Quá Trình Bón Phân Thúc Cho Cây Ăn Quả / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Bón Phân Thúc Cho Cây Ăn Quả Có Múi Hiệu Quả

Vậy để bón phân thúc trái đạt hiệu quả cao nhất chúng ta cần làm thêm một số việc sau đây:

Thứ nhất, bổ sung humic kích rễ trước khi bón phân từ 5 – 7 ngày để chuẩn bị cho cây một bộ rễ tốt nhất, khỏe nhất, giúp gia tăng khả năng hút và tốc độ hút dinh dưỡng cho rễ. Từ đó sẽ giúp cây sử dụng được tối đa lượng phân bón vào thời điểm này.

Còn phân bón gốc ở giai đoạn này mọi người có thể sử dụng loại NPK 2-1-2, 3-1-3 hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ như phân gà nhật, bột đậu tương, phân vi sinh cố định đạm sinh học azotobacterin,…

Thứ hai, đối với những cây có biểu hiện thiếu chất, vàng lá, yếu hơn những cây còn lại chứng tỏ nó đang bị stress (cây trồng sau khi ra hoa đậu quả cũng giống như phụ nữ sau sinh rất dễ bị stress, trầm cảm,…). Khi thấy cây như vậy, cần phải bổ sung amino acid để giải stress cho cây ngay, tránh để tình trạng này kéo dài vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi quả của cây làm giảm năng suất, chất lượng.

Ngoài ra, giai đoạn này cũng là giai đoạn thời tiết khá phức tạp, thuận lợi cho các đối tượng dịch hại như nấm bệnh, vi khuẩn, nhện đỏ phát triển. Để đảm bảo an toàn cho cây, chúng ta cũng cần phải có những biện pháp chuẩn bị để ứng phó với các trường hợp xấu nhất. Tốt nhất là nên sử dụng các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Đối với nấm bệnh, vi khuẩn thời điểm này rất dễ gây ra bệnh ghẻ loét gây hại lá sau đó lan dần sang cành và quả. Chúng ta cần sử dụng sunfat đồng kết hợp với nấm đối kháng để phòng, trị một cách dứt điểm và hạn chế tối đa sự lây lan.

Còn đối với nhện đỏ, chúng ta sử dụng các loại nấm ký sinh như là nấm xanh nấm trắng để có thể diệt trừ cả nhện trưởng thành, trứng nhện và nhện con,…

Sau đợt thúc trái này, trước khi thu hoạch 2 tháng, tức là 7 tháng từ khi đậu quả đối với cam và 4 – 5 tháng đối với bưởi chúng ta cần bón thêm một lượng kali vừa đủ để tạo ngọt và gia tăng hương vị, màu sắc cho quả. Nếu gặp mưa, cần bổ sung thêm một ít bột đá dolomite cho toàn vườn để đảm bảo pH không bị tụt xuống quá sâu gây ảnh hưởng đến độ tan của phân bón.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHĂM SÓC CÂY GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI MIỄN PHÍ!

Bón Phân Cho Cây Ăn Quả (Phần 2)

3. Bón bùn mương cho cây ăn quả

Về mặt dinh dưỡng cây trồng mà nói thì lợi thế trong canh tác cây ăn quả trên đất liếp ở ĐBSCL là mương vườn có chứa một lượng bùn rất đáng kể. Bùn đáy mương chứa nhiều xác bã hữu cơ và phù sa có nhiều dưỡng chất có thể sử dụng để bón cho đất liếp. Xác bã thực vật là cành lá của cây trái và cỏ dại trên liếp rửa trôi xuống mương do mưa hay tưới nước. Còn phù sa từ sông rạch theo nước tưới đi vào mương vườn; Hàm lượng dưỡng chất có trong phù sa khá nhiều như: 0,1% N; 0,1% P 2O 5; 3,9% K 2O; 0,57% CaO; 1, 72% MgO; 63,5% SiO 2, 13,53% Al 2O 3; 5,64% Fe 2O 3; 0,09% MnO. Lượng phù sa có nhiều nhất là vào đầu mùa nước nổi. Để phù sa vào mương vườn được nhiều phải thiết kế vườn có 2 cống bọng đặt ở 2 đầu vườn, một đặt ở đầu nguồn nước để lấy nước vào và một ở cuối nguồn để thoát nước ra.

Bón bùn đáy mương cho liếp cây ăn quả được thực hiện trong mùa nắng, một đến 2 năm/lần tùy thuộc vào lượng bùn có ở đáy mương. Sau khi rút nước cạn mương vườn, bùn đáy mương được đưa lên liếp bằng gàu hay máy bơm bùn làm thành một lớp mỏng khoảng 2-3 phân đều trên mặt liếp (Hình 2). Không bồi quá dầy hay bồi trong mùa mưa dễ làm cho đất thiếu oxy. Chỉ lấy phần đất bùn nhão ở đáy mương đưa lên liếp mà thôi, không chạm đến tầng đất cứng ở đáy mương, vì thường tầng đất nầy có chứa vật liệu sinh phèn, khi đưa lớp đất này lên liếp gặp không khí sẽ oxy hóa thành phèn hoạt động hại rễ.

Hình 2. Sử dụng bùn đáy mương bón cho liếp vườn cây ăn quả: (a) Dùng gàu đưa bùn đáy mương lên liếp và (b) Mặt liếp sau khi bón bùn đáy mương

4. Bón phân hóa học cho cây ăn quả

Trong điều kiện trồng cây thâm canh, để có năng suất và chất lượng cao, cây ăn quả cần phải được bón phân hóa học mới đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây. Bón phân hóa học cho cây ăn quả tùy thuộc vào các yếu tố sau đây:

K, N, Ca; Đất nhiều cát cần bón nhiều K, Ca, Mg; Đất phù sa cổ cần bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng; Đất nhiều hữu cơ cần bón nhiều Cu, Zn.

4.1. Bón phân hóa học cho cây còn tơ (cây ăn quả giai đoạn cây con)

Cây tơ cần được bón phân thường xuyên để ra đọt non liên tục, tạo khung tán lớn, mau thuần thục, cho quả sớm. Mỗi năm có thể bón từ 4-6 lần phân. Dưỡng chất N, P, và K được bón theo tỷ lệ 3:2:1 bằng cách trộn 3 phần urê + 3 phần DAP + 1 phần KCl, hoặc sử dụng phân “Đầu Trâu TE+Agrotain” hay NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE với liều lượng từ 50-200 g/cây/lần bón tùy theo loại cây và tuổi cây.

4.2. Bón phân hóa học cho cây trưởng thành

* Bón phân hóa học cho cây ăn quả ở giai đoạn sau khi thu hoạch quả.

Bón phân ở giai đoạn này là để cây phục sức, nuôi cành lá mới chuẩn bị cho vụ tiếp theo. Ngay sau khi thu hoạch, cần cắt tỉa để kích thích cây ra chồi mới mập, khỏe, tập trung, tán cây thông thoáng nhận đầy đủ ánh sáng và gió, cây ít sâu bệnh. Do đó, sau mỗi kỳ thu hoạch quả để giúp cây ra đọt mới chuẩn bị cho vụ sau, cần phải cắt tỉa những cành đã ra quả, cành không ra hoa vụ trước, cành ốm yếu, cành vượt trong tán, cành bị sâu bệnh. Đồng thời tỉa cành kết hợp với sửa tán khi cành quá dài và tán cây quá lớn. Khoảng vài năm nên cắt sửa tán một lần, cắt bỏ tối đa 25% số cành trong tán. Dùng kéo cắt tỉa những cành nhỏ, dùng cưa cắt những cành lớn.

Sau khi cắt tỉa, xới đất thành băng xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, rộng khoảng 50 cm và sâu khoảng 10 cm. Nếu liếp trồng hai hàng cây và cây đã giáp tán thì xới một băng dài ngay giữa liếp và những băng xương cá giữa 2 cây trên hàng. Tiến hành bón phân vào những băng đã xới. Ba dưỡng chất đa lượng N, P và K bón cho cây giai đoạn này có tỷ lệ N cao nhất (2:1,5:1) bằng cách trộn 2 phần urê + 2 phần DAP + 1 phần KCl, hoặc bón phân “Đầu Trâu AT1” với liều lượng từ 2-3 kg/cây tùy theo tuổi và loại cây. Sau khi bón phân phải tưới nước thường xuyên để cây ra đọt non.

* Bón phân hóa học cho cây ăn quả ở giai đoạn trước khi ra hoa

Khoảng 1-2 tháng trước khi cây ra hoa tiến hành bón phân lần thứ 2, nhằm mục đích để những lá đang phát triển mau trưởng thành, không cho chồi mới mọc gây cạnh tranh dinh dưỡng và cũng để kích thích sự phân hóa mầm hoa. Dưỡng chất N, P và K bón cho cây giai đoạn này có tỷ lệ P cao nhất (có tỷ lệ 1:3:2) bằng cách trộn 2 phần DAP + 1 phần KCl; hoặc bón phân “Đầu Trâu AT2” với liều lượng từ 1-2 kg/cây tùy theo tuổi và loại cây. Sau khi bón phân phải tưới đẩm để kích thích cho cây phân hóa mầm hoa.

* Bón phân hóa học cho cây ăn quả giai đoạn đậu quả và quả phát triển

Bón phân ở giai đoạn đậu quả là nhằm hạn chế rụng quả non, còn bón phân lúc quả phát triển là để gia tăng kích thước và chất lượng quả, vì đây là giai đoạn quả tích lũy chất dinh dưỡng. Dưỡng chất N, P và K bón cho cây ở giai đoạn nầy có tỷ lệ K cao nhất (tỷ lệ 1:1:1,5) bằng cách trộn 1 phần urê + 2 phần DAP + 2 phần KCl, hoặc bón phân “Đầu Trâu AT3” với liều lượng từ 2-3 kg/cây. Kali là chất của chất lượng, bón nhiều kali là để tăng cường sự chuyển vận sản phẩm quang hợp từ lá vào quả.

Nguồn: chúng tôi Nguyễn Bảo Vệ

Vai trò của Bo đối với cây trồng, giới thiệu 1 số sản phẩm có chứa dinh dưỡng Bo và kỹ thuật sử dụng phân chứa Bo hiệu quả,…

Sử dụng phân bón gốc kết hợp với một số chất kích thích sinh trưởng tác động vào thời kỳ thụ tinh, phát triển trái, giúp bưởi tăng khả năng đậu trái, hạn chế rụng trái non, giúp bưởi neo quả trên cây,…..

Hướng dẫn đào mương, tạo liếp trồng cây ăn quả, hướng dẫn bón vôi cải tạo đất và độ pH trồng cây ăn quả, ý nghĩa của việc bón phân hữu phân hữu cơ cho cây ăn quả…

Phân Bón Lá Dinh Dưỡng Cho Cây Ăn Quả

Kiến thức nhà nông

Tuỳ theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ, phan bon la, và vi lượng để cây đạt năng suất cao

Để cây ăn trái đạt năng suất cao, có chất lượng ngon thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón của nông dân rất khác nhau. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông dân có thói quen bón nhiều phân đạm, phan bon la, không chú ý nhiều đến phân lân và phân kali. Việc bón phân không hợp lý (nhất là bón nhiều phân đạm) có thể làm cho cây khó ra hoa, đậu trái. Nếu bón nhiều đạm trong giai đoạn nuôi trái có thể làm cho trái to, năng suất tăng nhưng chất lượng trái sẽ giảm, hiệu quả sản xuất không cao.

Dinh dưỡng cho cây ăn trái trong mùa mưa

Cây ăn trái lâu năm nếu chăm sóc theo cách truyền thống đều sinh trưởng mạnh và cho trái trong mùa mưa. Tuy vậy cũng có những loại cây ăn trái cho trái quanh năm như chuối, dừa, đu đủ

…Đối với những cây ăn trái theo mùa mưa nhưng áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp có thể giúp cây ra hoa đậu trái sớm hoặc ra trái vụ. Giải đáp một số câu hỏi của nông dân về hiện tượng vàng lá, thối rễ trong mùa mưa hay cây cam sành mang trái sắp thu hoạch nhưng bón phân không những làm cây không phát triển mà còn bị rụng trái, vàng lá, TS. Nguyễn Văn Hòa – Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho rằng có thể do vườn cây ăn trái bị bệnh vàng lá thối rễ. Do vậy trước khi bón phân cần phải xử lý bệnh bằng cách xẽ rảnh để tiêu thoát nước, chống đọng nước, đồng thời bón vôi bột và tưới thuốc trị bệnh từ 2-3 lần, định kỳ 7 ngày/lần. Sau khi xử lý bệnh xong mới bón phân lân hoặc các loại phân có tác dụng kích thích bộ rễ phát mạnh. Khi cây hồi phục và bộ rễ phát triển mới bón phân tiếp tục.

Trả lời các câu hỏi về phân bón lá và cách bón phân của bà con nông dân, ThS. Phan Văn Tâm – Cty CP Phân bón Bình Điền cho rằng trong mùa mưa bà con cần phải áp dụng bón phân cân đối, sử dụng những loại phân có thành phần cân đối như NPK 16-16-16 và những loại phân có bổ sung thêm trung và vi lượng. Những loại phân có hiệu quả trong mùa mưa là phân chậm tan, giúp cây không phát quá nhanh nhưng bền cây và nuôi trái tốt.

Comments

Hiện tại không có lời bình nào!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA

Địa chỉ trụ sở chính: Số 2, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 024. 3756 7712

Fax: 024. 3756 7710 MSDN: 0101893367 cấp ngày 03/03/2006 tại phòng đăng ký kinh doanh sở KHDT TP Hà Nội

Email: vig@viglacera-exim.vn

Check email

Một Số Phân Bón Thúc Cho Cây Đậu Đỗ Hiệu Quả Cao Và Cách Bón

Tác dụng của việc sử dụng phân bón thúc cho cây đậu đỗ

Bón thúc đúng loại và đủ liều sẽ giúp cây đậu đỗ hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho từng thời kì phát triển. Cây trồng lớn nhanh với khối lượng rễ, thân, lá gia tăng nhanh chóng, kích thích đâm hoa kết trái, cho một mùa màng bội thu. Bà con có thể sử dụng kết hợp nhiều loại phân bón thúc tùy từng thời kì phát triển của cây để phát huy công dụng phân bón lên mức tối đa.

5 phân bón thúc cho cây đậu đỗ hiệu quả cao và cách bón

AMINE bón thúc cho cây đậu đỗ

AMINE là phân bón lá sinh học dùng cho nhiều loại cây trồng từ cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả đến cây rau màu. Bà con có thể kết hợp AMINE với các loại phân bón khác để tăng hiệu quả.

Thành phần:

Công dụng:

AMINE bón cho cây đậu đỗ giúp cây phát triển cứng cáp, cứng lá, xanh đầm và hạn chế đỗ ngã. Phân kích thích ra mầm hoa mạnh, tăng tỷ lệ đậu quả, hạn chế rụng trái non. Quả sau thu hoạch sẽ kích thước đều, hạt chắc, màu đẹp, hương vị thơm ngon. Từ đó đem lại giá trị kinh tế cao cho hộ nông dân canh tác.

Các nguyên tố trung vi lượng trong AMINE còn có công dụng nâng cao sức chịu đựng của cây với tác động ngoại cảnh, tăng khả năng chống chịu khô hạn và nhiễm mặn.

Cách bón hợp lý: phun tất cả các giai đoạn từ sau khi gieo 15 ngày với lượng 20 ml/bình 25 lít/lần.

Công ty sản xuất: Công ty Trách nhiệm hữu hạn SITTO Việt Nam

Phân Hữu cơ khoáng Trimix- N2 bón cho cây đậu đỗ sai trái

Phân Hữu cơ khoáng Trimix- N2 thế hệ mới được sản xuất theo công nghệ tạo viên rã hoàn toàn khi gặp nước, giúp cây đậu đỗ hấp thu dinh dưỡng nhanh và hiệu quả hơn.

Thành phần:

Công dụng:

Phân Hữu cơ khoáng Trimix- N2 cung cấp dinh dưỡng hữu cơ ủ hoai đạm, lân, kali cho cây đậu đỗ phát triển mạnh bộ rễ, giúp cứng cây, dày lá, hạn chế đỗ ngã và chống gãy cành; tăng tỉ lệ đậu quả, nuôi dưỡng cây trong thời kỳ mang quả giúp quả hạt to, mã đẹp, tăng hương vị quả và năng suất, từ đó giúp bà con chóng thu hồi vốn.

Ngoài ra, Phân Hữu cơ khoáng Trimix- N2 còn bổ sung hệ vi sinh vật có ích như: Trichoderma spp., Bacillus subtilis, Streptomyces spp.,… giúp kiểm soát hiệu quả các bệnh do vi khuẩn, nấm bệnh và tuyến trùng gây hại trên cây trồng. Giảm lượng phân hóa học, giảm lượng thuốc trừ sâu, tiết kiệm chi phí mức tối đa.

Cách bón:

Bón phân xung quanh gốc, cách gốc 20 – 40 cm

Tưới đủ nước cho đất trước khi bón phân

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Điền Trang

Vaseed TS9 bón định kì cho cây đậu đỗ

Thành phần:

Nts: 25%; P2O5hh: 10%; K2Ohh: 10%

MgO:2%; CuO: 100ppm;ZnO: 200ppm; S: 400ppm; MnO: 200ppm; B: 200ppm

Công dụng:

Vaseed TS9 là sự kết hợp giữa cả 3 nguyên tố đa, trung và vi lượng rất thích hợp để bổ sung cho cây đậu đỗ qua các giai đoạn.

Thành phần NPK trong Vaseed TS9 sẽ giúp cây đậu đỗ phát triển tổng thể các bộ phận từ rễ, thân, lá cho đến quả do phân có khả năng lưu trữ trong đất ở một thời gian khá dài. Đạm chiếm hàm lượng cao hơn cả (25%) sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho cây, chất lượng nông sản: quả đậu phát triển đồng đều, kích thước to, màu lên chuẩn, đem lại giá trị kinh tế cao

Nguyên tố vi lượng tạo độ màu mỡ cho đất, giúp đất thoáng khí và ẩm mềm, bảo vệ bộ rễ sâu phía dưới đất, hạn chế được sự tấn công của các loại sâu bệnh hại trong tự nhiên.

Thời điểm bón: bón định kì trong suốt quá trình canh tác

Công ty sản xuất: Công ty Cổ phần giống Nông Nghiệp Việt Nam

MEGAPLEX bón định kì cho đậu đỗ sai quả

Thành phần: Axit humic:42; K2O:5.5; N:0.05; Ca: 0.2; Fe:0.05; độ ẩm: 10

Công dụng:

MEGAPLEX là loại phân hữu cơ bón lá có tác dụng bất ngờ trong việc kích thích cây ra rễ nhanh chóng, lông hút dài và mạnh, có khả năng chịu khô hạn và ngập úng tốt.

Bên cạnh đó, MEGAPLEX còn giúp cải tạo đất, cụ thể như: giảm chua, phèn; giải ngộ độc hữu cơ cho đất; tăng độ phì nhiêu và độ ẩm cần thiết cho sự phát triển của cây trồng nói chung và cây đậu đỗ nói riêng. Từ đó năng suất cây được cải thiện, chất lượng hạt đậu sau thu hoạch tốt. Hạt to, màu rực rỡ, hương vị thơm ngon, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Thời điểm bón: Bón sau khi thu hoạch, ra hoa, ra trái, nuôi trái đến thu hoạch (10-15 ngày bón 1 lần)

Nhà sản xuất: Công ty TNHH MTV Boly Việt Nam

VermaPlex- Phân bón thúc hữu cơ cho cây đậu đỗ chóng thu hoạch

VermaPlex là phân bón hữu cơ tồn tại ở dạng lỏng, được sản xuất từ 100% từ thiên nhiên.

Thành phần: Axít Humic: 0,1; N: 0,1; P2O5: 1; K2O: 2,3

Công dụng:

VermaPlex có tác dụng trực tiếp thúc đẩy sự tăng trưởng của lá, thân, rễ, hoa quả giúp tăng năng suất, giảm sự tấn công của sâu bệnh hại.

Trong phân có các vi sinh vật có ích như vi khuẩn dị dưỡng, nấm, khuẩn tia, vi khuẩn cố định nito trong không khí thành đạm,… giúp phân giải chất lân khó tiêu, ổn định nồng độ photphat trong đất khiến cây trồng dễ hấp thu chất dinh dưỡng và chất lượng đất cũng được cải thiện đáng kể.

Thời điểm bón: bón thúc định kì

Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua TOP 4 phân bón thúc cho cây đậu đỗ hiệu quả cao trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin TOP 4 phân bón thúc cho cây đậu đỗ hiệu quả cao, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.