Quy Trình Bón Phân Hữu Cơ Vi Sinh / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Nắm bắt kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh đang được các chuyên gia nông nghiệp đánh giá rất cao. Khi đem đến tác dụng tuyệt vời trong lĩnh vực trồng trọt. Hình thành hướng phát triển mới bền vững, đa lợi ích và an toàn. Chính vì thế, bạn đừng bỏ qua cơ hội nắm bắt kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh được bài viết bật mí.

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh là gì?

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh thực chất là việc sử dụng nguồn nguyên liệu xanh (phụ phẩm nông nghiệp) và phân chuồng. Đem ủ cùng chế phẩm sinh học sẽ tạo ra loại phân bón hữu ích đối với cây trồng.

Từ việc bổ sung nguồn dinh dưỡng vượt trội, kích thích hoạt động vi sinh vật có lợi, triệt tiêu vi sinh vật gây hại. Sản xuất phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học sẽ tạo ra nguồn phân bón đặc biệt giúp cây trồng dễ hấp thu.

Phân hữu cơ vi sinh được sản xuất qua sự tận dụng nguyên liệu sẵn có

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh đúng kỹ thuật

Quy trình ứng dụng các chế phẩm vi sinh vào sản xuất phân bón hữu cơ khá đơn giản. Bạn chỉ cần áp dụng hướng dẫn các bước đúng kỹ thuật sau đây chắc chắn sẽ thành công.

Chuẩn bị nguyên liệu

Đối với 1000kg phân hữu cơ vi sinh thành phẩm, bà con cần:

+ Phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân lá cây khô…): 500kg (chặt ngắn và tưới nước để đạt độ ẩm mức 30%).

+ Phân chuồng: 500kg.

+ Đạm sunphat hoặc urê: 2kg.

+ Phân lân (NPK): 5kg.

+ Chế phẩm EM: Dạng bột 3kg hoặc dạng nước 3 lít.

+ Mật rỉ đường: 5 lít (pha cùng khoảng 40-50 lít nước).

Kỹ thuật sản xuất

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh cần được thực hiện ở vị trí nền bằng phẳng. Ưu tiên dưới bóng cây hoặc mái che, tránh nơi bị ngập, dễ đọng nước.

Tham khảo kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

+ Bước 1: Trộn phối nguyên liệu:

Bà con tiến hành trộn đều các nguyên liệu với nhau. Đầu tiên là lớp phụ phẩm nông nghiệp, đến lớp phân chuồng, độ dày 5-10cm. Tiếp đến, rải đều các loại phân (urê, NPK) trên bề mặt đống ủ.

Dùng bình tưới có vòi sen tưới đều nước pha mật rỉ đường. Sau đó rải đều chế phẩm EM lên đống ủ.

Làm lần lượt các lớp nguyên liệu cho đến khi hết khối lượng đã chuẩn bị.

+ Bước 2: Che phủ đống ủ

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại nhà dùng bạt (bao tải, bao nilon) đậy kín đống ủ.

Qua 2-3 ngày, kiểm tra nếu thấy đống phân đã có nhiệt độ nóng hơn bên ngoài là đạt yêu cầu.

Lưu ý thường xuyên bổ sung nước để cấp ẩm. Quy trình sản xuất vi sinh nếu đống ủ không nóng cần đảo đều. Trường hợp thấy quá ướt nên mở bạt giúp thoát hơi nước rồi đậy lại.

+ Bước 3: Đảo trộn đống ủ thường xuyên

Thời gian sau ủ phân vi sinh cứ 7-10 ngày, bà con lại đảo đống ủ để sự phân hủy được kích thích diễn ra nhanh chóng. Nguyên tắc đảo từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.

+ Bước 4: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Chờ khoảng 25-40 ngày, phân vi sinh đã hoai mục, không còn mùi hôi thối khó chịu. Bà con có thể đem đi bón cho mọi loại cây trồng với liều lượng và thời điểm thích hợp.

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng tự hào là đơn vị chuyên về nghiên cứu, ứng dụng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. VBio luôn đưa ra giải pháp hữu ích nhất đến bà con.

Hiện VBio có cung cấp các loại chế phẩm sinh học như: Can chế phẩm EM1 dạng nước , Chế phẩm EM1 dạng bột, Mật rỉ đường, Dung dịch Nano Bạc diệt khuẩn, Chế phẩm PROTEASE (PAPAIN), Nấm đối kháng, Men ủ vi sinh BTV,….

Chế phẩm EM gốc dạng bột 

Chế phẩm EM1 nước

Nấm đối kháng trichoderma do VBio sản xuất

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng

Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869 Website: https://vbio.vn/ Email: vbiovn1@gmail.

Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Và Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học

Việc bà con lạm dụng phân bón hóa học đã làm dư thừa phân bón ngoài việc đầu độc đất, ô nhiễm nước, không khí, năng suất chất lượng cây trồng giảm sút thì còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật.

Trước những ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học mạng lại, con người đã nhận thức được và đã tìm kiếm một phương pháp mới canh tác có hiệu quả hơn thay thế phân bón hóa học. Và phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được các nhà khoa học phát hiện và ứng dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Đây là một giải pháp tuyệt vời, không những đảm bảo được năng suất mà còn nâng cao chất lượng đảm bào an toàn với sức khỏe con người, động vật và thân thiện với môi trường.

Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học và nhà nông bởi những lợi ích mà nó mang lại như cải tạo, duy trì, nâng cao độ phì cho đất canh tác, không gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng phân bón hóa học, cung cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng phát triển bền vững và năng suất cao, nhất là đối với định hướng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững nói không với phân bón hóa học của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

I.Vậy phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?

Phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh là những sản phẩm phân bón hữu cơ có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng cách lên men với các loại vi sinh vật đó, với mục đích tiêu diệt các mầm bệnh có trong nguyên liệu và nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân bón đê cung cấp cho cây trồng.

II.Cách thức hoạt động của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?

Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh có hiệu quả cao trong việc cung cấp các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cho đất theo nhiều cách khác nhau nhưng ổn định và thân thiện với môi trường.

Ngoài việc cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh còn cung cấp thúc đẩy hệ vi sinh vật đất hoạt động giúp phân giải những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, chuyển đổi nitơ trong không khí thành dạng cây trồng hấp thu được, sản sinh ra một số chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, phân hủy chất hữu cơ hay các độc tố trong đất,…

Nó còn giúp duy trì độ phì của đất, cung cấp một lượng lớn mùn cho đất và làm thức ăn cho hệ vi sinh vật đất, tiêu diệt hay ức chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, cung cấp một số chất kháng sinh kích thích khả năng miễn dịch của cây giúp hạn chế sâu bệnh hại giảm lượng thuốc BVTV.

III.Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?

Có công dụng cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.

Cách sử dụng đơn giản, không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…

Cung cấp đủ các dưỡng chất đa lượng, trung lượng, vi lượng thiết yếu cho cây mà phân bón hóa học không có.

Có thể sử dụng cho tất cả các thời kỳ, giai đoạn của cây: trồng mới, ra hoa, nuôi quả,…

Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng bằng cách cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất kho hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu (dễ tan, dễ tiêu), hay vi sinh vật cố đinh đạm,…

Cung cấp, bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, hoạt động, tăng sức đề kháng của cây giúp hạn chế sâu bệnh, giảm lượng thuốc BVTV, từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.

IV.Phân bón hữu cơ, sinh học có những loại nào? 1.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cố đinh đạm

Là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố đinh nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Vi sinh vật có định đạm có hai kiểu:

Vi sinh vật cố định đạm tự do là những vi sinh vật sống tự do có khả năng cố đinh đạm trong đất mà không cần vật chủ. Một số loại vi sinh vật cố định đạm được đưa vào phân bón như Azotobacter, Clostridium,…

Vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh là những vi sinh vật cố định đạm phải cần vật chủ là cây trồng để cộng sinh như Rhizobium cộng sinh với cây họ đậu, A nabaena azollae cộng sinh với bèo hoa dâu hay tảo lục,….

Ngoài ra, còn có một số loại vi khuẩn có khả năng vừa cố định đạm công sinh vừa cố định đạm tự do như Azospirillum,…

2.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải lân

Gồm những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có chứa có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng hấp thu và sử dụng được.

Cơ chế của việc phân giải lân của vi sinh vật là bằng việc hạ pH đất khi tiết ra các chất acid hữu cơ khi đó làm các cấu trúc liên kết photphat bị phá vỡ. Một số vi sinh vật phân giải lân được sử dụng như vi khuẩn Bacillus megatherium, Bacillus subtilis, Pseudomonas,… hay một số loài nấm như Aspergillus, Penicilium spp.

3.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải kali/ silic

Là những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… để giải phóng kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng dễ hấp thu. Các chủng vi sinh vật được ứng dụng như Bacillus circulans, B. subtilis, Pseudomonas striata,…

4.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose

Chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,…gồm các loại như Bacillus, Streptomyces, Trichoderma,…

5.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh

Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại như nhóm Bacillus sp. Pseudomonas striata, Beauveria…..

6.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng

Có chứa các loại VSV như nhóm Bacillus sp. ,…với khả năng hòa tan Si, Zn… cho cây dễ hấp thu

7.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng

Chứa nhóm vi sinh vật (nhóm Azotobacter, Pseudomonas, Gibberella fujikuroi,…) có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng như Giberrillin, Auxin,…vào môi trường. Các vi sinh vật này cũng có vai trò như thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.

Hiện nay, nhiều công ty phân bón đã sản xuất ra những loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh kết hợp tổng hợp nhiều chủng vi sinh vật vào một loại phân bón. Có nghĩa là trong một loại phân bón có thể vừa có vi sinh vật cố định đạm, vsv phân giải lân, kali, vsv phân hủy chất hữu cơ,….

V.Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh:

Thuốc BVTV, các loại hóa chất độc hại đều đều độc hại với vi sinh vật, có thể tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật có lợi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bón sinh học, vi sinh.

Phân bón hóa học bón dư thừa hay bón không đúng cách, trong thời gian dài phân hóa học cũng có những tác động không tốt đến hệ vi sinh vật.

Nhiệt độ thích hợp để vsv phát triển là từ 25-35 độ C, ẩm độ cao.Đất chua, đất phèn, mặn đếu có tác động không tốt cho sự hoạt động của vsv. Thường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, trao đổi chất và cấu trúc màng tế của vi sinh vật gây ức chế hay giết chết vsv.

VII.Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học vi sinh như thế nào?

Gồm một số bước quan trọng như sau:

1: phải lựa chọn các chủng vi sinh vật để quyết định loại vi sinh vật nào sẽ có trong phân bón.

2: là phân lập và tuyển chọn VSV.

3: lựa chọn vật liệu và phương pháp lên men để chuẩn bị tạo ra một lượng lớn VSV đê đưa vào phân bón. Bước này có ý nghĩa lựa chọn những VSV có tính ưu việt nhất và nhân sinh khối chúng lên.

4: là lựa chon môi trường lên men để nhân sinh khối, là bước tìm ra điều kiện cho VSV sinh trưởng nhanh và mạnh nhất và phù hợp với các điều kiện sử dụng phân bón ngoài cánh đồng.

5: Đem vào xây dựng và thử nghiệm sản xuất.

6: là thử nghiệm rộng rãi trên quy mô lớn ở các điều kiện khác nhau để phân tích hiệu quả khi áp dụng vào thực tế sản xuất.

VIII.Các sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?

Liều lượng và cách sử dụng phân bón tùy thuộc vào loại phân (mật độ, chủng loại vsv, hàm lượng dinh dưỡng,…), đặc điểm cách tác, loại cây trồng, thời tiết khí hậu.

Lưu ý: khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh nên hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học, các loại hóa chất độc hại vì có thể làm ức chế sự hoạt động hoặc tiêu diệt các vi sinh vật trong phân bón, làm giảm hiệu quả của phân.

Phân Hữu Cơ Vi Sinh Là Gì, Phân Loại Và Quy Trình Sản Xuất

Phân hữu cơ vi sinh hiện nay rất được ưa chuộng, tuy tác dụng chậm hơn phân hóa học, nhưng lại bảo vệ nguồn đất về lâu dài, giúp tăng kết cấu đất, không để lại dư lượng trong nông sản, từ đó an toàn cho sức khỏe con người và động vật.

Rất ít người biết phân hữu cơ vi sinh là loại phân như thế nào, có mấy loại, cách phân biệt từng loại, đặt biệt điểm khác nhau giữa phân hữu cơ vi sinh với phân vi sinh. Vậy trong bài viết này, Fao sẽ cùng bạn làm rõ những vấn đề đó.

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Là tên gọi của loại phân bón hữu cơ có chứa từ một đến nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến từ việc phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ, sau đó tiến hành lên men với các chủng vi sinh.

Loại phân này bên cạnh việc cung cấp đủ các dưỡng chất khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành dưỡng chất, còn giúp cải tạo, bồi dưỡng, tăng lượng mùn, tăng độ phì nhiêu, làm đất tơi xốp, không bị bạc màu.

Phân hữu cơ vi sinh cũng góp phần cải thiện môi trường sống cho vi sinh vật trong đất, bổ sung thêm nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng như các vi sinh vật làm tăng khả năng trao đổi chất, nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho cây trồng, tăng sức đề kháng và chống chịu bệnh hại, các vi sinh phân giải sẽ phân giải những chất khó hấp thu sang dạng dễ hấp thu.

Việc sử dụng phân bón hữu co vi sinh có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc giảm tác hại của hóa chất lên nông sản do việc lạm dụng hóa chất như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, tăng cường bảo vệ môi trường, định hướng nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Bước 2: Tập kết nguyên liệu và tiến hành sơ chế

Bước 3: Dùng vi sinh vật phân giải để ủ. Sau khi ủ thành công, sẽ thu được chất nền hữu cơ.

Bước 4: Bổ sung thêm chế phẩm vi sinh vật liều lượng đã sẵn, có thể bổ sung thêm NPK và vi lượng nếu cần. Tiến hành trộn đều.

Bước 5: Kiểm tra lại chất lượng phân bón sản xuất.

Bước 6: Đóng gói và bảo quản.

Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Vi sinh vật cố định đạm

Trong tự nhiên, Nito xuất hiện rất nhiều dưới dạng tự do và dạng phân tử nhu Nitrate, Acid amin, Protein.. Nito dạng phân tử có trong không khí rất nhiều, nhưng thực vật không có khả năng đồng hóa trực tiếp chúng. Mà cần nhờ tới khả năng cố định và chuyển hóa của vi sinh vật thành các dưỡng chất để có thể sử dụng nguồn nito này.

Quá trình chuyển hóa Nito phân tử thành nito dạng cây có thể hấp thụ được gọi là quá trình cố định đạm, do các vi khuẩn thuộc chi Azospirillum, Azotobacter, Clostridium; bèo hoa dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam như Anabaena và các địa y (tảo lam và nấm của chi Nostoc); các vi khuẩn cộng sinh như Rhizobium ở nốt sần rễ cây họ Đậu,…

Các vi sinh vật trên sẽ cố định nitơ từ không khí và chuyển hóa thành các hợp chất chứa nitơ giúp đất và cây trồng dễ hấp thu, từ đó nâng cao năng suất và khả năng chống chịu ở cây trồng, đồng thời tăng độ màu mỡ của đất.

Vi sinh vật phân giải cellulose

Rơm rạ, cám, bã mía hay trấu… chứa cellulose, là nguồn hữu cơ rất dồi dào. Cellulose sau khi được thủy phân trong môi trường acid hoặc kiềm có thể dùng bón cho cây trồng, nhưng quá trình này khá tốn kém và gây ảnh hưởng tới môi trường.

Do đó, người ta đã chuyển qua sử dụng vi sinh vật để xử lý cellulose mang lại hiệu quả cao hơn mà lại an toàn. Các vi sinh vật đó thuộc nhóm các vi khuẩn như Pseudomonas, Clostridium; các nấm như Aspergillus niger, Trichoderma reesei và xạ khuẩn như Streptomyces lividans, Streptomyces drozdowiczii, Streptomyces reticuli…

Vi sinh vật phân giải lân

Vi sinh vật phân giải lân có khả năng chuyển hóa nhiều hợp chất photpho khó tan thành chất dễ sử dụng. Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lân, khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh, tạo điều kiện nâng cao năng suất. Một số chủng vi sinh điển hình là Aspergillus niger, B. subtilis, Bacillus megaterium, Pseudomonas sp.,…

Vi sinh vật kích thích tăng trưởng

Bao gồm các loài vi khuẩn Azospirillum, Pseudomonas, Bacillus, Rhizobium, Enterobacter, Erwinia, Serratia, Arthobacter, Alcaligenes, Flavobacterium, Acinetobacter…

Các vi khuẩn này giúp kích thích thực vật phát triển thông qua việc tiết ra những chất chuyển hóa thứ cấp, gia tăng sự hấp thu các dưỡng chất tại rễ, do đó. Ngoài ra, còn ức chế các tác nhân gây bệnh qua cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng, tiết ra các chất kháng sinh hay các enzyme tạo hệ thống đề kháng giúp cây trồng.

Tạo điều kiện tăng năng suất

Tăng độ màu mỡ cho đất

Vi sinh vật phân giải silicat

Là các vi sinh vật tiết ra hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đá, đất… để giải phóng ion silic, ion kali vào môi trường.

Vi sinh vật sinh tăng cường hấp thu kaili, sắt, photpho, mangan

Là các vi sinh vật nhóm nấm rễ, xạ khuẩn, vi khuẩn… trong quá trình phát triển và sinh trưởng, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng gia tăng hấp thu các ion khoáng của cây.

Vi sinh vật ức chế vi sinh vật gây bệnh

Là nhóm vi sinh vật có khả năng tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có khả năng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác cho cây trồng.

Vi sinh vật giữ ẩm polysacarit

Các vi sinh vật này tiết ra các polysacarit có khả năng tăng cường liên kết các hạt khoáng, limon, sét trong đất. Chúng rất có ích trong thời điểm khô hạn, các chủng vi sinh được dùng bao gồm Lipomyces sp.

Cách sử dụng phân bón vi sinh hiệu quả

Sử dụng: Đầu tiên là làm ướt hạt, rồi trộn đều với phân vi sinh tỉ lệ 100kg hạt giống cần 1kg phân vi sinh. Khoảng 10-20 phút sau tiến hành gieo trồng.

Phân bón vi sinh có thời gian sử dụng tốt nhất từ 1 – 6 tháng (tính từ ngày sản xuất), thời gian này bảo đảm các vi sinh vật vẫn hoạt động tốt khi được bón vào đất.

Nhiệt độ bảo quản không được cao hơn 30 độ C, để nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp làm chết vi sinh vật.

Phân vi sinh phát huy tốt trong điều kiện chân đất cao, phù hợp với cây trồng cạn.

Phân biệt phân hữu cơ vi sinh với phân vi sinh

Phân vi sinh hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp 4.0, bản chất của chúng là các chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật đã qua tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật.

Các chủng vi sinh vật dùng để chế biến phân bón vi sinh gồm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng,… có mật độ theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước, thường ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml.

Phân vi sinh được sử dụng phổ biến vì không gây ảnh hưởng xấu tới thực vật, chất lượng cây trồng, môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

Phân bón vi sinh có cơ chế hoạt động khá đơn giản, sau khi bổ sung vào đất thì các vi sinh vật sẽ hoạt động, sản sinh và chuyển hóa ra các dưỡng chất mà cây trồng có thể hấp thụ như N, P, K, nguyên tố vi lượng,… hoặc chứa các hoạt chất sinh học có khả năng phòng trừ sâu bệnh, cải tạo đất, năng cao năng suất.

Để làm hiểu rõ hơn sự khác nhau giữ phân hữu cơ vi sinh với phân vi sinh, Fao mời bạn tham khảo bảng sau:

Bản chất

Là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích

Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích

Chất mang

Than bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê,…

Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh

Các chủng vi sinh

VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…

VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose

Phương pháp sử dụng

Bón trực tiếp vào đất

Trộn vào hạt giống, hồ rễ cây hoặc bón trực tiếp vào đất

Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Sumagrow Hữu Cơ Thuần Việt

Phân Bón Vi Sinh Sumagrow giúp tăng năng suất cây trồng, giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn nhu cầu sử dụng phân bón, và giúp cây trồng phát triển mà không cần phải tưới nước nhiều và không cần dùng thuốc trừ sâu.

Ngoài ra, một số tác dụng khác bao gồm tăng mức dinh dưỡng cho cây trồng, đem lại nhiều lợi nhuận cho nông dân và khôi phục các đặc tính sinh học của đất và nguồn nước.

1. Thành phần Phân Bón Vi Sinh Sumagrow

Chất hữu cơ: 20%

N: 673 mg/l; P2O5 : 7932 mg/l; K2O: 10800 mg/l

Các loại vi sinh vật: Bacillus sp, Trichoderma sp, Pseudomonas sp, Rhizobium sp, Azotobacter sp và hơn 20 chủng vi sinh vật hữu ích khác.

Các nguyên tố trung lượng, vi lượng: Ca, Mg, B, Si, Fe, Zn, Cu, Si, S, Mn.

2. Công dụng Phân Bón Vi Sinh Sumagrow

Kích thích quá trình tăng trưởng, tăng sự phát triển của bộ rễ, giúp cây khỏe mạnh, tăng khả năng ngăn chặn nấm, sâu bệnh và các bệnh hại.

Tăng năng suất và chất lượng nông sản rõ rệt.

Giảm đáng kể phân bón hóa học và thuốc BVTV khi sử dụng Sumagrow.

Giúp trái chín đồng loạt, ít rụng trái, trái ngọt hơn, mẫu mã đẹp, đồng đều và tươi lâu hơn.

Cải tạo đất, gia tăng quá trình hoạt động của vi sinh vật nhằm tạo ra nhiều dinh dưỡng cho cây trồng.

100% không chất độc hại và thân thiện với môi trường.

Tăng khả năng chống chịu cho cây. Giúp cây tăng sự phát triển, duy trì sự phát triển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng hay hạn hán, lũ lụt…

Cân bằng trạng thái, hạ độ phèn.

Tăng khả năng hấp thụ nước.

3. Cách dùng Phân Bón Vi Sinh Sumagrow

Pha 1 lít Sumagrow với 1500-2000 lít nước sạch (tỷ lệ 1:1500). Lượng nước pha có thể nhiều hơn hoặc ít hơn phụ thuộc vào từng loại cây hoặc đất để tưới. Tưới dưới gốc cây hoặc phun đều lên lá.

Một nắp chai Sumagrow tương đương 15ml – 20ml (15ml/nắp đối với chai có dung tích 500ml; 20ml/nắp đối với chai có dung tích 1L).

Một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm Phân Bón Vi Sinh Sumagrow

Dọn sạch rác và các lá cây quanh gốc nhằm cho phân bón Sumagrow được tiếp xúc trực tiếp với đất.

Khi sử dụng phân bón Sumagrow sẽ giảm 50% lượng phân bón vô cơ cho vụ đầu tiên và giảm dần cho các vụ tiếp theo, đồng thời giảm dần thuốc BVTV.

Tưới Sumagrow trước hoặc sau 5 ngày khi sử dụng thuốc BVTV. Lắc đều trước khi sử dụng, phun hoặc tưới 80% dưới gốc quanh tán lá, nơi tập trung rễ tơ và 20% phun đều trên mặt lá.

Phun, tưới Sumagrow vào thời điểm mát mẻ. Buổi sáng: 6h-9h, buổi chiều: 16h-18h.

Không nên sử dụng chung bình đã pha hóa chất, thuốc trừ sâu.

Không nên pha dư để lại hôm sau sử dụng.

Sau khi phun, tưới Sumagrow trong vòng 2 tiếng nếu trời mưa thì phải phun, tưới lại.

Nếu tỷ lệ các chất hữu cơ trong đất thấp (đất nhiễm cát/sét) thì tăng thêm 50% Sumagrow cho mỗi lần sử dụng.

Nếu thiếu lần phun, tưới Sumagrow nào thì lượng Sumagrow của lần thiếu đó sẽ được bù đều cho các lần tiếp theo.