( Dendroclamus Membranaceus Munro)
Luồng là cây ưa sáng, mọc nhanh, thích hợp với nơi khí hậu nóng ẩm, có đặc trưng khí hậu như sau:
– Nhiệt độ trunh bình hàng năm từ 22-26 0C (mùa mưa từ 24-28 0 C)
– Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600-2000mm, trong năm có mùa mưa tập trung từ tháng 04 đến tháng 10.
2. Địa hình: Độ cao tuyệt đối dưới 400m, độ dốc dưới 25 0
3. Đất đai: Độ dày tâng đất trên 60cm, đất ẩm, thoát nước, độ pHKcl của đất từ 3,8-7; thảm thực bì là cây bụi, cây gỗ; không trồng luồng trên những vùng đất ngập úng, đất mặn, đất phèn, đất đã bị đá ong hóa.
Có thể trồng luồng bằng Luồng bằng các loại giống như: hom gốc, hom thân, hom chét, hom cành chiết qua ươm giống đều cho tỉ lệ sống cao. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và quy mô trồng rừng luồng mà chọn hom giống cho phù hợp. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu trồng rừng với qui mô lớn và tạo cây con đồng đều, thuận tiện trong vận chuyển trong sản xuất hiện nay thường được sử dụng giống cành chiết qua ươm.
– Thời vụ tạo giống: Vụ Xuân từ tháng 1-3 và vụ Thu từ tháng 7-9
– Kỹ thuật tạo giống: Chọn cây 1-2 tuổi, khỏe mạnh, không bị bệnh, chặt phần thân để lại từ 80-100 cm. Đào đất quanh gốc đến hết phần thân ngầm, dùng dao sắc hoặc xà beng chặt đứt phần cuối thân ngầm dính với cây mẹ (lưu ý không bị dập thân ngầm và chồi ngủ), chặt rễ để lại 2-3cm. Sau khi giống gốc được tách ra khỏi cây mẹ có thể mang đi trồng ngay hoặc giâm tạm thời vào nơi râm mất hoặc vùi gốc vào bùn đặc thêm 1-2 tuần, khi gốc đã bắt đầu nảy lá là đem trồng.
– Thời vụ tạo giống: Vụ Xuân từ tháng 1-3 và vụ Thu từ tháng 7-9
– Kỹ thuật tạo giống: Chọn các gốc chét từ 8-12 tháng tuổi, đường kính trên 2cm, không bị sâu, bệnh. Dùng dao sắc chặt sát phần tiếp giáp với thân cây mẹ sao cho không dập gốc và mắt cua. Chét sau khi chặt có thể trồng ngay hoặc ươm khi ra rễ rồi đem trồng.
– Tạo hom thân: Chọn cây luồng từ 9-15 tháng, thân màu xanh thẫm hoặc màu xanh lá mạ, đường kính từ 6-10cm, cây khỏe, không bị bệnh, hoặc cây bị khuy, gốc cành có vành rễ khí sinh. Chặt mỗi đoạn hom gồm 1 dóng và 2 đốt, phần dưới chặt vát nhọn, phần trên chặt bằng, nếu có cành chặt cành để lại 1 đoạn dài từ 10-15cm, sau đó đem đi trồng ngay hoặc đưa về ươm trong vườn.
– Ươm hom thân:
+ Ươm theo hàng dọc mỗi luống ươm 2-3 hàng, hàng cách hàng 40cm, hom cách hom 5cm. Dùng cuốc rạch thành những hàng dọc theo chiều dài luống sao cho sau khi đặt hom luồng vẫn thấp hơn mặt luống từ 7-10cm.
+ Bón lót phân chuồng hoặc phân xanh ủ hoai từ 2-3kg/m 2
+ Khi ươm cho đất nhỏ xuống đáy rạch, đặt hom luồng nằm ngang, cho cành lọt dưới đất, 2 hàng cành hoặc mắt cua nằm sang hai bên. Đặt hom xong, lấp đất vào rạch dậm chặt, phủ lớp đất mỏng lên trên dày từ 5-7cm. Tiếp đó dùng rơm, rạ phủ 1 lớp dày từ 3-5cm lên trên, sau đó tưới nước.
+ Làm giàn che cho cây ươm với tỷ lệ che sáng 50%. Độ cao của giàn che từ 1,8-2,0m, để thuận lợi cho việc chăm sóc cây ươm.
+ Thường xuyên tưới nước đủ ẩm, làm cỏ và phòng bệnh cho cây ươm.
+ Tiêu chuẩn cây giống luồng từ hom thân khi xuất vườn: Hom đã có thế hệ măng và có lá đầy đủ, rễ phát triển khỏe, dài trên 15cm.
– Cây mẹ lấy cành là những cây luồng sinh trưởng tốt không bị sâu, bệnh và không bị khuy, tuổi cây mẹ từ 8-12 tháng.
– Chọn cành chiết có đường kính phần sát đùi gà ≥ 1cm, thân cành có màu xanh thẫm, bẹ mo phía trên đùi gà đã rụng nhưng còn vết hơi trắng. Chọn cành có đùi gà to, mắt cua không bị sâu thối, có nhiều rễ khí sinh.
– Thời vụ chiết cành: Vụ Xuân từ tháng 1-3 và vụ Thu từ tháng 7 đến tháng 9. Không nên chiết cành khi trời lạnh (nhiệt độ dưới 20 0C) hoặc trời quá nóng (nhiệt độ trên 35 0 C).
– Kỹ thuật chiết cành:
+ Phát bớt ngọn cành, để lại khoảng 3 dóng (30-40cm). Chỉ sử dụng 1/3 số lượng cành hiện có trên cây mẹ để chiết, thường dùng những cành tập trung phía dưới gốc. Dùng dao sắc tách cành chiết, chừa lại 1/5 diện tích mấu cành sao cho không dập các chồi ngủ (mắt cua) ở đùi gà.
Cành chiết được bó ở gốc cành bằng hỗn hợp bùn ao với rơm băm nhỏ (2 bùn ao + 1 rơm), trọng lượng bầu khoảng 200-250 g. Bọc kín bầu bằng nilon rộng 20-25cm, dài 25-30cm, buộc chặt 2 đầu để giữ ẩm. Sau 15-25 ngày cành chiết ra rễ, chọn những cành chiết có rễ màu vàng nhạt cắt về ươm tại vườn. Nếu chưa kịp ươm thì bảo quản cành chiết nơi râm mát, phủ cát hoặc rơm rạ và tưới nước đủ ẩm.
– Ươm các cành chiết trong vườn ươm:
+ Vườn ươm phải bằng phẳng, đất thịt hoặc đất thịt nhẹ, gần nguồn nước sạch, tiện đường vận chuyển. Luống ươm rộng 1.0-1,2m, bón lót 1-3 kg phân chuồng hoai/m 2.
+ Cành chiết sau khi được cắt về tiến hành vệ sinh cành nhánh thứ cấp, bóc bỏ vỏ bầu. Cành được giâm theo rạch cự lý 25x40cm hoặc 25×30 cm. Đặt cành nằm nghiêng một góc 60 0 so với mặt luống.
+ Chèn chặt gốc cành giâm, sau đó lấp đất vào rạch cho bằng mặt luống. Làm giàn che cao 1,8-2,0m so với mặt luống. Thường xuyên tưới nước, làm cỏ, phá váng, bón thúc bằng phân chuồng hoai hoặc NPK chuyên luồng, hòa 100-200g/5 lít nước và tưới cho 1m 2.
+ Giảm dần lượng nước tưới để cho cây con thích nghi với điều kiện sống khi trồng: 10 ngày đầu tiên tưới đều 1 ngày/1 lần, 5 lít/m 2. Sau 10 ngày thì cứ 4-5 ngày tưới 1 lần, trên một tháng 10-20 ngày tưới một lần, mỗi lần tưới 10 lít/m 2.
+ Sau 8-12 tháng, khi cây giống có măng thế hệ 2 tỏa lá xanh tốt, không bị sâu bệnh thì có thể xuất vườn.
+ Lựa chọn những cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn, dùng xà beng bứng đào gốc (lưu ý không làm dập gốc và mắt cua). Phát bỏ bớt cành ngọn, để lại chiều cao khoảng 60cm. Dùng hỗn hợp bùn ao và rơm quấn quanh gốc và bao bọc bộ rễ đảm bảo cây giống có tỉ lệ sống cao và vận chuyển không bị khô.
1. Phương thức và mật độ trồng
a. Trồng rừng thuần loài: Áp dụng cho rừng sản xuất nguyên vật liệu; mật độc trồng từ 200-250 bụi/ha (Tùy thuộc vào cấp đất để lựa chọn mật độ trồng cho phù hợp), cự ly cây cách cây 5m; hàng cách hàng 8-10m.
b. Trồng rừng hỗn giao áp dụng cho rừng sản xuất và rừng phòng hộ:
+ Trồng rừng hỗn giao theo hàng áp dụng cho rừng sản xuất: Mật độ trồng 600 cây/ha trong đó 200 bụi luồng/ha + 400 cây gỗ/ha (Cự ly Luồng cây cách cây 5m, hàng cách hàng 10m. Keo tai tượng cây cách cây 2,5 m; hàng cách hàng 10m).
+ Trồng rừng hỗn giao theo hàng áp dụng cho rừng phòng hộ: Mật độ trồng 660 cây/ha trong đó có 165 bụi luồng/ha + 330 cây Keo tai tượng/ha + 165 cây gỗ bản địa/ha (Cự ly luồng cây cách cây 5m, hàng cách hàng 12m; keo tai tượng cây cách cây 2,5 m, hàng cách hàng 12 m; cây gỗ bản địa cây cách cây 5m, hàng cách hàng 12m).
2.1. Trồng vào đầu mùa mưa cho đến trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng
– Vụ Xuân: tháng 1 đến tháng 3
– Vu Thu: Tháng 7 đến tháng 9
2.2. Trồng vào những ngày thời tiết râm mát, đất đủ ẩm; không trồng vào lúc trời nắng to hoặc mưa to.
3.1. Xử lý toàn diện: áp dụng cho trồng rừng thuần loài, trồng theo đám, trồng hỗn loài theo hàng , không được đốt.
3.2. Xử lý cục bộ:
a. Trồng bao đồi: Dưới chân đồi phát băng rộng 6m chạy vòng quanh đồi, phát và dọn tất cả các cây trong lòng băng, không được đốt.
b. Trồng rừng theo băng: Băng chặt rộng 6m, băng chừa rộng 10m; phát dọn tất cả các cây trong lòng băng chặt, không được đốt; loại bỏ những cây gỗ có chiều cao trên 6m trong băng chừa.
– Phải chuẩn bị đất xong trước khi trồng 1 tháng
– Phương pháp làm đất cục bộ theo hố
– Cuốc hố kích thước 60x60x50cm
– Lấp hố và bón phân: Lấp đất 2 phần 3 hố bằng lớp đất mặt nhỏ mịn; trộn đều đất trong hố vói một trong các loại phân có thứ tự ưu tiên từ 10 kg đến 20 kg phân chuồng hoai hoặc 1 kg đến 2 kg phân vi sinh hoặc 0,5 đến 1kg phân NPK.
– Vận chuyển và bảo quản giống: Cắt bớt phần ngọn của các thế hệ mới, chừa lại 50-60cm; vận chuyển đi xa phải bó bầu bằng vật liệu sẵn có tại địa phương (như rơm, bẹ chuối,…); không được để giống bị dập, vỡ bầu đất hoặc bị héo; nếu chưa trồng được ngay phải tập kết giống nơi râm mát, phủ một lớp đất mỏng và tưới giữ ẩm
– Kỹ thuật trồng: Dùng cuốc xới đất giữa hố lên, đặt bầu ngay ngắn, bóc tách vỏ bầu rồi lấp đất kín bầu và lèn chặt xung quanh. Dùng lá cây, cỏ khô (sản phẩm khi xử lý thực bì) phủ xung quanh gốc để giữ ẩm.
Phải kiểm tra trồng dặm cây chết, đảm bảo độ đồng đều. Đến vụ trồng sau nếu tỷ lệ cây chưa đạt yêu cầu tiếp tục trồng dặm bằng cây giống phù hợp.
IV. CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ BẢO VỆ
Áp dụng phương thức khai thác chọn từng cây, chỉ được phép khai thác trăng khi rừng bị khuy loạt hoặc rừng tàn kiệt để trồng loài cây khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Rừng luồng được khai thác vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau).
3. Cường độ và chu kỳ khai thác
– Luân kỳ khai thác từ 1 đến 2 năm tùy theo trình độ thâm canh
– Nếu luân kỳ 1 năm thì cường độ chặt không quá 30% số cây trong bụi (chặt 100% số cây tuổi 5 trở lên, 40-50% cây tuổi 4 và 30% cây tuổi 3 trong bụi).
– Luân kỳ 2 năm thì cường độ chặt dưới 40% số cây trong bụi (chặt 100% số cây tuổi 5 trở lên, 60-80% cây tuổi 4 và 50-60% số cây tuổi 3 trong bụi).
+ Giúp Chủ rừng quản lý được số lượng cây và chất lượng cây có trong bụi hàng năm, từ đó xác định lượng cây đến tuổi 4 và 50-60% số cây tuổi 3 trong bụi).
+ Cách đánh dấu: Mỗi năm nên thực hiện 1 lần trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 khi măng phát triển hoàn thiện thành cây luồng. Khi đánh dấu cần ghi rõ số thứ tự của cây trong bụi và năm cây mọc.
4.2. Bài cây khai thác
+ Khi bài cây nên chọn những cây mọc giữa bụi để khi khai thác giúp tránh khỏi việc khó khai thác cây sau này do bị chắn bởi các măng mọc mới xung quanh.
+ Cách bài cây: Dùng sơn đỏ đánh dấu gạch chéo (x) lên thân cây cần khai thác. Độ cao đánh dấu nên cách mặt đất khoảng 1,3m để dễ nhận biết.
– Dọn vệ sinh bụi luồng trước khi khai thác bằng cách chặt bỏ các cây bụi và cành quanh gốc luồng để thuận lợi khi khai thác luồng
– Chiều cao gốc chặt khoảng 7cm; không được làm ảnh hưởng đến cây khác.
– Phải thu dọn cành nhánh mang ra khỏi rừng
– Rừng sau khi khai thác phải được nghiệm thu, bàn giao giữa bên thi công và chủ rừng, đóng cửa rừng.
– Chủ rừng hướng dẫn kỹ thuật chặt cây cho những người khai thác và giám sát thường xuyên để đảm bảo chặt đúng cây đã bài, chặt đúng kỹ thuật và an toàn lao động.
6. Chăm sóc rừng sau khai thác
6.1. Phát dọn vệ sinh rừng luồng
+ Rừng sau khi khai thác phải tiến hành cho chăm sóc ngay; phải chăm sóc xong trước tháng 2 năm sau.
+ Dùng dao sắc phát cây bụi, dây leo trong rừng luồng; đồng thời sửa lại gốc chặt cho đúng yêu cầu, chặt vệ sinh các cây luồng bị sâu bệnh đem ra khỏi rừng nhằm hạn chế sâu bệnh và hiện tượng nâng gốc của bụi luồng.
+ Cuốc xới đất xung quanh theo hình vành khuyên rộng 1m, sâu 20-25cm, cách gốc luồng từ 15-25cm. Giúp cho đất tơi xốp và có thể phá được tổ của cá loài sâu hại như vòi voi trú qua đông trong đất.
+ Bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt để cây luồng hấp thu sinh trưởng và phát triển tốt, lượng phân NPK từ 1-2kg/bụi.
Cách bón phân: Sau khi đã thực hiện xong xới xáo đất, tiến hành đào rãnh rộng 25cm, sâu 20cm, (hoặc từ 5-10 hố rộng 30cm, sâu 20cm) xung quanh bụi luồng. Rải đều phân xuỗng rãnh hoặc hố rồi lấp kín đất, sau đó phủ lá lên trên để giữ ẩm.