Phuong Phap Tu Trong Rau Sach / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Hoa Phong Lan Long Tu Xuân

Long Tu Xuân là loài lan có hương thơm, hoa nhỏ nhắn thường nở vào dịp Tết Nguyên Đán. Hoa phong lan Long Tu Xuân được rất nhiều người ưa thích bởi dáng vẻ yêu kiều.

Phong lan Long Tu Xuân thuộc loại hoàng thảo vì thế có hương thơm và hoa rất đẹp. Cây có thân dài màu tím sẽ cho hoa có màu tím đậm. Loại có thân trắng thì sẽ cho hoa cánh trắng. Hoa nhỏ nhắn.

Long tu là một giống Phong lan mọc tại các rừng cây rụng lá vào mùa đông trên các cao độ từ 500 đến 1000 m, tại Việt Nam hoa mọc ở miền Bắc và Bảo Lộc, Lâm Đồng, Đà Lạt.

Thân dài khoảng 30-50 cm, buông thõng xuống. Lá dài 8-10 cm, rộng 2 cm. Hoa 1-2 chiếc ngang to 5-8 cm, mọc từ các đốt của thân cây đã rụng lá. Hoa nở vào mùa xuân và mùa hạ có hương thơm và tàn trong 2 tuần lễ.

Có các mắt lõm trên thân tại các đốt trên thân già. Thân tròn, thường căng mập ngúc ngoắc, không có các lằn dọc trên thân kiểu đùi gà, hoàng phi hạc. Lá dầy, xanh bóng.

Cách chăm sóc hoa phong lan Long Tu Xuân​:

Đây là loài hoa dễ trồng, ưa nắng, có thể ghép vào bảng dớn hoặc gỗ tùy ý; nên ghép vào cuối đông khi cây đang nghỉ, các mắt đang ngậm nụ. Phơi nắng trực tiếp từ khi bắt đầu ghép sẽ cho lứa cây con khỏe mạnh.

Trong thời gian sinh trưởng của cây nên tưới nhiều nước. Sang mùa thu, khi trời dịu mát thì nên giảm lượng nước tưới.

Khi cây non mọc mạnh tưới nước cho thật đẫm và bón phân 20-20-20 hay 15-15-15 với dung lượng ½ thìa cà phê trong 4 lít nước và bón hàng tuần. Khi tưới cần phải đợi cho khô rễ rồi mới tưới. Vào tháng 10, cây bắt đầu rụng lá, ngưng hẳn việc bón phân và chỉ tưới sơ qua và rất thưa hoặc phun sương cho thân cây khỏi bị teo lại.

Lan cần thoáng gió và không ưa thay chậu, cho nên trồng trên miếng cây dương xỉ hay vỏ cây rất thích hợp.

Lan cần khoảng 3-4 tuần lễ ban đêm lạnh xuống 40-50°F hay 4-10°C và ngưng tưới trong thời gian này để cây ra nụ.

Long Tu Lào Thuần Mùa 2022

– Loài hoa lan đẹp và dễ trồng

a) Đặc điểm nhận dạng Long Tu Lào

Long Tu Lào (Dendrobium Primilinum var Laos) là một loại lan thân thòng, thuộc chi lan Hoàng Thảo, thân trưởng thành thường gặp nhất có độ dài dài khoảng 30-50cm, tất nhiên có thân dài hơn nhưng ít gặp hơn, loại này đốt ngắn, trên thân già thường có 1 lớp vỏ mỏng rất dễ bong tróc, tại các đốt của thân già đã ra hoa có nốt lõm sâu. Dễ dàng nhận ra Long Tu Lào bởi các mắt lõm trên thân tại các đốt trên thân già. Thân tròn, thường căng mập ngúc ngoắc, không có các lằn dọc trên thân kiểu đùi gà, hoàng phi hạc. Lá khá dày, xanh bóng. Lá dài 8-10 cm, rộng 2 – 3.5 cm. Hoa mọc từ các đốt của thân cây đã rụng lá, mỗi đốt 1-2 bông bề ngang to 3-4 cm, hoa nở vào mùa xuân, cuối tháng 3 và trong tháng 4 dương lịch.

b) Cách trồng và chăm sóc lan Long Tu

Long Tu Lào rất dễ trồng, có thể nói là loại lan thân thòng dễ trồng nhất và rất khỏe, nên ghép vào bảng dớn hoặc gỗ khúc, tuy nhiên trồng chậu với giá thể vỏ thông hoặc dớn cọng cũng rất tốt, tùy bạn muốn trồng thế nào cho tiện vật liệu bạn có.

Long Tu Lào là loại phong lan dễ trồng, ưa nắng, thường thấy ghép vào bảng dớn hoặc gỗ khúc

Đối với hàng rời, nên ghép vào mùa đông ở miền Bắc (tháng 11 đến tháng 3 dương lịch) khi cây đang nghỉ, lá đã rụng, các mắt lúc này đang ngậm nụ bên trong. Phơi nắng trực tiếp từ khi bắt đầu ghép sẽ cho lứa cây con khỏe mạnh, nhưng đến mùa hè thì lại phải treo dưới lưới. Mua hàng rời ghép trong mùa đông thì mùa hoa gần nhất sẽ ra hoa, không cần can thiệp tưới tắm bón phân gì cả.

Đối với trường hợp bạn mua Long Tu Lào hàng thuần, bạn mua lúc nào trong năm cũng được vì cây thuần mà, đã sống khỏe rồi chả lo lắng gì hết. Các bạn cứ chăm sóc ứng với các khoảng thời gian ở đoạn sau của bài viết này:

Khoảng tháng 3 dương lịch, cây ra nụ cũng là lúc ở gốc các thân mẹ bật lên các chồi con. Đừng tưới quá nhiều nước cứ kệ mầm non ở gốc phát triển bình thường. Không bón các phân hóa học, thuốc kích thích hay treo phân chậm tan gì cả. Chỉ tưới nước vào gốc, mầm non lúc đó vẫn ăn dinh dưỡng từ thân mẹ nên không lo mầm non bị thiếu nước hay phân. Nếu tưới nhiều và cho phân sớm có thể bị hỏng mầm non. Chỉ tưới rất ít vào gốc coi như cầm hơi thôi. Khi nào cây phân nụ, nhìn thấy rõ ràng nụ mọc dài ra rồi thì tưới thoải mái toàn bộ cây, đủ độ ẩm để đảm bảo nụ không bị teo. Cơ bản là cây đủ dinh dưỡng trong mùa sinh trưởng, cắt nước đúng lúc vào mùa nghỉ và đảm bảo chế độ hưởng nắng thì sai hoa.

Sau kỳ hoa thì tới mùa sinh trưởng (tháng 4 đến hết tháng 9 dương lịch) của các thân con. Khi nào mầm non ở gốc dài được 7-15 cm và rễ non ra dài 3-5 cm thì bắt đầu tưới phân vào để mầm non phát triển. Giai đoạn này chủ yếu bón phân giàu hàm lượng Đạm như NPK 30-10-10 hoặc 20-20-20 và B1 hàng tuần với liều lưỡng loãng hơn chỉ dẫn một chút cũng đươc (đầu tuần phun phân bón, giữa tuần phun B1), nếu không muốn tưới nhiều phân thì dùng phân chậm tan đựng trong các túi lưới, túi vải treo phía trên giò lan để khi tưới nước phân ngấm dần xuống. Các bạn ở vùng nông thôn có thể dễ dàng dùng phân trâu bò, dê phơi khô đóng túi vải rồi treo trên giò lan hoặc đặt ở mặt chậu đất, thực tế cho thấy sức phát triển của lan rất mạnh. Chăm bón đủ dinh dưỡng trong mùa sinh trưởng giúp cho các thân con trở thành cây trưởng thành, to dài. Trong mùa sinh trưởng, hàng tháng bạn phun thuốc phòng nấm bệnh (thuốc Ridomil, Antracol) và vi khuẩn (thuốc Physan, Kasumin) hay tưới nước vôi trong, loãng thì rất tốt để cây không bị nấm, vi khuẩn gây hại. Trong thực tế mình trồng Long Tu Lào thì hầu như không cần dùng thuốc phòng, chỉ khi thấy có bệnh thì mới phun, nhưng loại này rất khỏe cũng ít bị bệnh lắm.

Long Tu Lào nghỉ khá sớm, sớm hơn Phi Điệp Tím, Hạc Vỹ. Vào khoảng đầu tháng 10 dương lịch ta đã thấy bắt đầu có hiện tượng thắt ngọn, ngọn cây tròn túm lại, lá ngọn bé chứ không phát triển to ra, lúc này ta tưới thưa đi, 3-4 ngày một lần để cây rụng lá dần. Đến đầu tháng 12 dương cây đã rụng lá gần hết, dừng tưới nước hoàn toàn cho cây nghỉ, treo cây ra chỗ nắng sáng thoải mái giúp kích hoa. Đến khoảng đầu tháng 2 dương lịch ta tưới nước một lần/ngày trở lại, chỉ tưới vào gốc, mỗi tuần phun phân bón giàu Lân kích hoa (NPK 10-30-10) một lần theo chỉ dẫn trên nhãn, cỡ nửa tháng sau sẽ thấy nhú nụ. khi nụ bắt đầu nở thì dừng tưới để hoa lâu tàn hơn.

Chốt lại lần nữa đây là loại phong lan rừng thật sự rất dễ trồng, rất khỏe, ít gặp bệnh tật lắm, giá lại mềm vườn nào cũng nên có chứ mua lan phi điệp đột biến đắt lắm mà 1 thời gian nữa lan đột biến nhiều quá cũng trở thành bình thường như các loại lan khácthôi.

Kỹ Thuật Trồng Lan Hoàng Thảo Long Tu

Hoàng Thảo Long Tu hay còn gọi là lan Long Tu, nó có tên tiếng Anh là Dendrobium Primulinum. Mùi hương của loài hoa lan này khá nhẹ nhàng, dễ chịu, màu sắc tươi sáng, hay nở vào mùa xuân. Chỉ cần chăm sóc đúng cách lan sẽ nở ngay dịp Tết.

Hoàng Thảo Long Tu mọc nhiều nhất là ở các quốc gia Châu Á. Tại Việt Nam cũng có nhiều giống khác nhau cụ thể như sau:

+ Lan Long Tu xuân: Đặc điểm của loại lan này là thân dài, cong, khi xuống lá có màu nâu, độ dài lá ngắn hơn so với Long Tu Đá. Hai màu sắc hoa Long Tu xuân thường thấy nhất là vàng và tím, màu hoa rực rỡ, hay nở nhất là vào mùa xuân. Nhìn chung, để trồng lan Long Tu xuân không quá khó, nhanh ra hoa, hoa có mùi hương nhẹ nhàng.

+ Lan Long Tu đá: Loại lan này thân ngắn, màu xanh, các sọc trắng chảy nổi. Lá cây mỏng, khi xuống lá vẫn có màu xanh. So với Long Tu xuân thì Long Tu đá có hoa màu trắng và tím đậm hơn, cũng nhiều lông hơn. Vì Lan Long Tu đá khó trồng, khó nở hoa nên cần phải được chăm sóc kỹ.

+ Hoàng Thảo vôi: Đặc điểm của loại lan này là thân to, đốt ngắn, bên ngoài được bao bọc kỹ bởi một lớp vỏ phân dễ bong tróc. Trên cánh hoa có nhiều lông, mùi thơm gần giống với hoa nhài. Màu cánh hoa nhạt, ở trên họng có các tia đỏ chạy dọc. + Lan Long Tu Lào: Thân cây ngả màu tím, nhìn hơi mập hơn so với các loại lan ở Việt Nam. Đốt ngắn, thẳng với nhau và không zích zắc như một số loại lan vẫn thường thấy.

Với những người chơi lan Long Tu không khó để nhận ra rằng loài lan này có nhiều điểm tương đối khác biệt so với các loại thường thấy. Phần thân của chúng có vết lõm, lá xanh nõn, thân căng mập và zích zắc. Hoa Long Tu nở vào mùa xuân, nếu chăm sóc đúng thì sẽ nở ngay dịp Tết.

Thông thường, lan Long Tu hay rũ xuống thành từng khóm. Mỗi lần nở cũng rũ và chụm lại nhìn rất đẹp. Cánh hoa có nhiều loại từ tím phớt, tím hồng, tím đậm cho đến trắng. Bắt đầu từ khi hoa nở đến lúc tàn khoảng 15 ngày. Với hoa màu tím có mùi hương giữ được lâu nhất, còn hoa màu trắng và vàng thì lâu tàn hơn.

Nhiều người trồng thắc mắc khi nào thì nên ghép lan Long Tu nhưng theo chúng tôi thì bạn đừng quá quan trọng về vấn đề này. Kể cả khi giả hành rụng hết lá đến lúc cây sắp nhú nụ thì đều có thể ghép được. Còn nếu muốn đảm bảo hơn thì bạn nên chọn thời điểm ghép cây từ tháng 10 âm lịch cho đến tháng 2, tháng 2 âm lịch năm sau.

Tùy theo mỗi người mà lựa chọn loại giá thể nào để trồng cho lan Long Tu, nhưng để cây phát triển và cũng tiện lợi cho việc chăm sóc thì nên ghép vào bảng dớn hay trụ dớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghép vào miếng hay khúc gỗ, lũa hay trồng lan Long Tu trong chậu vẫn được.

Bước 1: Khía – Tách – Cắt

Giò là mới mua về có thể có từ 1 đến 2 giả hành tơ, nghĩa là giả hành 1 tuổi chưa nở hoa và vài giả hành 2, 3, 4, 5 tuổi. Với những người không chuyên thì có thể tách giả hành theo cặp để tiện chăm sóc.

Sử dụng dao mỏng như dao rọc giấy khía vào mối nối giữa hai giả hành để tách rời ra. Chú ý soi mắt ngủ sát gốc kẻo cắt trúng. Không được chủ quan xé toạc hai giả hành ra, bởi làm vậy cả mắt ngủ sẽ bị hư và cây sẽ chết.

Tách xong, bạn hãy tỉa rễ già đi. Để lại 2cm rễ để bắn ghim, còn lại thì bỏ hết.

Pha 1 chậu Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hay 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước rồi bỏ tất cả lan giống vào ngâm trong thời gian khoảng 5 đến 10 phút. Vớt ra để ráo nước.

Tiếp tục ngâm B1+Atonik nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì trong thời gian 30 phút. Lưu ý, chỉ nên sử dụng Atonik một vài lần, tránh lạm dụng nếu không muốn gây hại cho cây. Nếu không sử dụng Atonik bạn có thể thay thế bằng chế phẩm Hùng Nguyễn với tỉ lệ 1ml chế phẩm hay 20 giọt với 1 lít nước. Ngâm lan trong thời gian từ 30 phút đến 2 tiếng rồi vớt ra để ráo. Ghép liền lên giá thể mà bạn đã chuẩn bị.

Bước 3: Ghép, treo

Bắn ghim hay găm tất cả rễ vào bảng dớn hay bảng gỗ cho thật chắc chắn. Tốt nhất nên ghép chung giả hành tơ với giả hành tơ 1 bảng, còn giả hành già chung một bảng. Giả hành dài ghép chung 1 giò, giả hành ngắn ghép chung một giò. Như vậy giò lan sẽ có sự đồng đều, khi nở cũng đẹp hơn.

Sau khi ghép xong thì hãy treo lên giàn. Cho ăn nắng thời gian từ 60 đến 70% luôn. Đối với những ai ở khu vực đồng bằng xứ nóng thì hãy để gốc lan cách lưới ít nhất 1.5m. Còn khu vực mát mẻ thì khoảng cách nên là 1.2m.

– Mỗi tuần phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần với nồng đồ 1ml hay 20 giọt hòa với 1 lít nước. Ngoài ra có thể sử dụng B1+Atonik nhưng sẽ không tốt cho cây về sau. Phun chế phẩm đến khi bộ rễ đủ khỏe thì ngưng.

– Cách 7 đến 10 ngày thì phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE một lần.

– Đến khi mầm non có rễ dài khoảng 5cm thì gắn phân chì và nửa tháng thì phun trung lượng, vi lượng một lần.

– Khi cây được 8 tháng tuổi thì phun 6-30-30 TE 3-4 lần. Cứ cách 10 ngày thì phun 1 lần.

– Đến khi cây 9 tuổi thì gần như ngưng nước hoàn toàn. Để giả hành rụng trụi lá cho đến khi đến tháng 11 thì tưới đẫm cho cây. Mỗi ngày từ 1 đến 3 lần tùy theo loại giá thể mà bạn lựa chọn.

– Khoảng 10 đến 20 ngày sau cây sẽ xuất hiện nụ hoa. Nếu kích thước nụ hoa lớn thì hãy để ở nơi mát mẻ, giảm tưới nước. Nếu nụ hoa nhỏ thì tăng cường ánh sáng và tưới nước.

– Để phòng nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ… cho lan Long Tu thì cách 20 ngày thì phun Movento và Pesieu 1 lần.

– Trừ nấm và vi khuẩn bằng cách phun thuốc phòng 15 đến 30 ngày 1 lần. Nếu trời mưa thì 7 ngày phun một lần. Những loại thuốc trừ nấm có thể kể đến như RidomilGold, Antracol, Aliette, TopsinM… Còn thuốc vi khuẩn có các loại như Kasumin, Poner, Starner, Physan… Tỉ lệ pha cứ 1 nấm với 1 khuẩn là được.

Một số người trồng lan Long Tu cũng phòng bệnh cho cây bằng Nano Bạc, Nano Đồng, Agrifos 400. Cứ 15 đến 20 ngày thì phun 1 lần. Những ngày nhiệt độ quá 33 độ thì không cần phun.