Quy Trình Chăm Sóc Cây Dưa Hấu / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Dưa Hấu

– Gieo hột thẳng: Lượng hột giống 80-100g để trồng 1.000m2 đất.

– Gieo trong bầu: 50-60g hột giống cho 1.000m2 đất.

– Dưa hấu tháp bầu: Lượng hột giống cần 50g cho 1.000m2 .

– Chọn đất thoát nước tốt, cơ cấu nhẹ, tầng canh tác sâu, không quá phèn.

Các vùng đất cát gần biển, đất phù sa ven sông lý tưởng để trồng dưa hấu, chỉ cần chú ý tưới nước và bón phân.

Đất cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao, thóat nước nhanh có lợi cho bộ rễ phát triển, chất lượng dưa tốt, chăm sóc đỡ tốn kém.

– Đất ruộng, dọn sạch cỏ dại, cày lại 1 lượt, bừa 1- 2 lượt rồi đào mương để lên líp.

– Khoảng cách luống trung bình 2-3m cho luống đơn và trung bình 5-6m cho luống đôi.

– Mương tưới nước rộng trung bình 30 – 40 cm, sâu khoảng 50 cm. Bố trí theo hướng đông tây để cây nhận được nhiều ánh sáng.

– Luống trồng nên rộng 70 – 80 cm, cao 15 – 25 cm.

Tiến hành trồng cây – Xử lý hạt giống

+ Trộn hạt với Thiram 80WP hoặc Benlate 50WP, nồng độ 5% (5g/lít nước) rồi ngâm hạt trong 1-2 giờ.

+ Ủ hạt trước khi gieo:

Phơi hạt giống ngoài nắng nhẹ vài giờ

Ngâm hạt trong nước ấm pha tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh khoảng 2-3 giờ, chà rửa sạch nhớt

Dùng vải gói hạt đem vùi trong tro trấu hoặc rơm rạ, nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau 36-48 giờ hạt sẽ nhú mầm.

+ Gieo hột thẳng:

Gieo 2 hạt/lỗ, sâu 1-2 cm, phủ tro trấu hay rơm chặt ngắn, khi cây mọc 3-4 lá tỉa chừa 1 cây tốt.

* Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức

* Khuyết điểm: Khó chăm sóc, gặp mưa to cây con bị hư nhiều

+ Gieo trong bầu:

Bầu có thể làm bằng lá chuối, lá dừa, chiều ngang 5 cm, chiều cao 7 cm, hoặc dùng bọc nilong có đục lổ thoát nước.

Chất liệu để vô bầu gồm đất mịn, phân chuồng hoai, tro trấu tỉ lệ bằng nhau. Nền phải đổ một lớp tro trấu dầy 5-10 cm để tránh đứt rễ khi nhổ vì bộ rễ phụ dưa hấu tái sinh kém.

Hạt dưa ủ nẩy mầm rồi gieo vào bầu, lấy tro trấu lấp hạt.

* Ưu điểm: Gieo bầu cây sinh trưởng đồng đều, ít hao cây con, tranh thủ thời gian làm đất kỹ lưỡng

* Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu

+ Dưa hấu tháp bầu:

Hạt bầu ngâm trong nước ấm pha tỉ lệ 3 sôi + 2 lạnh 4-5 giờ, gieo trong bọc nilon kích thước 8 x 12 cm,

4-5 ngày sau đem hạt dưa ngâm nước ấm 2-3 giờ, gieo trong nia hoặc rổ lót trấu bên dưới và phủ trấu bên trên

Khoảng 3 ngày sau, hạt nảy mầm đem tháp.

* Ưu điểm: Rất ít bị bệnh héo rũ, có thể trồng dưa hấu liên tục nhiều năm trên một nền đất

* Khuyết điểm: Tốn nhiều thời gian và công lao động để tháp cây con

+ Cây con được 7-10 ngày, vừa lú lá nhám đem trồng ngay.

+ Đào hốc sâu 5-7 cm, rộng 10 cm, bón phân lót, rải một lớp đất mịn, một lớp tro trấu.

+ Pha Copper B nồng độ 4% tưới lên hố để phòng ngừa bệnh trước khi đặt cây con hoặc gieo hột thẳng; để ngừa dế, sâu cắn phá cây con cần rãi Basudin 10H 1-2 kg/1.000 m2 xung quanh gốc.

+ Mật độ 600-700 cây/1.000 m2, nhưng để có dưa cặp để chưng trái to 6-7 kg trở lên nên trồng thưa, mật độ 500 cây/1.000 m2.

Nếu cần trái nhỏ 3-4 kg/trái nên trồng dày, khoảng cách cây khoảng 40-50 cm, mật độ 900-1100 cây/1.000 m2.

* Để tránh cây con bị đọng nước khi gặp mưa đáy bầu nên đặt cạn.

* Mạnh dạn loại bỏ cây con yếu, phát triển không bình thường

Kỹ thuật chăm sóc

+ 2 tuần sau khi trồng: Bộ rễ còn nhỏ, ăn cạn dùng lon, ấm hoặc thùng vòi thùng búp sen để tưới.

+ Trời nắng gắt, cây con sinh trưởng chậm hơn trồng bên ngoài, để làm giảm nhiệt độ cần tưới nước đều khắp mặt liếp bằng thùng vòi gương sen hoặc máy bơm có vòi phun.

+ Sau 2 tuần: Bộ rễ cây phát triển đầy đủ về chiều sâu và rộng, nếu trồng trong mùa nắng tiến hành tưới thấm, bơm nước vào rãnh, 2 – 4 ngày/lần.

Nền đất cát, bơm nước đầy rãnh ngang đỉnh mặt liếp nước thấm từ từ vào trong liếp.

Trên đất thịt, thịt pha sét-ruộng lúa, bơm nước tới đỉnh liếp, chờ nước thấm vào liếp chừng 20-30p, giữ mực nước cách mặt liếp 30 cm là tốt nhất.

+ Bón các loại phân chuồng hoại, tro trấu càng nhiều càng tốt, để làm bầu và bỏ vào hốc

+ Vôi bột khoảng 200kg/ha, cần trộn đều vào đất bột; phân hoá học với lượng phân cho 1ha/vụ: 230kg urê + 350kg DAP + 170kg clorua kali.

+ Bón lót khoảng 1/5 tổng lượng phân, có thể bón đều trên mặt liếp hoặc bón theo hàng, theo hốc trước khi bằm đất lần cuối.

+ Sau khi đặt bầu 3-5 ngày (gieo hạt 5-6 ngày) dùng DAP hoặc urê pha loãng (0,2-0,3%) tưới vào mỗi buổi chiều, 2 ngày/lần, tăng lượng phân vào các lần tưới sau.

+ Bón thúc lần 1 khi dưa hấu bắt đầu bò (13-15 ngày), rạch rãnh các gốc 25-35cm hướng dưa bò, bón 1/5 lượng phân DAP hay NPK rồi lấp đất lại.

+ Bón thúc lần 2 khi dưa hấu bắt đầu ra hoa (20-25 ngày), rạch rãnh các gốc 35-45cm, bón 1/5 tổng lượng phân rồi lấp đất.

+ Bón thúc nuôi trá i khi hái trái xong (40-50 ngày), bón 2/5 lượng phân còn lại, chia làm nhiều lần bón, cách nhau 2-3 ngày.

Thu hoạch dưa hấu

-Thu hoạch dưa hấu khi trái có độ chín 70-80%, khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn hay 65-70 ngày sau khi trồng.

– Cần ngưng tưới nước khoảng 5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngọt, để được lâu và ít bị vỡ khi vận chuyển.

– Ngưng bón phân và phun thuốc trước khoảng 10 ngày thu hoạch.

– Năng suất từ 18-45 tấn/ha.

Quy Trình – Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu – Agriculture

Quy trình – Kỹ thuật trồng dưa hấu

Posted On September 9, 2016 at 10:57 am by lovetadmin / 2,310 Comments

Dưa hấu là loại trái cây thông dụng trong mỗi gia đình, đặc biệt khi thời tiết sắp trở nên oi bức, nóng nực. Dưa hấu có vị ngọt mát, không những ngon mà còn có giá trị thương phẩm cao. chúng tôi hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng dưa hấu hiệu quả và năng suất.

1. Thời vụ: Nước ta có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm. Vụ sớm : Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào dịp cuối tháng 12 DL; Vụ chính: Gieo trồng tháng 11 DL và thu hoạch vào dịp gần Tết Nguyên Đán; Vụ hè: Gieo trồng vào tháng 2 – 5 DL.

2. Gieo hạt, ươm cây con: Lượng hạt giống hợp lý để trồng 1ha dưa hấu là khoảng 500gr – 1000 gr. Phơi hạt nơi nắng nhẹ 1 – 1.5 giờ, để hạt nguội rồi ngâm vào nước sạch 3 – 5 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch cho hết nhớt rồi gói hạt trong khăn ẩm, ủ hạt 1 – 1.5 ngày ở nhiệt độ 25 – 28 độ C cho nảy mầm. Gieo hạt trong bầu là tốt nhất, vì tiện cho việc chăm sóc cây con và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm luống rộng trung bình 70 – 80 cm, cao trung bình 15 – 25 cm, ở nơi có ánh sáng và phải thoáng gió để có thể đặt bầu.

3. Sửa soạn đất, trồng cây: – Nếu trồng trên đất ruộng, nên làm đất sau khi thu hoạch. Chú ý dọn sạch cỏ dại, cày lại 1 lượt, bừa 1 – 2 lượt rồi đào mương để lên líp. – Khoảng cách luống trung bình 2 – 3 m cho luống đơn và trung bình 5 – 6 m cho luống đôi. Mương tưới nước rộng trung bình 30 – 40 cm, sâu khoảng 50 cm. Bố trí theo hướng đông tây để cây nhận được nhiều ánh sáng. Luống trồng nên rộng 70 – 80 cm, cao 15 – 25 cm. Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3 – 2,5 m x 0,5 – 0,6 m, nghĩa là mật độ 8.000 cây/ha. – Cây con khi được 5 – 7 ngày tuổi, đã có 1 – 2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước nhiều, tiếp đó rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đã đục sẵn.

4. Bón phân – chăm sóc: Bón các loại phân chuồng hoại, tro trấu càng nhiều càng tốt, để làm bầu và bỏ vào hốc; vôi bột khoảng 200kg/ha, cần trộn đều vào đất bột; phân hoá học với lượng phân cho 1ha/vụ: 230kg urê + 350kg DAP + 170kg clorua kali. – Bón lót khoảng 1/5 tổng lượng phân, có thể bón đều trên mặt liếp hoặc bón theo hàng, theo hốc trước khi bằm đất lần cuối. – Sau khi đặt bầu 3-5 ngày (gieo hạt 5-6 ngày) dùng DAP hoặc urê pha loãng (0,2-0,3%) tưới vào mỗi buổi chiều, 2 ngày/lần, tăng lượng phân vào các lần tưới sau. – Bón thúc lần 1 khi dưa hấu bắt đầu bò (13-15 ngày), rạch rãnh các gốc 25-35cm hướng dưa bò, bón 1/5 lượng phân DAP hay NPK rồi lấp đất lại. – Bón thúc lần 2 khi dưa hấu bắt đầu ra hoa (20-25 ngày), rạch rãnh các gốc 35-45cm, bón 1/5 tổng lượng phân rồi lấp đất. – Bón thúc nuôi trái khi hái trái xong (40-50 ngày), bón 2/5 lượng phân còn lại, chia làm nhiều lần bón, cách nhau 2-3 ngày.

5. Một số sâu hại dưa hấu quan trọng: – Bọ dưa: Phòng trừ bằng cách xua đuổi bằng tay, bắt, dùng vợt hoặc phun thuốc Baythroid, Politrin, Admire, BISAD 0.5 ME liều lượng 10 – 20 ml/ bình 12 – 15 lít nước. Rải thuốc hạt Basudin, Vibam ở gốc cây dưa sau khi trồng và trước khi cây ra hoa (kết hợp khi bón phân thúc). – Sâu vẽ bùa: Phun thuốc Ofunack, Polirin, Fenvalerate, Oncol, Sumicidin, BISAD 0.5 ME liều lượng 15 – 20 ml/bình 12 – 15 lít nước. – Bọ trĩ: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên; phun thuốc ngay khi mật độ bọ trĩ còn thấp (3 – 4 con/lá); thay đổi lọai thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ kháng thuốc; thuốc hữu hiệu là: Regen, Danitol, Admire, Oncol, Confidor. FEAT 25 EC liều lượng 15 – 20 ml/ bình 12 – 15 lít nước.

6. Thu hoạch dưa hấu: Thu hoạch dưa hấu khi trái có độ chín 80%, khoảng 70 ngày sau khi trồng. Cần ngưng tưới nước khoảng 5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngọt, để được lâu và ít bị vỡ khi vận chuyển. Ngưng bón phân và phun thuốc trước khoảng 10 ngày thu hoạch.

vietnamnongnghiepsach.vn chúc bà con thành công! Nguồn: Tổng hợp.

Share on Facebook

Share

Share on Twitter

Tweet

Share on Pinterest

Share

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Dưa Leo (Dưa Chuột)

– Tay quai, bình tưới dạng nhỏ (trồng trên chậu/thùng)

– Khay ươm, chậu/thùng trồng cây.

– Cuốc, xẻng (nếu trồng trên nền đất)

– Kéo cắt tỉa cành, găng tay làm vườn

Bước 2: Chọn giống – Chuẩn bị đất trồng Cách chọn giống

– Chọn hạt chắc, hạt to tròn, mẩy, không bị lép, tỷ lệ nảy mầm cao, mua hạt giống ở nơi có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín.

Cách làm đất

– Đất trồng phải làm thật tơi xốp, chọn đất cát pha, có chứa nhiều dinh dưỡng hữu cơ. Trộn đất với trấu, gỗ mùn, phân động vật hay phân xanh hữu cơ.

– Trước khi trồng 7-10 ngày, nên bón lót vôi bột.

– Trộn đều đất và phân chuồng/phân hữu cơ sinh học theo tỷ lệ 7/3. Trộn thêm 20g phân lân + 20g NPK + 50g vôi + 20g hữu cơ vi sinh vào mỗi thùng xốp.

– Đổ đất vào thùng xốp lớp dày chừng 20-30cm, xới cho đều để phân thấm vào đất làm tăng độ pH cho để cung cấp dinh dưỡng cho cây thời kỳ đầu.

– Ngâm hạt giống dưa leo trong nước ấm từ 32-35 o C trong 2-3h sau đó vớt hạt ra rửa sạch.

– Ủ trong khăn ẩm trong vòng 3-5 ngày dưới nhiệt độ 27-30 o C. Phải giữ đủ ẩm cho bọc hạt giống, hạt lên mầm thì có thể đem đi gieo.

– Gieo hạt trực tiếp lên đất hoặc gieo hạt vào lỗ (sâu 1cm) trên khay ươm (đất đã được làm tơi xốp đủ độ ẩm và dưỡng chất cho cây) phủ 1 lớp đất và tưới nước đủ ẩm.

– Đặt chậu nơi có nắng ấm để hạt nhanh nảy mầm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

– 1 tuần sau gieo hạt sẽ nảy mầm, đến khi cây ra 3-4 lá, đạt 10-15cm đã cứng cáp thì có thể bứng cây ra chậu trồng.

– Trồng cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, để cây ở nơi râm mát cho cây hồi xanh bén rễ.

– Cây dưa leo cần 6-8h nắng mỗi ngày, nên phải được trồng ở nơi có ánh sáng nhiều để cây nhanh phát triển, ra hoa đậu quả.

– Làm giàn: 2-3 tuần sau trồng là thời điểm dưa leo ra tua cuốn, tiến hành làm giàn.

– Tưới nước: 2 lần/ngày nhưng chỉ tưới đủ ẩm, tránh tưới quá ít khiến cây thiếu nước hoặc quá nhiều gây ra tình trạng úng.

+ Bón đạm và phân NPK 2 lần/tháng.

+ 2 tuần đầu: Phủ phân chuồng, rơm rạ để giữ ẩm cho đất tốt hơn.

+ Tuần thứ 3 bạn cần bón đạm + lân + kali, hoà vào nước để tưới cho cây. Phun HVP 401 giúp cây phát triển thân, lá và rễ.

+ 30-50 ngày sau trồng, là thời điểm cây cần nhiều dưỡng chất phải tăng cường nước, phun HVP Auxin Organic, trộn phân lân, đạm, kali hòa vào nước tưới để giúp cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái. Sau kho tưới phân nên tưới lại bằng nước để tránh làm cháy rễ cây.

– Thường xuyên nhặt sạch cỏ, cắt bỏ lá già, các nhánh phụ để tạo độ thông thoáng cho cây.

Thu hoạch và bảo quản

– 60-80 ngày sau khi trồng thì có thể thu hoạch, nên thu hoặc dưa leo vào sáng sớm.

– Sau từng đợt thu bón kali và đạm 2 tuần/lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi trái cho lứa tiếp theo.

Cách Trồng Dưa Hấu Tại Nhà, Kỹ Thuật Chăm Sóc Dưa Hấu Quả Ngọt

Dưa hấu là loại trái cây ngọt mát, bổ sung nhiều dưỡng chất và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên việc mua dưa hấu tại bên ngoài chợ thì chất lượng khó kiểm soát được.

Có rất nhiều cơ sở bán dùng chất bảo quản để giữ dưa hấu tươi lâu. Nên việc lựa chọn trồng dưa hấu tại nhà là một ý tưởng hay.

Chuẩn bị trước khi trồng dưa hấu

Dưa hấu nhìn chung có 2 vụ chính trồng trong năm. Đó là vụ đông xuân và vụ xuân hè.

Vụ đông xuân : Có thể chia ra làm 2 đợt. Đợt 1 từ 5/10 dương lịch đến 15/10 dương lịch. Sẽ cho thu hoạch vào dịp Noel. Và đợt 2 là từ 10/11 dương đến 20/11 dương, đợt 2 sẽ cho quả thu hoạch và dịp tết.

Vụ xuân hè: Với vụ xuân hè này, bạn có thể gieo vào thời điểm đầu tháng 2 dương lịch và cho thu hoạch vào cuối tháng 4. Hoặc bạn có thể gieo sớm hơn vào đầu tháng 12 dương năm trước cũng được.

Tuy nhiên, do trồng tại nhà nên cách trồng và chăm sóc bạn có thể hoàn toàn chủ động được. Nên không cần quá quan trọng thời điểm trồng dưa hấu bắt đầu từ tháng mấy. Bạn có thể bắt đầu từ bất cứ lúc nào, miễn sao bạn chăm sóc đúng cách thì cây vẫn cho ra quả to và ngọt.

Lựa chọn giống

Hiện nay, với cách phương pháp lai tạo tiên tiến thì có rất nhiều loại dưa hấu khác nhau. Có thể biết đến như loại trái vỏ xanh đậm, vỏ xanh nhạt, sọc hoa văn, vàng. Hay loại thịt có màu đỏ tươi, màu vàng, màu đỏ đậm, … Bạn có thể tùy theo sở thích của mình mà lựa chọn giống cho phù hợp.

Hạt giống bạn nên chọn tại các cửa hàng giống uy tín, lựa chọn loại giống cao sản để đạt được năng suất cao.

Chuẩn bị chậu trồng dưa hấu

Dưa hấu là loại cây phát triển tán lớn, có bộ rễ khỏe. Để thu được trái to, cây phát triển khỏe mạnh bạn nên chọn những chậu lớn, chứa được nhiều đất. Có thể sử dụng những thùng sơn đã qua sử dụng, hay các thùng xốp lớn.

Cách trồng dưa hấu trong thùng xốp được nhiều bạn áp dụng và đạt năng suất cao. Bí quyết chính là đục thủng nhiều lỗ nhỏ dưới đáy và bên cạnh chậu trồng.

Mục đích giúp đất thông thoáng, khả năng thoát hơi nước cũng tốt hơn. Nếu nước bị ứ đọng, đất không thông thoáng thì cây sớm muộn cũng kém phát triển.

Dưa hấu phát triển tốt cần có một môi trường đất giàu dinh dưỡng. Cách đơn giản nhất là mua đất tại những cơ sở bán cây giống, đó chính là đất đã được xử lý và giàu chất dinh dưỡng.

Ngoài ra bạn cũng có thể tự tạo ra đất phù hợp. Bằng cách: trộn đất thịt với phân gà, phân bò hoai mục. Cùng với đó là trộn cùng vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ. Bạn nên phơi đất ải khoảng 7-10 ngày để giảm tỉ lệ sâu bệnh, cùng với đó là bót lót một ít vôi trước khi cho đất vào chậu.

Chọn vị trí trồng

Dưa hấu là loại cây ưa nắng, ưa gió. Nên chọn những vị trí có ánh nắng chiếu vào khoảng 6-8 tiếng mỗi ngày. Nơi thích hợp có thể kể đến là sân thượng, ban công hay trên các vách tường nhà.

Bạn cần lưu ý là nơi trồng cần có không gian chiều cao tối thiểu 1.5 mét. Để cây có đủ điều kiện phát triển, cho năng suất cao.

Cách trồng dưa hấu tại nhà cho trái lớn

Trước khi trồng bạn cần ủ hạt trước khi gieo, giúp hạt nhanh nảy mầm và tỉ lệ này mầm cao. Cách làm đơn giản: bạn phơi hạt giống ra nắng khoảng vài giờ. Tiếp đến ngâm hạt trong nước ấm với tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh. Thời gian ngâm khoảng 2-3 giờ.

Tiếp đến vớt hạt ra, lau sạch nhớt. Dùng mảnh vải ẩm gói hạt lại, ủ trong rơm rạ hoặc trong tro trấu. Đặt nơi có ánh nắng chiếu vào, và tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Nếu thuận lợi thì sau khoảng 2-3 ngày, hạt sẽ nhú mầm. Đem hạt nhú mầm trồng trực tiếp vào trong chậu. Tuy nhiên để hạt nảy mẩm tốt hơn, bạn đưa chúng vào những bầu ươm nhỏ.

Khoảng 7-10 ngày sau, hạt mầm sẽ phát triển thành những cây con 2-3 lá. Bạn tiến hành chuyển cây từ bầu đất ra các chậu lớn.

Khi chuyển cây con từ bầu đất ra chậu trồng, bạn cần nhẹ nhàng tránh làm đứt rễ. Đào những lỗ sâu khoảng 5-7cm, rộng khoảng 10 cm2. Bón chút phân lót, trấu và đặt cây con.

Trong khoảng thời gian 7-10 ngày đầu tiên, bạn cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho đất xung quanh gốc cây. Và che nắng, thời gian này cây chưa đủ để đặt dưới ánh nắng trực tiếp.

Kỹ thuật chăm sóc dưa hấu

Dưa hấu là một loại cây ưa nước. Bạn nên tưới đều đặn 2 lần một ngày, vào sáng sớm và chiều mát. Lưu ý là không nên tưới quá nhiều, lượng nước đọng lại sẽ khiến cây kém phát triển. Ngoài ra bạn có thể tận dụng nước vo gạo để tưới, tăng giá trị dinh dưỡng cho đất trồng.

Khi trái bắt đầu hình thành, bạn có thể giảm lượng nước tưới. Nên tưới trực tiếp vào phần đất xung quanh gốc, không nên tưới nên thân, hoa hay quả.

Vào thời kỳ đầu cây phát triển, bạn có thể bổ sung phân trùn quế. Phân hữu cơ nên được bổ sung trong giai đoạn cây ra hoa, kết trái. Mục đích giúp quả to và ngọt hơn.

Các bạn có thể làm theo công thức sau:

– Sử dụng phân lân để bón gốc 3 lần: ngay sau khi trồng, 25 ngày sau trồng và 25 ngày sau khi bón lần 2.

– Bón thúc: Cây dưa hấu đặc biệt ưa thích các loại phân sinh học. Bạn có thể sử dụng các loại phân như: Super hume, phân N-P-K, …

Khi cây trồng được một thời gian khoảng 1 tháng, bạn nên cân nhắc việc làm giàn cho cây. Mục đích của việc làm giàn là giúp nâng đỡ thân cây trong quá trình phát triển, cũng như chịu lực trực tiếp từ quả. Giúp cho quả được thoải mái phát triển, mọng nước và ngọt hơn.

Cách làm sử dụng các thanh tre, gỗ hoặc thanh nhựa sẵn có. Tạo thành các khung cố định, đan chéo nhau. Tiếp đến dùng dây để buộc thân cây vào giàn.

Khi quả phát triển lớn, bạn có thể sử dụng cách móc hoặc túi lưới để treo quả trực tiếp lên trên giàn.

Việc trồng dưa hấu tại nhà giúp cây dễ dàng chăm sóc và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, bạn cẩn thận khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng còn có biện pháp ứng phó. Nếu thời tiết quá lạnh, bạn nên tưới chút nước ấm cho cây đồng thời che chắn hướng gió. Nếu như trời quá nóng, bạn nên che bớt nắng cùng với đó là tăng thêm lượng nước tưới cho cây.

Các loại sâu bệnh như rầy mềm, bọ cánh cứng hay lũ chuột có thể phá hại vườn dưa hấu. Khi gặp sâu bệnh bạn nên chủ động ra tiệm thuốc bảo vệ thực vật để được tư vấn và khắc phục.

Theo đúng kế hoạch thì sau khi trồng khoảng 80 – 90 ngày là bạn có thể thu hoạch. Hay sau khi ra hoa 30 – 40 ngày là quả sẽ chín và thu hoạch được. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng vài tuần, nếu như thời tiết thuận lợi thì thời gian có thể kéo dài hơn.

Cách nhận biết quả chín khá đơn giản. Bạn chỉ cần gõ ngón tay nên quả, nếu như nghe thấy tiếng “bộp bộp” thì có nghĩa là quả đã thu hoạch được.

– Nếu như bạn trồng dưa hấu vào mùa hè, thì nên che chắn cho cây bằng một lớp kính mỏng.

– Hạn chế việc thay đổi môi trường, chế độ nước, chăm bón trong thời kỳ cây ra ra hoa kết trái.

– Không nên trồng quá nhiều cây trong một chậu. Mỗi chậu nên trồng 2-3 cây, và mỗi gốc chỉ nên để khoảng 2-3 quả lớn, 3-4 quả nhỏ. Để như vậy quả sẽ phát triển to hơn, ngọt hơn.

Video cách trồng dưa hẫu trên sân thượng

Như vậy là wikiohana đã cùng các bạn tìm hiểu cách trồng, cách chăm sóc dưa hấu theo chuẩn. Hi vọng các bạn đã nắm được những kỹ thuật hữu ích cho việc trồng dưa hấu. Chỉ cần bạn bỏ ra một chút công sức mỗi ngày, là sau khoảng 2-3 tháng gia đình đã có những trái dưa hấu thơm ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Còn chờ gì nữa, hãy nên kế hoạch và bắt tay vào thực hiện việc trồng dưa hấu thôi nào.

Cập nhật 23/06/2020