Quy Trình Bón Phân Cho Mai Vàng / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Và Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Mai Vàng

Với cây mai thì việc bón phân chỉ thực hiện 3 lần chính trong năm, lần thứ nhất sau Tết dùng phân vô cơ để hồi sức cho cây mai, lần thứ hai bón từ tháng 4 âl đến giữa tháng 8 âl, đây là lần bón phân chính để mai vừa phát triển vừa tạo nụ hoa nở đúng dịp tết và bón lần thứ ba khi vừa gần hết mùa mưa (tháng 10 âl) chủ yếu là lân và kali để nuôi nụ.

I. Đại cương về việc chăm sóc cây mai :

Cây mai ngoài thiên nhiên sống rất khoẻ vì có bộ rễ ăn sâu vào đất hấp thụ những chất cần thiết để phát triển, để kháng bệnh nó phát triển theo thời tiết một cách tự nhiên nhưng với cây mai trồng trong chậu thì bộ rễ bị cắt đi rất nhiều, đa phần chỉ còn loại rễ cám nằm hoàn toàn trong chậu , sống được nhờ dưỡng chất do người trồng cung cấp mà việc cung cấp nầy khó có thể đủ và đúng theo nhu cầu của cây ở từng giai đoạn .

Muốn chăm sóc để mai có hoa nhiều trong ngày Tết thì người làm công việc nầy phải hiểu một cách cơ bản về các đặt tính sinh lý của cây mai như giai đoạn nào mai sinh trưởng, giai đoạn nào cây mai sinh sản , phải biết ở mỗi giai đoạn cây mai cần loại phân bón nào, cần phòng bệnh gì …để có biện pháp chăm sóc thích hợp. Công việc chăm sóc phải liên tục, chỉ cần lơ đãng vài ba ngày thì kết quả sẽ không như ý mình. Trong việc chăm sóc cần phải chú ý một số nguyên tắc như sau:

1. Phòng bệnh hơn chữa bệnh:

Mai có đặc tính là cây hoang dã nên sức sống rất mãnh liệt ở môi trường thiên nhiên vì có bộ rễ phát triển rất mạnh nên chỉ cần ở một nơi có độ ẩm tương đối thì nó có thể sống được, nhưng khi ta trồng chúng trong chậu bộ rễ dài không còn nữa mà chúng sống nhờ vào hệ thống rễ cám sinh ra khi rễ cái bị cắt mất , vì vậy với cây mai trồng chậu nếu không đủ dinh dưỡng cây sẽ phát triển rất chậm và nhất là dễ bị sâu bệnh tấn công.

Vì khả năng tự nhiên bị mất đi nên khi cây một khi bị bệnh sẽ chậm hồi phục, nếu bệnh nặng hơn cây bị suy thì việc hồi phục phải tính bằng đơn vị năm chứ không phải là vài ba tháng. Việc chăm sóc mai nhất là mai trồng chậu cần thiết phải chú ý:

a. Phải đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây : muốn thế thì ta không nên bón nhiều phân vô cơ mà nên sử dụng phân gà, phân bò, hai loại phân sau này phải ủ thật hoai và không nên bón một lúc quá nhiều ( bón ít và bón nhiều lần )

b. Vệ sinh cây: phải rữa sạch rong rêu, nấm móc bám lâu ngày trên cây vì chúng chính là môi trường tốt cho các nấm bệnh bám vào. Thường xuyên kiểm ta và cắt tỉa bớt những cành mọc chen bên trong (những cành nầy chỉ tranh dinh dưỡng chứ không cho được bao nhiêu hoa) nhất là trong mùa mưa.

c. Phun ngừa sâu bệnh thường kỳ không để khi sâu bệnh tấn công rồi mới phun, cây dù có hết sâu bệnh cũng mất sức đi một phần. Nếu trồng ít thì nên dùng các thuốc có nguồn gốc sinh học hay vi sinh để phòng bệnh cho cây là tốt nhất ( Agrostim TM, Wehg,…)

2. Phải là một chuyên gia bắt bệnh của cây mai :

Tùy theo sức khỏe của cây mà có biện pháp thích hợp cho từng cây, không giáo điều rập khuôn theo một hướng dẫn nào đó vì những hướng dẫn đó chỉ mang tính chung chung cho các cây mai bình thường.

Thí dụ hướng dẫn như: sau Tết thay đất cho cây nhưng lúc ấy cây bị suy hoặc trời quá nóng hoặc cây đang bị sâu bệnh mà ta tiến hành thay đất thì có thể làm cho cây suy thêm hoặc có thể chết. Người chăm sóc mai phải biết nhìn tán lá , nhìn các biểu hiện của một số lá đánh giá được cây mai đang thiếu chất gì, dư chất gì, cần bón phân như thế nào…một số các trường hợp cụ thể :+ Lá cây bị vàng : Trường hợp cây mới bứng: Những lá già bị vàng chứng tỏ một phần rễ bị mất đi phần còn lại không đủ khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây, nếu lá không vàng mà cả lá non lá già bị héo chứng tỏ bộ rễ bị tổn thương trầm trọng cây có thể chết nếu không được chăm sóc đúng mức.

: Đây là khuyết điểm lớn nhất của người mới bắt đầu trồng mai, bao giờ họ cũng nôn nóng muốn bón phân, phun thuốc thế nào để cho cây mau lớn, để cây có nụ nhiều, từ đó họ bón phân quá nhiều, phun thuốc quá nhiều những việc làm này làm cho cây mai chẳng những không lớn được mà có lúc không còn tồn tại nữa. Nên nhớ tâm càng nóng vội thì việc càng khó thành, việc chăm mai cũng vậy.Trường hợp cây đang trồng bình thường mà lá bị vàng: Có các trường hợp xảy ra: + Cây bị khô : cây không nhận đủ nước , lá sẽ biến màu nhạt rồi vàng, khô dần. Nguyên do nước tưới quá ít hoặc chỉ tưới ướt trên bề mặt đất và nước chưa đủ thấm xuống đã bốc hơi khô đi, có thể không khí quá khô làm lượng nước trong lá bốc hơi nhanh

+ Nước trong chậu bị đọng lại : Nước đã bịt kín các khe hở trong đất, không khí không vào được trong đất , một số chất hữu cơ trong đất dưới tác dụng vi khuẩn tạo ra khí độc cho cây như CH4, SO2 …Phải ngưng tưới, không được bón phân tiếp và xới đất (không để đứt rễ nhiều) lên để tạo thông thoáng, kiểm tra các lỗ thoát nước + Nhiệt độ quá cao : nhất là tháng sau Tết mai được chưng mất sức mà nền nhiệt quá cao làm mai thoát nước nhanh. Cần phải đưa vào nơi mát và thông thoáng, tăng cởng thêm đạm và kali cho cây . + Thiếu ánh sáng : Mai là cây thích ứng với ánh sáng mạnh, khi ta đặt cây vào các vị trí thiếu nắng có thể làm cho lá bị vàng nhạt. + Phân bón quá nhiều :Nhiều người muốn mai lớn nhanh nên bón phân quá nhiều và đôi khi bón liên tục , cây bị sốc phân làm cho bìa lá bị vàng, khô đi nhất là phân hữu cơ chưa hoai hoặc phân vô cơ qua liều . Phải ngừng ngay việc bón phân , tưới thật nhiều nước và tưới nhiều lần trong vài ngày, sau đó đem chậu vào nơi thoáng mát để yên cho cây, hàng ngày tưới nước vừa phải như các cây khác. Trường hợp bị sốc phân qua nặng nên thay chậu và thay đi một ít đất. + Đất có độ kiềm cao: Những vùng đất có khí hậu lạnh thường có độ kiềm cao, trong khi mai thì thích hợp cho vùng đất “hơi chua” Nên tưới thêm sulfat sắt 0.2 % + Thiếu phân : Lá sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo thiếu nguyên tố gì nhưng thường thì màu xanh nhạt dần chuyển qua vàng, nhỏ. Cành phát triển yếu. Nên thay đất và tăng cường phân bón cho cây. -Lá cây biểu hiện mất cân đối của dưỡng chất hay thiếu hụt một nguyên tố đa lượng , trung lượng hay vi lượng nào đó: Người trồng mai có kinh nghiệm có thể nhìn màu sắc của lá, các chi tiết khác biểi hiện trên lá có thể đoán biết được cây bị mất cân đối chất, cụ thể thiếu nguyên tố nào, xin có một vài thí dụ: + Thiếu nguyên tố Đạm :Lá có màu nhạt, còi, thân bé và nứt, nếu năng lá sẽ bị vàng khô nhưng ít bị rụng + Thiếu nguyên tố Lân: Lá có màu xanh sẫm, mọc chậm, gân lá có màu vàng hoặc tím, cuống lá màu tím và dễ rụng + Thiếu nguyên tố Kali: Lá phía dưới có đốm, đầu và mép lá bị khô vàng, biến thành màu nâu và xoắn, lá phía dưới dễ bị rụng + Thiếu nguyên tố Calci: Đầu lá khô thối thành dạng mốc câu, chồi thường bị chết, bộ rễ bị chết + Thiếu nguyên tố Sắt : Lá mới ra bị vàng nhưng gân lá có màu xanh, đầu lá khô và lan rộng, chỉ còn gân lá màu xanh. + Thiếu nguyên tố Manhê (Mg): Lá phía dưới vàng, xuất hiện đốm khô, gân lá không vàng, mép lá cuốn ngược, giữa gân lá vàng khô. + Thiếu nguyên tố Mangang (Mn): Lá mới ra bị vàng chỉ gân lá màu xanh, hình thành mạng lưới nhỏ, đốm bệnh ở khắp mặt lá, hoa nhỏ + Thiếu nguyên tố Bo (B) : Đầu ngọn chết khô, góc lá non bị thối, thân và cuống lá dòn, bộ rễ bị chết nhất là đầu rễ + Thiếu Lưu huỳnh (S): Lá mới xanh nhạt, nhạt vùng giáp giới gân lá và thịt lá, có lúc có đóm nhưng không khô.3. Bệnh nôn nóng người trồng mai II. Quy trình chăm sóc mai trong năm :

Mai thuộc loại chính là kiểng hoa nhưng nó cũng có thể tạo thành kiểng dáng, kiểng thế hoặc bonsai đều rất đẹp, ít có loại cây nào được như thế, trồng mai người ta thường chú ý đến hoa nhiều hơn nhưng nếu có được cây mai vừa có hoa đẹp vừa có dáng thế dễ coi càng quý hơn.

Để có cây mai đẹp chưng trong các ngày đầu Xuân ngoài việc chăm sóc, tạo dáng thế thích hợp thì việc chăm sóc để chuẩn bị cho hoa nở vàng trong các ngày Tết là việc phải làm cả năm mới quyết định, nhất là giai đoạn sau Tết.

Mai thuộc họ tiểu mộc , cũng như các loại cây khác, nó phát triển phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết mà thời tiết lại phụ thuộc phần lớn vào chu kỳ trái đất quanh quanh mặt trời, vì thế chăm sóc mai phải dựa vào dương lịch (dl) mới chính xác nhưng Tết Nguyên Đán lại căn cứ vào âm lịch (âl) .

Chúng ta để ý xem nếu mai trổ rộ nhằm vào tiết lập xuân thì hoa trổ nhiều và đẹp tươi hơn nở các thời điểm khác. Việc nầy rất khó cho người chăm sóc mai nhất là gặp năm nhuần thì tiết lập xuân rơi vào ngày 4 tháng 2 dl mà Tết lại sau tiết lập xuân hơn 13 ngày, khả năng mai mở sớm rất cao.

Như vậy năm nay để điều khiển hoa nở ta phải có biện pháp điều chỉnh phân bón, nước tưới, bộ lá hợp lý mới đạt kết quả cao được (không nói đến yếu tố thời tiết bất thường). Quan sát công việc của nhà vườn, ta thấy họ làm theo một quy trình nhất định (do thói quen họ không gọi là quy trình ) tháng nào làm việc gì đều như có lịch cả. Trong bài này tôi đề nghị một quy trình chăm sóc mai cho cả năm để các bạn tham khảo và khi thực hiện thì tự điều chỉnh cho hợp hoàn cảnh địa lý nơi ở của mình nhất là các bạn ở miền Trung .

Tôi tạm chia công việc làm 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn có 2 tháng âm lịch ( các giai đoạn chỉ tương đối và các tháng được dùng là tháng âm lịch, trong trường hợp dùng tháng dương lịch thì có ghi chú bằng “dl”). Chủ yếu công việc trình bày ở đây trên cây mai trồng trong chậu và quy trình nầy bao gồm các việc như: tỉa cành, bấm đọt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), dùng thuốc điều hoà sinh trưởng…

– Công việc tháng giêng và tháng hai (giai đoạn hồi sức):

– Mai được chưng trong nhà nhiều ngày ( ít nhất 7 ngày đến 15 ngày ) bị thiếu ánh sáng , lá có màu xanh lợt, cành ra dài ,có khi người chưng quên không tưới nước lại đổ bia, nước ngọt vào gốc, vì vậy mai bị mất sức (nếu không gọi là kiệt sức) rất nhiều nhất là sau giai đoạn cây phô hết nội lực của mình ra khi trỗ hoa , nên việc đầu tiên ta phải “hồi sức” cho mai bằng cách:

– Nếu là mai chưng trong nhà : Đưa chậu mai ra ngoài sân nới có bóng mát và thoáng (để cây dưới nắng sẽ bị cháy lá , nếu không có điều kiện thoáng mát thì nên giăng lưới lan cho cây không chịu ánh nắng quá nóng của mặt trời)

– Sau những ngày Tết mặc dù hoa vẫn chưa tàn hết hoặc còn một số nụ chưa nở dùng kéo cắt tất cả hoa trên cây, kể cả hoa đã nở và hoa chưa nở để nhựa tập trung nuôi cây thay vì nuôi đài hoa tạo hạt.Việc ngày nên làm trước mồng 15 âl.

– Pha phân NUTRILUX Super Roots kích rễ, bung chồi, phục hồi cây trồng (25g/ bình 16 lít), hoặc phân Urê thật loãng (1 muỗng caphê nhỏ – 4g- pha với ít nhất 8 lít đến 10 lít nước) có thể pha chung với GA 3 ( 1 g/30 lít nước) tưới hoặc phun trên cây từ ngọn xuống đất cho ướt cả cây, ( hoặc có thể dùng thuốc kích thích chồi, lá khác phun đều trên cây) Công việc nầy chỉ thực hiện vào buổi chiều trời thật mát. Chỉ tưới một lần. Việc thay đất, thay chậu cho cây phải đánh giá thật kỹ, nếu cây bị mất sức thì không nên thay đất lúc nầy mà phải dưỡng để bộ rễ phát triển giúp cho cây hồi phục và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển trong mùa Xuân. Phải chú ý thêm ở miền Nam thì qua Tết khí hậu rất nóng nên việc thay đất rất dễ làm cho cây bị mất sức , nếu cây đang bị yếu có thể chết.

Việc thay đất cho cây không nên thay mỗi năm mà chỉ thay đất khi bộ rễ đã choán đầy hết cả chậu , rễ có màu vàng sậm. Thường thì hơn 2 năm thay đất một lần.

Trường hợp cây chưng ngoài sân không mất nhiều sức cũng phải cắt bỏ tất cả nụ và hoa có thể tỉa tán hoặc thay đất nếu cần. – Từ rằm tháng giêng trở đi nếu cây sung lại ta có thể xả bớt 1/3 tàn , nhất là những cành bị nấm, sâu bệnh mọc chéo phải cắt đi hết. Chú ý không nên cắt một lúc hết lá trên cây làm cho sự hô hấp và quang hợp bị gián đoạn cây lại bị mất sức lần nữa.

Các bạn chú ý là các cành phía trên thường non hơn các cành bên dưới lại nhận được ánh sáng (quang hợp) nhiều hơn nên cành phía trên phát triển mạnh hơn cành bên dưới, vì thế khi tỉa cành thì những cành bên dưới không nên cắt ngắn quá , vì như thế cành bên dưới chưa phát triển bao nhiêu thì bị cành phía trên che hết rồi . Nguyên tắc tỉa cành chung là “dưới dài-trên ngắn”.

Công việc tỉa thêm cành ta có thể ngấm nghía rồi thực hiện từ từ trong tháng giêng cũng được. Sau khi tỉa cành nên tổng vệ sinh cho cây bằng cách dùng bàn chải để chải sạch các rong rêu nấm mốc trên cây nếu có mái rửa xe hạ áp lực xuống vừa phải để rửa sạch cây, tránh dùng áp lực cao làm bong tróc vỏ cây , sau đó có thể dùng thuốc có hoạt chất Hexaconazole hoặc carbedazim phun đều lên khắp cây .

Trong đầu tháng hai nếu cây trồng trong chậu phát triển mạnh, tán lá xanh, có rễ ra bít hết chậu thì phải thay đất mới cho cây , nếu mai trồng bằng hổn hợp xơ dừa, tro trấu thì các bạn có thể đưa mai ra khỏi chậu, dùng dao bén gọt bớt các rễ già xung quanh chậu (rễ già có màu nâu sậm và hơi khô) , sau đó đưa cây lại vào chậu và bổ sung chất trồng hổn hợp.

Nếu mai trồng bằng đất thịt thì dùng cái bay nhỏ moi xung quanh chậu sâu xuống phía dưới chậu, chặt bớt rễ già quanh chậu bỏ bớt đất và rễ đi, đưa đất thịt (trộn thêm xơ dừa) vào thay phần đất cũ. Chú ý là không nên bón phân lúc nầy vì rễ bị chặt mất nên khả năng hấp thụ kém, chất dinh dưỡng sẽ theo nước tưới ra ngoài. Muốn vô phân ít nhất phải hơn một tháng nữa mới thực hiện. Trong trường hợp cây chưa cần phải thay đất, ta có thể bón phân cho cây lúc nầy.Trường hợp không thay đất thì nên tưới phân cho cây (ngâm Kali trên nữa tháng , khi tưới nên pha loãng)

Trong giai đoạn nầy vì trời miền Nam nắng nhiều nên phải chú ý tưới nước ít nhất mỗi ngày 2 lần cho chậu trồng bằng chất trồng hổn hợp và một lần cho chậu trồng bằng đất thịt. Quan sát trên mặt chậu thấy đất khô mới tưới và cũng đặc biệt chú ý đây là giai đoạn bọ trĩ hoạt động nên phun thuốc ngừa hoặc quan sát thường ngày nếu thấy có hiện tượng bọ trĩ tấn công phải phun thuốc ngay nhất là khi cây sắp bung tược non .

Nấm hồng nhiễm từ mùa mưa năm trước cũng có thể xuất hiện trong những ngày nắng nóng và không khí có độ ẩm cao. Có thể pha chung thuốc bọ trĩ và nấm hồng để phun ngừa cho cây. Để chống chỏi trời nắng nóng cây rất cần tiêu thụ một lượng đạm và Kali, nếu cây bị bón dư đạm thì với nhiệt độ cao phân đạm sẽ phân huỹ thành khí NH3 gây độc cho cây.– Công việc tháng ba và tháng tư (giai đoạn ổn định)

Để chuẩn bị đủ dinh dưỡng cho mai phát triển thì ngay từ đầu tháng ba ta nên bón phân cho mai nhất là phân phân chuồng để có đủ thời gian cho phân giải phóng chất đạm cung cấp cho cây trong giai đoạn sinh dưỡng sinh trưởng .

Nếu bón phân vô cơ thì chậm hơn khoảng sau 20 tháng 3 cũng được. Khi những cơn mưa đầu mùa làm mát dịu không khí nếu mưa kèm theo nhiều sấm sét ( sấm sét tổng hợp chất đạm cho đất) thì mai bung tược rất nhanh, rễ non cũng phát triển mạnh. Cây cần lượng dinh dưỡng lớn, nếu có đủ chất thì chồi non sẽ vượt nhanh làm nền cho chồi hoa phát triển trong những tháng sau.

Từ sau những cơn mưa cuối tháng ba sang tháng tư thì nhiệt độ trong không khí dao động có biên độ lớn , lúc thì mát , lúc oi bức . Giai đoạn nầy nấm hồng phát triển mạnh, cần thiết phải cắt tỉa bớt những cành có dấu hiệu bệnh, tạo thông thoáng cho cây , phun thuốc ngừa hoặc trị bệnh cho cây.

Cần chú ý việc bấm đọt để cây phát triển nhiều chôi hơn. Vì cây rất cần phân lân trong giai đoạn tạo nụ nhưng lân vô cơ ở dưới dạng Oxyt nên cây không thể hấp thụ trực tiếp được nên cuối tháng 3 al nên bón mỗi cây một ít lân super và lân vi sinh để lân có đủ thời gian để vi sinh phân huỷ giúp cây hấp thu.– Công việc tháng năm và tháng sáu (giai đọan tích luỹ ): Tháng 5 và tháng 6 là giai đoạn cây tích luỹ chất dinh dưỡng nên phát triển rất mạnh. Đây là giai đoạn ổn định dáng thế cho cây. Tược non phát triển mạnh ta phải uốn nắn để tạo dáng cho mai hoặc bấm đọt để tạo tán cây theo ý muốn.

Đây là giai đoạn tạo dáng tốt nhất cho cây, không nên để cành ra dài mới cắt làm mai bị mất sức , cành nào không muốn phát triển phải bấm đọt ngay để chất dinh dưỡng tập trung nuôi chồi khác .Nếu không là năm nhuần thì trong tháng 6 ta tạo dáng lần cuối cùng (năm nhuần có thể thực hiện trong tháng 7).

Để chồi nách thành nụ hoa ta giảm hẳn phân đạm (chỉ dùng một lượng nhỏ để giữ cân đối dinh dưỡng cho cây), tốt nhất là không sử dụng phân vô cơ nữa . Để hình thành nụ tốt cần tăng lượng lân lên bằng cách bón phân hữu cơ, nếu trồng trong chậu không sử dụng nhiều quá .Chú ý rằng đây là giai đoạn mưa tăng dần về lượng , thường xuyên kiểm tra nấm bệnh cho cây , tốt nhất nên phun thuốc ngừa nấm bệnh để phòng các bệnh cháy lá, rỉ sắt, thán thư, nấm hồng …bọ trĩ cũng còn phá hoại cây trong giai đoạn nầy (đã giảm nhiều so với các tháng trước) cũng cần để ý để phòng trị chúng.. Một số nụ hoa cũng hình thành từ tháng 6 âl. Nếu cây phát triển không cứng cáp lắm cần bổ sung thêm phân kali. Nụ hoa hình thành từ sau tiết hạ chi (21/6 dl) chỉ là những sơ khối trong nách lá đến trong tháng 7 dl thì phát triển thành nụ :Từ tháng cuối tháng 5 dl trở đi một số cây đã hình thành mắt kim ở nách lá, khi bấm đọt các mắt kim nầy sẽ phát triển thành tược non, các mắt kim không phát triển thành tược non qua tháng 7 dl sẽ hình thành nu hoa

– Công việc tháng bảy và tháng tám (giai đoạn phát triển nụ hoa ) : Đây là giai đoạn phát triển nụ hoa của mai lại nhầm vào giai đoạn trời mưa dầm, lúc nào thân cây và lá cây cũng bị ướt nên nấm mốc, rêu dễ phát triển , đất trong chậu cũng ẫm ướt phải thường xuyên kiểm tra xem chậu có bị đọng nước không?, nếu thấy đất trong chậu thoát nước chậm hoặc đọng nước phải kiểm tra và thông lỗ thoát nước cho chậu. Phải có gắng giữ bộ lá cho cây để việc quang hợp được thuận lợi , nụ hoa phát triển hoàn chỉnh hơn.

Trường hợp để sâu rầy hoặc nấm lá phá họai một phần lá bị rụng đi và cây có thể trổ hoa khi trời giảm mưa. Chú ý từ tháng 7 trở đi (cao điểm tháng 8) nhện đỏ bắt đầu phát triển , đây là loại côn trùng tấn công phía trên lá từ bánh tẻ đến là già , lớp biểu bì mặt trên lá bị hư gây khó khăn cho việc quang hợp của cây .

Kể từ rằm tháng 8 trở đi việc bấm đọt, tỉa cành đều phải ngưng hẳn . Chú ý kiểm tra thường xuyên vườn nếu thấy có hiện tượng sâu bệnh phải phun thuốc phòng trị ngay. Nếu không cần thiết thì không nên thay chậu trong những tháng mưa dầm . Kiểm tra chậu thường xuyên xem có bị bít lỗ làm nước đọng hay không nếu nước thoát chậm phải thông ngay lỗ thóat nước, nếu để nước đọng lâu một phần lông hút bị hư ngăn cản việc hấp thu nguồn dinh dưỡng của cây.– Công việc tháng chín và tháng mười (giai đoạn hình thành) : Trong giai đoạn nầy vẫn còn mưa dầm vào đầu tháng 9 sau đó giảm dần đến cuối tháng 10 thì giảm hẳn , nụ hoa đã hình thành và sẳn sàng bung ra khi đủ điều kiện, vì vậy ta phải biết điều chỉnh bộ lá cho cây, tay nghề hơn thua nhau là ở giai đoạn nầy , nếu để mai ít lá quá thì có khả năng sẽ nở khi mưa giảm hẳn, để mai nhiều lá quá thì nụ hoa không phát triển tốt được và có lúc mai lại bung cành non nữa. Vì vậy việc điều chỉnh bộ lá cho mai rất cần thiết (phải dựa vào kinh nghiệm từng vùng).

Nguyên tắc chung là không sử dụng phân có hàm lượng đạm cao trong giai đoạn này nhưng nếu bộ lá quá ít lại già quá thì phải dùng phân bón lá loại 20-20-10 phun để tạo thêm lá non kềm giữ sự phát triển nụ thành hoa . Trường hợp cây còn bộ lá xanh rợp ta phải biết xiết nước để một ít lá mai vàng và rụng đi giảm bớt bộ lá để nhựa nuôi chồi hoa.

Việc nầy rất nguy hiểm nếu ta đánh giá không đúng làm lá rụng quá nhiều làm mai bung nếu không kinh nghiệm và không có thời gian theo dỏi khi xiết nước thì không nên làm . Trường hợp mưa giảm , trời nắng nhiều phải tưới cây ít nhất mỗi ngày một lần.– Công việc tháng mười một và tháng mười hai (giai đoạn hoàn chỉnh ) : Chăm sóc tốt trong giai đoạn nầy quyết định cho chất lượng hoa Tết. Ta biết trong lúc nầy nụ hoa sẳn sàng bung nụ khi có điều kiện nhưng để hoa trổ đạt chất lượng hơn như : hoa lâu tàn hơn, màu tươi hơn, lượng hoa mỗi nụ nhiều hơn và hoa thơm hơn thì phải gia công thêm nữa vì thế việc bón thúc là cần thiết. Từ đầu tháng mười hoặc chậm nhất là giữa tháng mười phải bón thúc cho mai. Việc bón thúc không sử dụng phân hữu cơ mà phải dùng phân vô cơ mới có tác dụng tốt.

Để làm tăng chất lượng hoa ta bón cho mai phân lân và kali .Phân lân có thể rãi trên mặt đất mỗi cây khỏang 200 g hoặc pha nước tưới vào gần gốc mai (phân không tan hoàn toàn trong nước), phân kali thì pha 1 muỗng caphê nhỏ với 5 lít nước tưới lên đất gần gốc mai, chỉ cần tưới 2 lần cách nhau một tuần, muốn đạt yêu cầu hơn ta nên ngâm trước lân , kali ít nhất 1 tháng để tưới cho mai . Có người còn dùng phân bón lá loại thúc ra hoa để phun xịt ( xin tìm hiểu kỹ tác dụng của phân ), có thể phun từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 7 ngày.

Đầu tháng 12 có thể bón thêm một ít phân Lân để giúp cây sau khi trỗ không mất sức nhiều và hoa ít rụng hơn. Cuối cùng phải “canh” để lảy lá , lá được lảy vào thời điểm nào phải do kinh nghiệm ncsm quyết định dựa vào diễn biến của thời tiết, phải dựa vào độ lớn nhỏ của chồi nụ, phải dưạ vào tán lá của cây ….(đã có rất nhiều tài liệu nói về vấn đề nây , xin không trình bày thêm).

Sau khi lảy lá không cần phải tưới nhiều nữa nhưng không được để mai bị khô gốc. Hàng ngày quan sát diển biến của mỗi cây nhất là sự phát triển của nụ hoa để điều chỉnh nước tưới hoặc dùng các biện pháp khác để điều chỉnh cho nụ bung vỏ lụa vào ngày đưa Ống Táo . Tóm lại việc chăm sóc mai phải được thực hiện từ sau Tết , phải chú ý xem các diễn tiến của cây, phải biết dùng phân bón, nước tưới để điều chỉnh cho cây và nhất là phải phòng và trị sâu bệnh thật tốt thì cuối năm mới có kết quả được.

Với cây mai thì việc bón phân chỉ thực hiện 3 lần chính trong năm, lần thứ nhất sau Tết dùng phân vô cơ để hồi sức cho cây mai, lần thứ hai bón từ tháng 4 âl đến giữa tháng 8 âl, đây là lần bón phân chính để mai vừa phát triển vừa tạo nụ , nếu chọn giải pháp bón nhiều lần thì có thể làm như trong Quy trình chăm sóc mai trong năm nhưng không bón quá nhiều và bón lần thứ ba khi vừa hết mùa mưa (tháng 10 âl) chủ yếu là lân và kali để nuôi nụ.

Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể bón phân bổ sung cho cây như lúc trời quá nắng nóng cần phải tưới thêm một ít đạm và Kali để cây chống chọi lại thời tiết hoặc lúc mưa dầm cũng phải bổ sung thêm Kali cho cây.Cũng xin lưu ý cây mai thiếu phân không thể chết mà chỉ chết khi bón phân quá nhiều.

Quy Trình Vàng Bón Phân Cho Hoa Hồng

1. Cây hoa hồng lấy thức ăn qua đâu – Nhờ bộ rễ:

Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.

– Nhờ bộ lá:

Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…;trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiểu ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.

Chat ngay với chuyên gia

2. Cây hoa hồng cần những dinh dưỡng gì?

– Đa lượng: Đạm (N), lân (P), kali (K)

– Trung lượng: Canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magiê (Mg)…

– Vi Lượng: Sắt(Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), bo (B), đồng (Cu), molypden (Mo), clo (Cl)

Tất cả những nguyên tố trên đều rất cần thiết cho cây, một chế độ bón phân tốt là phải đầy đủ và cân bằng tất cả các yếu tố trên.

Chat ngay với chuyên gia

3. Vậy bón phân là làm gì và có tác dụng gì?

Cơ bản thì bón phân là cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa hồng, điều này có tác dụng giúp cây đủ dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển của cây hoa hồng, tăng năng suất cây trồng. Nhưng nếu chỉ hiểu đơn giản như vậy thì chưa đầy đủ vai trò của phân bón và tác dụng của việc bón phân. Vậy đầy đủ thì bón phân cho hoa hồng có vài trò gì?

– Cung cấp dinh dưỡng cho hoa hồng, tăng năng suất cây trồng: đây là vai trò đầu tiên của việc bón phân, cần đảm bảo những nguyên tố mà ở trên đã phân tích. Như hoa hồng thì việc đảm bảo yếu tố trung và vi lượng biểu hiện rất rõ ra màu hoa và độ to của form hoa, hồng.

– Cải tạo đất, phục hồi chức năng của đất, tăng độ phì của đất trồng: cây sau khi hút dinh dưỡng của đất thường gây bạc màu, giảm độ phì và các đặc tính của đất hoặc giá thể trồng hoa hồng. Cần trả lại đặc tính sinh – lý – hóa của đất, phục hồi hệ đệm sinh học cho đất và giá thể trồng hoa hồng. Chính vì thế ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây, việc bón phân cũng phải đảm bảo yếu tố quan trọng này, đảm bảo duy trì việc khai thác bền vững của đất, giá thể trồng cây. Phân hữu cơ và vôi có thể làm rất tốt việc này.

Chat ngay với chuyên gia

– Bảo vệ cây trồng, hạn chế nấm bệnh gây hại cho hoa hồng: Cây đầy đủ dinh dưỡng sẽ có sức khỏe tốt, từ đó sẽ tăng khả năng đề kháng và chống chịu với bệnh hại. Ngoài ra hiện nay các loại phân vi sinh cung câp nhiều loại vi sinh vật có lợi, từ đó hạn chế hoạt động của vi sinh vật có hại nên gây cây cũng được giảm khả năng bị bệnh do các vi sinh vật có hại gây ra… Hay như việc cây được cung cấp đầy đủ một số nguyên tố trung – vi lượng như Fe, Cu… sẽ giảm một số bệnh vàng lá ở hoa hồng…

– Bảo vệ môi trường: Việc bón phân không hợp lý có thể gây ảnh hưởng tới môi trường, ngay cả phân hữu cơ, nếu không được ủ hoặc xử lý có thể gây ô nhiễm môi trường. Phân hóa học bón nhiều vừa làm hỏng đất vừa để lại dư lượng trong đất dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đất bị nhiễm kim loại nặng do dư thừa nhiều một số nguyên tố trung – vi lượng…

Một chế độ bón phân tốt phải đảm bảo tất cả các yếu tốt trên.

4. Có những loại phân bón gì?

– Phân vô cơ (phân hóa học): Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.

Chat ngay với chuyên gia

– Phân đơn: Phân lân, phân đạm Ure, phân đơn kali…

– Phân tổng hợp: N – P – K

– Phân hữu cơ: Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…

– Vôi – Phân chuồng – Phân xanh

– Phân vi sinh: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chát hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.

– Rác – Hữu cơ vi sinh

– Phân bón lá: dùng để bón thúc trong giai đoạn cần thiết, pha vào nước và phun lên toàn bộ cây

Và theo mình thì không dùng một loại phân nào mà tốt hẳn, nên dùng phối hợp tất cả các loai phân trên sẽ cho hiệu quả cao nhất.

Chat ngay với chuyên gia

5. Bón phân gì để đảm bảo tất cả các yếu tố trên cho cây hoa hồng

Như trên thì chúng ta đã biết cây hoa hồng cần những dinh dưỡng gì và bón phân có vai trò như thế nào, vậy giờ là lúc chọn lựa loại phân bón gì để đảm bảo tất cả các yếu tố đó.

Mình lựa chọn 4 loại phân sau kết hợp để set up chế độ bón phân cho hoa hồng tại vườn mình

– Chế phẩm đỗ tương ngâm: thuộc nhóm phân bón hữu cơ vi sinh

Vì sao mình nghiên cứu và sản xuất chế phẩm này thì mình đã phân tích rất kỹ ở bài này mời các bạn tham khảo bài viết: Chế phẩm đỗ tương ngâm cho hoa hồng

– HVP301B: thuộc nhóm phân hữu cơ khoáng

– Garsoni: thuộc nhóm phân vô cơ tổng hợp: Đây là phân bón theo công nghệ của Mỹ, dễ hòa tan trong nước, hiệu suất sử dụng và được hấp thụ rất cao.

Chat ngay với chuyên gia

– Phân bón lá Miracle Gro: Phân bón lá mà mình thích sử dụng nhất, rất hiệu quả và an toàn

6. Chế độ bón phân cho hoa hồng tại vườn mình

– Đợt 1: Sau khi đợt hoa của vườn đã tàn, mình cho cắt tìa toàn bộ hoa tàn, nhân tiện bấm tỉa luôn cành khô, chết, bệnh, chồi điếc, lá vàng, sâu, bệnh. Sau đó quét dọn và thu gom toàn bộ rác đi. Rồi tiến hành bón đợt đầu cho cây gồm: Tưới chế phẩm đỗ tương ngâm cho hoa hồng + phân bón Garsoni

Chat ngay với chuyên gia

– Đợt 2: Sau khi bón khoảng 7 – 10 ngày, cây đã bắt đầu đâm chồi đỏ đồng loạt (lưu ý cái này còn phụ thuộc vào giống hoa và thời tiết mùa đông hay mùa hè). Mình tiến hành bón cho vườn đợt 2 gồm: Tưới chế phẩm đỗ tương ngâm + Phân bón Garsoni + phân hữu cơ khoáng HVP301B. Sau 2 ngày mình phun phân bón lá Miracle Grow.

– Đợt 3: sau khoảng 7 – 10 ngày tiếp theo, cây bắt đầu đóng nụ (cái này cũng tùy thuộc vào thời tiết và giống hoa hồng gì) thì mình bắt đầu bón đợt 3 cho vườn gồm: Phân bón Garsonni + phân hữu cơ khoáng HVP301B.

Cách đây 5 năm, chế độ cho ăn của vườn mình đơn giản chỉ là bón phân đầu trâu hoặc phân Việt Nhật định kỳ, hoàn toàn là phân hóa học, tháng đầu cây vẫn đẹp, nhưng dần dần đất ở chậu chai toàn bộ, rất chặc, tưới nước rất lâu mới ngấm xuống, đó là do 1 tháng 3 4 lần bón toàn bộ phân hóa học. Hiện nay tại một số vùng trồng hoa như ở Văn Giang Hưng Yên hay Tây Tựu, Mê Linh có một số gia đình vẫn duy trì chế độ cho ăn như vậy, những cây hoa hồng cắt cành bán mồng 1 và ngày rằm mình xuống thăm quan rất cằn cỗi, cho ăn như vậy cây có thể thổi lên nhanh nhưng không được bền, hoa không to và đẹp màu.

Chat ngay với chuyên gia

– Hầu như chủ yếu là phân hữu cơ vi sinh, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, vừa phục hồi và tăng độ phì cho đất và giá thể trồng hoa, vừa bảo vệ môi trường, hoa hồng tại vườn mình cho năng suất rất cao. Chất hữu cơ có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt, bền vững. Phân hữu cơ có tác dụng làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng, tránh sự xói mòn. Cải thiện lý, hóa và sinh học đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng…. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động trong đất, giúp bộ rễ và cây trồng phát triển tốt. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu N, P, K, trung, vi lượng … để cây trồng hấp thụ qua đó giảm thiểu các tổn thất do bay hơi, rửa trôi gây ra. Chỉ có phân Garsoni là phân vô cơ hóa học tuy nhiên vì lý do trên nên sẽ được cây hấp thụ tối đa mà không để lại dư lượng.

Chat ngay với chuyên gia

– Đúng, đủ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển và nhu cầu của cây hoa hồng.

Chế độ cho ăn như vườn mình có những ưu điểm sau:

– Tiết kiệm và dễ làm

– Thân thiện với môi trường sống xung quanh nơi bạn ở.

Chat ngay với chuyên gia

– Vừa có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa hồng, vừa có thể đáp ứng được toàn bộ vài trò của việc bón phân.

https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet

Hotline: 0889098986

Comments

Quy Trình Chăm Sóc Mai Vàng

Nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số yếu tố căn bản về quy trình chăm sóc mai vàng trong năm . Từ những kiến thức cơ bản đó mà bạn có thể áp dụng vào tuỳ vùng miền, tình trạng cây mai vàng mà chăm sóc cũng như phân bón cho cây mai vàng hợp lý. Nếu bạn đọc rất nhiều bài viết và áp dụng tất cả vào cây mai của bạn thì nó sẽ chết 1 cây nhanh nhóng. Nhiều khi chỉ chăm sóc đơn giản nhưng nó lại rất hiểu quả.

Quy trình chăm sóc mai vàng thường sẽ chia làm 3 giai đọan phát triển chính

Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng

Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ

Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa

1.Thường từ tháng 1 âm lịch đến tháng 5 âm lịch Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng

Năm nào cũng vậy, sao khi nở hoa xong cây sẽ bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới, tạo ra một tàn lá mới để bắt đầu nhiệm vụ duy trì nòi giống cho năm sau. Một trong những nguyên nhân căn bản mà hầu hết người mới chơi mai vàng mắc phải đó là để hoa nở hết và đậu trái đến khi nào trái chín thì thôi. Mọi người nhìn cây cứ nghĩ cây kết trái xong sẽ ra lá và tươi tốt. Nhưng nó chỉ đúng với những cây mai trồng dưới đất hoặc trồng chậu được chăm rất kỹ và bón phân đầy đủ cả năm.Khi mai nuôi trái thì cần rất nhiều dinh dưỡng có thể kiệt quệ cây.

Tốt nhất là sau những ngày tết, bạn hái hết trái và hoa trên cây càng sớm, càng tốt, giữ lại lá non cho cây thở. Nếu cây đang khoẻ mạnh(bạn biết về lịch sử của cây )thì bạn có thể xả tàn cho cây mai vàng ngay lúc đó, cây sẽ phát tược non rất mạnh. Nếu cây yếu hoặc bạn không rõ về cây, bạn chỉ nên tưới kích rễ cho cây(mua ở tiệm: nói vậy là người ta bán vì bây giờ có rất nhiều loại kích rễ) đến khi cây có 1 tàn lá xanh lại và sum xuê, có thể 1 tháng sau hoặc cây yếu quá thì đến tháng 4, tháng 5 thì bạn xả tàn cũng được.

Đây là hình ảnh vườn vào tháng 9 dương lịch năm 2023

Giai đoạn này ban có thể tưới phân NPK 30-10-10 và một ít phân dynamic + lân là được, không cần bón quá nhiều nếu bạn không rành về chăm sóc mai vàng.(Dynamic 1 muỗng canh và lân 1 muỗng café. Dynamic 7-10 ngày bón 1 lần, lân bón 2 tuần 1 lần). Cách tốt nhất là ngâm nhiêu đó vào 1 lít nước và tưới cho cây.Bạn có thể ra các tiệm bán phân bón gần nhà mà mua. Mua để dành dùng từ từ cũng rất tốt.

Nếu bạn mua cây mà chất trồng toàn sơ dừa và tro trấu hoặc cát thì bạn nên thay phân ngay (Không khuyến khích với người mới trồng mai). Hoặc tưới phân đến khi cây có bộ lá già, sau đó dùng dao gọt bớt phần phân cũ và thêm chất trồng mới vào1/10 đến 3/10 chậu).Cách làm này dành cho các bạn không nắm rõ kỹ thuật, sợ cây chết, với cách này đảm bảo cây bạn sẽ không chúng tôi người trồng theo kiểu công nghiệp, cho cây ăn phân hàng ngày, hàng tuần nếu ban khong đãm bảo có thể tưới phân đều thì nên thay 1 ít chất trồng giữ dinh dưỡng nhiều hơn.Nếu chất trồng là đất hoặc phù sa thì không cần thay đất trừ trường hợp bất khả kháng.Vì phù sa giữ dinh dưỡng rất tốt cho cây.Nếu bạn có 1 cây mai quý hãy tìm đất phù sa mà trồng, sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sứ chăm sóc.

Đây là gia đoạn quan trọng nhất để ít nhất có thể cứu sống cây mai của bạn ngay sau những ngày tết ra hoa. Nhiệm vụ cho cây sống là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, bạn đừng nghĩ dến việc uốn cây, hay làm sao cho cây ra hoa vào năm sau.

Đặc biệt khi mai không có lá thì không nên tưới, vì tưới nhiều nước sẽ làm chết rễ, đây cũng là sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người chăm sóc mai vàng mới chơi mắc phải.Chỉ nên tưới kích rễ mà thôi.

Nhiều người sẽ thay chất trồng vào giai đoạn ngay sau tết nhưng đó là dành cho người chuyên nghiệp và họ biết về cây mai vàng họ đang chăm sóc. Vì thành phần của chất trồng cũng là vấn đề nan giải đối với ngay cả những người trồng mai vài năm.

Nhớ là từ khi mai nhú đọt non thì phải phun ngừa sâu và đặc biệt là bọ trĩ, nếu trồng vài cây bạn có thể phun liên tục 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần cho hết bọ trĩ. Khi lá già thì không còn lo về bọ trĩ nữa mà chuyển qua lo ngừa nhện đỏ.Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì có thề xem bài : Sâu trên cây mai vàng

2.Thường từ tháng 5 đến tháng 10 Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ

Ánh nắng là quan trọng nữa đối với công việc chăm sóc mai vàng, cây buộc phải nhận đủ nắng ít nhất 4-5 tiếng mỗi ngày để phát triển khoẻ mạnh.

Vì có đến hàng trăm tình huống có thể xảy đến cho cây mai mà chúng ta không lường trước được nên tôi sẽ chia sẻ từ từ theo từng chủ để nhất định để các bạn dễ nắm bắt.

Nếu cây mai được chăm sóc tốt trong giai đoạn 1 thì giai đoạn 2 là một quá trình rất dễ dàng đới với người chăm sóc, và nó thường diễn ra 1 cách tự nhiên, không cần can thiệp nhiều nếu chưa nắm rõ về cây và cách làm nụ.Tốt nhất là không nên can thiệp bằng hoá chất nếu không cần thiết. Chỉ cần giai đoạn 1 bạn chăm cây có 1 tàn lá sum xuê và không sâu bệnh thì giai đoạn này đối với mai vàng sẽ diễn ra 1 các rất tự nhiên.

Bạn có thể tỉa chèo vào tháng 5 và chậm nhất là trong tháng 6, cây sẽ ra tược mới, kèm theo nụ mới, như vậy cây sẽ giữ được nụ đến tết mà ko phải lo gì. Tỉa chèo là cất bớt những tàn lá mọc dài quá, cắt theo hình tháp mà bạn mông muốn.

Cách 2 là bạn có thể uốn cây, tạo dán cho cây, tạo cho cây bộ tàn mà bạn mong muốn bằng uốn kẽm, và cắt tàn. Sau đó cây có thể ra hoa nhưng bạn đừng lo, hãy ngắt bỏ hết để cây ra lá. Đến tết cây lại ra hoa bình thường.

Nhiều người đến giai đoạn này họ sẽ lặt lá vào mùng 5/5. Tơi chưa làm bao giờ nên không dám đưa ra ý kiến về vấn đề này.Nếu cây chưa có nụ thì bạn cứ an tâm, vì có nhiều giống mai đến tháng 8-9-10 mới kết nụ.

3.Thường từ tháng 10 đến tháng 12 Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa

Về những kỹ thuật chuyên sâu về đất, phân, xả tàn, thuốc…….. tôi sẽ bổ sung bằng các bài sau 1 cách chi tiết nhất có thể. Khi mai ra đọt non nhớ ngừa bọ trĩ, và đặc biệt giai đoạn này nhện đỏ là nguy hiểm nhất cho cây vì chúng phá hoại luôn cả lá già.

Đây là giai đọan nên bón ít nhất 1 lần NPK 20-20-15 và super lân 1 lần trong tháng cộng với Dynamic.

Nấm trong giai đoạn đầu năm chúng ta đã tiêu diệt hết nhưng bắt đầu mừa mưa thì nấm bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nhớ là phải xịt ngừa nấm 1 tuần 1 lần vì mưa nhiều rất nguy hiểm, cây rất dễ sinh bệnh. Các tốt nhất là ngừa dẽ tốt hơn là để cây bệnh rồi mới trị. Nếu muốn rõ hơn bạn có thề đọc bài : Bệnh trên cây mai vàng của tôi, sẽ chuyên sâu và cụ thể hơn

Đến đây thì hầu hết mai đã ngừng sinh trưởng, lá mai vàng đã già đi. Chỉ chờ ngày lặt lá để ra hoá. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là làm sao giữ cho được bộ lá cây luôn xanh đến rằm tháng 12al.Đối với những cây có tàn lá sum xuê và xanh mượt và nụ đều thì bạn không cần phải lo gì cả. Chúng ta chỉ bón phân NPK với dynamic thật loãng bằng ¼ liều dùng đầu năm và 2 tuần 1 lần là được. Nhưng thành phần NPK đều nhau hoặc K cao hơn. Nếu bạn không rành, tốt nhất không nên bón thêm NPK mà chỉ cần bón dynamic là đủ.Nếu cây nụ nhỏ thì có thể bón thêm NPK có Kali nhiều, nhưng điều này cũng rất nguy hiểm nếu bón không đúng cây sẽ ra hoa sớm nếu bạn bón và chăm sóc không đúng cách.

Nếu lá già quá, ngà vàng thì chúng ta có thể phun thêm phân bón lá NPK có hàm lượng N chúng tôi tỉ lệ thấp hơn trên bao bì nhưng phun liên tục 5 ngày liền. Sau đó chúng ta chỉ chờ đến ngày và canh lẩy lá theo từng vùng miền cũng như loại cây mà khác nhau từ 1-5 ngày.

Nói túm lại đây là quy trình chăm sóc mai vàng đơn giản dành cho người mới chơi.Còn đối với người chơi mai chuyên nghiệp thì đã quá rành.

1.Xả tàn, thay phân

2.Nếu chưa rõ kỷ thuật chỉ nên bón phân Dynamic là được.

3.Xịt thuốc trị nấm và sâu định kỳ.

Nhận chăm sóc mai vàng tận nhà

4.Hãy để cây mai phát triển tự nhiên nhất có thể thì nó sẽ không chết lãng xẹt.Vì cây rất thông minh, tự biết cân bằng dinh dưỡng.

5. Việc làm bông dày đặc thật sự còn tuỳ thuộc vào giống mai,nội lực của cây nên các bạn hạn chế làm bông bằng hoá chất, hoặc muốn thử nghiệm thì thoải mái vì làm bông không lam chết cây mà chỉ làm hoa không đúng tết thôi, hj.(Sử dụng hóa chất nhiều hoặc không đúng sẽ làm cây mai vàng chết hoặc ra hoa xong sẽ suy luôn)

Nếu có gì thắc mắc có thể hỏi trực tiếp mình qua email hoac facebook: hainp88@gmail.com. Điện thoại: 0948.357.113

Quy Trình Bón Phân Cho Mai Ghép Trồng Chậu Tết 2023

Cây mai ghép trồng chậu thuộc loại cây kiểng vừa khó chăm sóc vừa phải bón phân phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như tình trạng sinh trưởng của cây. Hay nói cách khác tùy vào cây khỏe sung túc hay đang suy yếu mà có chế độ bón phân thích hợp.

Cây mai ghép trồng trong chậu nếu được quan tâm và xử lý đúng kỹ thuật thì cây có thể sống ra hoa với thời gian kéo dài khoảng 8-10 năm, ngược lại thì cây mai ghép dễ bị nhiễm nấm bệnh sâu hại tấn công làm cây suy dần chết khô nhánh và chừng 4-5 năm là cây không còn cành nhánh nào cả.

1.Bón phân mai thời kỳ sau tết Sau khi cây ra hoa chơi tết thì cây đang trong giai đoạn mất dinh dưỡng, cần phải cắt bỏ hết trái hay hoa trên cây, sau đó thu gọn bớt những cành nhánh vươn dài. Việc bón phân cho thời kỳ này là bón lót cùng với đất trồng mới khi thay chậu thay đất với mục đích giúp cây mai ghép phục hồi và phát triển cành mới lá mới.Vì vậy bón phân trong giai đoạn này lúc ban đầu cần sử dụng thêm thuốc kích thích ra rễ như Vitamin B1, surper roots kết hợp phân hữu cơ cao cấp như phân trùn quế, phân bò xử lý hoai mục, bánh dầu thủy phân, phân lân hữu cơ vi sinh Sông gianh…bón lót cho cây mai. Sau thời gian khoảng 1,5- 2 tháng khi cây ra 2-3 đợt lá thì bón thêm phân DAP, super lân với liều lượng cây lớn là 1 muỗng canh, cây nhỏ dùng muỗng cà phê rải xung quanh gốc và tưới nước đầy đủ. Phân này giúp cây mai phát triển bộ rễ khỏe.

2. Bón phân mai trong lúc chuẩn bị ra nụ từ tháng 5-8 âm lịch Từ sau tháng 5 ÂL là mai đã có bộ tán lá dầy và xanh, lúc này cây chuẩn bị sang giai đoạn ra nụ dưới mỗi nách lá. Do thời tiết đang vào mùa mưa nên thường xuyên phun thuốc BVTV phòng sâu bệnh khi thấy thời tiết bất thường như nấm hồng, nấm rễ, vàng lá, bọ trĩ, rầy rệp tấn công, thuốc BVTV dùng luân phiên như Validamicin, Carbenzim, topsinM, Cóc 85, secsàigòn, regant, Polytrin, …kết hợp phân bón lá như Trichoderma, B1, rong biển… Bón phân lúc này ưu tiên dùng phân luân phiên có hàm lượng kali hay phốt pho cao như KN03, KCL, super lân, phân dơi để cây mai tăng sức đề kháng và chuyển sang giai đoạn ra nụ.Lưu ý dùng liều lượng nhỏ vừa chia làm nhiều đợt cho cây mai hấp thu từ từ, không bón một lần với nhiều phân sẽ gây sốc phân cho cây.

Cách Bón Phân Cho Mai Vàng

Mọi thắc mắc sẽ được tư vấn miễn phí qua điện thoại hoặc zalo 0944099345.

Người chơi cây mai vàng thường lo lắng không biết bón phân gì cho cây mai vàng của mình, không biết dùng loại phân bón nào, cách bón phân như thế nào, bón liều lượng bao nhiêu, bón phân cho cây mai vàng vào giai đoạn nào của cây?

Từ trước giờ chúng ta thường nghĩ phân bón cho mai vàng là phân lạnh (Urea) hoặc phân NPK hay gọi là phân ba màu. Nhưng chúng ta thường rất ngại dùng các loại phân bón đó vì sợ chết cây hoặc ngâm vô nước thì chậm tan.

Khoa học ngày càng tiến bộ. Ngày nay, có 1 loại phân gọi là phân phức hợp cao cấp dạng bột chúng ta có thể dùng bón cho mai vàng rất tốt. Chúng tôi giới thiệu 2 loại rất tốt đó là

Tưới gốc hoặc bón đều được.

Phun trên lá cũng thích hợp.

Tan nhanh và tan hoàn toàn trong nước.

Khả năng hấp thu rất cao.

Liều lượng dùng rất thấp 1-2g/ 1 lít nước.

Dùng tốt cho kiểng mai vàng, bonsai, hoa, phong lan, rau màu…

Vì vậy, cách tốt nhất là chúng ta pha phân bón vào nước với tỉ lệ 1g / 1 lít nước. Sau đó chúng ta tưới đều vào gốc, vào chậu. Có thể 2-4 tuần tưới 1 lần để cây đầy đủ dinh dưỡng sinh trưởng phát triển tốt.

Ngoài ra đối với cây mai vàng sau tết chúng ta cần phải có cách xử lý đặc biệt hơn, phân bón cho mai vàng sau tết cũng phải khác một chút vì cây mai vàng sau cả một quá trình cho hoa, kiệt sức vì sử dụng dinh dưỡng dự trữ, bộ rễ đang bị yếu nên cần phải tăng cường phục hồi bộ rễ trước rồi mới đến bón phân.

Vậy là chúng ta yên tâm, không phải lo lắng nữa về Phân bón cho mai vàng. Nếu chúng ta còn thắc mắc gì về vấn đề phân bón cho mai vàng kiểng, Cách Bón Phân Cho Mai Vàng, hay về Sâu bệnh và cách phòng trị cho mai vàng, hoặc là Cách trị mai vàng bị vàng lá hãy gửi email về greencareconnect@gmail.com hoặc zalo 0944099345 sẽ được tư vấn miễn phí.