Quy Trình Chăm Sóc Lan Mokara / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Mokara Giai Đoạn Hậu Cấy Mô

1. Đặc điểm giống, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác theo quy trình

Lan Mokara là loài lan đơn thân, phát triển vô hạn theo chiều thẳng đứng. Rễ trần mọc xen kẽ với lá. Hoa nhiều màu sắc: vàng, tím, cam, hồng, đỏ. Nhiệt độ thích hợp là từ 25 0C – 30 0 C, cường độ ánh sáng khoảng 50 % – 60 %.

Nhà trồng: lan Mokara được trồng trong điều kiện nhà màng, mái lợp bằng màng polyethylen. Trong nhà màng sử dụng lưới cắt nắng 50% – 70% để thúc đảy khả năng sinh trưởng của cây.

Sử dụng các giống lan: vàng chanh, vàng đậm, vàng mai…

Các loại giá thể có thể sử: mụn dừa, vỏ dừa và vỏ đậu phộng phải được xử lý trước khi trồng.

Huấn luyện chai mô trong 2 tuần trước khi ra cây, cây con lấy ra khỏi bình cần rữa sạch, để ráo nước và đặt trên gian ươm. Cây được giữ ẩm, phun bón lá và thuốc phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh, sau 15 ngày thì bắt đầu trồng. Cây được trồng trên giàn ươm với mật độ thưa dần: Cây từ khi mới trồng – 6 tháng: cây x cây = 5 cm; hàng x hàng = 5 cm. Cây từ 6 tháng – 12 tháng: cây x cây = 10 cm; hàng x hàng = 10 cm. Sau 12 tháng: cây x cây = 15 cm; hàng x hàng = 15 cm. Cây sau 24 – 36 tháng trồng ra vườn sản xuất.

Bón phân cho cây ở giai đoạn cây con chủ yếu là phun qua lá. Phun 2 – 3 lần phun phân N:P:K (30-10-10, 20-20-20), phun xen kẽ với phân hữu cơ (phân cá, Seaweed…) và các loại phân kích thích ra rễ (Vitamin B1, N3M,). Liều lượng sử dụng: Cây mới trồng đến 2 tháng: phun 1/2 liều hướng dẫn, 1 lần/tuần. Cây từ tháng thứ 3 đến tháng 12: phun 1/2 -1 liều hướng dẫn, 2 lần/tuần. Cây từ tháng 12 trở đi: phun theo liều hướng dẫn, 1 lần/tuần.

Phòng trừ sâu bệnh: Vườn trồng đảm bảo luôn thông thoáng, phun các loại thuốc phòng trừ nấm bệnh cho cây.

4. Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân áp dụng

Quy trình sản xuất áp dụng tối ưu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ có quy mô từ 100 m 2; vốn đầu tư tối thiểu 150 – 200 triệu đồng; thời gian hoàn vốn 2 -3 năm.

5. Địa chỉ áp dụng thành công

Mô hình này đã lan tỏa đến hơn 5 tổ chức và cá nhân với diện tích hơn 3000 m 2, cụ thể như:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Địa điểm: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp. HCM; Quy mô sản xuất: 1400 m2; Điện thoại: 028.38862726.

Ban Quản Lý Khu Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Phú Yên. Địa chỉ: 159 Lạc Long Quân, Phú Lâm, Tuy Hòa, Phú Yên; Quy mô sản xuất: 500 m2; Điện thoại: 0257. 3558 678.

Ông Phạm Xuân Hiệp. Địa chỉ: xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Quy mô sản xuất: 1000 m2.

Bà Nguyễn Hà Y Chiêu. Địa chỉ: Ấp 5 xã Phạm Văn Cội Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Quy mô sản xuất: 500 m2.

Trung tâm kỹ thuật và công nghệ sinh học Tiền Giang. Địa chỉ: Quốc lộ 50- Ấp Hội Gia – Xã Mỹ Phong – Tp. Mỹ Tho – Tỉnh Tiền Giang. Quy mô sản xuất: 300 m2.

Công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam – VNP. Địa chỉ:TDP 8, phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình. Quy mô sản xuất: 1000 m2.

ĐƠN VỊ SOẠN THẢO NỘI DUNG:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao

Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Lan Dendrobium

: ánh sáng thích hợp nhất trong giai đoạn vườn ươm khoảng 25-30% nắng (tương đương khoảng từ 4.000-6.000 lux). Phản ứng với ánh sáng của các giống Dendrobium là khác nhau nên cần tùy thuộc vào thực tế để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp.

Chế độ gió: gió nhẹ là thích hợp giúp nhà lưới được thông thoáng và giảm nhiệt độ ít bệnh. Gió nhiều làm cây nhanh khô, giảm ẩm nhanh không thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển.

Chế độ nước tưới: ẩm độ thích hợp cho cây con vào khoảng 70-75%. Việc giữ ẩm cho cây con rất quan trọng, nếu tưới quá ẩm rễ cây dễ bị úng, cây vàng, chậm lớn. Ngược lại thiếu ẩm rễ phát triển kém, hạn chế hấp thu dinh dưỡng. Nước tưới cho cây yêu cầu không mặn, phèn, không cứng (chứa Ca2+, Mg2+,…), pH tối ưu từ 5,5-6,8.

thời gian đầu mới trồng nên che thêm 1 lớp lưới (50% ánh sáng), khi cây đã hồi phục, rễ phát triển thì bắt đầu tháo lưới từ từ, nên tháo vào chiều mát hoặc những ngày râm mát để cây không bị sốc hoặc có thể bị cháy lá.

khi cây mới trồng thì sử dụng Vitamin B1 hoặc các loại phân kích thích rễ khác như: N3M, Terrosort4,…và các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao: Growmore (30-10-10), phân hữu cơ (Alaska, Seaweed, Black Earth, Humix), để phun cho cây. Khi rễ đã ổn định chuyển sang sử dụng phân Growmore 20-20-20.

2 loại vi khuẩn gây bệnh trên Dendrobium được xác định là Erwinia spp. và Pseudomonas gladioli pv. gladioli. Bất kỳ phần nào của cây cũng có thể bị nhiễm bệnh, nhưng thường bắt đầu ở trên lá. Giai đoạn đầu bệnh xuất hiện những đốm màu xanh xẩm, không có hình dạng rõ rệt.Khi bệnh tiến triển, những đốm to hơn, màu sắc biến đổi từ màu xanh xẩm đến nâu, mọng nước và cuối cùng toàn bộ lá bị nhũn. Lá bị bệnh thường có mùi hôi. Lá bị vàng hoặc vàng xung quanh đốm, cuối cùng lá rụng. Bệnh nếu không chữa trị kịp thời sẽ lan xuống thân và toàn bộ cây bị nhũn. Môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển.

Quy Trình Chăm Sóc Mai Vàng

Nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số yếu tố căn bản về quy trình chăm sóc mai vàng trong năm . Từ những kiến thức cơ bản đó mà bạn có thể áp dụng vào tuỳ vùng miền, tình trạng cây mai vàng mà chăm sóc cũng như phân bón cho cây mai vàng hợp lý. Nếu bạn đọc rất nhiều bài viết và áp dụng tất cả vào cây mai của bạn thì nó sẽ chết 1 cây nhanh nhóng. Nhiều khi chỉ chăm sóc đơn giản nhưng nó lại rất hiểu quả.

Quy trình chăm sóc mai vàng thường sẽ chia làm 3 giai đọan phát triển chính

Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng

Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ

Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa

1.Thường từ tháng 1 âm lịch đến tháng 5 âm lịch Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng

Năm nào cũng vậy, sao khi nở hoa xong cây sẽ bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới, tạo ra một tàn lá mới để bắt đầu nhiệm vụ duy trì nòi giống cho năm sau. Một trong những nguyên nhân căn bản mà hầu hết người mới chơi mai vàng mắc phải đó là để hoa nở hết và đậu trái đến khi nào trái chín thì thôi. Mọi người nhìn cây cứ nghĩ cây kết trái xong sẽ ra lá và tươi tốt. Nhưng nó chỉ đúng với những cây mai trồng dưới đất hoặc trồng chậu được chăm rất kỹ và bón phân đầy đủ cả năm.Khi mai nuôi trái thì cần rất nhiều dinh dưỡng có thể kiệt quệ cây.

Tốt nhất là sau những ngày tết, bạn hái hết trái và hoa trên cây càng sớm, càng tốt, giữ lại lá non cho cây thở. Nếu cây đang khoẻ mạnh(bạn biết về lịch sử của cây )thì bạn có thể xả tàn cho cây mai vàng ngay lúc đó, cây sẽ phát tược non rất mạnh. Nếu cây yếu hoặc bạn không rõ về cây, bạn chỉ nên tưới kích rễ cho cây(mua ở tiệm: nói vậy là người ta bán vì bây giờ có rất nhiều loại kích rễ) đến khi cây có 1 tàn lá xanh lại và sum xuê, có thể 1 tháng sau hoặc cây yếu quá thì đến tháng 4, tháng 5 thì bạn xả tàn cũng được.

Đây là hình ảnh vườn vào tháng 9 dương lịch năm 2023

Giai đoạn này ban có thể tưới phân NPK 30-10-10 và một ít phân dynamic + lân là được, không cần bón quá nhiều nếu bạn không rành về chăm sóc mai vàng.(Dynamic 1 muỗng canh và lân 1 muỗng café. Dynamic 7-10 ngày bón 1 lần, lân bón 2 tuần 1 lần). Cách tốt nhất là ngâm nhiêu đó vào 1 lít nước và tưới cho cây.Bạn có thể ra các tiệm bán phân bón gần nhà mà mua. Mua để dành dùng từ từ cũng rất tốt.

Nếu bạn mua cây mà chất trồng toàn sơ dừa và tro trấu hoặc cát thì bạn nên thay phân ngay (Không khuyến khích với người mới trồng mai). Hoặc tưới phân đến khi cây có bộ lá già, sau đó dùng dao gọt bớt phần phân cũ và thêm chất trồng mới vào1/10 đến 3/10 chậu).Cách làm này dành cho các bạn không nắm rõ kỹ thuật, sợ cây chết, với cách này đảm bảo cây bạn sẽ không chúng tôi người trồng theo kiểu công nghiệp, cho cây ăn phân hàng ngày, hàng tuần nếu ban khong đãm bảo có thể tưới phân đều thì nên thay 1 ít chất trồng giữ dinh dưỡng nhiều hơn.Nếu chất trồng là đất hoặc phù sa thì không cần thay đất trừ trường hợp bất khả kháng.Vì phù sa giữ dinh dưỡng rất tốt cho cây.Nếu bạn có 1 cây mai quý hãy tìm đất phù sa mà trồng, sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sứ chăm sóc.

Đây là gia đoạn quan trọng nhất để ít nhất có thể cứu sống cây mai của bạn ngay sau những ngày tết ra hoa. Nhiệm vụ cho cây sống là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, bạn đừng nghĩ dến việc uốn cây, hay làm sao cho cây ra hoa vào năm sau.

Đặc biệt khi mai không có lá thì không nên tưới, vì tưới nhiều nước sẽ làm chết rễ, đây cũng là sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người chăm sóc mai vàng mới chơi mắc phải.Chỉ nên tưới kích rễ mà thôi.

Nhiều người sẽ thay chất trồng vào giai đoạn ngay sau tết nhưng đó là dành cho người chuyên nghiệp và họ biết về cây mai vàng họ đang chăm sóc. Vì thành phần của chất trồng cũng là vấn đề nan giải đối với ngay cả những người trồng mai vài năm.

Nhớ là từ khi mai nhú đọt non thì phải phun ngừa sâu và đặc biệt là bọ trĩ, nếu trồng vài cây bạn có thể phun liên tục 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần cho hết bọ trĩ. Khi lá già thì không còn lo về bọ trĩ nữa mà chuyển qua lo ngừa nhện đỏ.Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì có thề xem bài : Sâu trên cây mai vàng

2.Thường từ tháng 5 đến tháng 10 Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ

Ánh nắng là quan trọng nữa đối với công việc chăm sóc mai vàng, cây buộc phải nhận đủ nắng ít nhất 4-5 tiếng mỗi ngày để phát triển khoẻ mạnh.

Vì có đến hàng trăm tình huống có thể xảy đến cho cây mai mà chúng ta không lường trước được nên tôi sẽ chia sẻ từ từ theo từng chủ để nhất định để các bạn dễ nắm bắt.

Nếu cây mai được chăm sóc tốt trong giai đoạn 1 thì giai đoạn 2 là một quá trình rất dễ dàng đới với người chăm sóc, và nó thường diễn ra 1 cách tự nhiên, không cần can thiệp nhiều nếu chưa nắm rõ về cây và cách làm nụ.Tốt nhất là không nên can thiệp bằng hoá chất nếu không cần thiết. Chỉ cần giai đoạn 1 bạn chăm cây có 1 tàn lá sum xuê và không sâu bệnh thì giai đoạn này đối với mai vàng sẽ diễn ra 1 các rất tự nhiên.

Bạn có thể tỉa chèo vào tháng 5 và chậm nhất là trong tháng 6, cây sẽ ra tược mới, kèm theo nụ mới, như vậy cây sẽ giữ được nụ đến tết mà ko phải lo gì. Tỉa chèo là cất bớt những tàn lá mọc dài quá, cắt theo hình tháp mà bạn mông muốn.

Cách 2 là bạn có thể uốn cây, tạo dán cho cây, tạo cho cây bộ tàn mà bạn mong muốn bằng uốn kẽm, và cắt tàn. Sau đó cây có thể ra hoa nhưng bạn đừng lo, hãy ngắt bỏ hết để cây ra lá. Đến tết cây lại ra hoa bình thường.

Nhiều người đến giai đoạn này họ sẽ lặt lá vào mùng 5/5. Tơi chưa làm bao giờ nên không dám đưa ra ý kiến về vấn đề này.Nếu cây chưa có nụ thì bạn cứ an tâm, vì có nhiều giống mai đến tháng 8-9-10 mới kết nụ.

3.Thường từ tháng 10 đến tháng 12 Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa

Về những kỹ thuật chuyên sâu về đất, phân, xả tàn, thuốc…….. tôi sẽ bổ sung bằng các bài sau 1 cách chi tiết nhất có thể. Khi mai ra đọt non nhớ ngừa bọ trĩ, và đặc biệt giai đoạn này nhện đỏ là nguy hiểm nhất cho cây vì chúng phá hoại luôn cả lá già.

Đây là giai đọan nên bón ít nhất 1 lần NPK 20-20-15 và super lân 1 lần trong tháng cộng với Dynamic.

Nấm trong giai đoạn đầu năm chúng ta đã tiêu diệt hết nhưng bắt đầu mừa mưa thì nấm bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nhớ là phải xịt ngừa nấm 1 tuần 1 lần vì mưa nhiều rất nguy hiểm, cây rất dễ sinh bệnh. Các tốt nhất là ngừa dẽ tốt hơn là để cây bệnh rồi mới trị. Nếu muốn rõ hơn bạn có thề đọc bài : Bệnh trên cây mai vàng của tôi, sẽ chuyên sâu và cụ thể hơn

Đến đây thì hầu hết mai đã ngừng sinh trưởng, lá mai vàng đã già đi. Chỉ chờ ngày lặt lá để ra hoá. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là làm sao giữ cho được bộ lá cây luôn xanh đến rằm tháng 12al.Đối với những cây có tàn lá sum xuê và xanh mượt và nụ đều thì bạn không cần phải lo gì cả. Chúng ta chỉ bón phân NPK với dynamic thật loãng bằng ¼ liều dùng đầu năm và 2 tuần 1 lần là được. Nhưng thành phần NPK đều nhau hoặc K cao hơn. Nếu bạn không rành, tốt nhất không nên bón thêm NPK mà chỉ cần bón dynamic là đủ.Nếu cây nụ nhỏ thì có thể bón thêm NPK có Kali nhiều, nhưng điều này cũng rất nguy hiểm nếu bón không đúng cây sẽ ra hoa sớm nếu bạn bón và chăm sóc không đúng cách.

Nếu lá già quá, ngà vàng thì chúng ta có thể phun thêm phân bón lá NPK có hàm lượng N chúng tôi tỉ lệ thấp hơn trên bao bì nhưng phun liên tục 5 ngày liền. Sau đó chúng ta chỉ chờ đến ngày và canh lẩy lá theo từng vùng miền cũng như loại cây mà khác nhau từ 1-5 ngày.

Nói túm lại đây là quy trình chăm sóc mai vàng đơn giản dành cho người mới chơi.Còn đối với người chơi mai chuyên nghiệp thì đã quá rành.

1.Xả tàn, thay phân

2.Nếu chưa rõ kỷ thuật chỉ nên bón phân Dynamic là được.

3.Xịt thuốc trị nấm và sâu định kỳ.

Nhận chăm sóc mai vàng tận nhà

4.Hãy để cây mai phát triển tự nhiên nhất có thể thì nó sẽ không chết lãng xẹt.Vì cây rất thông minh, tự biết cân bằng dinh dưỡng.

5. Việc làm bông dày đặc thật sự còn tuỳ thuộc vào giống mai,nội lực của cây nên các bạn hạn chế làm bông bằng hoá chất, hoặc muốn thử nghiệm thì thoải mái vì làm bông không lam chết cây mà chỉ làm hoa không đúng tết thôi, hj.(Sử dụng hóa chất nhiều hoặc không đúng sẽ làm cây mai vàng chết hoặc ra hoa xong sẽ suy luôn)

Nếu có gì thắc mắc có thể hỏi trực tiếp mình qua email hoac facebook: hainp88@gmail.com. Điện thoại: 0948.357.113

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp

Việt Nam có khí hậu thích hợp và có nhiều nguyên liệu làm giá thể tốt cho lan Hồ điệp sinh trưởng và phát triển, nhiều tiềm năng trở thành một nước sản xuất lan Hồ điệp lớn trong khu vực. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2004, diện tích trồng hoa của cả nước xấp xỉ 9.000 ha (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Hoa, Cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau quả), từ năm 2008 đến nay, quy mô sản xuất lan Hồ điệp thương mại tăng lên đáng kể và dần đều qua các năm, cả về diện tích, số lượng, cũng như mức độ đầu tư: diện tích toàn miền Bắc trước năm 2005 là 1.200m 2 và 23.000 cây, năm 2012 diện tích toàn miền đã tăng lên 24.100m 2 và 333.000 cây. Tuy thế, lượng cung vẫn không đủ cầu và phải nhập 230.000 cây từ Trung Quốc và Đài Loan. Nhu cầu cây giống và cây lan thương mại của Việt Nam cao như vậy nhưng thực tế về phương thức sản xuất hoa lan Hồ điệp ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu vẫn là hình thức nhập cây con, cây nhỡ và cây đã có ngồng về chờ hoa nở để tiêu thụ. Từ năm 2008-2012, hình thức nhập cây giống về để sản xuất tăng dần. Số lượng nhập cây nhỡ giảm đi nhưng số lượng nhập cây ngồng vẫn cao. Như vậy, việc sản xuất giống ở Việt nam còn rất hạn chế, không chủ động nguồn giống trong sản xuất cả về số lượng cũng như chủng loại (Nguyễn Thị Sơn và ctv, 2014).

Quy trình trồng và chăm sóc lan Hồ điệp

Là một trong những khu vực xuất hiện nhiều loại lan quý trên thế giới, với điều kiện khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ, cường độ ánh sáng của miền Bắc Việt Nam có nhiều điểm tương đồng so với các vùng trồng hoa lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp như Quảng Châu (Trung Quốc), Cao Hùng (Đài Loan). Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển sản xuất lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp, tuy nhiên nếu trồng ở điều kiện tự nhiên lan Hồ điệp sẽ ra mầm hoa sau đợt gió mùa Đông Bắc vào khoảng tháng 10 dương lịch, cho hoa nở vào tháng 2-3 dương lịch năm sau (chậm so với Tết âm lịch 30-50 ngày), mặt khác để nở tự nhiên hoa ra không đồng đều, chỉ đạt 35,5% số cây cho hoa nở.

Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn trong sản xuất phong lan, nhưng thực tế hiện nay là: trong khi nhu cầu hoa lan nội địa và nhu cầu xuất khẩu đang ở mức cao thì Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng mỗi năm để nhập khẩu lan. Tìm giải pháp phát huy tiềm năng của ngành lan Việt Nam là một trong những vấn đề được quan tâm trong Đề án phát huy tiềm năng xuất khẩu rau hoa quả mà Bộ Thương mại đã và đang triển khai hiện nay (Đặng Văn Đông, 2004).

Quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

Đảm bảo tối thiểu các yêu cầu:

– Vườn cây con được thiết kế theo kiểu mái vòm hoặc chữ A, cao 4-5 m, xung quanh che lưới chắn gió nhưng phải thật thoáng mát, tuyệt đối không cho ánh sáng trực tiếp vào lan Hồ điệp.

– Vườn phải có mái che mưa, lưới cắt nắng hai lớp trong đó lớp phía dưới có thể di chuyển để điều chỉnh ánh sáng.

– Vườn phải thoáng mát, nhiệt độ trong vườn không được cao hơn nhiệt độ bình thường bên ngoài.

– Giàn cây nên thiết kế cách mặt đất tối thiểu 70-80cm. Chiều rộng luống khoảng 1,2-1,6m tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc. Vật liệu làm giàn có thể là tre, gỗ, hoặc bằng sắt tùy điều kiện kinh tế nhưng phải đảm bảo chắc chắn.

Tùy vào khả năng mà vườn có thể thiết kế thêm lưới chống côn trùng xung quanh, hệ thống tưới phun, hệ thống phun sương làm mát không khí trong nhà, hệ thống tưới phun làm mát trên mái,…

– Ở địa phương không đảm bảo điều kiện để cho cây ra hoa, cần phải nhà để xử lý lạnh, hoặc vận chuyện đến vùng khác để đảm bảo điều kiện cho cây ra hoa.

Chuẩn bị giá thể

– Sử dụng dớn mềm Trung Quốc, New Zealand hoặc dớn mềm Chi Lê đã được xử lý an toàn nấm bệnh làm giá thể.

– Dớn có đặc tính tơi xốp và thoáng khí, đồng thời có khả năng giữ nước tốt.

– Dớn được làm tơi xốp và tưới đủ ẩm trước khi sử dụng để trồng, dớn trồng không được quá ẩm và cũng không được khô.

Chậu trồng

– Chậu trồng lan Hồ điệp là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng.

– Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5 cm, sau 4-6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm. Sau giai đoạn trồng từ 9-12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18 cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12 cm.

– Cây con trong chai được lấy ra nhẹ nhàng, rửa sạch môi trường còn dính trên rễ cây đến khi thấy không còn nhớt, cắt bỏ những rễ, lá bị hư, thối. Sau đó xếp cây lên khay hoặc rổ nhựa cho ráo nước, nhưng không để quá khô làm mất sức của cây.

– Khi cây đã ráo nước tiến hành trồng ngay vào chậu nhựa trong, giá thể là dớn mềm đã được xử ‎lý như sau:

+ Bước 1: dớn được làm tơi xốp;

+ Bước 2: tưới phun sương giúp dớn ướt đều bề mặt;

+ Bước 3: vắt ráo nước rồi mới bắt đầu trồng.

Sau khi xử lý dớn xong, tiến hành bó cây đều quanh gốc, sau đó đặt vào chậu nhựa. Chậu nhựa được lót một lớp xốp hay than củi mỏng (từ 0,5-1,5 cm), chú ý bó dớn không quá chặt hoặc quá lỏng. Sau khi trồng 3-5 giờ tiến hành phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn với nồng độ bằng ½ nồng độ khuyến cáo, định kỳ 3 ngày/lần.

* Điều kiện ở vườn ươm: nên giữ nhiệt độ thích hợp trong vườn ươm ở mức 23-28 0 C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm 70-80%. Che mưa tuyệt đối, che sáng 50-70%.

* Bón phân: giai đoạn từ khi trồng đến 1 tháng, liều lượng phân chỉ sử dụng bằng 1/3 liều khuyến cáo với định kỳ 3 ngày/lần. Sau 1 tháng chế độ chăm sóc như sau:

– Sử dụng phân vô cơ chuyên dùng có hàm lượng đạm cao như: NPK 30-10-10, phân cá Fish Emulsion 5-1-1, định kỳ phun 2 lần/ tuần, nồng độ phun bằng ½ liều khuyến cáo trong 4 tháng đầu, sau đó phun như khuyến cáo. Cứ 3 định kỳ phun phân vô cơ xen kẽ 1 định kỳ phun phân hữu cơ (Fish Emulsion) + 1 định kỳ phun B1.

– Sau khi cây có từ 4 lá trở lên (tương đương cây ≥ 15 tháng), giai đoạn này là cây chuẩn bị ra hoa, do đó quá trình chăm sóc nên chú ‎ ý về điều kiện nhiệt độ và chế độ phân bón. Thời điểm này nên tăng hàm lượng lân và kali để đảm bảo tăng tỷ lệ hoa và chất lượng hoa (chú ý Hồ điệp ra hoa không phụ thuộc vào hàm lượng phân NPK mà phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ). Trong thời gian này, duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 0C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 0C. Lan Hồ điệp có hoa liên tục, do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 0C thì không thể phân hóa hoa, dưới 15 0 C thì không ra nụ, ra hoa. Trước khi đưa vào xử lý 10 ngày tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 1g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn.

– Là khâu quan trọng, giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho cây. Cây cần đảm bảo ẩm độ từ 50-70%. Do đó quá trình tưới cần đảm bảo độ ẩm thích hợp giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

– Tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể mà có thể tưới một hay nhiều lần. Hàng ngày tưới phun sương nhẹ 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Lan Hồ điệp là loại cây rất dễ bị thối nhũng nên khi tưới phun cần đảm bảo trên bề mặt lá không bị đọng nước. Do đó, cần tưới đẫm vào chậu là thích hợp nhất.

* Thay chậu lần thứ nhất: sau khi trồng được từ 4-6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm. Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu lót 1-2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Sau khi thay chậu khoảng 3-5 giờ tiến hành phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn. Trong 4 tuần đầu sau khi trồng, tưới phun nhẹ trên bề mặt lá và giá thể, giữ ẩm môi trường xung quanh. Sau khoảng 2 ngày có thể bón phân, lượng phân bón NPK theo tỷ lệ 30-10-10 pha 0,5g/1lít nước, ngoài ra có thể bổ sung các loại phân hữu cơ như Humix, Dynamic, Seaweed,…

* Thay chậu lần thứ hai: lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng, được xác định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm, tương ứng với giai đoạn cây được 9-12 tháng tuổi. Sử dụng chậu có đường kính khoảng 12 cm. Cách thay chậu tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng kéo cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại. Yêu cầu ngoại cảnh trong giai đoạn này như sau: che sáng đối với mùa hè là 60-70% và mùa đông 40-50%, nhiệt độ 20-28 0C, độ ẩm 70-80%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 khoảng 5-6 tháng cây có khoảng 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa.Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-20 0C, hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 0C. Lan Hồ điệp có hoa liên tục, vì vậy khi được xử lý nhiệt độ thấp trong thời gian càng dài thì cây ra hoa càng nhiều và khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nhiệt độ cao trên 25 0C cây khó phân hóa hoa. Nhiệt độ thấp dưới 15 0 C ra nụ, ra hoa kém.Trong suốt thời kỳ phân hóa mầm hoa đến khi cây nhú phát hoa sử dụng phân có hàm lượng P, K cao. Có thể phun NPK loại 6-30-30 pha 1g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần. Khi cây nở hoa chú ý không tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa. Khi cành hoa nở gần tàn cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.

Cây lan trồng trong chậu 12 cm được 5-6 tháng, khoảng cách giữa 2 đầu mút lá khoảng 18-20 cm, rễ ra đều xung quanh bầu là đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa (thời gian từ khi ra ngôi đến khi đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa là 18-20 tháng tuổi).

Có 2 cách xử lý phân hóa mầm hoa:

– Điều kiện xử lý: nhà lưới hiện đại có các thiết bị có thể điều khiển được nhiệt độ, ánh sáng.

– Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3-5 cm (khoảng 45-50 ngày) thì dừng lại.

– Chế độ nhiệt độ: duy trì điều kiện nhiệt độ ban ngày 23-24 0C (12 giờ), ban đêm 15-16 0 C (12giờ).

– Chế độ ánh sáng: cường độ ánh sáng ban ngày 15.000 – 20.000 lux trong thời gian 6-8 giờ/ngày.

– Phân bón: sử dụng loại phân có NPK 6-30-30+TE, pha với tỷ lệ 1g/ lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/ lít nước, 5-7 ngày phun 1 lần.

Cách 2: Xử lý trong điều kiện tự nhiên

– Điều kiện nơi xử lý: chọn những nơi có điều kiện sinh thái mát mẻ (nhiệt độ ban đêm 15-18 0C, nhiệt độ ban ngày 23-25 0 C, độ ẩm 75-80%), có số giờ chiếu sáng từ 6-10 giờ/ngày với cường độ ánh sáng trên 20.000 lux

– Chuẩn bị nhà che: làm nhà che kiên cố hoặc nhà che tạm đảm bảo được tránh mưa, nắng trực tiếp, có giàn để cây. Làm hướng nhà và giàn che theo hướng Bắc – Nam để tận dụng được nhiều ánh sáng mặt trời.

– Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3-5 cm (khoảng 45-50 ngày) thì dừng lại và chuyển sang giai đoạn chăm sóc mầm hoa.

– Chế độ ánh sáng: cường độ ánh sáng ban ngày 15.000-20.000 lux, trong khoảng 6-8 tiếng/ngày, có thể điều chỉnh bằng việc kéo và thu lưới đen.

– Phân bón: sử dụng loại phân có NPK tỷ lệ 6-30-30+TE, 1g/ lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/ lít nước, 5-7 ngày phun 1 lần.

Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn định kỳ 7 ngày/lần với liều lượng bằng ½ liều khuyến cáo trong tháng đầu. Sau đó phun theo khuyến cáo. Thường gặp các loại bệnh sau:

– Bệnh thối nâu: gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas cattleyae là bệnh phổ biến và trầm trọng nhất đối với lan Hồ điệp. Triệu chứng đầu tiên có thể nhìn thấy là trên lá có những đốm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó vết thủng sâu hơn và biến thành màu nâu đậm sũng nước, càng ngày vết bệnh càng lan to dần.

– Bệnh thối mềm: do vi khuẩn Erwinia carottovota và E. Chrysanthemi gây ra. Thường thấy 1/3 lá bị nhũng và ăn sâu vào gốc gây thối cả gốc.

Cách lây bệnh: nước bắn tóe khi phun, sự tiếp xúc giữa cây với cây, các thao tác bằng tay khi tiếp xúc với cây (dịch chuyển, dọn vệ sinh vườn, nhổ cỏ, thu hoạch,…); các dụng cụ bị nhiễm khuẩn, bởi côn trùng, động vật thân mềm,…Môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển. Độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện, lan truyền, xâm nhiễm và sinh sản.

Kịp thời theo dõi những cây bị bệnh, tất cả lá, thân, rễ bị nhiễm bệnh phải ngay lập tức tập trung tiêu hủy khỏi vườn ươm. Sử dụng phân bón cân đối NPK. Luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh thông thoáng. Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn như: Starner, Streptomycin, Tetraciline,…

– Bệnh thán thư lá: vết bệnh như vòng tròn đồng tâm có màu vàng, bệnh nặng làm cho lá héo rũ. Sử dụng Score (Difennoconazole), Carbendazim,…

– Nhện đỏ: nhện tấn công ở mặt dưới lá. Những cây bị nhện gây đỏ gây hại còi cọc và rụng lá.Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ lõm li ti màu nâu và tạo những màng nhện. Trên phát hoa và hoa cũng cùng triệu chứng tương tự.

Thời tiết khô, ấm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhện. Tăng độ ẩm và độ ẩm ướt trên lá, nhiệt độ thấp có thể hạn chế sự phát triển của chúng. Nếu bị nhiễm nhẹ, chỉ cần dùng vòi nước xịt mạnh thì có thể rửa trôi, làm giảm số lượng nhện. Nên phối hợp các loại thuốc và thường xuyên thay đổi thuốc để tránh kháng thuốc. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Ortus, Alfamite,…

– Rệp sáp: các loài rệp đều có đặc điểm chung là tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau. Gây hại bằng cách chích hút. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng. Khi mật số rệp sáp cao, chúng còn là tác nhân tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Chúng gây hại chủ yếu vào mùa nắng.

Để phòng trừ, vệ sinh cho vườn thông thoáng, cắt bỏ các cây, lá có nhiều rệp; phun nước với áp lực mạnh rửa trôi rệp sáp; thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất. Phòng trị rệp sáp rất có hiệu quả khi dùng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Lân hữu cơ, Bi-58, Suprathion 40EC, Xi-men 2SC, Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC,…phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám.

Lan Mokara – Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Mokara

Trong giới chơi lan từ chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư thì không ai là không biết đến lan mokara. Một loại lan đẹp rực rỡ với giá khá đắt đỏ. Không phải vô cớ mà giá của chúng lại khá cao nếu như bạn được một lần trông thấy chúng. Vẻ đẹp của những chùm mokara sẽ khiến bạn mê mẩn nhớ mãi.

Đặc điểm của giống lan mokara

Lan mokara thuộc loại phong lan được lai tạo từ ba giống lan khác nhau là Arachnis (lan bò cạp), Ascoentrum và Vanda. Có thể nói giống lan này mang được hết những đặ tính tốt của bố mẹ chúng là có sức sống mạnh mẽ của Ascoentrum và vẻ đẹp từ vanda.

Lan mokara thuộc nhóm hoa đơn thân không có giả hành và thân mọc cao lên về phía đỉnh. Lan có chiều cao thân trung bình khoảng 60cm. Thân mọc dài và mang cả lá và rễ. Lá màu xanh non dài hình lòng máng hay hình trụ mọc theo hướng cách nhau ở hai bên thân.

Phần rễ trần được mọc từ thân xen kẽ với phần lá và mỗi khi mọc chúng sẽ xẻ bẹ lá và chui ra ngoài dọc theo chiều dài của cây. Hoa lưỡng tính đối xứng hai bên và phần phát hoa mọc ở giữa từ nách lá đến giữa thân. Hoa mokara thường có năm cánh với nhiều màu sắc khác nhau như vàng, tím, đỏ, hồng và cam rất rực rỡ.

Loài lan đặc biệt này có thể ra hoa quanh năm nếu như biết cách chăm sóc tốt. Nhiều nhà vườn trồng tốt mỗi cây lan có thể có ra 6-8 phát hoa một năm.

Điều kiện sinh trưởng của lan mokara

Nhiệt độ:

Lan mokara có phổ nhiệt độ khá rộng từ 25 độ đến 32 độ C.

Ánh sáng:

Lan mokara thuộc nhóm phong lan chịu được nắng khá tốt. Với những vùng lan nở đẹp nhất ở đó thường có cường độ nắng khoảng 70%.

Ẩm độ:

Lan mokara ưa thích điều kiện độ ẩm môi trường vào khoảng 70-75%.

Chế độ tưới nước cho lan mokara

Do thuộc nhóm phong lan ưa ánh sáng và độ ẩm cao nên chế độ tưới nước cho cây khá quan trọng. Cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt cần chế độ tưới nước nhiều và đều. Nếu thiếu nước cây sẽ héo khô và thân lá có hiện tượng teo lại. Nếu thừa nước rễ có thẻ bị thối.

Nước tưới cho phong lan yêu cầu không mặn, phèn, không cứng (chứa Ca

2+,

 Mg

2+

,…),  pH tối ưu từ 5,5 – 6,8. Khi tưới nước cho phong lan cần chú ý nguyên tắc: tưới tạo độ ẩm xung quanh môi trường trồng sẽ tốt hơn thay vì chỉ tưới ẩm cục bộ trong chậu hay trong giá thể. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng hoặc tưới quá muộn làm cây dễ bị bệnh. Việc phun sương trong những ngày nắng nóng rất tốt cho phong lan con, giúp làm tăng độ ẩm không khí và làm giảm nhiệt độ, nên tăng số lần tưới lên 3-4 lần/ngày và giảm lượng nước nhằm tránh cây quá ẩm dễ bị thối và bệnh,

Kĩ thuật trồng lan mokara

Gía thể trồng cây

Lan mokara có thể trồng được ở nhiều giá thể khác nhua nhưng với dáng cây thẳng thì phù hợp nhất vẫn là trồng trong chậu. Với những chậu có kích thước nhỏ cỡ khoảng 30x40cm có nhiều lỗ thoát ở bên cạnh.

Chú ý trồng lan mokara cần phải làm thêm một trụ bằng tre hoặc nhựa cao khoảng 100cm để có thể làm trụ đỡ cho lan bám.

Chuẩn bị giá thể gồm có than củi, trấu và vỏ đậu phồng.

Cách trồng lan mokara

Đầu tiên bạn xếp phần than củi vào đáy chậu rồi rắc đều vỏ đậu phồng lên trên. Dùng cọc tre cằm vào giữa và cốc định chắc chắn giữa chậu lan. Xếp lan vào chậu và sử dụng dây nhựa buộc cố định lại với trụ mới dựng. Nên chon rế nông không nên quá sâu. Sau đó tưới nước để giữ ẩm cho lan luôn và treo ở nơi thoáng mát không có ánh sáng chiếu quá mạnh. Mỗi ngày bạn tưới cho chậu lan Mokara 2 lần và cố gắng giữ nhiệt độ từ 25-30°C để giúp cây ra hoa.

Bón phân

Trong số những loại lan thì lan mokara có yêu cầu dinh dưỡng khá cao nên cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho chúng. Việc bón phân cho lan mokara là điều khá cần thiết bằng việc sử dụng các dạng phân chuồng hoặc phân NPK phối trộn và hòa chung với nước để sao có nồng độ loãng thích hợp tưới cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Lan mokara khỏe mạnh và ít khi bị bệnh dịch tấn công. Những loại bệnh phổ biến nhất của loại lan này thường là rệp và một số lớp bồ hóng tạo thành lớp đen bám trên lá. Biện pháp phòng ngừa cũng khá đơn giản. Với lớp bồ hóng bạn lấy khăn ướt mềm và lau nhẹ cho cây. Nếu như xuất hiện rệp bạn có thể sử dụng thuốc secsaigon phun đều lên cây. Vào những thời điểm mùa mưa bạn nên sử dụng thêm thuốc khác sinh như Kasumin, Vadydamicin phun đều lên cây.

Để lan khỏe mạnh hơn bạn nên thường xuyên chăm sóc quan sát lan, loại bỏ đi những lá già, lá vàng và héo úa.

Lan mokara – Cách trồng và chăm sóc lan mokara

3.5

(70%)

10

vote[s]

(70%)vote[s]