Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Trinh Nữ Hoàng Cung, Ky Thuat Trong Cay Trinh Nu Hoang Cung

Kỹ thuật trồng cây

Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Campuchia, Lào. Việt Nam, Ấn Độ và cả ở phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, sau được trồng ở các tỉnh phía Bắc. Trinh nữ hoàng cung là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu bóng một phần, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình từ 22 – 27oC, lượng mưa trên 1500 mm/năm.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây được tách ra khỏi cây mẹ và đã sinh trưởng độc lập gồm đầy đủ các bộ phận của một cây hoàn thiện đó là có rễ, thân, lá. Cây giống phải đạt chiều cao 20 cm trở lên, cây sạch bệnh (không có bệnh, sâu, mầm mống của sâu bệnh).

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây Trinh nữ hoàng cung thuộc loại cây trồng dễ tính, có thể trồng bất kỳ thời gian nào trong năm, chỉ cần cung cấp đủ ẩm cho cây. Tuy nhiên, thời vụ thích hợp nhất cho cây là trồng vào vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm). Khoảng cách trồng: 30 x 30 cm. Lượng cây giống: 75.000 cây/ha

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Chọn nơi đất không bị úng ngập vào mùa mưa kể cả úng tiểu mãn. Vạc bờ cuốc góc và làm sạch cỏ dại trước khi cày bừa. Cày sâu 20 – 25cm bừa nhỏ (theo kỹ thuật làm đất thông thường). Cắt luống theo hướng Đông Tây kết hợp với chiều thoát nước của đất vào mùa mưa: Vun luống còn rộng mặt luống 80cm, rãnh 40cm, chiều cao luống 25 – 30cm. Bổ hốc so le hoặc nanh xấu cây cách cây và hàng cách hàng là 40 x 40 cm.

4, Phân Bón Lót:

Bón lót 15-20 tấn phân chuồng mục/ha, bón theo hốc 300-400 kg lân super, 150-170 kg Kali Sunpát.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

Cây trồng theo hốc đã được bón phân chuồng, trồng 2 hàng lệch nhau hay theo kiểu nanh sấu. Đảo đều phân và đất theo từng hốc, đặt thẳng cây giống vào chính giữa hốc đã được đào sẵn, lấp đất đều xung quanh cho kín bề mặt của thân giả khoảng 1 cm, ém đất xung quanh củ cây giống để cây khỏi bị lay gốc và để đế củ tiếp giáp với đất sẽ chóng đâm rễ hơn. Trước khi trồng cần cắt bỏ hết phần rễ của cây giống để kích thích việc ra rễ mới và cần cắt bỏ hết phần lá của cây giống chỉ chừa lại 1-2 cm, nhằm tránh sự mất nước tạo cho cây nhanh ra lá mới.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.  

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để cung cấp đủ ẩm cho cây và phát hiện sâu bệnh sớm để kịp thời xử lý. Cần định kỳ làm cỏ sạch ruộng, kết hợp xới xáo và bón phân thúc cho cây sau mỗi lần thu hái. Sau 1 5 ngày kể từ khi trồng cây con, ẩm độ đất trồng phải luôn luôn đảm bảo từ 75 – 80%. Sau thời gian trên, độ ẩm đất có thể thấp hơn (khoảng 60 – 65%). Thường xuyên thăm kiểm tra ruộng trồng, nếu phát hiện có cây con bị chết cần giặm lại cây mới để đảm bảo mật độ, khoảng cách trồng. Cuối năm thứ hai nếu có nhu cầu lấy cây giống thì bới gốc cây mẹ ra để tách lấy cây con đem làm giống.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

Phân chuồng: 1500 – 3000 kg/sào (1000m2) (15 – 30 tấn/ ha) bón lót toàn bộ. Phân đạm và phân lân bón thúc sau khi trồng 45 ngày và bón kết hợp xới xáo sau mỗi lần thu hoạch dược liệu (4,5 lần /năm) 1 lần cách nhau 2 – 2,5 tháng. Tổng lượng phân là 160 kg đạm urê thị trường và 160 kg lân sunfat/ha/năm. Cuối năm bón quanh gốc cây lượng phân chuồng dùng cho năm sau để cây có điều kiện giữ ẩm, phủ ẩm gốc cây tạo điều kiện cho mùa xuân năm sau cây sinh trưởng phát triển tốt hơn.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

Thường xuyên kiểm tra ruộng trồng Trinh nữ hoàng cung, nếu thấy có sâu non xuất hiện, mật độ sâu cao do sâu có thể gối vụ ta phải tiến hành phun thuốc. Cây Trinh nữ hoàng cung có sâu phá hoại chính là loài sâu ăn tạp (Brythys crini) phá hại từ tháng 4 -10 hàng năm, cao điểm tập trung phá hại của sâu vào những tháng giữa mùa hè nắng nóng xen với mưa lớn. Diệt trừ sâu hại: Ta có thể dùng các loại thuốc nội hấp hoặc thấm sâu thuốc thảo mộc (Fastac 5 EC, Tập kỳ, Thần tốc) cho hiệu quả diệt trừ sâu Brithys crini Fabricius rất cao, có thể đạt hiệu quả trên 90%. Tuy nhiên, tránh hiện tượng sâu gối vụ, ta nên phun nhắc lại 10-15 ngày/lần. Phun ướt cả 2 mặt lá và bề mặt luống. Phun vào ngày nắng, buổi chiều, khi cây đã khô sương. Nồng độ phun theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Nếu ít sâu, có thể dùng phương pháp bắt thủ công vào sáng sớm và chiều tối. Bệnh hại: Bệnh đốm đen, đốm cháy lá, mốc phấn trắng, vàng lá sinh lí nhưng mức độ gây hại không lớn. Có thể dùng thuốc phòng trừ là: TP – ZEP 18 EC có nguồn gốc từ thảo mộc phun theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của nhà sản xuất. Dược liệu Trinh nữ hoàng cung là lá nên cần tuân thủ áp dụng đúng quy tắc về thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà sản xuất với từng loại thuốc bảo vệ thực vật mới được thu hoạch được liệu.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản: Thu hoạch đợt đầu tiên sau trồng 100 – 200 ngày (tùy theo tuổi của củ cây con trồng), thu hoạch đợt đầu có thể năng suất và chất lượng dược liệu chưa cao. Cây đủ tiêu chuẩn là trồng được 1 năm trở đi, thường khi cây có 6 -8 lá thật, kích thước lá dài 50 – 70 cm, rộng 10 – 12 cm, lá dày ta nên thu hoạch. Khi thu, để lại 2 – 3 lá ngọn. Khi cây đã được 1 năm tuổi trở đi, tùy thuộc điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh có thể thu hoạch lá 1,5 – 2 tháng/lần. Chọn ngày nắng ráo, thu hoạch lá vào buổi chiều hôm trước hoặc buổi sáng hôm sau. Lá Trinh nữ hoàng cung sau khi thu về rửa sạch và sơ chế bằng cách chần qua nước sôi rồi rải đều trên dàn phơi cách mặt đất 1m có bạt nilon che mưa ở trên, di chuyển bằng ròng rọc. Sau 2 nắng, có thể phơi tiếp trên sân gạch hoặc sấy ở nhiệt độ 35-40oC đến khô, độ ẩm cho phép 12% là được.

9, Kinh nghiệm và Thị Trường:

Yêu cầu bao đóng gói: Phải nhất thiết đóng gói dược liệu bằng túi polyetylen loại dày khó rách, sau đó buộc chặt đầu bao bì để tránh không khí xâm nhập làm ẩm, mất mùi thơm, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. Yêu cầu của kho bảo quản: Kho phải được đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát, có cửa thông thoáng, trang bị kệ sắt để đặt sản phẩm, kệ cách tường kho và cách sàn kho 20 – 30cm để tránh ẩm và mối mọt. Thời gian bảo quản dược liệu: Dược liệu khô đóng gói kỹ trong điều kiện kho bình thường, có thể bảo quản được 2 năm. Trong điều kiện bảo quản ở dược liệu ở kho lạnh thì thời gian bảo quản có thể kéo dài lâu hơn. Yêu cầu và điều kiện vận chuyển: Bao hàng đưa lên xe vận chuyển không được rách, tốt nhất ngoài đóng thêm 1 lớp bao tải để khi vận chuyển trên đường tránh rách nát, làm hỏng dược liệu. Xe vận chuyển là loại xe chuyên dụng, phải có bạt che mưa nắng an toàn cho dược liệu.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Quy Trinh Kỹ Thuật Trồng Rau Sạch Bằng Hệ Thủy Canh Đơn Giản

1.QUY TRINH KỸ THUẬT TRỒNG RAU SẠCH BẰNG HỆ THỦY CANH ĐƠN GIẢN

2. Tác giả, Cơ quan: Hoàng Thị Bích Thảo, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

3. Xuất sứ của công nghệ: Hệ thống thủy canh đơn giản áp dụng cho đô thị (Simplified hydroponic system for urban food production) Mcgill University, Canada

4. Một số thông tin/đặc điểm chính của quy trình/công nghệ: Áp dụng đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với sản xuất nhỏ lẻ của Việt Nam, góp phần cung cấp nguồn thức ăn sạch ngay tại gia đình.

Thủy canh có nghĩa là trồng cây trong dung dịch mà không cần đất. Trước đây, phương pháp này còn khá phức tạp, chi phí tốn kém và thường chỉ những người có kinh nghiệm và kiến thức mới có thể làm được. Nay chúng tôi xin giới thiệu quy trình thủy canh rau sạch bằng hệ thủy canh tĩnh (không hồi lưu) đơn giản, không tốn kém, tiện lợi, dễ dàng áp dụng cho mọi gia đình để trồng rau sạch. Phương pháp này có thể tận dụng những khoảng trống ở hiên nhà, sân thượng, nơi có ánh sáng chiếu vào được.

Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ

– Chuẩn bị thùng xốp: Mua thùng xốp hoặc có thể tận dụng các thùng xốp bán hoa quả, những thùng xốp này có chiều rộng khoảng 40 cm, chiều dài 50 cm. Cắt các thùng xốp sao cho chiều cao còn lại khoảng 20 cm. Mỗi thùng xốp như vậy sẽ chứa được khoảng 25 lít dung dịch. Tuy nhiên với đa số các loại rau, chỉ nên sử dụng 20 L dung dịch là đủ để đảm bảo có một phần rễ cây không ngập trong dung dịch. Điều này giúp phần rễ cây nằm trên dung dịch có dưỡng khí tốt đủ cung cấp cho cây. Phương pháp này sẽ giúp giảm thiểu việc sục khí cho dung dịch hàng ngày. Thùng xốp được bọc nylong đen mặt bên trong để giúp dung dịch không bị thất thoát ra bên ngoài đồng thời đảm bảo môi trường tối cho rễ cây sinh trưởng tốt trong dung dịch và hạn chế sự phát triển của rêu.

– Chuẩn bị nắp thùng xốp: Nắp thùng xốp được đục lỗ cách đều nhau, tùy từng loại cây để có thể đục lỗ to hay nhỏ, thưa hay dày. Ví dụ đối với rau muống, với kích thức thùng xốp như trên ta có thể đục 15 lỗ (đường kính lỗ to khoảng 4 cm để đảm bảo khít với cốc nhựa hay rọ nhựa dự định đưa vào). Với một số cây trồng như rau xà lách, có thể đục lỗ nhỏ (đường kính 1,5 cm) và chuyển cây trực tiếp vào các lỗ này mà không cần cốc hay rọ nhựa. Trong trường hợp này, có thể trồng 12 -15 cây/thùng xốp và có thể dùng bông hay xốp để cố định cây.

– Chuẩn bị cốc nhựa hay rọ nhựa: Trường hợp dùng cốc/rọ nhựa, nên tìm các cốc nhựa/rọ nhựa tốt nhất là mầu tối hoặc đục để tránh ánh sáng có thể xuyên qua, giúp tạo môi trường tối cho rễ cây phát triển tốt và tránh rêu mọc bên trong. Đục các lỗ xung quanh cốc nhựa để rễ cây có thể đâm qua các lỗ này vào dung dịch. Các cốc/rọ nhựa này cùng với giá thể có vai trò đỡ cây đứng thẳng.

Chuẩn bị giá thể: Giá thể có thể là sơ dừa, rơm rạ luộc kỹ, trấu hun, râu ngô…. Có thể kết hợp rơm rạ và trấu hun. Trấu hun có mầu đen được phủ lên bề mặt cốc càng giúp đảm bảo che ánh sáng cho rễ phát triển tốt.

Chú ý: Rơm rạ luộc là giá thể rẻ tiền và sẵn có nhất, tuy nhiên khi dùng rơm rạ cần chú ý luộc kỹ (đun sôi, thay nước 4-5 lần) sau đó đem ngâm nước 7 -10 ngày (thường xuyên thay nước) sao cho rơm rạ không phôi màu vàng ra nữa là được.

Bước 2. Chuẩn bị cây con

Cây con được gieo vào khay bầu (mỗi khay bầu có khoảng 130 -200 bầu nhỏ tùy từng loại). Giá thể để gieo ươm cây con có thể là đất trộn trấu hun theo tỷ lệ đất: trấu là 8:2. Chú ý nên dùng đất sạch nguồn bệnh hoặc xử lý đất bằng thuốc trừ nấm đặc biệt đối với những cây con dễ bị nấm gây hại rễ giai đoạn nhỏ. Trấu hun nên được rửa qua nước đề không gây xót rễ cây con. Ngâm ủ hạt nứt nanh rồi đem gieo vào những khay bầu (mỗi bầu 1 đến 2 hạt tùy từng loại cây). Như vậy mỗi khay bầu có thể cung cấp khoảng 200 cây con. Khi cây con chưa nảy mầm, cần để các khay bầu trong ánh sánh nhẹ hoặc che ánh sáng trực tiếp vào cây con đang nảy mầm. Khi cây con nảy mầm đều khoảng 2 cm, đưa dần cây con ra ánh sáng. Dùng dung dịch dinh dưỡng pha loãng để tưới cây con hàng ngày (nồng độ dung dịch pha loãng bằng ½ nồng độ dung dịch trồng cây). Khi cây con được khoảng 2 tuần tuổi (tùy từng loại cây, thông thường cây cao khoảng 8-10cm và có vài lá thật), tiến hành nhổ cây con để chuyển vào dung dịch.

Bước 3. Chuẩn bị dung dịch

Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên hiện nay đã sản xuất được dung dịch thủy canh. Dung dịch này có ưu điểm hơn các dung dịch khác trên thị trường là tự điều hòa pH trong quá trình cây sinh trưởng của cây, vì vậy không cần thiết phải điều chỉnh pH của dung dịch trong suốt quá trình cây sinh trưởng. Dung dịch này cũng có ưu điểm là được tính toán pha chế bằng những loại phân bón ít tích lũy muối để hạn chế việc phải thay dung dịch thường xuyên. Vì vậy không cần thiết phải thay dung dịch mà chỉ cần bổ sung dung dịch hàng tuần khi dung dịch đã vơi đi do cây sử dụng. Dung dịch này gồm 2 dung dịch mẹ A và B.

Cách pha dung dịch trồng từ dung dịch mẹ A và B: Tùy theo loại cây trồng, có thể pha 2-3 ml dung dịch mẹ mỗi loại vào một lít nước, ví dụ để pha 100L dung dịch dinh dưỡng trồng cây thì cần 200 -300 mL dung dịch A hòa cùng với 200-300 mL dung dịch B.

Bước 4. Trồng cây trong dung dịch

Chuyển cây vào dung dịch: Cây con sau khi nhổ từ khay bầu, mang trồng vào các cốc nhựa sao cho rễ cây dễ dàng đâm ra ngoài nhất. Giá thể (rơm rạ, sơ dừa, trấu hun…) được dùng để cố định cây giúp cây đứng thẳng. Khớp các cốc nhựa này vào các lỗ của nắp thùng xốp và đặt nắp này trên các thùng xốp đã có dung dịch thủy canh.

Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ hút dung dịch trong thùng xốp, vì vậy dung dịch sẽ vơi dần, chú ý bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thường xuyên cho cây (thông thường 1 lần/tuần) để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.

Bước 5. Thu hoạch

Đối với các loại cây rau như rau muống, rau cải, mùng tơi, rau kinh giới… , sau 2-3 tuần có thể được thu hoạch lứa đầu tiên. Tiến hành cắt hoặc tỉa rau, sau đó bổ sung dung dịch để rau lại tiếp tục sinh trưởng cho các lứa thu hoạch sau. Thông thường mỗi lứa thu hoạch cách nhau khoảng 1 tuần.

5. Địa bàn đã triển khai: Thành phố Thái Nguyên

6. Địa bàn có thể áp dụng: Các đô thị, thành phố nơi thiếu đất canh tác

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Trong Mùa Hè Vượt Qua Thời Tiết

Trồng rau cải mùa hè nên lưu ý những gì về thời tiết

So với những mùa trong ngày, mùa hè có thời tiết mang đến nhiều bất lợi trong sinh trưởng và phát triển của cây. Đồng thời vào mùa này có nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến cây trồng vì vậy để có thể làm rau màu đạt hiệu quả đặc biệt là trồng rau cải mùa hè cần phải có những kỹ thuật riêng để phù hợp với cây trồng của mình.

Bước 1: chuẩn bị dụng cụ trồng rau cải

Những dụng cụ cần thiết bạn cần chuẩn bị trồng cải bao gồm : thùng xốp, đất trồng, hạt giống, màn che, bình tưới nước và phân bón.

Bước 2: các bước trồng cải trong mùa hè

Vì thời tiết vào mùa hè mang đến nhiều bất lợi nên khi trồng rau cải mùa hè bạn nên chuẩn bị các dụng cụ một cách tốt nhất để năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao nhất.

Mùa hè thường mang đến các cơn mưa nắng thất thường vì vậy bạn cần đục thêm các lỗ bên dưới thùng xốp để khả năng thoát nước được cao hơn, tránh gây úng cây.

Lúc trồng cải bạn có thể lựa chọn bằng cách trồng trực tiếp từ hạt giống rau cải hoặc từ cây non, bằng cách nào cũng được bạn nên chú ý về khoảng cách trồng và nhờ phủ thêm tấm màn che đã chuẩn bị từ trước để làm giảm tình trạng hơi nước bốc lên quá nhanh do nhiệt độ tăng cao.

Bước 3: cách chăm sóc rau cải vào mùa hè

Để năng suất được hiệu quả bất chấp thời tiết, trồng rau cải mùa hè bạn cần chú ý hơn về cách chăm sóc cho rau. Nước tưới chỉ cần tưới hai lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát không nên tưới vào giữa trưa nắng nóng. Mùa hè sâu bệnh cũng khá nhiều nên bạn cũng cần phải chú ý để bắt sâu. Phân bón cho rau cải nên chọn loại phân hữu cơ tổng hợp để tăng thêm sức chống chịu cho rau được tốt hơn.

Quy Trinh Cham Soc Hoa Dao

HOA, CÂY CẢNHKỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY HOA ĐÀO(Quy trìnhtóm tắt)I. GIỚI THIỆU CHUNG

Cây hoa đào (Prunus persica (L.) Batch thuộc họ hoa hồng Rosaceae, bộ hoa hồng Rosales,lớp 2 lá mầm Magnoliopsida. Ở Việt Nam cây hoa đào được trồng lâu đời và thú chơi đàongày Tết đã trở thành một phong tục, một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu đượccủa người dân miền Bắc nước ta. Chính vì vậy, ở miền Bắc đã hình thành 1 số vùng sản xuấthoa đào chuyên canh như Nhật Tân (Hà Nội), Phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang), GiaLộc (Hải Dương), Đồng Thái (Hải Phòng), Đông Hưng (Thái Bình)….

II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

2.1. Rễ: Đào có bộ rễ khá phát triển, rễ cái ăn sâu và phân nhánh khoẻ, do vậy đào có khảnăng chịu hạn tốt. Trồng đào ở những nơi có mực nước ngầm cao, rễ bị thối đen, nụ hoa bịthui.

2.2. Thân, cành: Đào thuộc loại thân gỗ, cao từ 3 – 8 m, mọc lâu năm, phân cành nhiều, chồicó nhiều lông

2.3. Lá: Hình bầu dục hoặc ngọn giáo, dài 8 – 15 cm, rộng 2 – 3 cm, có mũi nhọn dài, nhănnheo, có răng cưa nhỏ mịn, màu xanh thẫm hay xanh nhạt tuỳ theo giống.

2.4. Hoa: Hoa màu hồng, đỏ hoặc trắng, có cuống ngắn. Hoa nở vào tháng 1- 3 dương lịch

2.5. Quả: Quả hạch hình cầu, có một rãnh bên rất rõ, phủ lông tơ mịn, khi chín quả có màu đỏhồng. Quả chín vào tháng 5 – 8 dương lịch

III. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

3.1. Nhiệt độCây hoa đào ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triểntừ 18oC – 25oC. Nhiệt độ trên 35oC và dưới 8oC đều làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và pháttriển của cây. Hàng năm cây yêu cầu có một khoảng 1 thời gian với nhiệt độ lạnh nhất định đểphân hoá mầm hoa. Trong điều kiện không đủ lạnh, mầm hoa ít.

3.2. Độ ẩmCây hoa đào yêu cầu độ ẩm đất khoảng 80 – 85% và độ ẩm không khí 60 – 70%.3.3. Ánh sángĐào là cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng tốt. Nếu thiếu ánhsáng, cây sẽ sinh trưởng phát triển kém. Khi cây càng lớn yêu cầu ánh sáng nhiều hơn câynon.

3.4. Dinh dưỡngCũng như các loại cây khác, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho đào là biệnpháp nâng cao chất lượng hoa. Các chất dinh dưỡng mà cây cần bao gồm phân hoá học như:đạm (N), lân (P), kali (K), phân hữu cơ như phân chuồng, ngoài ra cây còn cần một lượng nhỏcác chất vi lượng.

IV. MỘT SỐ GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN HIỆN NAYĐào Bích, đào Phai, đào Bạch, đào Tiết dê,đào Mãn Thiên Hồng, …- Giống đào Phai: được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nướcta, giống này hoa đơn, màu hồng nhạt, cánh mỏng, nhanh tàn nhưng khả năng chống chịu vớisâu bệnh tốt, phạm vi thích ứng rộng- Giống đào Bích: là giống đào hoa kép, màu hồng đậm,cánh dày, hoa lâu tàn, khả năng chống bệnh kém.- Giống đào Bạch: là giống đào hoa kép,màu trắng, cánh dày, hoa lâu tàn, nhưng khả năng thích ứng hẹp hơn, khả năng chống bệnhkém.- Giống đào Tiết dê: là giống đào hoa kép, màu đỏ thẫm, cánh dày, hoa lâu tàn, khả năngchống bệnh kém.- Giống đào Mãn Thiên Hồng: được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập từ TrungQuốc, hoa nhiều, cánh hoa dày, màu sắc đa dạng (hồng đậm, hồng nhạt,…)

V. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

5.1. Chuẩn bị đất.Do đào không chịu úng nên phải chọn khu đất cao ráo, quang đãng và phảilên luống cao. Vườn trồng đào nên bố trí cạnh hoặc gần nguồn nước, chủ động nước tướitrong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước chống úng trong mùa mưa lũ.Trước khi trồngkhoảng một tháng đất phải được phay đập nhỏ, vơ sạch cỏ. Lên luống rộng 60 – 70cm, chiềucao luống từ 30 – 35 cm, chiều rộng rãnh 40cm, theo hướng Đông – Tây.2

5.2. Thời vụ trồng.Trồng cây đào giống mới ghép và cây đào thế đã chơi hoa vào Tết NguyênĐán vào vụ xuân tháng 2 – 3 hàng năm

5.3. Chọn cây giốngChọn cây giống được ươm trong túi bầu nilon, chiều cao 30 – 50cm,đường kính gốc 1 – 1,5 cm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, dập nát và vỡ bầu.

5.4. Mật độ khoảng cách.Mỗi ha có thể trồng được khoảng 3.100 – 5.500 cây/ha, tùy thuộcvào tuổi cây khi trồng hoặc cây đào cổ thụ, đào thế hay đào trồng cắt cành.- Cây đào mớighép trồng ra ruộng sản xuất với khoảng cách: cây cách cây 1,2 m và hàng cách hàng 1,5 m(tương đương 5.550 cây/ha).- Cây đào thế hay đào cổ thụ với khoảng cách: cây cách cây 1,6m và hàng cách hàng 2 m (tương đương 3.100 cây/ha).

5.5. Cách trồng.- Đào hố, bón lót: kích cỡ hố 0,4 x 0,4m. Khi đào hố trồng cây, cần lưu ý đổriêng lớp đất mầu phía trên mặt về một bên, lớp đất phía dưới về một bên.Trước khi trồng từ7-10 ngày, tiến hành bón lót và lấp hố. Lượng phân chuồng hoai mục là 30 tấn/ha + 1.100kgphân lân + 600kg vôi bột. Khi lấp hố cần cho 1 lớp đất đáy xuống trước, tiếp đến hỗn hợp(phân chuồng + lân + vôi bột) và sau cùng lớp đất trên bề mặt. Vun thành vồng cao hơn mặtluống 15-20 cm để khi đất lún cây không bị trũng, không bị úng nước, tránh được nghẹt cổ rễvà bệnh lở cổ rễ.- Trồng cây: Dùng dao hoặc kéo cắt đáy và phía bên túi bầu, bỏ túi bầu ra, đặtthẳng cây xuống chính giữa hố (sau khi đã bỏ túi bầu ra) rồi lấy ngay phần đất vừa đào lên lấplại cho kín và nén nhẹ đất xung quanh gốc. Chú ý cần trồng nông vừa bằng cổ rễ, năng xớixáo để đất luôn tơi xốp, đề phòng nghẹt rễ. Các cây trên 2 luống kề nhau nên trồng so le vớinhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời.

5.6. Chăm sóc và bón phân: – Tưới nước: Cây sau khi trồng xong phải được tưới nước ngay,15 ngày đầu tưới nước 2 lần/ngày, những ngày tiếp theo tuỳ thuộc vào độ ẩm đất.- Tủ gốc:Bằng rơm rạ, cỏ…là rất quan trọng. Lớp tủ dày 7 -10cm trên mặt luống làm hạn chế thoát hơinước từ đất, làm mát gốc cây khi trời nắng nóng, không mất công làm cỏ dưới vùng tán.- Cắttỉa:Tùy theo mục đích tạo dáng, thế cho cây mà thời gian đầu sau trồng mới có hình thức cắttỉa khác nhau. Sau đó khi chồi mầm cao 30 – 35cm thì bấm

ngọn, cứ làm như vậy đến đầu tháng 7 thì ngừng bấm ngọn, và thường xuyên điều chỉnh cáccành mọc đều bốn phía cho đều tán.- Bón phân: Lượng phân bón thúc cho 1 ha: Phân tổnghợp NPK (13:13:13+TE): 2.700kg, phân Urê: 270kg. Trộn phân NPK và phân Urê theo tỷ lệ10:1 để bón.Bón thúc làm 5 lần:+ Sau trồng 1 tháng, rễ mới đã phát triển tiến hành bón thúclần đầu. Lượng bón 300kg NPK và 30kg urê, hòa tan với nước tưới xung quanh gốc. + Số cònlại chia đều cho 4 lần bón và mỗi lần bón cách nhau khoảng 25-30 ngày. Kết hợp với tưới đủẩm, xới xáo, làm cỏ, vét luống. Ngoài ra phun thêm phân bón lá Đầu trâu 501, 502 hoặc Atoniknhằm giúp cây nhiều cành, tán xum xê.

5.7. Điều khiển ra hoa.Các biện pháp sau thường được thực hiện để làm cho đào ra hoa đúngdịp Tết Nguyên Đán: – Từ đầu tháng 8 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng (N)cao, để khoanh vỏ. Tháng 10 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩnbị tuốt lá. – Khoanh vỏ: tiến hành vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm+ Đối với cây đào to,trồng nhiều năm: dùng dao mỏng khoanh 2 vòng xung quanh các cành gần thân chính, cáchnhau 2cm. Bóc lớp vỏ giữa hai vòng khoanh bỏ đi và dùng nilon cuốn che bên trên vết khoanh,buộc chặt để nước mưa khỏi đọng chỗ vỏ bị khoanh làm thối vỏ.+ Đối với cây đào trồng nămđầu và năm thứ 2: dùng dao mỏng cắt khoanh 1 vòng tròn đều quanh thân cây ở dưới chỗphân cành.Sau một tuần lá đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống.Nếu lá vẫn xanh đậm thì tiếp tục cắt thêm một khoanh vỏ nữa phía dưới vết khoanh trước. –Tuốt lá đào: trước Tết Nguyên Đán 55-60 ngày, tuốt sạch toàn bộ lá, để kích thích mầm nụphát triển nhanh. Đồng thời dùng dây nilon go cành lại cho thuận tiện vận chuyển khi mang đitiêu thụ. Lưu ý: – Nên tiến hành tuốt lá làm 2 đợt cách nhau 7 ngày hạn chế rủi ro do điều kiệnthời tiết.+ Đợt 1: tuốt ½ số lá trên cành phía gốc+ Đợt 2: tuốt ½ số lá trên cành phía ngọn-Không được làm mất phần chân lá dính vào cành, dễ mất mầm hoa- Những cây đào sinhtrưởng mạnh tuốt trước, sinh trưởng yếu tuốt sau.4

VI. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

6.1. Nhện đỏ Nhện đỏ xuất hiện vào cuối thu. Nhện phát triển mạnh khi khô hạn- Triệu chứng:Nhện châm vào lá tạo thành vết chấm màu nâu vàng nhỏ tách riêng nhau. Khi bị hại nặng làmcho lá bị cháy vàng, héo đi và biến dạng, cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng.- Biện phápphòng trừ: + Vệ sinh đồng ruộng, vào lúc thời tiết khô hạn thường xuyên tưới nước, xịt vàomặt dưới của lá cũng sẽ hạn chế được mật độ của nhện đỏ trên cây, bón phân cân đối.+ Dùngcác thuốc hóa học: Commite 73EC, liều lượng pha 15-20ml/16lít nước; Pegasus 500SC, liềulượng pha 15-20ml/16lít nước; Reasgant 3.6EC, liều lượng pha 10ml/16lít nước;…

6.2. Sâu đục ngọn.- Triệu chứng: sâu non hại trên các ngọn chồi non, làm héo ngọn và chết. –Biện pháp phòng trừ: + Bón phân cân đối, không bón nhiều đạm+ Dùng thuốc Dupontprevathon 5SC, liều lượng pha 15ml/16lít nước; Reasgant 3.6EC, liều lượng pha 10ml/16lítnước;…

6.3. Rệp sáp- Triệu chứng: Thân có phủ lớp sáp trắng, quanh mình có các tia sáp dài trắngxốp. Sống tập trung thành từng đám bám chặt vào các ngọn non, cuống lá, kẽ cành hoặc mặtdưới lá, chích hút nhựa làm lá và ngọn héo khô. Sau thời gian rệp phát sinh thường có nấm bồhóng đen phát triển trên chất thải do rệp tiết ra làm đen mặt lá gây trở ngại khả năng quanghợp của cây làm cho cây còi cọc, sinh trưởng kém, bị hại nặng cây có thể chết. Vào cuối mùamưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển tăng dần mật độ. – Biện pháp phòng trừ: + Cắttỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán để tạo cho cây thông thoáng.+Dùng máy bơm xịt mạnh tia nước vào chổ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt sáptrước khi phun thuốc.+ Dùng thuốc Supracide 40 ND, liều lượng pha 20-13ml/16lít nước;Suprathion 40EC, liều lượng pha 20-30ml/16lít nước; Ascend 20SP liều lượng pha 10-16ml/16lít nước. Kết hợp với dầu khoáng SK Enspray 99 hoặc dầu khoáng Citrole 96.3ECtheo nồng độ khuyến cáo.

6.4. Bệnh chảy gôm.

– Triệu chứng: Bệnh phát sinh trên thân, cành đã hóa gỗ, nhất là chỗ phân nhánh. Chỗ bị bệnhvỏ nứt và chảy nhựa vàng trong suốt, sau nhựa chuyển màu nâu đỏ. Bộ phận bị bệnh lồi lên,vỏ và gỗ dần dần bị khô mục, lá cây bệnh bị vàng và rụng, bệnh nặng làm cây chết khô.-Nguyên nhân: do các vết thương cơ giới, sâu đục vỏ, tưới nước và bón phân không hợp lý,làm vỏ cây bị tổn thương, nấm Phytophthora Citrophthora xâm nhập làm thành phần tinh bộttrong tế bào chuyển thành dịch nhựa chầy ra liên tục.- Biện pháp phòng trừ: + Tránh gây vếtthương cho cây, cắt bỏ cây bệnh, cuối mùa thu, đầu xuân hàng năm, quét vôi hoặc nước Bócđô đậm đặc lên thân cây. Thường xuyên phòng trừ các loại côn trùng, giữ độ ẩm hợp lý, khôngnên bón quá nhiều đạm, tăng cường bón phân hữu cơ. + Phun thuốc Mancolaxyl 72 WP, liềulượng pha 60-80ml/16lít nước; Dupont Kocide 53.8DF, liều lượng pha 15-16ml/16lít nước hoặccác loại thuốc có gốc đồng và gốc lưu huỳnh.

6.5. Bệnh thủng lá. – Triệu chứng: lá đào xuất hiện các đốm nhỏ, lan rộng thành hình tròn hoặchình nhiều cạnh màu vàng hoặc nâu đen, đường kính khoảng 2mm. Xung quanh đốm có màuxanh vàng, sau đó đốm khô và rời ra làm lá đào có lỗ thủng.- Nguyên nhân: Do vi khuẩnXanthomonas Pruni Dowson- Biện pháp phòng trừ:+ Ngắt bỏ, tiêu hủy lá bị bệnh, tăng bónphân hữu cơ, hạn chế bón nhiều phân đạm. Vườn đào phải thoát nước mạnh. Đảm bảothoáng gió và chiếu sáng đủ. Không trồng xen các cây khác trong vườn đào tránh lây nhiễm.+Phun thuốc Ridomil Gold 68WG, liều lượng pha 80-90ml/16lít nước, Score 250EC, liều lượngpha 10ml/16lít nước; Anvil 5SC, liều lượng pha 16-20ml/16lít nước…

6.6. Bệnh xoăn, phồng lá- Triệu chứng: đầu tiên xuất hiện ở ngọn và lá non. Một phần haytoàn bộ lá dầy lên, màu xanh xám, sau đó quăn lại có những chỗ phồng rộp màu tím, trên cólớp bột trắng sau thành nâu. Bệnh nặng làm cho lá khô và rụng. – Nguyên nhân: Do nấmTaphira deformans (Berk. Tui). Nhiệt độ thích hợp cho bào tử phát triển là 20oc. Thích hợpCho nấm xâm nhiễm là 10 – 16oc. Nấm qua đông trên vỏ cây, vẩy chồi, phát triển vào mùaxuân năm sau. Bệnh nặng vào tháng 4 – 6- Biện pháp phòng trừ:6 Ngắt bỏ, tiêu hủy lá bệnh,bón phân cân đối, phun thuốc Ridomil Gold 68WG, liều lượng pha 80-90ml/16lít nước; Score250EC, liều lượng pha 10ml/16lít nước…

VII. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA TRONG NHỮNG NGÀY TẾT

7.1. Thu hoạch- Đối với đào dùng để chơi cành: Khi thu hoạch phải dùng cưa, nếu chặt sẽ làmlay gốc đứt rễ. Đem đi xa nên tẩm bông ướt cho vào túi nilon trọng vào gốc rồi buộc chặt. – Đốivới đào thế: Chú ý khâu đánh cây, tránh là cây bị đứt nhiều rễ và vỡ bầu. Khi cần vận chuyểnđi xa nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước đó 1-2 tháng, hoặc bao gói bầu thật chặt vàtránh va dập.

7.2. Bảo quản.- Đối với đào dùng để chơi cành: Sau khi mua cành đào về phải đốt gốc cànhhay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70- 80oC để nhựa của cành đào không chảy và cácchất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấy được ra ngoài. Để đào tươi lâunên thay nước 2-3 ngày/lần và mỗi lầ thay nước nên cho 1 viên aspirin nhằm hạn chế vi khuẩngây thối cành, tàn hoa. Sau khi mua về nhà nếu thấy hoa đào nở nhanh cho một vài viên nướcđá vào đó để giữ lạnh, có tác dụng kìm hãm hoa nở nhanh.- Đối với chậu đào thế: 4-5 ngàytưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô thì phải tưới nước. Không nên tướiquá nhiều nước, làm cây bị úng, sinh ra khí độc gây thối rễ, cây đào sẽ chết. Chậu đào phảiđược đặt ở nơi thoáng mát, đủ ánh sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làmđào mất nước nhiều dẫn đến héo hoa và nụ. Không nên để đào chỗ quá tối vì sẽ không đủánh sáng làm màu sắc hoa bị phai, hoa nhanh tàn hoặc nụ sớm rụng. Nên tránh để đào ở gầnbóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm cho hoa nở nhanh,chóng tàn. Nếu thấy hoa nở muộn người chơi có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, là nhưvậy thì chỉ sau 1 đêm hoa đào sẽ nở tung, cũng có thể tưới nước ấm hoặc dùng đèn điệnnhấp nháy chăng xung quanh cây đào vừa trang trí cho cây cũng vừa kích cho hoa nở sớm.*Một số chú ý khi chọn mua đào vào ngày tết: Tuỳ theo không gian bày, lứa tuổi, sở thích màngười mua có thể chọn được cành đào theo ý muốn. Nói chung để chọn được một cây đàođẹp thì người mua nên chọn đào cánh kép, cánh hoa dày. Cành đào phải đều, to vừa phải,dăm đào nhiều, có nhiều hoa và nụ. Vì những cành dăm to thường ít và thưa hoa. Nên chọncây đào có gốc thẳng, thân đào chắc khoẻ. Theo ý kiến của nhiều người, đào đẹp là đào códăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. 7 Đối với lại đào chơi cành, nêntìm mua đào tơ, thân mập, nhiều cành dăm, mắt dầy, nhiều nụ. Không mang lá, ít lộc nên sựmất nước qua lá không có hoặc rất ít. Do đó khi cắm đào vào bình chỉ cần đổ một ít nước cânđối trọng lượng để khỏi đổ bình.SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA ĐÀO – Bón lót: –Mặt luống 60 – 70 cm phân chuồng + phân lân + vôi bột – Cao luống 30 – 35 cm – Mật độ trồng2m2/cây – Bón phân thúc: cho 1 ha: – Sau trồng 1 tháng, bón thúc lần đầu. + Phân NPK(13:13:13+TE): 2.700kg, – Hòa 300kg NPK và 30kg urê + Phân Urê: 270kg. với nước tướixung quanh gốcTrộn theo tỷ lệ 10:1 để bón – Số còn lại chia đều cho 4 lần bón – Kết hợp vớitưới nước, xới xáo, làm cỏ Mỗi lần bón cách nhau 25-30 ngày phun phân bón lá Đầu trâu 501,502 – Phòng trừ sâu bệnhhoặc Atonik Đối với cây đào to: Đối với cây đào nhỏ – Khoanh 2 vòngxung quanh các cành – dùng dao mỏng cắt khoanh 1 vòng tròn gần thân chính, cách nhau 2cmquanh thân cây ở dưới chỗ phân cành. – Bóc lớp vỏ giữa hai vòng khoanh bỏ đi – Tuốt lá làm 2đợt cách nhau 7 ngày + Đợt 1: tuốt ½ số lá trên cành phía gốc+ Đợt 2: tuốt ½ số lá trên cànhphía ngọn8Trồng vụ Xuân(Tháng 1-2 âm lịch)Trước Tết Nguyên Đán 45- 60 ngày(Tiến hànhtuốt lá, go cành)Thu hoạch, tiêu thụCây giống (nhân từ vườn cây mẹ nuôi cấy mô)(cây cao 4-5cm, có 3-5 lá, rễ ra đều)Trung tuần tháng 8 âm lịch(Tiến hành khoanh vỏ)