới.

– Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các giống cà chua ghép, t hường xuyên thu gom tiêu hủy các cây bệnh trên vườn, luân canh với cây trồng khác họ. Tăng cường phân hữu cơ cho cây khỏe để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.

Các dụng cụ như dao, kéo tỉa cành bấm ngọn cần thiết phải khử trùng liên tục nếu trên ruộng đã xuất hiện bệnh. Ruộng trồng cà chua phải bằng phẳng, bởi vì vi khuẩn sẽ lây lan theo dòng nước trong đất, khi tưới hoặc mưa. Thường đất pha cát, nghèo dinh dưỡng bị bệnh nặng hơn các chân đất khác.

Không trồng cà chua trên đất đã bị nhiễm bệnh nặng.

Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các loại thuốc sau Ningnanmycin: (Ditacin 8 L); Oxytetracycline 50g/kg + Streptomycin 50 g/kg: (Miksabe 100WP); Oxytetracycline hydrochloride 55% + Streptomycin Sulfate 35%: (Marthian 90SP); Streptomycin sulfate: (BAH 98SP) Bacillus subtilis: (Biobac 50WP).

– Bệnh gây hại trên lá, thân và quả từ khi cây còn nhỏ đến lúc thu hoạch. Trên lá vết bệnh là những vết nhỏ trong mờ dạng giọt dầu, sau chuyển màu nâu đen, xung quanh màu vàng. Phần giữa đốm bệnh khô dần và thường bị rách. Trên thân vết bệnh có màu xanh tối, không có hình dạng nhất định, nhìn hơi ướt, về sau chỗ vết bệnh có màu nâu và khô đi. Trên quả vết bệnh là những đốm nhỏ, màu nâu đen, ướt, hơi nhô lên mặt quả còn xanh. Trên quả chín bệnh tạo thành những quầng màu xanh đậm, ướt, đường kính 3-6mm, bề mặt vết bệnh bị loét và sần sùi, chỉ ờ vỏ mà không ăn sâu vào trong quả, về sau bị khô dễ bong tróc ra. Vi khuẩn phát triển mạnh nhiệt độ 30 0 C, tồn tại trong hạt giống, trong đất.

– Biện pháp phòng trừ: Tương tự bệnh héo rũ vi khuẩn

6. Bệnh đốm vòng ( Alternaria solani)

– Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây.

Trên lá: Vết bệnh thường xuyên xuất hiện ở các lá già phía dưới, sau lan dần lên các lá trên, vết bệnh hình tròn và có cạnh, màu nâu sẫm, trên đó có các vòng tròn đồng tâm, màu đen.

Trên quả: Vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở cuống hoặc tai quả, hình tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống và có vòng đồng tâm màu đen.

Trên thân: Vết bệnh màu nâu, hơi lõm và có đường tròn đồng tâm.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng ít nhất là một năm.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, lên luống cao thoát nước tốt, khi cây bị bệnh không nên tưới nước vào lúc chiều mát. Bón phân cân đối và đầy đủ, hạn chế bón phân đạm và tăng lượng phân kali khi cây bị bệnh. Trồng đúng khoảng cách, làm giàn đỡ cho cà không bị ngã xuống.

+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc như: Azoxystrobin 200g/l + Difenoconazole 125g/l (Amistar top 325SC), Azoxystrobin (Amistar 250 SC), Azoxystrobin 60g/l+Chlorothalonil 500g/l (Ortiva 560SC); Chlorothalonil (Arygreen 75WP, Forwanil 50SC), Copper Oxychloride (PN-Coppercide 50WP).

7. Bệnh xoăn lá:

– Triệu chứng:

Có rất nhiều loài virus gây hại trên cà chua: TMV ( Tobacco mosaic virus), CMV ( Cucumber mosaic virus), PVX ( potato virus X), PVY ( potatovirus Y), TEV ( tobacco etch virus), PLRV ( potato leafroll virus), TSWV ( tomato spotted wilt virus), TBB ( tomato big+bud mycoplasma), TLCV ( tomaot leaf curl virus), TYLCV ( tomato yellow leaf curl virus), ToMoV ( tomato mottle virus), VTMoV ( Velvet tobacco mottle virus),…

Tại Lâm đồng, bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện vụ mùa khô.

Cây cà chua bị nhiễm virus xoăn lá, cà chua sẽ phát triển chậm chạp và trở nên còi cọc hoặc lùn… Cây sinh trưởng chậm, lá biến dạng xoăn vào trong hướng lên trên, lá có thể biến màu vàng hoặc nhợt nhạt, có khuynh hướng nhỏ lại về kích cỡ, số hoa và chùm hoa giảm về số lượng và kích cỡ, trái nhỏ và giảm đáng kể về chất lượng, trái có thể chín sớm hoặc không chín (sượng trái), năng suất giảm rõ rệt. Tuỳ thuộc vào loài virus gây hại thể hiện triệu chứng điển hình. Nếu cây bị hại do nhiều loài virus, triệu chứng khó có thể phân biệt rõ rệt.

Ngoài triệu chứng lá bị xoăn còn có các dạng đặc trưng sau:

+ Lá khảm (TMV/CMV): Có những đốm biến màu xanh nhạt hoặc xanh vàng rải rác.

+ Lá dạng dương xỉ (CMV gây hại riêng lẻ hoặc kết hợp với TMV): Phiến lá giảm gần nửa chiều rộng, có khuynh hướng dài ra như lá dương xỉ, các gân lá nổi lên rõ rệt.

+ Lá đốm sọc (TMV): Có những đốm màu nâu cả trên các lá bị nhăn nhúm, đốm sọc dài đậm trên cuống lá hoặc thân.

+ Lá đốm héo (TSWV): Lá non quăn xuống ngay khi bị nhiễm bệnh, cây ngưng phát triển, lá xuất hiện màu đồng hung hoặc các đốm vòng màu nâu đồng.

+ Lá khảm sần sùi: Lá nhăm nhúm và phồng trên mặt lá, cây khằng lại, nhợt nhạt.

+ Ngọn: (TLCV) chùn ngọn, (TLYCV) vàng lá, chùn ngọn.

– Các triệu chứng trên quả:

+ Khô chùm hoa, chùm quả (TMV): Quả thụ phấn, thụ tinh kém.

+ Quả biến màu đồng đỏ: Triệu chứng nghiêm trọng nhất do TMV, những đốm màu nâu đồng phát triển bên cuống trái tạo thành những đốm xuất hiện trên trái non.

+ Đốm sọc (do TMV kết hợp với virus X): Những đốm màu nâu sáng đến đỏ đồng.

+ Đốm vằn (TSWV): Trái chín không đều, nhợt nhạt, thường màu vàng tương phản với màu chín đỏ với các đốm tròn riêng biệt hoặc các vằn bất thường.

+ Khảm trái: Có các vân như cẩm thạch với các vùng vỏ mỏng.

+ Trái sượng: Trái không chín hoặc bị sượng.

– Các triệu chứng trên hạt, cây con:

TMV lan truyền qua hạt giống, cây con ngưng phát triển, lá hẹp lại với các dạng khảm vằn hoặc biến màu, nhăn nhúm.

– Nguyên nhân lây nhiễm: Do nhi ều tác nhân virus gây ra , Virus bệnh xoăn lá cà chua ở trong cây nhiễm bệnh có thể biểu hiện hoặc không biểu hiện triệu chứng. Virus bệnh xoăn lá cà chua lây nhiễm vào cây khoẻ qua côn trùng môi giới, hoặc lây lan cơ giới qua đất, hạt giống, tàn dư thực vật, cỏ dại, công cụ lao động, tay người làm vườn tuỳ theo loài virus:

+ TMV; TMV; + PVX: Lây nhiễm cơ giới bởi tay, dụng cụ, quần áo lao động trong quá trình chăm sóc, hạt giống, sản phẩm thuốc lá khô, cỏ dại lâu năm, tàn dư thực vật.

+ CMV; CMV + PVX; PVY; TEV; TAV: Lây lan bởi rệp, không bền vững, cơ giới bởi tay trong quá trình chăm sóc.

+ PMV: Lây lan cơ giới.

+ TSWV: Ly lan bởi bọ trĩ.

+ TYLCV, TLCV: Lây lan bởi bọ phấn, không lây lan qua hạt giống.

+ VTMoV: Bọ cưa ( Cyrtopeltis nicotianae), không lây lan qua hạt giống.

Các cây ký chủ phổ biến của loài virus xoăn lá cà chua: cà chua, thuốc lá, cà bát, ớt, các loại cà dại, khoai tây, dưa chuột, dưa hấu, ớt, cà chua, cần tây, đậu, chuối, các cây họ cà, cây hoa, cây cảnh…

– Các biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác: Chọn các giống cà chua ít nhiễm bệnh xoăn lá virus, chống chịu được sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương. Phủ nilon màu xám bạc để giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh. Nếu không phủ nilon sau trồng nên phủ 1 lớp cỏ tranh hoặc rơm rạ mỏng trên mặt luống. Bón phân theo quy trình sản xuất cà chua an toàn. Thu gom và tiêu hủy tàn dư trước khi trồng và định kỳ 7-10 ngày sau khi trồng.

Vệ sinh công cụ (dao, kéo) bằng xà phòng trước và sau mỗi lần cắt tỉa lá, cành. Trình tự thao tác đúng: Cắt tỉa cây khỏe trước, cây bệnh sau.

B iện pháp vật lý: Dùng bẫy dính màu vàng (kích thước bẫy 20x30cm, đặt bẫy so le 3m/cái) để thu hút con trưởng thành các côn trùng bọ trĩ, bọ phấn. Dùnggiấy bạc treo trên ngọn cây tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút, dùng lưới côn trùng bảo vệ vườn trồng.Dùng lưới quây xung quanh vườn với chiều cao 1,8-3,5m (nơi ánh sáng ít, gió yếu quây lưới thấp 1,8m).

B iện pháp hóa học : Sử dụng thuốc hóa học theo phương châm “hạn chế, làm chậm sự tấn công của côn trùng chích hút vào vườn cà chua”. Quản lý tốt các loại môi giới truyền bệnh như bọ trĩ, bọ phấn, rầy rệp.

Các loại thuốc phòng trừ: Cytosinpeptidemycin (Sat 4AS), Ningnanmycin (Ditacin 8SL, Somec 2SL) để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.

8. Tuyến trùng hại rễ:

– Triệu chứng gây hại: Tuyến trùng chích hút rễ của nhiều loại cây làm cho rễ cây phình ra tạo ra các khối u của rễ, làm cây phát triển chậm, còi cọc, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công như vi khuẩn gây bệnh héo xanh.

Tuyến trùng là những con giun nhỏ sống trong đất, có thể di chuyển một khoảng cách ngắn. Tuy vậy, biện pháp lan truyền quan trọng nhất là chúng ở trong đất bám vào chân người, súc vật, dụng cụ làm ruộng v.v… Tuyến trùng cũng có thể lan truyền theo dòng nước tiêu, cây giống, phân bón.

Biện pháp canh tác: Tăng cường bón phân ủ vào ruộng sẽ tăng lượng vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng hại rễ. Luân canh với cây hành và một số cây trồng ít nhiễm tuyến trùng.

Biện pháp hóa học: Xử lý đất bằng Chitosan: Stop 5 DD…; Cytokinin: Geno 2005 2 SL, Sincocin 0.56 SL, Paecilomyces lilacinus: Palila 500WP (5 x 10 9 cfu/g)…

Phần V. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:

– Khi quả cà chua đã đẫy, vỏ quả căng, bóng láng chuyển từ xanh sang màu đỏ là quả đã chín có thể thu hoạch. Thu hái quả và xếp vào sọt nhẹ nhàng, tránh dập quả. Để riêng những quả bị bệnh hay bị tổn thương.

– Sản phẩm thu hoạch không bị dính đất, cát, đưa vào két nhựa hoặc giỏ tre theo yêu cầu khách hàng.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Chua Đen

Ngày đăng: 2023-06-23 10:11:39

1.Chuẩn bị hạt cà chua đen

– Xử lý hạt trước khi gieo: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50 độ C (xử lý 3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2-3 giờ sau đó để ráo nước rồi cho vào khan vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 – 30 độ C cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

2. Phương pháp gieo hạt cà chua đen

Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp, khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 40-60 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu,đường kính 4 – 5,5 cm.

– Giá thể : Hỗn hợp giá thể đưa vào khay ươm có thể trộn theo các công thức sau:

+ Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1

+ Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3:4:3. – Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.

Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).

– Ghép cây con: Ghép với cà gốc hawaii 02 khi cây con được 22-27 ngày tuổi, lưu giữ trong vườn ươm từ 7-12 ngày thì đem trồng.

3. Kỹ thuật chăm sóc cây giống

– Tưới nước: Sử dụng nước sạch tưới cho cây con trong vườn ươm. Thường xuyên giữ ẩm cho cây. Trước khi nhổ xuất vườn 3- 4 ngày ngừng tưới để luyện cây con. Tưới ẩm trước khi nhổ cây con 3-4 giờ để cây không bị đứt rễ. – Nếu cây sinh trưởng kém nên bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách hòa loãng đạm urê với nồng độ 0,5% để tưới cho cây con. – Nên nhổ cây vào sáng sớm hay chiều mát, tránh dập nát.

4. Kỹ thuật trồng cây cà chua đen

4.1 Trồng trong chậu

-Chuẩn bị chậu: Chậu trồng cây có kích thước 30x30cm trở lên để cây sinh trưởng tốt. Có thể trồng từ 1-2 cây/chậu, tùy vào kích thước của chậu. Chậu trồng 2 cây cần chăm sóc và tưới cẩn thận hơn .

– Khoảng cách đặt chậu trồng cây:Khoảng cách đặt chậu tối thiểu cách nhau 60cm(tính từ tâm chậu).

– Giá thể trồng: Đất: sơ dừa: phân hữu cơ theo tỷ lệ 3:2:1

– Cách trồng: cho giá thể vào trong chậu, nhẹ nhàng lấy cây con từ trong khay ươm ra đặt vào chậu đã chuẩn bị sẵn giá thể, lấp đất xung quang gốc và ấn nhẹ để cây đứng vững.

Lưu ý: Trồng cây sao cho độ sâu của mặt bầu cây giống thấp hơn bề mặt giá thể 1cm, không nên trồng quá sâu vì dễ dàng làm cho cây bị bệnh lở cổ rể .

A. Cách tưới nước cho cây cà chua đen

– Nên tưới nước hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát, tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể để có lượng tưới và số lần tưới thích hợp.

B. Hướng dẫn cách bón phân cho cây cà chua đen

– Bón lót: Trộn cùng giá thể trước khi trồng.

– Bón thúc chia làm 3 lần

+ Lần 1: Sau khi trồng 7 – 10 ngày (cây hồi xanh), bón cách gốc cây 10 – 15 cm. Dùng hữu cơ bón khoảng 50g/chậu

+ Lần 2: Sau khi trồng 20 – 25 ngày (cây chuẩn bị ra hoa), bón 50g phân hữu cơ/chậu, bón xung quanh chậu kết hợp với xới xáo và vun gốc,nếu thấy đất vơi có thể bổ sung thêm giá thể.

Khi cây ra hoa, đậu quả, tùy thuộc vào tốc độ phát triển của cây để bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách phun qua lá 7 -14ngày/lần. Giai đoạn này nên bón phân có hàm lượng kali cao để tăng khả năng đâu quả và chất lượng trái

+ Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu. Bón tiếp 50g phân hữu cơ /chậu.

4.2 Hướng dẫn cách trồng cây cà chua đen ngoài đồng

A. Chuẩn bị đất: Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Trên luống trồng với khoảng cách hàng cách hàng 30x30cm, cây cách cây 40 – 40cm. Cần xử lý với vôi bột trước khi trồng để diệt nguồn nấm bệnh thối thân, liều lượng 1 tấn/ha

B. Bón phân

– Bón lót toàn bộ 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục/ha hoặc 1,5-2 tấn phân vi sinh.

– Bón thúc lần 1 sau khi chồng 12 – 15 ngày với phân NPK(20-20-15): 200kg/ha.

– Bón thúc lần 2 sau khi chồng 20 – 35 ngày với phân NPK(20-20-15): 200kg/ha.

– Bón thúc lần 3 với phân NPK(20-20-15): 200kg/ha kết hợp thêm với 100kg/ha phân KCl.

C. Phương pháp phòng và trị bệnh cho cây cà chua đen:

– Cà chua thường bị sâu vẽ bùa dùng BrighTin để phòng trừ, sâu xanh sử dụng Crymax, Biobauve phun ướt đều trên 2 mặt lá. Các loại rầy mềm hay rệp sáp sử dụng BrighTin, phun thật kỹ phần ngọn, lá non và mặt dưới lá. – Bệnh đốm lá dùng Norshield. Bệnh héo cây dùng Exin, Sincosin phun kỹ ở gốc thân để phòng ngừa

7. Kỹ thuật chăm sóc cây cà chua đen cho ra trái sum suê

a. Làm giàn: Tùy thuộc vào điều kiện và địa hình của từng nhà để có cách làm giàn thích hợp. Giàn có thể là cắm cọc theo kiểu chữ A, làm giàn hàng rào hay buộc dây lên cao.

Thường xuyên dùng dây mềm buộc cây lên giàn để tránh đổ, bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn, dễ nhiễm sâu bệnh.Với cách làm giàn bằng dây thì thường xuyên cuốn thân cây vào dây.

b. Tỉa nhánh: Nên để khoảng 2 thân nhánh chính còn cách nhánh khách nên tỉa bỏ.

Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh giúp cây thông thoáng, giảm sâu bệnh.

8. Hướng dẫn cách thu hoạch cây cà chua đen

Chất lượng quả cao nhất khi quả chuyển sang giai đoạn chín hoàn toàn (quả chuyển từ xanh sang đen đỏ). Khi quả chín dùng dao hoặc kéo cắt quả.

Thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý thu hoạch khi trái khô ráo, giúp bảo quản được lâu hơn. Nên thu hoạch khi trái đã chín ngả sang màu đen. Thu hoạch cả chùm hoặc giữ lại cuống trái sẽ giúp trái được bảo quản lâu hơn.

Một số hộ có nạn chuột hại thì có thể thu sớm hơn khi quả bắt đầu chín, màu quả chuyển đen mận có thể thu hoạch vào nhà để quả tự chín.

Từ khóa: hướng dẫn cách trồng cây cà chua đen, mô hình trồng cây cà chua đen, phương pháp trồng cây cà chua cho trái sum suê, kinh nghiệm trồng cây cà chua, cung cấp hạt giống cây cà chua đen, mua bán hạt giống cà chua

TIN TỨC KHÁC :

Quy Trình Kỹ Thuật Sx Cà Chua An Toàn

Các giống cà chua lai chất lượng cao mang lại thu nhập cao, ổn định cho nông dân Thủ đô

Các giống cà chua lai chất lượng cao mang lại thu nhập cao, ổn định cho nông dân Thủ đô

Trước đây, cà chua ở Hà Nội chủ yếu được SX ở vụ đông (chính vụ). Từ năm 1997, sự ra đời các giống cà chua lai chịu nóng trồng được nhiều vụ trong năm như cuộc “cách mạng” lớn thay đổi vị trí, cơ cấu giống cây này.

Trước đây, cà chua ở Hà Nội chủ yếu được SX ở vụ đông (chính vụ). Từ năm 1997, sự ra đời các giống cà chua lai chịu nóng trồng được nhiều vụ trong năm như cuộc “cách mạng” lớn thay đổi vị trí, cơ cấu giống cây này.

Từ đó, SX cà chua ở Hà Nội được triển khai ở các thời vụ hè thu, thu đông (các vụ sớm), vụ đông (chính vụ), vụ xuân hè (vụ muộn). Sản phẩm cà chua tươi cung cấp cho thị trường kéo dài từ đầu tháng 10 dương lịch tới đầu tháng 7 năm sau.

Từ năm 2008 – 2011 diễn ra cuộc “cách mạng” lần thứ hai của cây cà chua bằng việc ra đời các giống lai chất lượng cao cộng quy trình công nghệ phát triển đã mang đến tiềm năng phát triển rất lớn cho loài cây này. Qua đó, đưa SX cà chua chất lượng cao thành một nghề ổn định cho đông đảo nông dân thủ đô, tạo ra nhiều công ăn việc làm ở các mùa vụ với thu nhập cao gần như quanh năm.

Nhận thấy nhu cầu, tiềm năng của cây cà chua còn rất lớn, năm 2010 Sở NN-PTNT Hà Nội ban hành quyết định hướng dẫn quy trình kỹ thuật SX cà chua an toàn nhằm giúp người nông dân thủ đô SX ra sản phẩm có chất lượng và giá trị cao nhất.

Theo đó, thời vụ gieo trồng cà chua tại Hà Nội sớm từ tháng 7 đến đầu tháng 8, vụ chính cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 và thời vụ muộn từ tháng 11 đến giữa tháng 12. Nguồn giống nên sử dụng các giống chất lượng cao, lượng hạt giống cần từ 250 – 350 gr/ha, lượng cây giống cần từ 28.000 – 35.000 cây/ha (850 – 1.000 cây/sào Bắc bộ 360 m2). Hạt giống trước khi trồng cần được xử lý bằng nước ấm 40 – 45 độ C (3 sôi, 2 lạnh) trong khoảng thời gian từ 2 – 3 giờ sau đó với ra để ráo rồi đem gieo.

Với vườn ươm, trước tiên làm đất kỹ, tơi nhỏ kết hợp bón lót 100 kg phân chuồng ủ hoai mục/sào, lân 5 – 6 kg/sào Bắc bộ. Tốt nhất nên gieo hạt giống trong khay hoặc bầu để tiết kiệm giống (thành phần bầu gồm 40% đất + 30% phân chuồng + 25 % mùn mục + 5% lân và vôi).

Trong trường hợp phải sử dụng thuốc BVTV, giai đoạn đầu vụ (sau trồng, phân cành, ra hoa) cần chú ý các đối tượng sâu bệnh là dòi đục lá, sâu khoang, bệnh mốc sương. Ngoài ra cần theo dõi bệnh héo xanh, bệnh xoăn lá virus. Chi cục BVTV Hà Nội khuyến cáo sử dụng thuốc BVTV hóa học thế hệ mới, thảo mộc, sinh học và nguồn gốc sinh học theo khuyến cáo của Cục BVTV và Chi cục BVTV Hà Nội.

Mỗi bầu nên gieo 1 – 2 hạt. Gieo đều hạt với lượng từ 4 – 6 gr hạt/m2, gieo xong phủ một lớp rơm rạ băm ngắn, trấu hoặc lớp đất mỏng lên mặt luống. Chú ý phải thường xuyên giữ ẩm cho đất. Cây con khi được từ 1 – 2 lá thật thì tỉa bỏ cây xấu để mật độ 3 x 4 cm, khi cây giống có 5 – 6 lá thật thì đem trồng.

Đất phù hợp để SX cà chua là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH < 5,5. Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật, làm đất kỹ, tơi nhỏ, lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng từ 1,2 – 1,4m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.

Mật độ trồng cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 70 cm. Trong các đợt bón thúc, làm cỏ cần kết hợp vơ tỉa lá già, lá bị bệnh sương mai, lá bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy. Thường xuyên tưới ẩm từ sau khi trồng đến khi phân cành. Giai đoạn từ nở hoa và trong khi thu hoạch quả luôn giữ độ ẩm đất từ 80 – 85%.

Khi cà chua lớn, tiến hành làm giàn trước khi cà chua phân cành, ra hoa (sau trồng 25 – 30), cây giàn cắm xen vào 2 hàng cà chua, ngọn chụm hình chữ A, giàn cao 2,5 m trở lên, ngọn được buộc bằng dây mềm, buộc ngọn hướng lên trên. Khi cây có thân lá tốt thường xuyên buộc cây để tránh đổ và bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn.

Chú ý khi sử dụng thuốc phòng trừ: Cà chua ra hoa, đậu quả theo các đợt nên thời điểm xử lý sâu đục quả thích hợp nhất là vào các đợt hoa rộ. Việc sử dụng thuốc BVTV ở giai đoạn thu hoạch quả cần phải tính toán cân nhắc phù hợp với thời gian thu hoạch quả để đảm bảo đủ thời gian cách ly.

Về bón phân, chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học. Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 7 – 10 ngày trước khi thu hoạch.

Nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp nên chọn đất luân canh với cây lúa nước, cây họ đậu và các cây trồng cạn khác và trồng cà chua gốc ghép để hạn chế bệnh héo xanh và xoăn lá. Kết hợp các đợt bón thúc cần vơ tỉa lá già, loại bỏ lá bị sâu, bệnh tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

Dùng biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu khoang); phát hiện sớm và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh, xoăn lá virut đem tiêu hủy. Sử dụng bẫy pheromone để phòng trừ sâu xanh đục quả từ giai đoạn nụ hoa đến cuối vụ.

Theo Nông nghiệp Việt Nam