Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cảnh / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Quất (Tắc) Cảnh

1. KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY QUẤT (TẮC) CẢNH GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Đối với cây quất (tắc) cảnh: giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây được tính từ khi bắt đầu trồng cây giống ra ruộng sản xuất đến khi cây bắt đầu cho thu hoạch. Giai đoạn kiến thiết cơ bản khoảng 1 – 1,5 năm.

1.1. Kỹ thuật bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn sau khi trồng

Sau khi trồng được 2 tháng, chúng ta tiến hành bón phân cho cây quất (tắc), giai đoạn này cây quất (tắc) bắt đầu ra rễ mới vì vậy cần phải bổ sung dinh dưỡng cung cấp cho cây phát triển bộ rễ và lá cây tạo tiền đề cho quá trình phát triển về sau.

+ Lượng bón: 5 – 10g/gốc/lần (SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE)

+ Thời gian bón: mỗi lần bón cách nhau 30 ngày. Bón đến tháng thứ 9 sau trồng.

+ Cách bón: Có thể rạch rãnh để bón, rạch rãnh vòng quanh tán cây, rạch sâu 5cm, rộng 10 cm rải đều phân xuống rãnh, sau đó lấp đất lên trên và tưới nước giữ ẩm cho cây.

Lưu ý:

Sản phẩm phân bón SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE ngoài cung cấp dinh dưỡng đa lượng NPK, còn bổ sung thêm Compound Sodium Nitrophenol (98%) là chất hấp thụ dinh dưỡng, phân bón, chất tăng khả năng đề kháng cho cây. Kích thích thực vật hấp thụ cùng một lúc nhiều loại thành phần dinh dưỡng, nâng cao sức sống cho khóm cây, kích thích sự cần thiết phân bón mà cây trồng cần có, ngăn chặn sự suy yếu của cây trồng…Có thể phối trộn sản phẩm với phân hữu cơ, hoặc phân hóa học để bón cho cây.

1.2. Kỹ thuật bón phân cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn phát triển thân lá

Sau 9 tháng trồng, vườn quất (tắc) cảnh đã đi vào một quá trình phát triển ổn định về cành, tán chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới là giai đoạn ra hoa, tạo quả. Vì vậy, người trồng quất cảnh phải bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt tạo tiền đề cho giai đoạn sau.

+ Lượng bón cho cây quất cảnh giai đoạn này: 50 – 100g/gốc/lần (SÔNG MÃ 16-16-8+TE)

+ Thời gian bón: Khoảng 30 – 40 ngày bón một lần.

+ Cách bón: Bón cách gốc từ 30 – 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc quất (tắc) cảnh.

Lưu ý:

+ Cây quất không sử dụng nhiều các nguyên tố vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhưng rất cần thiết trong giai đoạn nuôi quả (trái) ở giai đoạn sau vì vậy cần phải sử dụng và bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng cho cây. Sản phẩm phân bón SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE ngoài dinh dưỡng đa lượng thiết yếu còn bổ sung đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của quất (tắc) cảnh.

+ Bà con có thể dùng kết hợp với một trong số chất sau để tăng hiệu quả sử dụng phân bón: Super Potassium humate, Kali humate HP 02S, Super Kali humate 09F ngoài cung cấp các axit hữu cơ, chúng còn bổ sung thêm kali cho cây trồng rất tốt, tất cả các sản phẩm trên đều hòa tan tốt trong nước nên có thể phun tưới trực tiếp lên lá, giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng hơn.

2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY QUẤT (TẮC) GIAI ĐOẠN RA HOA, TẠO QUẢ

2.1. Lựa chọn, tính toán lượng phân bón

– Lượng phân bón cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả như sau: 90 – 100kg SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE/ 1000m 2 (Tăng năng suất, phẩm chất trái, trái to đồng đều, vỏ sáng bóng).

Lưu ý:

(Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu nên kết bổ sung thêm một số hoạt chất sau tăng hiệu quả sử dụng phân bón, kích thích cây trồng phát triển mạnh, khỏe,…)

+ Conpound Soddium Nitrophenol 98% (giúp gia tăng số chồi, kích thích hoa, tăng hấp thụ phân bón, tăng đề kháng).

+ Cung cấp cho cây chất kích thích sinh trưởng đặc biệt (NAA, GA 3) và lân giúp phân hóa mầm hoa, ra hoa hữu hiệu nhiều, đồng loạt, liên tục, tăng tỷ lệ đậu trái trái (sử dụng vào các thời điểm trước khi nhú bông, tượng trái non, trái bằng đầu ngón tay út).

+ Giai đoạn đậu trái là giai đoạn cây yêu cầu cung cấp đầy đủ các yêu tố dinh dưỡng vi lượng Bo, Mn, Zn, Fe,….sản phẩm phân bón SÔNG MÃ NPK 16-16-8+ TE đã bổ sung đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cây trồng.

Tác dụng:

+ Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây nuôi trái, làm lớn trái nhanh, đồng đều.

+ Giúp hạn chế rụng trái non, mẫu mã đẹp, sáng bóng và mọng nước.

+ Chống nứt trái, da sần sùi( cám), ghẻ trái.

2.2. Phương pháp lượng phân bón cho quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả

+ Lần 1 vào tháng 3 (âm lịch), ở giai đoạn này cây đang trong quá trình phát triển thân lá vì thế cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển có bộ khung tán khỏe + chất hấp thụ phân bón (phối trộn phân SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE + SNP 98%).

Lượng bón: 30 – 50 kg/1000m 2 phân hỗn hợp

+ Lần 2: vào tháng 6 (âm lịch), khi cây bắt đầu chuẩn bị bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Ở giai đoạn này cây vẫn đang phát triển thân lá đến tháng 8 (âm lịch) cây bắt đầu ra nụ. (phối trộn phân SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE với SNP 98%).

Lượng bón: 30 – 50 kg/1000m 2 phân hỗn hợp.

+ Lần 3: Vào đầu tháng 8 (âm lịch), tiến hành phun chất kích thích sinh trưởng (NAA, GA 3). Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Mục đích lần phun này làm cho cuống và đế hoa phát triển to ra, giảm khả năng rụng hoa, tăng khả năng đậu quả.

+ Lần 4: Vào cuối tháng 8 (âm lịch) đầu tháng 9 (âm lịch) tiến hành phun chất điều tiết ra hoa (NAA, GA 3), kết hợp với tưới phân vi lượng cho cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Để cho quả sinh trưởng và phát triển, không sảy ra hiện tượng rụng quả nhiều.

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Lúa

Lúa là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu thâm canh cao, năng suất có thể đạt từ 8 -10 tấn/ha.

Nhu cầu dinh dưỡng cây Lúa: Ở Việt Nam lượng dinh dưỡng cho lúa giao động từ

+ Đối với các giống lúa thuần dưới 95 ngày

+ Đối với các giống lúa thuần trên 95 ngày

+ Đối với các giống lúa lai dưới 95 ngày

+ Đối với các giống lúa lai trên 95 ngày

Để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt – đạt năng suất cao nhất, ngoài các yếu tố dinh dưỡng chính như: Đạm, Lân, Kali thì cần bổ sung các chất dinh dưỡng trung: Canxi, Magie, Lưu huỳnh đặc biệt là Silic và vi lượng: Đồng, Kẽm, Sắt, Molipden, Bo, Mangan… (Tham khảo cẩm nang dinh dưỡng cây trồng)

QUY TRÌNH BÓN PHÂN

1. Bón lót (Bón trước khi cấy hoặc gieo sạ)

C1: Bón phân đơn:

+ Supe Lân: 15 – 20kg/500m2 (300 – 400kg/ha)

+ Đạm Urea: 2 – 4kg/500m2 (40 – 80kg/ha)

+ Kali Clorua: 1 – 1,5kg/500m2 (20 – 30kg/ha)

C2: Bón phân NPK

(Chọn các sản phẩm chuyên lót cho lúa có hàm lượng lân cao, hàm lượng đạm và kali thấp)

+ NPK 5.10.3; NPK 6.8.4; NPK 6.9.3… : 25 – 30kg/500m 2 (500 – 600kg/ha)

hoặc DAP (18-46): 7 – 10kg/kg/500m 2 (140 – 200kg/ha).

Nếu bón loại hàm lượng cao hơn có thể giảm lượng bón theo tỷ lệ thích hợp hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Không nên chọn loại phân có hàm lượng Đạm và Kali quá cao mà Lân thấp (VD: NPK 8.2.8; 12.2.10; 20.5.15…) để bón lót làm mất cân bằng dinh dưỡng, lúa dễ bị sâu bệnh.

Cách bón: Trộn đều phân và rải đều khắp mặt ruộng trước khi cấy, sạ.

2. Bón thúc đẻ nhánh (sau khi lúa bén rễ hồi xanh hoặc 20 – 25 ngày sau sạ)

C1: Bón phân đơn:

+ Đạm Urea: 5 – 7kg/500m 2 (100 – 140kg/ha);

+ Kali Clorua: 2 – 3kg/500m 2 (40 – 60kg/ha).

C2: Bón phân NPK

(Chọn các sản phẩm chuyên thúc cho lúa có hàm lượng Đạm cao, hàm lượng kali vừa phải)

+ NPK 12.2.10; NPK 12.2.12; NPK 11.1.8: 18 – 20kg/500m 2 (360 – 400kg/ha)

Nếu bón loại hàm lượng cao hơn có thể giảm lượng bón theo tỷ lệ thích hợp hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cách bón: Trộn đều phân rải đều khắp ruộng kết hợp làm cỏ sục bùn.

3. Bón đón đòng (khi lúa đứng cái làm đòng)

C1: Bón phân đơn:

+ Đạm Urea: 1 – 2kg/500m 2 (20 – 400kg/ha);

+ Kali Clorua: 2 – 3 kg/500m 2 (40 – 60kg/ha).

C2: Bón phân NPK

(Chọn các sản phẩm chuyên thúc đón đòng cho lúa có hàm lượng Đạm cao và Kali cao)

+ NPK 12.2.10; NPK 12.2.12; NPK 11.1.8: 8 – 10kg/500m2 (160 – 200kg/ha)

Nếu bón loại hàm lượng cao hơn có thể giảm lượng bón theo tỷ lệ thích hợp hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cách bón: Trộn đều phân rải đều khắp ruộng.

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cà Phê

Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, trong đó cao nhất là kali sau đó là đạm. Lượng dinh dưỡng cà phê hút/lấy đi phụ thuộc vào loài, giống và đất trồng.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê: Với cà phê vối, trung bình để có 1 tấn nhân, cây đã lấy đi theo quả 34,2kg N + 6,1kg P 2O 5 + 46,9kg K 2 O + 4,1kg MgO + 4,3kg CaO và các trung vi lượng khác

Năng suất của cây cà phê đạt từ 5 – 7 tấn nhân/ha, ổn định qua nhiều năm nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và được chăm sóc theo đúng cách.

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY CÀ PHÊ

(Bón phân cho cà phê kinh doanh – Lượng bón tính cho 1ha)

C1: Bón phân NPK cho cây cà phê

+ Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 500-700 kg phân NPK 16-8-16.

+ Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 700-800 kg phân NPK 16-8-16.

+ Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 800-1000 kg phân NPK 16-8-16.

+ Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 1.

+ Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 2.

C2: Bón phân đơn (Đạm SA, DAP, Kali Sunphat) cho cây cà phê

+ Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 310 – 430kg Đạm SA; 80 – 120kg DAP; 160 – 230kg Kali Sunphat.

+ Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 430 – 490kg Đạm SA; 120 – 135kg DAP; 230 – 270kg Kali Sunphat.

+ Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 490 – 610kg Đạm SA; 130 – 170kg DAP; 260 – 330kg Kali Sunphat.

+ Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 180 – 260kg Đạm SA; 20 – 30kg DAP; 20 – 30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 1.

+ Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 180 – 260kg Đạm SA; 20 – 30kg DAP; 20 – 30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 2.

Nếu năng suất vườn cà phê cao hơn mức 4 tấn nhân/ha thì cần bón tăng thêm từ 10 – 20% lượng bón ở mỗi lần bón trong quy trình trên.

Cách bón: Trộn đều các loại phân bón với nhau trước khi bón, đào rãnh nông quanh tán, rải phân xuống rãnh lấp đất để giảm bớt thất thoát phân bón. Các tàn dư của cà phê như lá rụng, lá non do tỉa cành, vỏ quả cần được vùi lấp trả lại cho đất.

Lựa chọn cành cắt tỉa: Cắt tỉa những cành cà phê vô hiệu, không cho năng suất (Cành già, cành khô, cành xương cá, chân vịt, tổ quạ, cành sâu bệnh, cành vượt, cành chùm…

Chuẩn bị đất trồng và giống; Kỹ thuật trồng; Thời vụ trồng; Làm cỏ, tạo bồn, bón phân, cắt tỉa, thu hoạch… để đạt năng suất cao

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Lạc (Đậu Phộng)

Bón phân cho cây lạc (đậu phộng) là yếu tố kỹ thuật quan trọng để cây lạc cho năng suất cao. Để bón phân cho lạc, cần xác định thời kỳ bón thích hợp, lượng phân, dạng phân bón và cân đối các yếu tố dinh dưỡng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lạc hấp thu dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao. Phân chuồng là yếu tố kỹ thuật không thể thiếu để có được năng suất trong trồng lạc.

Lượng dinh dưỡng nguyên chất bón cho 1 ha lạc dao động: 25-40 kg N, 50-80 kg P2O5, 60-90 kg K2O.

Ngoài ra cây lạc (đậu phộng) rất cần lân và vôi nhằm giúp cho nốt sần cố định đạm phát triển.

Quy trình bón phân cho cây lạc (đậu phộng)

* Lượng phân bón

* Bón vôi:

Canxi là chất dinh dưỡng cần chú ý trước tiên khi trồng đậu phộng. Thiếu canxi hạt lép nhiều, trái bị thối đen cuống, thân mầm bị xám đen. Bón vôi thành 2 lần:

+ Lần đầu bón ½ lượng vôi trước khi bừa phẳng ruộng.

+ Lần hai bón ½ lượng vôi khi lạc đã ra hoa xong.

Toàn bộ phân chuồng + KCl + ½ Super Lân + 1/3 Urea + Thuốc trừ mối, kiến + dế.

* Bón thúc:

+ Lần 1: 10-15 ngày sau khi gieo (2-3 lá kép) bón 1/3 Urea.

+ Lần 2: 25-30 ngày sau khi gieo (cây có 2-3 lá kép) bón 1/3 Urea + ½ Super Lân. Có thể sử dụng phân bón lá kết hợp với các lần phun thuốc trừ sâu.

Bón lót cho đậu phộng; trộn phân bón thúc cho đậu phộng

* Đối với lạc che phủ nilon:

Sau khi lên luống tiến hành rạch 2 hàng dọc theo luống cách mép luống 30cm, rạch sâu 10cm. Bón lót toàn bộ lượng phân trên (bón dồn lượng bón lót và bón thúc 1 lần) và san phẳng mặt luống.

Riêng vôi bột chia thành 2 lần bón, lần thứ nhất bón 50% khi bừa phẳng, lần thứ hai bón 50% lượng còn lại khi cây lạc tắt hoa, có thể bón trực tiếp vào gốc hoặc rắc lên cây.

Trồng lạc bằng phương pháp che phủ nilon

* Những lưu ý khi bón phân cho cây lạc:

Bón phân đạm cho lạc đòi hỏi hết sức thận trọng. Nếu bón không đúng kỹ thuật, đôi khi dẫn đến giảm năng suất do hiện tượng lạc lốp đổ. Chỉ bón thêm đạm cho cây lạc trong những trường hợp sau:

– Lượng phân chuồng bón lót không đủ, đất xấu, thiếu dinh dưỡng.

– Cây sinh trưởng kém, có biểu hiện thiếu đạm. Bộ rễ lạc tạo nốt sần kém, lượng đạm cố định do vi khuẩn cung cấp cho cây ít.

– Bón đạm vô cơ trên cơ sở bón lân, kali và bón vôi đầy đủ, tạo sự cân đối trong dinh dưỡng khoáng.

Nên ủ kali cùng phân chuồng để bón cho lạc. Nhiều nơi dùng tro bếp thay kali để bón cho lạc cũng rất tốt vì hàm lượng kali trong tro khá cao. Hiệu quả của kali đối với lạc thường thấp hơn lân, song việc bón kali cho lạc để có năng suất cao là điều cần thiết.

– Bón vôi cho lạc vừa nâng pH đất, cải tạo những vùng đất chua đồng thời cung cấp canxi cho cây. Bón vôi cho lạc đem lại hiệu quả tăng năng suất trên tất cả các loại đất.

Hiện nay việc sử dụng phân vi sinh cho lạc chưa nhiều vì bà con chưa quen dùng. Việc dùng phân vi sinh không những có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân vô cơ, tăng năng suất lạc, mà còn làm tăng cấu tượng đất, tăng hàm lượng các chất dễ tiêu, tạo điều kiện dinh dưỡng tốt cho cây trồng ở vụ kế tiếp.

Nguồn: chúng tôi giáo trình gieo trồng cây đậu tương và lạc – Bộ NN&PTNT