Cây khoai tây thuộc họ Cà (Solanaceae) là loại cây công nghiệp ngắn ngày trồng lấy tinh bột, khoai tây được coi là cây lương thực quan trọng sau cây lúa mì, lúa nước và ngô. Trong củ khoai tây có nhiều chất dinhh dưỡng với hàm lượng cao.
Cây khoai tây có nguồn gốc từ Peru và được du nhập vào Việt Nam năm 1890, tới năm 2017 này là 127 năm, diện tích, năng suất, sản lượng liên tục thay đổi.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Vào mùa đông nhiệt độ trung bình 15 – 25 0 C, thuận lợi cho cây khoai tây sinh trưởng và phát triể
I. THỜI VỤ
Vụ Đông Xuân sớm: trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 12.
Vụ chính: trồng cuối tháng 10 đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1 đầu tháng 2.
Vụ xuân: trồng tháng 12, thu hoạch vào tháng 3.
II. CHỌN GIỐNG
Hiện nay, trong sản xuất đang phổ biến nhiều giống khoai tây khác nhau có năng suất cao phẩm chất tốt được thị trường trong nước ưa chuộng và đảm bảo tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu:
Giống khoai tây Đức: Giống Mariela, Solara
Giống khoai tây Hà Lan: Giống Diamond (Diamant)
Các giống khác: Giống khoai tây KT3, Giống VT2, khoai tây hạt lai đời G1 (giống khoai tây lai Hồng Hà 2 và Hồng Hà 7)
III. CHỌN ĐẤT VÀ LÀM ĐẤT
Khoai tây phù hợp trên đất ruộng, đất cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa ven sông với thành phần cơ giới nhẹ thoát nước và giữ ẩm tốt
2. Làm đất:
Cày bừa, làm đất nhỏ vơ sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước. Lên luống đơn, luống rộng 0,6 – 0,7m (trồng 1 hàng) hoặc lên luống kép, luống rộng 1,2m (trồng 2 hàng).
IV. CHUẨN BỊ CỦ GIỐN a. Cách chuẩn bị củ giống bằng phương pháp bổ củ:
Khoai tây có thể trồng nguyên cả củ hoặc trồng bằng miếng bổ. Có 2 cách bổ, bổ củ theo phương pháp truyền trống chấm xi măng khô, cách này đơn giản nhưng củ giống dễ bị thối nếu sau khi trồng gặp mưa. Bổ củ theo phương pháp cắt dính tuy có tốn công hơn nhưng tỉ lệ củ bị thối sau khi trồng ít hơn nhiều.
b. Tiêu chuẩn củ giống
Yêu cầu củ giống đem đi cắt phải có độ trẻ về sinh lý, thường là những củ giống từ nguồn nhập khẩu hoặc củ giống được bảo quản trong kho lạnh 4 0 C. Củ giống phải có khối lượng ít nhất 50g trở lên, đã hết thời gian ngủ nghỉ (đã phát mầm
c. Phương pháp bổ củ chấm xi măng:
Trước khi trồng 1- 2 ngày bổ củ giống, chỉ bổ củ giống to có nhiều mầm. Tốt nhất nên bổ theo chiều dọc củ để chất dinh dưỡng được phân bố đồng đều trên các miếng bổ tạo sự đồng đều của cây sau khi trồng. Mỗi miếng bổ phải có ít nhất 1 – 2 mầm. Dao cắt phải mỏng, sắc để tránh gây dập nát tế bào nơi vết cắt. Cần nhúng dao vào nước xà phòng đặc sau mỗi lần bổ 1 – 2 củ để tránh lây bệnh. Chấm mặt cắt của miếng khoai tây vào xi măng khô rồi xếp 1 lượt lên giàn
d. Phương pháp cắt dính
Cắt dọc củ theo chiều của mầm đỉnh để tiết kiệm miếng cắt là nhỏ nhất. Miếng cắt tuyệt đối không được cắt rời mà phải còn dính nhau 2 – 3mm, không được bẻ rời sau đó. Cắt xong phải áp ngay 2 miếng cắt còn dính liền xếp lại vào khay hoặc rổ rá. Tuyệt đối không được cho vào bao hoặc túi ẩm. Không cần xử lý củ giống sau cắt với bất kỳ hóa chất nào. Mỗi củ giống chỉ nên cắt đôi không nên cắt 3, 4. Sau khi cắt củ giống phải được bảo quản khô ráo, thoáng khí, nhiệt độ từ 18 – 20 0 C. Thời gian đê miếng cắt lành lại vết thương khoảng 7 – 10 ngày. Trước khi trồng 1 – 2 ngày nên tách rời hẳn miếng cắt để vết thương lành hoàn toàn
V. CÁCH TRỒNG
Rạch hàng trên mặt luống, rải toàn bộ phân chuồng mục và lân vào rạch trộn đều với đất trong rạch. Đặt củ giống hay miếng bổ vào rạch, chú ý tuyệt đối không được đặt củ giống hay miếng bổ tiếp xúc trực tiếp với phân. Khoảng cách giữa củ giống (hoặc miếng bổ) 25 – 30cm
2.Trồng khoai tây nguyên củ:
Đặt củ giống so le nhau, nằm ngang và mầm khoai hướng lên trên (không để củ giống tiếp xúc với phân). Dùng đất bột, mùn, trấu hoặc phân chuồng hoai mục phủ kín củ giống một lớp mỏng. Sau đó dùng rơm rạ phủ lên toàn bộ mặt luống khoảng 7 – 10cm. Tưới ướt nước đều lên mặt luống làm ẩm rơm rạ và đất. Nếu độ ẩm đất còn cao không cần tưới. Có thể dùng đất đè lên rơm rạ bay nếu gió mạnh
VI. CHĂM SÓC: XỚI, LÀM CỎ, VUN GỐC
Khi cây mọc lên khỏi mặt đất 7 – 10 ngày, cao khoảng 15 – 20cm thì xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón thúc đợt 1 rồi vun luống, khi bón thúc thì bón vào mép luống hoặc giữa hai khóm khoai, không bón trực tiếp vào gôc cây làm cây chết. Kết hợp tỉa cây để lại 2 – 3 mầm chính
2. Chăm sóc đợt 2:
Cách đợt 1 từ 15 – 20 ngày khi đã qua tưới nước lần 2 thì tiến hành xới nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối, lấy đất ở rảnh vun co luống to và cao, dày cố định luôn, vun luống hông đủ đất sẽ làm vỏ củ bị xanh hoặc mọc thành cây. Vét đất ở rãnh để khi ruộng bị nước sẽ nhanh khô.
VII. T ƯỚI NƯỚC
Trong 60 – 70 ngày đầu khoai tây rất cần nước, thiếu nước năng suất khoai tây giảm, ruộng khoai tây lúc khô, lúc ẩm làm cho củ bị nứt, giảm chất lượng củ.
Dẫn nước hoặc tát vào rãnh để thấm nước vào luống khoai tây. Từ khi trồng đến khi khoai tây 60 – 70 ngày thường có 3 lần tưới nước, tưới đủ ẩm không để nước đọng trong ruộng khoai tây. Tưới phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo, bón phân thúc.
+ Tưới lần 1: khi khoai tây mọc cao 20 – 25cm, đất khô thì tưới nước, đất cát pha cho ngập ½ luống, mỗi lần chỉ cho vào 3 – 4 rãnh, khi đủ nước thì cho tiếp vào 3 – 4 rãnh khác, lấp đầy rãnh củ, tháo đầu rãnh mới để nước thêm đều vào luống; với đất thịt nhẹ cho ngập 1/3 luống, cho nước vào cùng một lúc nhiều rãnh hơn.
+ Tưới lần 2: khoảng 2 – 3 tuần sau lần 1, đất cát pha cho ngập 2/3 luống, đất thịt nhẹ cho ngập ½ luống làm như lần 1.
+ Tưới lần 3: Khi đất khô, khoảng 2 – 3 tuần sau lần 2 và làm như lần 2.
2. Tưới gánh:
Không tưới trực tiếp vào gốc khoai tây mà tưới xung quanh gốc. Khi kết hợp tưới phân phải chú ý lượng phân hòa với nước. Không kết hợp tưới nước với phân chuồng vì có nhiều nấm gây thối củ.
CHÚ Ý: Trước khi thu hoạch 2 – 3 tuần, cần đất khô ráo tuyệt đối.
VIII. BÓN PHÂN
Lượng phân bón cho 1 sào: 25kg Siêu Lót L1
25kg Chuyên thúc F1
Bón lót: 100% phân Siêu lót L1
Bón thúc lần 1 (cây mọc cao 15 – 20cm):
8 – 10 kg Chuyên thúc F1 (kết hợp vun xới nhẹ)
Bón thúc lần 2 (10 – 15 ngày sau lần 1): 13 -15 kg Chuyên thúc F1.
Cần tưới rãnh nhẹ để khoai tây nhanh mọc trong trường hợp đất bị khô.
Kết hợp vun xới 2 lần kết hợp với bón thúc.
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho khoai tây, tốt nhất bằng biện pháp tưới rãnh
IX. SÂU BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Triệu chứng:
– Bệnh virus xoăn lùn: Cây bị bệnh có lá xoăn lại, cây còi cọc và thấp lùn xuống. Cây bị nhẹ thì lá bị nhăn, phiến lá gồ ghề không phẳng, phiến lá có màu xanh đậm xen kẽ xanh nhạt trông không bình thường, củ nhỏ và ít củ.
– Bệnh virus khảm lá: Trên phiến lá của những cây bị bệnh có những vết đốm màu vàng nhạt xen với màu xanh tự nhiên của lá tạo thành vết khảm lốm đốm. Lá cũng hơi biến dạng, lá nhỏ lại, mép hơi cong, mặt lá hơi gồ ghề.
Biện pháp phòng trừ: Hiện nay, bệnh virus chưa có loại thuốc hóa học nào có thể trừ được, vì vậy phòng bệnh là chính.
+ Sử dụng giống sạch bệnh
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nếu thấy cây có triệu chứng của bệnh thì phải nhổ bỏ cả cây và củ cây bị bệnh để tiêu hủy.
+ Phun trừ rệp (môi giới truyền bệnh) bằng các loại thuốc trừ rầy như: Actara 25WG, Penalty 40WP…
Triệu chứng: Cây đang xanh, lá và thân héo rũ đột ngột. Sáng hôm sau thấy cây tươi trở lại nhưng chiều lại héo rũ, vài ngày như vậy thì gốc cây bị thối nhũn và chết.
Biện pháp phòng trừ: Chưa có thuốc trừ bệnh, phòng bệnh là chính
+ Sử dụng giống sạch bệnh
+ Luân canh khoai tây với lúa nước, không trồng trên những chân ruộng màu mà vụ trước trồng cây họ cà như khoai tây, cà chua, cà pháo, thuốc lá…
+ Dùng phân chuồng hoai mục để bón
+ Tránh dùng nước nhiễm khuẩn, khi mưa to phải tháo kiệt nước.
+ Khi cây bị bệnh phải khẩn trương nhổ bỏ và tiêu hủy.
Triệu chứng: Do nấm Phytophthora infestans gây nên. Nấm bệnh gây hại trên lá, thân và củ. Trên lá, thân vết bệnh lúc đầu có dạng đốm nhỏ sau chuyển thành màu nâu, xung quanh vết bệnh thường có mép viền màu vàng nhạt, bệnh hại từ mép lá. Trên củ, vết bệnh hơi lõm xuống, màu nâu.
Biện pháp phòng trừ:
+ Sử dụng củ giống sạch bệnh
+ Bón phân cân đối, không bón nhiều đạm
+ Tưới nước: Cây khoai tây là cây “Chân ẩm đầu khô” nên ưu tiên tưới rãnh, hạn chế tối đa việc tưới té.
+ Ở vụ đông, khi có gió đông hoặc khi để các vật dụng qua đêm mà sáng dậy thấy có đọng nước thì phun phòng bệnh ngay; ở vụ xuân cần phun phòng bệnh định kỳ. Có thể phun phòng bằng Booc đo 1%. Nếu bị bệnh có thể phun trừ bằng Rhidomin 72WP hoặc Kasuran 0,2%…
Triệu chứng: Do nấm Rhizoctonia solani gây nên. ở cây bị bệnh, phần thân sát mặt đất bị teo thắt, biến màu nâu, lá cong lên biến màu vàng hoặc màu tím hồng, nhất là ở ngọn, bộ rễ bị thối mục. Nếu trồng trên những ruộng lúa bị nhiễm bệnh khô vằn thì bệnh phát triển nặng hơn.
Biện pháp phòng trừ:
+ Nhổ bỏ cây bệnh để tránh lây lan.
+ Có thể dùng một số loại thuốc như: Validacin 5L, Anvil 5SC, Moceren 25WP… để phun cho cây khi có bệnh, hoặc phun xử lý rơm rạ ở những ruộng lúa bị nhiễm bệnh khô vằn.
Triệu chứng: Trên củ giống bị bệnh có những vết lồi, nứt theo dạng chân chim, hình sao. Bên trong vết lồi có bột màu nâu. Trên rễ cây bị bệnh hình thành những u sần nhỏ, màu trắng, sau chuyển thành màu nâu. Bệnh phát triển mạnh do củ giống bị nhiễm bệnh từ vụ trước, hoặc trong môi trưởng ẩm độ cao (điển hình như vụ đông 2011, cuối vụ mưa nhiều nên khoai tây bị ghẻ củ rất nhiều). Giống khoai tây Diamant (Hà Lan) thường bị ghẻ cụ nặng hơn các giống khác.
Biện pháp phòng trừ:
+ Lựa chọn những giống ít bị nhiễm bệnh
+ Không để đất ẩm, không bón phân chuồng chưa hoai mục
+ Dùng củ giống sạch bệnh.
– Bọ trĩ: Sâu non cơ thể màu vàng nằm ở mặt dưới lá non, chích hút dịch lá ở các đường gân lá làm cho lá khô và chết. Khi bị hại nặng, cây bị chết nhanh chóng. Bọ trĩ gây hại nặng khi thời tiết hanh khô kéo dài. Vì vậy bọ trĩ thường gây hại nhiều trong vụ đông, ít hại trong vụ khoai tây xuân.
– Rệp đào: Là loại côn trùng truyền bệnh virus cho cây khoai tây, gây hại ở mặt dưới của lá, ở các chồi non, hút dịch làm cho lá bị khô, cây còi cọc.
Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng Actara 25WG, Penalty 40WP…
– Thường tập trung ở dưới lá non, ngọn cây, chích hút dịch cây làm cho lá có màu tím tái, lá và ngọn cây bị quăn lại. Cây bị hại nặng, ngọn cây như bị cháy. Nhện thường xuất hiện và gây hại khi trời hanh khô và nắng nhẹ. Vụ đông năm nay được dự báo là vụ đông ấm nên cần chú ý phòng trừ đối tượng này.
– Nhện rất nhỏ, rất khó nhìn thấy bằng mắt thường. Đôi khi nhầm lẫn giữa triệu chứng của nhện đỏ và bọ trĩ gây hại. Có thể phân biệt bằng cách ngắt lá bị hại nắm trong lòng bàn tay, nếu lá bị giòn tan thì đó là nhện đỏ gây hại, không bị giòn tan có thể do bị bọ trĩ hại.
Biện pháp phòng trừ: Dùng Ortus 5SC, Pegasus 500 DD… kết hợp với xà phòng hoặc nước rửa bát để tăng độ bám dính.
X. THU HOẠCH
Thu hoạch sớm hơn 5 – 7 ngày, khi thấy lá vàng, cây rạc dần và có thể thu hoạch được, sau khi khoai được 60 – 70 ngày tuyệt đối không cho nước vào ruộng khoai, nếu mưa phải tháo kiệt nước, không cắt lá cho lợn hoặc trâu bò ăn, thu hoạch vào ngày khô ráo, trước khi thu hoạch 10 ngày nên cắt cách gốc 15 – 20cm, củ không bị xây xát mà mã củ vẫn đẹp, khi thu hoạch cần phải phân loại ngay tại đồng ruộng, củ to và nhỏ riêng rẽ, để nhẹ nhàng cho vào sọt.
Bảo quản: có thể cho vào kho lạnh hoặc để tán xạ kho Bảo ôn