Quy Trình Chăm Sóc Cây Quýt / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Quýt Chua

Quýt là loại quả không xa lạ gì với người dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng bởi có nhiều công dụng, vị ngon mát lại có vùng thích nghi rộng, với mức chi phí đầu tư thấp, dễ chăm sóc so với nhiều loại cây trồng khác, dễ ra hoa và tỉ lệ năng suất cao mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân.

Một số đặc điểm của cây quýt chua

Quýt là cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhưng do phạm vi phân bố rộng nên một số loài chịu được nhiệt độ thấp. Đại đa sô sinh trưởng tốt ở ngưỡng 25-35 độ C

Quýt dạng trái hình tháp, đáy trái rộng. Vỏ trái màu xanh nhạt, khi chín ngã màu vàng, quả to vừa, mỏng vỏ, mọng nước.

Có thể trồng trên vùng đất ít phèn hay mặn nhẹ 0.2%.

Chiều cao khoảng từ 30-50cm.

Quýt là cây cảnh trái, thân gỗ nhỏ, thích hợp trồng ngoài trời.

Thân và cành có gai và rụng khi đạt độ tuổi già nhất định.Lá kép, eo lá là đặc điểm dùng để phân biệt giữa các giống, màu xanh đậm, có chứa tinh dầu, hoa mọc thành chùm.

Nên chọn đất nhiều mùn, thoáng khí, tầng đất dày, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước, với độ PH lý tưởng <5.

Quýt là loài cần rất nhiều chất dinh dưỡng vì vậy cần chú ý lượng phân bón sao cho thích hợp, chủ yếu là phân đạm, kali, lân,ngoài ra có thể bổ sung thêm phân vi lượng hay hữu cơ.

Đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây do có bộ rễ ăn nông nên vào mùa khô cần tưới nước thường xuyên khoảng 2-3 ngày/ lần, vào mùa mưa phải kịp thời bơm nước ra khỏi vườn tránh tình trạng ngập úng.

Cây không thích ánh sáng trực tiếp do đó cần trồng xen kẽ với các cây có tác dụng để che mát, nên trồng với mật độ 2,5-3m/ cây.

Chiết cành: Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định chọn cành bánh tẻ, sinh trưởng tốt.

Có thể trồng quanh năm, đầu hoặc cuối mùa mưa đều được.

Các bộ phận của quả quýt đều phát huy được công dụng

Quýt chứa nhiều vitamin nhóm B, dồi dào canxi, protein và nhiều loại dưỡng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra thành phần chống oxy hóa trong quýt, có thể tăng cao khả năng miễn dich, chống sự phát triển của u bướu.

Vỏ quýt có tác dụng kiện vị, long đờm, trị ho, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị, phòng xuất huyết, điều trị huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, chướng bụng, rối loại tiêu hoá, kém ăn, buồn nôn (khi đi tàu xe).

Giống quýt ngọt thích hợp dùng cho trẻ em và người già, người bị bệnh về dại dày, tiểu đường.

Lá quýt vị đắng, tính bình, có tác dụng trợ gan, hành khí, tiêu thũng, tan u cục, dùng chữa các chứng đau mạng sườn, sa nang, đau vú, u cục ở vú.

Quýt có vị ngọt thanh có thể dùng ăn tươi, làm rượu, mứt, nước giải khát,…

Cải thiện kinh tế cho người nông dân.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 0912 850 282

Cây Quýt Đường Và Những Lưu Ý Cơ Bản Trong Quy Trình Chăm Sóc

Trái quýt đường có phần vỏ mỏng và có dạng hình cầu, khi chín nó lại mang một sắc vàng đẹp mắt. Mỗi trái có khoảng 10 múi, trong múi có thể có 2-3 hạt hoặc không hạt. Trọng lượng trung bình khoảng 150-200g/trái. Từ khi cây bắt đầu cho hoa cho đến khi thu hoạch được cũng mất 1 khoảng thời gian khá dài đó là từ 8 cho đến 10 tháng. Chúng ta có thể để được quả quýt đường tối đa 15 ngày mà không cần sử dụng bất kỳ một chất bảo quản nào cả.

Về giá trị dinh dưỡng, quýt đường rất giàu các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, có chứa nhiều vitamin C, B1, B2 vừa tốt lại có khả năng chống lão hóa. Phần vỏ quýt được tận dụng làm một vị thuốc trong đông y.

Cây quýt đường sinh trưởng và phát triển vào thời điểm tháng 4-5 âm lịch. Cây khá dễ trồng, tương thích trên khá nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên để cây cho năng suất cao thì cần phải cần đến phương pháp chăm sóc đúng quy chuẩn.

Đầu tiên chính là lượng nước sao cho phù hợp nhất, chú ý đến việc tưới lượng nước như thế nào cho hợp lý nhất không nên tưới quá nhiều gây ngập rễ. Khi mới trồng trong khoảng một tháng đầu tiên thì cứ khoảng 3-5 ngày thì ta nên tưới nước một lần, sự ổn định về độ ẩm thực sự cần thiết, nhất là vào mùa khô.

Có thể nói việc trồng bất kỳ một cây nào đi chăng nữa thì việc bón lót hay bón thúc là điều cực kỳ quan trọng và cây quýt đường cũng không ngoại lệ, cần phải có một chế độ hợp lý. Cây quýt cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây và quả nhất là thời điểm mà cây bắt đầu đâm chồi cũng như khi cho hoa tạo quả, lúc này cần phải bón lót một lượng phân bón vừa đủ để cây phát triển.

Tiếp theo là mức độ cắt tỉa. Không phải cứ để cây phát triển tự nhiên là tốt mà nó có rất nhiều những cành dư thừa nếu như ta cắt tỉa hợp lý những cành đó sẽ giúp cây không mất đi dinh dưỡng không cần thiết để nuôi mà sẽ tập trung nhiều hơn vào cành chính và cả những quả luôn được chín mọng nữa. Vì hoa của quýt đường thường sẽ ra trên những cành non khi vừa mới sinh chính vì thế mà những cành già chúng ta nên ngắt bỏ nhanh chóng, tạo điều kiện cho hoa ra được nhiều nhất và sau khi thu hoạch cũng nên cắt tỉa những cành giày, gãy, chết, sâu bệnh để cây ra một loạt những cành mới.

Với những chú ý cơ bản trên trong quá trình chăm sóc cùng với những yếu tố khác về giống, thổ nhưỡng, khí hậu,…sẽ giúp cây quýt đường cho năng suất, chất lượng tối đa. Mang đến giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân.

Quy Trình Chăm Sóc Cây Xanh

SẠCH VÀ XANH phân tích cho khách hàng hiểu rõ thêm quy trình chăm sóc cây xanh trang trí từ lúc mới trồng hay những cây trồng lâu năm, cách tưới nước , bón phân …

Cách duy trì – Chăm sóc cây xanh cây cảnh tranh trí

Chuẩn bị vật tư thiết bị nhân lực đến vị trí chăm sóc cây xanh.

Tới nước đẫm gốc cây xanh và tán lá

Nước máy lấy từ nguồn cung cấp của thành phố tưới tại chỗ hoặc vận chuyển đến bàng xe bồn cẩu

Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m.

Chùi rửa sạch sẽ, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Công tác thay bồn cây

Quy trình chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc

Nhổ sạch hoa tàn, cỏ dại dùng quốc xẻng xới tơi đất, san bằng mặt bồn theo đúng quy trình

Trồng cây xanh theo phân loại được chọn

Chùi rửa sạch sẽ, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Bón phân cho cây xanh và xử lý đất bồn hoa

Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc ( địa điểm trồng cây xanh cần chăm sóc )

Trộn bón tốt nhất phù hợp với từng loại cây xanh, kết hợp thuốc xử lý đất theo quy định

Bón điều phân vào gốc cây cây xanh cần chăm sóc

Trồng theo chủng loại được chọn, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m

Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định

Duy trì cây hàng rào, đường viền

Chuẩn bị, vận chuyển vật tư trang thiết bị, dụng cụ đến nơi làm việc

Cắt sửa hàng rào vuông thành sắc cạnh, đảm bảo độ cao (thực hiện 12 lần/năm)

Bón phân hữu cơ 2 lần/năm

Trồng theo chủng loại được chọn, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m.

Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Công ty TNHH giải pháp sạch và xanh chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc, trồng cây xanh tại Biên Hòa và các tỉnh lân cận Bình Dương, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc cây xanh cho gia đình, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên công ty, trường học, trồng cây tại các khu vực công cộng vui long liên hệ với chúng tôi theo thông tin.

Công ty TNHH giải pháp Sạch Và Xanh

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp với đội ngũ nhân viên chuyên môn. Đảm bảo sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất cho quý vị. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá.

Địa chỉ: 88/06/38, Tổ 38, Kp9, Nguyễn Văn Tiên, P. Tân Phong, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

Mã số thuế: 3603215402

Điện thoại: 39 408 39 – Hotline: 0915. 38 50 38

Tên tài khoản: Công ty TNHH Giải Pháp Sạch và Xanh

Số tài 0121000740593 – Ngân hàng Vietcombank – Đồng Nai.

Website: chúng tôi – vesinhcongnghiepdongnai.com.vn

Email: sachvaxanhdona@gmail.com

Quy Trình Chăm Sóc Cây Ớt

Cây ớt là loại cây dễ trồng dễ thích nghi, thuộc vào cây ngắn hạn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên nó cũng chính là nhược điểm bởi chúng rất dễ dâu bệnh hại. Vậy làm thế nào để cây khỏe mạnh và sạch sâu bệnh, đạt năng suất mong muốn? Bài viết này, điện máy xin chia sẻ quy trình chăm sóc cây ớt cho bà con.

Sau khi trồng, cây ớt cần phải được chăm sóc cẩn thận tránh những sâu bệnh kém hiệu quả cũng như năng suất.

Cây ớt là loại cây chịu úng kém chính vì vậy nên có cống thoát nước tố vào mùa mưa, mùa khô thì tưới đầu đỉ nước. Theo các chuyên gia nông nghiệp thì nên tưới ở rãnh chúng sử dụng cơ chế thấm thấu vừa tiết kiệm được nước, giữ ẩm lâu và hiệu quả cho bón phân.

– Làm giàn: Thường thì giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng hoặc có thể mỗi cây ớt cắm một cây cọc

– Tỉa cành: Nên tỉa vào những ngày nắng ráo, tỉa bỏ các cành, lá ở dưới cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, chúng hạn chế được sâu bệnh.

Khi bón phân cần kiểm tra kỹ lưỡng độ dinh dưỡng có trong đất để có liều lượng phù hợp. Hiện nay hầu hết bà con ai cũng sử dụng máy đo độ dẫn điện xác định, ngoài kiểm tra dinh dưỡng trong đất, chúng còn kiểm tra được TDS, độ mặn hay nhiệt độ. Có máy mó bà con dễ dàng chăm sóc cây.

Liều lượng phân bón cho 1000m2 gồm có bón phân gốc và bón phân lá

Bón lót: 1 – 1,5 tấn phân chuồng ủ hoai + 20 kg phân N.P.K 16-16-8 + 1 kg HỢP TRÍ Super Humic + 2 kg Micromate (trung vi lượng) + 2 kg Basudin 10 H.

Bón thúc lần 1 (25 – 30 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 1 kg HỢP TRÍ Super Humic.

Bón thúc lần 2 (45 – 50 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 5 kg Ure + 5 kg Nitrabor.

Bón bổ sung khi đang thu hoạch trái: 20 kg N.P.K 16-16-8 + 250 g HỢP TRÍ Super Humic ngâm chung để tưới 5 – 7 ngày 1 lần (có thể trộn chung để rắc vào giữa 2 cây ớt nếu không phủ bạt).

Dùng phân bón lá nhằm mục đích bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao nhưng trái có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng thời cũng tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.

– Ngày thứ 7 – 14 sau khi trồng: phun Hydrophos liều 50 ml/bình 16 lít, giúp cây chống đén, cây thành thục và ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.

Ngày thứ 20 – 27 sau trồng: phun Bud Booster, có chứa kẽm, ma-nhê, bo nhằm tăng khả năng quang hợp, thúc ra tược và dưỡng lá, cây có bộ tán sum suê nhưng cứng chắc, lá xanh bền, tăng đề kháng với bệnh hại. Liều lượng 20 g/bình 16 lít.

Ngày thứ 30 – 37 sau trồng: phun Bortrac (20 ml/bình 16 lít) giúp cây thụ phấn và đậu trái tốt, không bị rụng cù nèo.

Khi trái đang phát triển: Phun 2 loại phân bón lá Caltrac + HỢP TRÍ HK 7-5-44+TE (15 ml + 40 g/bình 16 lít), 5 – 6 ngày/lần phun giúp trái đẹp nặng cân, tránh úng thối và nổ trái

Ngoài ra, bà con nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, loại bỏ lá già, lá sâu bệnh, phát hiện và phòng trừ kịp thời các loài dịch hại.

Trên đay là hướng dẫn chăm sóc cây ớt cơ bản và hiệu quả nhất hi vọng thông tin giúp ích cho bà con nông dân. Mọi thawvs mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263

Bài viết khác

Quy Trình Chăm Sóc Cây Bơ Sáp

Ngày đăng: 2023-04-14 15:09:42

Bài viết được giới một số nét chính về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ tập trung trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và một phần ở giai đoạn thu hoạch, ngoài ra tác giả mong muốn giới thiệu một số dòng bơ nghịch vụ đến bà con nông dân

1. Đất trồng cây Bơ sáp

trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất từ 5 – 6, trên đất cà phê cần bổ sung vôi. Ở vùng đất quá dốc thì thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn.

2. Giống trồng cây Bơ sáp

Cây bơ trồng từ hạt phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng và chất lượng quả. Phải trồng cây ghép đúng giống tốt, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, dạng quả và chất lượng quả đãm bảo được thị trường trong nước và phù hợp một số tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện nay Công ty TNHH Một Thành Viên Dak Farm – Đơn vị duy nhất sở hửu 05 cây đầu dòng bơ mùa nghịch được tỉnh DakLak công nhận qua Hội đồng khoa học theo quyết định số 814/QĐ-SNNNT ngày 29/12/2009 và Thông báo số 29/SNNPTNT-TB ngày 27/04/2010

3. Mật độ, cách trồng cây Bơ sáp

– Điều kiện trồng thuần bơ, thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m, trồng xen kết hợp che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m, vườn trồng mới cà phê nên hạn chế xen bơ ở khoảng trống nơi ngã tư

– Hố đào 60 x 60 x 60cm bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình, rải 0,3 -0,5kg vôi.

– Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng gió và lấp đất

½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng rất cần che nắng, cắm cọc.

4. Phân bón cho cây Bơ sáp

Cây con nên bón 4 -5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, và lượng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan.

Cần bổ sung vôi và phân hữu cơ, phun bổ sung phân qua lá như phân bón lá cao cấp Alpha Super, Antonic, Thần Dược giai đoạn KTCB hoặc sau bón lần 1 và lần 3; Dùng Grow More trước và sau bón lần 4.

5.Tỉa cành tạo tán

Tiến hành 2 -3 lần/năm giai đoạn KTCB hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Ơ cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý đôi khi cây ra lệch mùa so với đặc tính giống!

6. Tưới và tủ gốc

Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Có thể tưới 10-15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô.

Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm đứt rể non, cây không phát triển hoặc chết.

7. Phòng trừ sâu, bệnh

Ở cây bơ, thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại và nên quản lý theo hướng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV), nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ.

7.1. Bệnh hại phổ biến

– Bệnh Thối rể, nứt thân:

Do nấm Phytophthrora cinamoni, ở các chân đất ẩm ướt, thủy cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rể cọc, sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính.

Cần tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rể; Phát hiện sớm những vết nứt dọc, xì mũ trên thân và thâm đen trong mạch gỗ.

– Bệnh khô cành: Do nấm Colletotrichum cloeosporiodes, nấm xâm nhập vào trên cành làm cành khô chết. Trên trái đã già, nấm xâm nhập qua vết thương, làm trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái).

Ngoài ra, bệnh còn do nắng nóng rọi trực tiếp trong thời gian dài, trường hợp này xuất hiện rất phổ biến ở những cây mới trồng ít lá.

– Bệnh trên quả già : Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 1-3cm) tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, ở các giống bơ Sáp nhìn khá rỏ vào thời điểm sắp thu hoạch những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán. Nhìn chung, cần tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, sau đậu trái nên phun thuốc phòng ngừa

7.2. Sâu hại phổ biến

– Côn trùng hại rể: Gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp, tập trung ở tầng đất từ 0 – 50cm, cây bị bệnh có lá vàng nhạt, cây suy dễ chết.

– Bọ xít: Gồm 2-3 loài, chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non tạo ra các chấm đen trên vỏ quả và nhiều hạt chai cứng trong thịt quả, mật số cao sẽ làm rụng nhiều quả, là cửa ngõ xâm nhập của nhiều loại nấm bệnh, làm giảm rất rỏ năng suất và chất lượng quả.

– Mọt đục thân cành:

Xuất khá phổ biến trên các vườn bơ, tạo nhiều lổ đục nhỏ trên thân, cành (khác với sâu đục cành) với lớp phấn trắng ở lổ đục (có thể là nấm) xuất hiện từ giữa mùa mưa khá rộ vào đầu đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, phát triển và cành dễ gãy.

8. Thu hái & vận chuyển theo tiêu chuẩn

8.1. Dụng cụ: Gồm sào thu hái gắng với túi hái có lưỡi cắt, bao, bạt gom quả, kéo cắt cành, sọt chuyên chở và tấm lót

8.2. Xác định độ già thu hoạch

Cây bơ ra nhiều đợt hoa, để đảm bảo chất lượng, vụ bơ nên thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả, xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài và bên trong

– Bắt đầu có một vài quả già rụng

– Vỏ quả chuyển màu tím hay xanh nhạt hơn, độ bóng thay đổi, có nhiều u cám hay sần hơn

– Âm thanh phát ra khi lắc quả (hạt lỏng)

– Vỏ lụa, vỏ hạt khô, dai và chuyển sang màu cánh dán

– Màu thịt quả vàng hơn

– Xác định qua hàm lượng % chất khô

8.3 Phân loại, vận chuyển về vựa

– Cắt cuống còn 5mm, phân loại sơ bộ thành 2-3 loại, xếp vào sọt riêng hay theo lớp riêng, lót carton, rơm để chống sốt, trày sướt, che đậy giỏ bơ bằng bạt gom quả.

TIN TỨC KHÁC :