Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Ngô

Ngô (Zea mays L., thuộc họ hòa thảo Gramineae) là cây trồng quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc.

Ở nước ta cây lương thực chính sau cây lúa là cây ngô, ngô được xem là nguồn lương thực chủ yếu, là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.

Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành Nông nghiệp gần đây, cây ngô cũng được đầu tư phát triển theo. Thực tế, tình hình sản xuất và phát triển cây ngô thời gian qua trong cả nước luôn tăng cả về diện tích và sản lượng. Để trồng cây Ngô đạt năng suất cao Công ty CP phân bón Nhật Long Thanh Hóa chúng tôi đưa ra quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ngô như sau:

Đạm: Là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng nhất, đóng vai trò tạo năng suất và chất lượng. Đạm được tích luỹ trong hạt 66%. Cây ngô hút đạm tăng dần từ khi cây có 3 – 4 lá tới trước trổ cờ. thời kỳ hút đạm mạnh nhất là 6 – 12 lá và trước khi trổ cờ, nếu các giai đoạn này mà thiếu đạm thì năng suất giảm rõ rệt.

Triệu chứng thiếu đạm: Cây thấp, lá nhỏ có màu vàng, các lá già có vệt xém đỏ, cây sinh trưởng chậm, cằn cỗi, cờ ít, bắp nhỏ, năng suất thấp.

Lân: Là yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây, tuy nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn cây non lại rất yếu. Thời kỳ 3 – 4 lá, cây ngô hút không được nhiều lân, đó là thời kỳ khủng hoảng lân của ngô, nếu thiếu lân trong giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Cây ngô hút nhiều lân nhất (khoảng 62% tổng lượng lân yêu cầu) ở thời kỳ 6 – 12 lá sau đó giảm đi ở các thời kỳ sau.

Triệu chứng thiếu lân: Cây ngô biểu hiện bằng màu huyết dụ trên bẹ lá và gốc cây, bắp cong queo. Trường hợp thiếu nắng lá sẽ chuyển vàng và chết.

Kali: Có vai trò rất quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô. Kali tích luỹ nhiều ở thân lá (khoảng 80%) và tích luỹ trong hạt ít hơn. Cây ngô hút kali mạnh ngay từ giai đoạn sinh trưởng ban đầu. Từ khi cây mọc tới trổ cờ ngô đã hút khoảng 70% lượng kali cây cần.

Thiếu kali các chất prôtit và sắt sẽ tích tụ gây cản trở quá trình vận chuyển chất hữu cơ. Thiếu kali là nguyên nhân rễ ngang phát triển mạnh, rễ ăn sâu kém phát triển do đó cây dễ đổ ngã. Thiếu kali thể hiện ở các triệu chứng như chuyển nâu và khô dọc theo mép lá và chóp lá, bắp nhỏ, nhiều hạt lép ở đầu bắp (bắp đuôi chuột), năng suất thấp.

Các giai đoạn sinh trưởng

Thời kỳ hạt nảy mầm: Bắt đầu từ khi hạt hút nước đến khi hạt nảy mầm.

Nước hạt phải hút ít nhất 45% nước so với khối lượng khô của hạt, độ ẩm đất 60 – 70% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Đất khô cần làm đất giữ ẩm, đất quá ướt phải làm đất tiêu nước

Nhiệt độ tối thiểu 10 – 12 0C, nhiệt độ thích hợp 28-30 0 C. Đất phải tơi xốp, thoáng khí

Sau khi mầm ngoi lên khỏi mặt đất, lá đầu tiên suất hiện rất nhanh. Trong điều kiện thuận lợi chỉ 5 – 7 ngày sau gieo xuất hiện 3 lá thật.

Độ ẩm đất 60 – 70%

Nhiệt độ 20 – 30 0 C. Đất phải thoáng khí, tơi xốp

Bắt đầu từ khi cây có 3 – 4 lá đến 7 – 9 lá, khoảng 10 – 40 ngày sau khi gieo

Độ ẩm đất: Giai đoạn này cây có khả năng chịu hạn tốt, độ ẩm đất thích hợp 60 – 65%. Nhiệt độ thích hợp 20 – 30 0C nhiệt độ tốt nhất 25 – 28 0 C

Đất tơi xốp, thoáng để hệ rễ phát triển, đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp cho quá trình tạo cơ quan sinh dưỡng và bông cờ

Thân lá phát triển mạnh, cây lớn vọt nhất từ 15 – 20 ngày trước trỗ cờ.

Phải đầy đủ dinh dưỡng, độ ẩm đất 70 – 80%, nhiệt độ thích hợp 24 – 25 0 C

( nhiệt độ cao hay thấp có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phatts triển của cây ngô)

Diễn ra trong 10 – 15 ngày, đây là thời kỳ quyết định tới năng suất

Nhiệt độ thích hợp 22 – 25 0 C. nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao phấn sẽ bị chết

Thời gian hoàn thành giai đoạn này từ 35 – 40 ngày. Chất dinh dưỡng tập trung từ thân lá vào hạt. nhiệt độ trong khoảng 20 – 22 0 C. Độ ẩm 60 – 70%

Vụ ngô xuân: gieo từ 15/1 đến 15/2.

Vụ hè thu: tháng 5 – 6.

Vụ đông gieo: 15/9 đến 15/10.

Ngô có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau, song phù hợp cho ngô sinh trưởng và phát triển là đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình: Đất thịt nhẹ đến đất trung bình, đất phù sa ven sông, đất cát pha, đất bồi ven sông , đất đỏ ba gian….Đất có tầng canh tác từ 30- 40 cm không bị kết von đá ong, thoát nước tốt, độ pH = 6,5 – 7,5.

Đất được cày bừa nhỏ, sạch cỏ. Nếu đất 2 vụ lúa, trồng thêm ngô vụ đông, cần lên luống rộng 1- 1,1m, cao 30- 40 cm, rãnh luống rộng 0,3 – 0,4m. Nếu đất màu thoát nước tốt có thể làm vạt hoặc làm đất bằng.

3.3.1. Mật độ và khoảng cách gieo

Dựa vào đặc điểm hình thái của giống, thời gian sinh trưởng, tính chất đất, trình độ thâm canh, mục đích thu hoạch… Mật độ khoảng cách ngô gieo lấy hạt thường trồng trong sản xuất như sau:

Nhóm giống ngắn ngày có mật độ 70.000 – 80.000 cây/ha.

Gieo với khoảng cách 70 x 20 hoặc 50 x 25 cm/cây.

Nhóm giống trung ngày: 60.000 – 70.000 cây/ha

Gieo với khoảng cách 70 x 25 cm/cây hoặc 70 x 22 cm/cây

Nhóm giống dài ngày: 50.000 – 60.000 cây/ha

Gieo với khoảng cách 80 x 25 cm/cây hoặc 70 x 25 cm/cây

3.3.2. Chuẩn bị hạt giống và cách gieo

Hạt giống trước khi ngâm cần phơi lại dưới nắng nhẹ, để hạt hút nước nhanh và kích thích phôi mầm hoạt động. Hạt có tỷ lệ nảy mầm trên 95,5% thì 1 ha cần khoảng 15 – 20 kg giống.

Ngâm ủ: Nếu gieo ngô trên đất đủ ẩm cần ngâm hạt 10- 12h (riêng đối với ngô đường và các giống ngô có hạt dạng nhũ bột ngâm khoảng 4 – 5h) cho hạt hút no nước. Nếu nhiệt độ cao, trời ấm cần thay nước tránh hạt bị chua. Sau đó ủ cho hạt nứt nanh, rồi đem gieo.

Nếu đất khô không nên ngâm mà gieo theo hàng, theo hốc khoảng cách 20 x 30 cm/cây. Lấp hạt sâu 3 – 7cm tuỳ theo độ ẩm đất và thời tiết. Nên gieo tuần tự “2 hạt- 1 hạt” đối với giống có tỷ lệ nảy mầm thấp.

Ngô là cây trồng có khoảng cách rộng. Cách tưới là cho nước vào rãnh để ngấm dần các luống trong một ngày, nâng độ ẩm của đất lên 80 – 90% là vừa.

Lượng phân cho 1 sào

Cách bón lót: Bón theo hốc hay bón theo rạch sâu, rãi phân vùi đất lấp kín 2 – 3cm, sau đó tra hạt hoặc đặt bầu.

Lượng bón lót (Cho 1 sào 500m 2): Chuyên lót Cây Ngô 25kg/sào

Bón thúc lần 1: Bón thúc khi cây ngô có 4 – 5 lá thật

Sử dụng sản phẩm chuyên thúc cho cây ngô Lượng bón: từ 12 – 15 kg/ sào

Cách bón: bón cách gốc 5 – 7cm kết hợp xới xáo, vun cao luống sau khi bón phân phải lấp đất lại. Nếu đất khô có thể hòa nước tưới.

Bón thúc lần 2: Bón khi cây 7 – 9 lá thật

Sử dụng sản phẩm chuyên thúc cho cây ngô Lượng bón: từ 10 – 12 kg/ sào

Cách bón: Bón cách gốc 10 – 15cm kết hợp xới xáo vun cao luống.

Dặm cây trường hợp ruộng ngô bị mất khoảng: Dùng bầu trồng dặm khi ngô 2 – 3 lá để đảm bảo mật độ.

– Tỉa định cây lúc cây ngô 3 – 5 lá và ổn định mật độ khi ngô 6 – 7 lá.

– Đất khô hạn nếu có điều kiện nên tưới nước để ngô phát triển tốt cho năng suất cao ở các thời kỳ quan trọng như:

+ Thời kỳ cây 7 – 9 lá sau khi bón phân 2 – 3 ngày tưới ngập 1/3 luống.

+ Thời kỳ trước trổ cờ 10 – 15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

+ Thời kỳ: Khi ngô đã héo râu tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.

Nếu trời mưa to làm cho đất ướt thì cần tháo khô nước, xới xáo để ngô không bị úng nước, nhất là thời kỳ cây con.

Lưu ý: Giai đoạn ngô 5 – 6 lá, 7 – 9 lá, 11 – 12 lá và xoáy nõn loa kèn là giai đoạn dễ bị khủng hoảng dinh dưỡng, vì vậy cần chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng để ngô sinh trưởng phát triển tốt.

Nước tưới: Cây ngô rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng, đặc biệt giai đoạn cây con.

Từ khi ngô xoáy nõn loa kèn đến khi trỗ cờ phun râu xong rất cần nước nên giữ nước đáy rãnh để duy trì lượng nước cần thiết cho ngô.

4.1. Sâu hại

Sâu hại thời kỳ cây con gồm có sâu keo, sâu xám… cắn phá cây con thì dùng Vibasu 10H, Diazan 10H rải gần gốc cây, liều lượng 1kg/sào.

Đối với sâu đục thân hại ngô là đối tượng nguy hiểm nhất đối với nghề trồng ngô. Dùng thuốc Vibasu 10H hoặc Diazan 10H rơi vào loa kèn 8 – 10 hạt vào thời điểm sau khi gieo 20, 30, 40 ngày.

Đối với sâu đục bắp, sâu phá hại trên râu. Dùng thuốc Basudin50N, Regent 800WG, Tango 800WG … phun khi thấy sâu xuất hiện (Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì).

4.2. Bệnh hại

Để hạn chế bệnh hại cây ngô cần bón phân đầy đủ cân đối, khi xuất hiện bệnh hai có thể dùng thuốc BVTV: Đối với các bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh thối cổ rễ có thể dùng các loại thuốc Anvil 5SC, Validacin3EC pha nồng độ 1/500, Tilt super liều lượng 15cc/bình 16 lít. Phun đẫm lên toàn bộ diện tích bị bệnh.

Thời kỳ thu hoạch: Khi ngô đã chín hoàn toàn mới thu hoạch. bằng việc quan sát hạt ngô ở đầu trái và cuối trái. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt,nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là hạt đủ chín để thu hoạch. Nếu trồng ngô lấy thân lá thì thu hoạch lúc chín sữa

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Ngô Lai

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ LAI

1. Phạm vi áp dụng

Các tỉnh miền Nam.

2. Yêu cầu về đất trồng và giống 2.1. Đất trồng

Đất trồng ngô phải cao ráo và thoát nước tốt trong mùa mưa (vụ Hè Thu và Thu Đông), có khả năng tưới đủ ẩm trong mùa khô (vụ Đông Xuân). Đất nên được trồng luân xen canh với các loại cây trồng khác, tốt nhất là luân và xen canh với cây họ đậu (đậu xanh, đậu tương và đậu phộng).

Đất trồng cần được dọn sạch tàn dư thực vật và cỏ dại của vụ trước, vì nó là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tồn tại và phát triển trong vụ tới.

2.2. Giống

Chọn các giống ngô lai F1 được khuyến cáo phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương, có năng suất cao, chống chịu sâu, bệnh hại tốt.

Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường hay bị hạn giữa vụ, vụ Thu Đông mưa thường kết thúc sớm gây hạn cuối vụ. Do vậy nên lựa chọn nhóm giống ngô lai F1 có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 98 ngày) và chống chịu hạn tốt.

3. Kỹ thuật canh tác 3.1. Thời vụ

Tùy từng vùng, điều kiện thời tiết khí hậu từng năm mà xác định thời điểm gieo hạt thích hợp. Thường vụ Hè Thu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên gieo vào tháng 4-5 dương lịch, vụ Thu Đông gieo vào tháng 8-9 dương lịch hàng năm.

3.2. Làm đất

Vụ Hè Thu cần được cày, bừa hoặc phay cho tơi xốp và thoáng khí nhằm tạo điều kiện cho hạt nảy mầm và cây con sinh trưởng phát triển nhanh. Vụ Thu Đông có thể áp dụng phương áp làm đất tối thiểu hoặc không làm đất .

Phân lô, rạch hàng, làm mương tưới hoặc tiêu nước để thoát úng. Ruộng cần được phân lô tùy theo địa hình và diện tích nhằm dễ chăm sóc và đi lại, ruộng cần được rạch hàng trước khi gieo. Tùy theo địa hình mà chọn hướng rạch hàng, nên chọn hướng Đông – Tây. Vụ Hè Thu và Thu Đông trồng thưa, vụ Đông xuân trồng dày hơn.

3.3. Gieo trồng

+ Lượng hạt giống cho 1ha : 16-17 kg cho vụ Hè Thu và Thu Đông; 20 kg cho vụ Đông Xuân.

+ Mật độ vụ Hè thu và Thu Đông : 66.000 – 71.000cây/ha

– Khoảng cách giữa các hàng : 50 – 60 cm

– Khoảng cách giữa các hốc : 25 – 30 cm/1cây

+ Vụ Đông Xuân trồng mật độ : 80.000- 90.000 cây/ha

– Khoảng cách trồng (1) : 50 x 25 cm/1 cây (80.000 cây/ha)

– Khoảng cách trồng (2) : 50 x 22 cm/1 cây (90.000 cây/ha)

3.4 Dặm và tỉa cây

Trồng dặm và tỉa định cây: Trồng dặm bằng cách làm bầu đất hoặc ngâm ủ cho hạt nứt mầm và dặm sớm ngay sau 6-8 ngày sau gieo. Việc tỉa định cây khi gieo mật độ dày cần phải tỉa ngay sau mọc 10- 12 ngày.

3.5. Phân bón (ha)

+ Phân chuồng: 8-10 m3 (8-10 tấn) hoặc 2 tấn phân hữu cơ vi sinh.

+ Vôi bột : 300-500 kg

+ Phân vô cơ : 180 – 210 kg N+ 80 kg P2O5 + 80 – 100 kg K2O/ha.

Tương đương :

– Urê : 320 – 450 kg;

– Super lân: 500 kg (hoặc 150- 200 kg DAP);

– Kali (KCl) : 130- 170 kg;

Hoặc bón từ 600 -900 kg phân hỗn hợp NPK 16-16-8-13S

3.6. Cách bón phân:

+ Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, hoặc DAP. Nếu sử dụng phân NPK thì bón 200 kg/ha trước khi gieo hạt (trộn đều với đất trong rảnh). Tránh tình trạng khi gieo, hạt tiếp xúc với phân làm hư thối hạt giống.

+ Bón thúc: Chia làm 3 lần

– Lần 1: Giai đoạn 3 – 4 lá (10 – 12 ngày sau gieo) bón 1/3 Urê hoặc 200-300 kg NPK 16-16-8, kết hợp với làm cỏ phá váng cho ruộng ngô.

– Lần 2: Giai đoạn 8 -10 lá (24-26 NSG) bón 1/3 Urê + 1/2 Kali kết hợp làm cỏ vun gốc.

– Lần 3: Giai đoạn trước trổ cờ (45 – 50 NSG) bón 1/3 Urê + 1/2 Kali còn lại.

3.7. Làm cỏ

+ Làm cỏ bằng tay: – Làm cỏ lần 1 vào giai đoạn 10- 12 ngày sau gieo, xới xáo, vun gốc nhẹ kết hợp bón và lấp phân lần 1;

– Làm cỏ lần 2: vào giai đoạn 24-26 ngày sau gieo kết hợp làm cỏ vun gốc và lấp phân bón bón thúc lần 2;

– Làm cỏ lần 3: vào giai đoạn 50-60 ngày, khi ruộng ngô có nhiều cỏ, có thể nhổ bằng tay hoặc cuốc, tránh làm tổn thương rễ ngô.

+ Sử dụng thuốc hóa học: Ngay sau khi gieo, đất đủ ẩm dùng Dual 72 EC; Maizin 80WP liều lượng 1,5 – 2 kg, pha với 400 lít nước phun cho 1 ha. (lưu ý: lấp hạt giống kỹ).

+ Sử dụng thuốc hóa học lần thứ 2 khi ngô được 45-60 ngày sau gieo, dùng thuốc Gamaxol, xịt theo hàng, tránh thuốc dính vào gốc, lá ngô.

3.8. Che tủ: Có tác dụng hạn chế rửa trôi, xói mòn đất, giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại, cung cấp chất hữu cơ cho đất, cải tạo và làm đất tơi xốp hơn, làm tăng năng suất cây trồng từ 25- 35% so với không tủ. Các loại vật liệu che tủ cho ruộng ngô: tận dụng rơm rạ, cỏ khô, thân cây ngô đã thu hoạch, vỏ trái cà phê…

3.9. Tưới và tiêu nước

+ Tưới nước: nếu đất không đủ ẩm cần phải tưới nước, có thể tưới theo hàng, tưới rảnh hoặc tưới phun mưa. Có 3 giai đoạn cần thiết phải tưới: sau khi gieo hạt, trước và sau khi trổ cờ 15 ngày.

+ Tiêu nước: Cây ngô rất cần nước nhưng rất sợ úng. Do vậy cần tiêu thoát nước tốt, nhất thiết không để bị ngập úng.

3.10. Phòng trừ sâu bệnh 3.10.1 Sâu hại:

Xử lý đất bằng Vibasu hoặc Furadan 3H để trừ sâu xám, côn trùng gây hại hạt và cây con. Phòng trừ sâu đục thân bằng cách rắc Furadan hoặc Vibasu lên loa kèn (lá ngọn) cây ngô từ 4 – 6 hạt giai đoạn 30 – 40 ngày sau gieo.

3.10.2 Bệnh hại:

Phòng trừ các bệnh khô vằn, cháy lá và thối gốc bằng các loại thuốc Validacin, Anvil hoặc New Kasuran BTN ở giai đoạn sau gieo từ 20- 45 ngày.

4. Luân xen canh

Trồng ngô luân xen với các loại đậu như: đậu tương, đậu xanh và lạc. Trồng 2 hàng ngô xen với 6-8 hàng đậu.

5. Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch khi trái trên ruộng đã chín hoàn toàn, ẩm độ hạt 28-32% (vỏ bi từ vàng chuyển sang khô). Ủ trái thành từng đống lớn 2-3 ngày, dùng máy đánh tách hạt. Phơi hoặc sấy đến khi ẩm độ hạt còn 14-15% .

Bảo quản: Sau khi phơi, sấy, hạt đã khô ẩm độ còn 14-15%. Nếu bảo quản để lâu cần tồn trữ trong lu, bao kín hoặc kho kín có xử lý thuốc trừ mọt.

– Bón lót phân chuồng, phân lân hoặc DAP rất cần thiết, nhất là ở vụ Thu Đông; Không nên trồng ngô trên đất úng và có nguy cơ ngập nước trong mùa mưa. cần thoát úng, lên liếp và bón thêm vôi, lân đối với những chân đất thấp, đất phèn.

– Hạt giống ngô lai đã được tẩm thuốc chống sâu mọt và phòng chống bệnh, do vậy tuyệt đối không dùng hạt giống làm thức ăn cho người và gia súc, cần cất giữ cẩn thận, tránh xa tầm với của trẻ em.

– Không lấy hạt ngô đã thu hoạch trên đồng ruộng làm giống. Làm như thế không những năng suất hạt giảm (năng suất giảm 30-50% so với giống lai F1) mà độ đồng đều của cây, trái sẽ rất thấp.

Quy Trình Chăm Sóc Cây Xanh

SẠCH VÀ XANH phân tích cho khách hàng hiểu rõ thêm quy trình chăm sóc cây xanh trang trí từ lúc mới trồng hay những cây trồng lâu năm, cách tưới nước , bón phân …

Cách duy trì – Chăm sóc cây xanh cây cảnh tranh trí

Chuẩn bị vật tư thiết bị nhân lực đến vị trí chăm sóc cây xanh.

Tới nước đẫm gốc cây xanh và tán lá

Nước máy lấy từ nguồn cung cấp của thành phố tưới tại chỗ hoặc vận chuyển đến bàng xe bồn cẩu

Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m.

Chùi rửa sạch sẽ, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Công tác thay bồn cây

Quy trình chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc

Nhổ sạch hoa tàn, cỏ dại dùng quốc xẻng xới tơi đất, san bằng mặt bồn theo đúng quy trình

Trồng cây xanh theo phân loại được chọn

Chùi rửa sạch sẽ, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Bón phân cho cây xanh và xử lý đất bồn hoa

Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc ( địa điểm trồng cây xanh cần chăm sóc )

Trộn bón tốt nhất phù hợp với từng loại cây xanh, kết hợp thuốc xử lý đất theo quy định

Bón điều phân vào gốc cây cây xanh cần chăm sóc

Trồng theo chủng loại được chọn, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m

Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định

Duy trì cây hàng rào, đường viền

Chuẩn bị, vận chuyển vật tư trang thiết bị, dụng cụ đến nơi làm việc

Cắt sửa hàng rào vuông thành sắc cạnh, đảm bảo độ cao (thực hiện 12 lần/năm)

Bón phân hữu cơ 2 lần/năm

Trồng theo chủng loại được chọn, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m.

Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Công ty TNHH giải pháp sạch và xanh chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc, trồng cây xanh tại Biên Hòa và các tỉnh lân cận Bình Dương, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc cây xanh cho gia đình, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên công ty, trường học, trồng cây tại các khu vực công cộng vui long liên hệ với chúng tôi theo thông tin.

Công ty TNHH giải pháp Sạch Và Xanh

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp với đội ngũ nhân viên chuyên môn. Đảm bảo sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất cho quý vị. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá.

Địa chỉ: 88/06/38, Tổ 38, Kp9, Nguyễn Văn Tiên, P. Tân Phong, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

Mã số thuế: 3603215402

Điện thoại: 39 408 39 – Hotline: 0915. 38 50 38

Tên tài khoản: Công ty TNHH Giải Pháp Sạch và Xanh

Số tài 0121000740593 – Ngân hàng Vietcombank – Đồng Nai.

Website: chúng tôi – vesinhcongnghiepdongnai.com.vn

Email: [email protected]

Quy Trình Chăm Sóc Cây Ớt

Cây ớt là loại cây dễ trồng dễ thích nghi, thuộc vào cây ngắn hạn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên nó cũng chính là nhược điểm bởi chúng rất dễ dâu bệnh hại. Vậy làm thế nào để cây khỏe mạnh và sạch sâu bệnh, đạt năng suất mong muốn? Bài viết này, điện máy xin chia sẻ quy trình chăm sóc cây ớt cho bà con.

Sau khi trồng, cây ớt cần phải được chăm sóc cẩn thận tránh những sâu bệnh kém hiệu quả cũng như năng suất.

Cây ớt là loại cây chịu úng kém chính vì vậy nên có cống thoát nước tố vào mùa mưa, mùa khô thì tưới đầu đỉ nước. Theo các chuyên gia nông nghiệp thì nên tưới ở rãnh chúng sử dụng cơ chế thấm thấu vừa tiết kiệm được nước, giữ ẩm lâu và hiệu quả cho bón phân.

– Làm giàn: Thường thì giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng hoặc có thể mỗi cây ớt cắm một cây cọc

– Tỉa cành: Nên tỉa vào những ngày nắng ráo, tỉa bỏ các cành, lá ở dưới cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, chúng hạn chế được sâu bệnh.

Khi bón phân cần kiểm tra kỹ lưỡng độ dinh dưỡng có trong đất để có liều lượng phù hợp. Hiện nay hầu hết bà con ai cũng sử dụng máy đo độ dẫn điện xác định, ngoài kiểm tra dinh dưỡng trong đất, chúng còn kiểm tra được TDS, độ mặn hay nhiệt độ. Có máy mó bà con dễ dàng chăm sóc cây.

Liều lượng phân bón cho 1000m2 gồm có bón phân gốc và bón phân lá

Bón lót: 1 – 1,5 tấn phân chuồng ủ hoai + 20 kg phân N.P.K 16-16-8 + 1 kg HỢP TRÍ Super Humic + 2 kg Micromate (trung vi lượng) + 2 kg Basudin 10 H.

Bón thúc lần 1 (25 – 30 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 1 kg HỢP TRÍ Super Humic.

Bón thúc lần 2 (45 – 50 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 5 kg Ure + 5 kg Nitrabor.

Bón bổ sung khi đang thu hoạch trái: 20 kg N.P.K 16-16-8 + 250 g HỢP TRÍ Super Humic ngâm chung để tưới 5 – 7 ngày 1 lần (có thể trộn chung để rắc vào giữa 2 cây ớt nếu không phủ bạt).

Dùng phân bón lá nhằm mục đích bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao nhưng trái có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng thời cũng tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.

– Ngày thứ 7 – 14 sau khi trồng: phun Hydrophos liều 50 ml/bình 16 lít, giúp cây chống đén, cây thành thục và ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.

Ngày thứ 20 – 27 sau trồng: phun Bud Booster, có chứa kẽm, ma-nhê, bo nhằm tăng khả năng quang hợp, thúc ra tược và dưỡng lá, cây có bộ tán sum suê nhưng cứng chắc, lá xanh bền, tăng đề kháng với bệnh hại. Liều lượng 20 g/bình 16 lít.

Ngày thứ 30 – 37 sau trồng: phun Bortrac (20 ml/bình 16 lít) giúp cây thụ phấn và đậu trái tốt, không bị rụng cù nèo.

Khi trái đang phát triển: Phun 2 loại phân bón lá Caltrac + HỢP TRÍ HK 7-5-44+TE (15 ml + 40 g/bình 16 lít), 5 – 6 ngày/lần phun giúp trái đẹp nặng cân, tránh úng thối và nổ trái

Ngoài ra, bà con nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, loại bỏ lá già, lá sâu bệnh, phát hiện và phòng trừ kịp thời các loài dịch hại.

Trên đay là hướng dẫn chăm sóc cây ớt cơ bản và hiệu quả nhất hi vọng thông tin giúp ích cho bà con nông dân. Mọi thawvs mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263

Bài viết khác

Hướng Dẫn Quy Trình Trồng Và Bón Phân Cho Cây Ngô

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY NGÔ TIẾN NÔNG 2023-2023

Ngô (Zea mays L., thuốc họ hòa thảo Gramineae) là cây trồng quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ở nước ta cây lương thực sau cây lúa là cây ngô, ngô được xem là nguồn lương thực chủ yếu cho một số bộ phận đồng bào dân tộc sống ở vùng cao và là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành Nông nghiệp gần đây, cây ngô cũng được đầu tư phát triển theo. Thực tế, tình hình sản xuất và phát triển cây ngô thời gian qua trong cả nước luôn tăng cả về diện tích và sản lượng.

Thuộc loại cây C4 nên cây ngô sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều các loại cây khác. Ví dụ: Để sản xuất ra 1 kg lúa gạo cần 1000-1300 lít nước, để sản xuất 1 kg ngô chỉ cần 700-900 lít nước. Nhu cầu nước của cây được thể hiện qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau của cây. Ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây ngô cần ít nước, sau đó tăng dần đạt cực đại vào thời kỳ trỗ cờ và nhu cầu nước giảm dần đến khi chín sinh lý.

Ánh sáng là một yếu tố quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của cây ngô, nó tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp chất khô để sinh trưởng và tích luỹ. Do vậy, ánh sáng có ảnh hưởng đến độ dài quá trình sinh trưởng.

Với điều kiện khí hậu Việt Nam, vụ trồng ngô càng có nhiều bức xạ càng có lợi cho cây sinh trưởng và tạo năng suất. Tuy nhiên, do nhanh đạt tổng tích ôn, số giờ chiếu sáng trong ngày ngắn. Do vậy, cần chọn giống và thời vụ gieo trồng làm sao để cây ngô nhận được ánh sáng nhiều nhất trong vụ.

Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đồi, đất bãi ven sông, đất chuyên màu và đất hai vụ lúa. Tuy nhiên, thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, đất nhiều mùn và có phản ứng trung tính (pH: 6,0-7,0)

2. Làm đất:

Ngô thuộc loại cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, sinh khôi cao. Do vậy, để tránh hiện tượng đổ ngã gây thiệt hại năng suất về sau, đất cần được cày, bừa kỹ (nên cày sâu 20-25 cm) và phay nhỏ để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng chống đổ, ngã cho cây. Là cây trồng ít chịu úng do vậy ở vụ mùa, thời tiết mưa nhiều đất trồng ngô cần được xẻ rãnh thoát nước hoặc lên luống cao để hạn chế hiện tượng ngập úng. Vụ đông, để lợi dụng tốt được khoảng thời tiết thuận lợi và chủ động thời gian cho vụ sau, trên đất hai lúa nên sử dụng phương pháp gieo ngô bầu, ngô bánh, làm đất tối thiểu, lên băng, luống để thoát nước và chống úng cho ngô giai đoạn đầu vụ.

Làm đất, lên luống, bón phân, gieo hạt 3. Chọn giống:

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều giống ngô có tiềm năng năng suất cao từ (7-12 tấn/ha) và một số giống ngô chuyển gen có khả năng kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ thích hợp cho sản xuất thâm canh tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Căn cứ mùa vụ, chất đất và mức đầu tư mà chọn giống cho phù hợp theo nguyên tắc: Mùa vụ có nền nhiệt cao chọn giống trung và dài ngày, mùa vụ có nền nhiệt thấp chon giống ngắn ngày; Đất tốt, có điều kiện thâm canh chọn giống có tiềm năng năng suất cao và ngược lại.

4. Gieo trồng ngô:

Lượng giống gieo trồng từ 15 – 20kg/ha (tùy giống và mật độ trồng), dự phòng một số hạt gieo vào bầu để trồng dặm.

– Mật độ gieo trồng phổ biến hiện nay từ 5,7- 7,1vạn cây/ha.

– Khoảng cách có thể bố trí: hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 20 – 25cm (gieo 1 hạt), hoặc hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 25- 30cm (gieo 1 hạt).

5. Bón phân cho ngô:

Thực tế kết quả điều tra cho thấy năng suất ngô hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng năng suất của vùng và của giống. Nguyên nhân một phần do sử dụng phân bón cho cây ngô chưa cân đối thừa đạm thiếu kali và các chất trung vi lượng.

Bình quân năng suất 6 tấn hạt/ha, cây ngô đã lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng đáng kể: 150kg N, 60kg P 2O 5, 110 kg K 2O, 16kg MgO, 25kg CaO , 8kg S, 16kg SiO 2, 0,5kg Zn… trong thực tiễn việc cung cấp dinh dưỡng cho ngô thông qua phân bón còn nhiều hạn chế, thông thường chỉ đạt 60-80% tùy từng yếu tố và đặc biệt là các nguyên tố trung và vi lượng còn chưa được quan tâm. Là loại cây trồng phàm ăn, chính vì vậy nếu trồng độc canh ngô liên tục nhiều năm đất trồng sẽ bị giảm độ phì rất đáng kể (độ pH đất giảm, nghèo mùn và mất cân bằng dinh dưỡng).

Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông khuyến cáo gói giải pháp “Đồng bộ Dinh dưỡng chuyên dùng Tiến Nông cho cây ngô”: Cải tạo độ chua và độ phì đất bằng chất điều hòa pH đất Tiến Nông, cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng Cây ngô “NPKSi Cây ngô chuyên lót” và “NPKSi Cây ngô chuyên thúc” nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cho cây giúp tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

5.1. Cải tạo pH và độ phì đất

Kiểm tra pH của đất trước khi bón phân, căn cứ vào độ chua của đất để bón chất điều hòa pH đất tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ cây trồng phát triển tốt, nâng cao năng lực hấp thu dinh dưỡng khoáng và nước cho cây.

Nhìn chung đất trồng ngô hiện nay có phản ứng chua (pH từ 4,5-5,5) và nghèo mùn do vậy trước khi trồng nên cải tạo độ chua và cải thiện hàm lượng mùn cho đất bằng Chất điều hòa pH đất Tiên Nông, kết hợp bón phân chuồng hoai mục hoặc dinh dưỡng Hữu cơ khoáng Vinagreen.

+ Đối với đất pH< 5: Lượng dùng 750kg/ha; 35kg/sào 500 m 2; 25 kg/sào 360 m 2

– Phân hữu cơ hoai mục: 8-10 tấn/ha; 400-500 kg/sào 500 m 2; 300-350 kg/sào 360 m 2 (hoặc thay thế bằng Hữu cơ khoáng Vinagreen: 750-1000 kg/ha; 40-50 kg/sào 500 m 2; 30-35 kg/sào 360 m 2).

Cách bón: rải đều chất điều hòa pH đất Tiến Nông trên mặt luống, sau đó tiến hành cuốc hốc hoặc rạch hàng bón phân chuồng, hoặc dinh dưỡng hữu cơ khoáng Vinagreen.

5.2. Cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng sản phẩm chuyên dùng

Bón lót: Sử dụng dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông NPKSi: 5-10-3-3, Lượng dùng 500-600kg/ha; 25-30 kg/sào 500 m 2; 18-22 kg/sào 360 m 2 : Bón lót theo 2 cách:

Bón theo hàng hoặc theo hốc: Đất trồng sau khi lên luống, rải chất điều hòa pH đất và bón phân chuồng tiến hành bón bổ sung dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông NPKSi: 5-10-3-3 xuống đáy rãnh trồng hoặc hốc trồng, lấp nhẹ một lớp đất bột trước khi tra hạt (cây con).

Bón thúc: Khi ngô đạt 2-3 lá sử dụng đạm vàng bón vào đất đối với đất đủ ẩm, hoặc hòa vào nước tưới nhử cho ngô đối với đất khô, đất chủ động tưới tiêu. Lượng dùng 40-60kg/ha; 2-3kg/sào 500 m 2; 1,5- 2,0 kg/sào 360 m 2.

– Bón thúc 1: Khi ngô đạt 4-5 lá, sử dụng dinh dưỡng chuyên dùng ” NPKS Cây ngô – Chuyên thúc” rải cách gốc 5-10 cm, kết hợp vun lấp nhẹ. Lượng dùng 300-400kg/ha (15-20kg/sào 500 m 2 hoặc 11-15 kg/sào 360 m 2).

– Bón thúc 2: Khi ngô đạt 7-9 lá, sử dụng dinh dưỡng chuyên dùng ” NPKS Cây ngô – Chuyên thúc” rải cách gốc 10- 15 cm, kết hợp vun cao gốc (lưu ý tránh làm ảnh hưởng rễ ngô). Lượng dùng 400-500kg/ha (20-25kg/sào 500 m 2 hoặc 15-18 kg/sào 360 m 2).

6. Chăm sóc:

– Dặm cây trường hợp ruộng ngô bị mất khoảng : Dùng bầu trồng dặm khi ngô 2-3 lá để đảm bảo mật độ.

– Tỉa định cây lúc cây ngô 3- 5 lá và ổn định mật độ khi ngô 6-7 lá.

– Đất khô hạn nếu có điều kiện nên tưới nước để ngô phát triển tốt cho năng suất cao ở các thời kỳ quan trọng như:

+Thời kỳ cây 7-9 lá sau khi bón phân 2-3 ngày tưới ngập 1/3 luống.

+ Thời kỳ trước trổ cờ 10-15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

+ Thời kỳ: Khi ngô đã héo râu tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.

– Nếu trời mưa to làm cho đất ướt thì cần tháo khô nước, xới xáo để ngô không bị úng nước, nhất là thời kỳ cây con.

7. Phòng trừ một số sâu bệnh thường gặp: 7.1. Sâu hại

Sâu hại thời kỳ cây con gồm có sâu keo, sâu xám… cắn phá cây con thì dùng Vibasu 10H, Diazan 10H rải gần gốc cây, liều lượng 1kg/sào. Đối với sâu đục thân hại ngô là đối tượng nguy hiểm nhất đối với nghề trồng ngô. Dùng thuốc Vibasu 10H hoặc Diazan 10H rơi vào loa kèn 8 – 10 hạt vào thời điểm sau khi gieo 20, 30, 40 ngày. Đối với sâu đục bắp, sâu phá hại trên râu. Dùng thuốc Basudin50N, Regent 800WG, Tango 800WG … phun khi thấy sâu xuất hiện (Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì).

7.2. Bệnh hại

Để hạn chế bệnh hại cây ngô cần bón phân đầy đủ cân đối, khi xuất hiện bệnh hai có thể dùng thuốc BVTV: Đối với các bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh thối cổ rễ có thể dùng các loại thuốc Anvil 5SC, Validacin3EC pha nồng độ 1/500, Tilt super liều lượng 15cc/bình 16 lít. Phun đẫm lên toàn bộ diện tích bị bệnh.

8. Thu hoạch:

Xác định thời điểm thu hoạch ngô bằng việc quan sát hạt ngô ở đầu trái và cuối trái. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt,nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là hạt đủ chín để thu hoạch.