Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Lan Rừng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi

Nhờ hiệu quả kinh tế lớn và có công dụng về y học nên cây ổi được trồng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, để thu về được lượng ổi lớn và chất lượng, người nông cần cần tìm hiểu kỹ thuật trồng cây.

Để thu về lợi nhuận và chất lượng quả cao, người trồng nên áp dụng kỹ thuật trồng cây Cây ăn quả và dược liệu

Cây ổi là loài cây gỗ nhỏ, cao từ 3-6 m, có kỹ thuật trồng cây không phức tạp. Thân cây non có màu xanh, tiết diện vuông, có 4 cánh uốn lượn màu xanh do cuống lá kéo dài; thân già màu nâu xám, tiết diện tròn, có lớp vỏ mỏng trơn nhẵn bong ra thành từng mảng. Cây có nhiều lông mịn ở thân non, lá và các bộ phận của hoa. Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu có lông gai hoặc lõm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới.

Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen, β-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Cây, quả ổi có pectin, vitamin C. Hạt có tinh dầu hàm lượng cao hơn trong lá, vỏ thân có chứa acid ellagic.

Cây ổi thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa. Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona.

Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần đây có một số giống mới không hạt như: ổi không hạt Đài Loan, ổi Phugi, ổi không hạt MT1… 2. Thời vụ: ở miền Bắc, cây ổi được trồng chủ yếu vào vụ xuân hè (tháng 3 – tháng 5) và vụ hè thu (tháng 8 – tháng 10); ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6).

Chuẩn bị đất và hố trồng

Đất trồng cần được làm tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon. Người trồng cần đào hố và bón lót trước khi trồng 3-4 tuần; hố có kích thước 50 x 50 x 50 cm (dài x rộng x sâu); mật độ trồng hàng cách hàng từ 2,5-3,0 m; cây cách cây từ 2,5 – 3,0, tương đương 1.400 – 1.500,0 cây/ha.

Kỹ thuật trồng cây ổi không khó

Kỹ thuật trồng cây

Trước khi trồng, người nông dân cần tỉa hết các mầm dại ở gốc (nếu có) sau đó tháo, bỏ các vật liệu quanh bầu; đặt cây vào giữa hố, lấp đất ngập gốc ghép 5-10 cm; cắm cọc buộc giữ cây khỏi bị gió rung,tưới ẩm ngay cho cây.

Ổi có giá trị cả về kinh tế và y học

Để tạo tán, người dân nên thường xuyên cắt tỉa bỏ mầm dại từ gốc ghép; khi cành ghép dài 40-50 cm bấm ngọn cho ra các cành cấp 2 và tiếp tục như thế cho cây ra cành cấp 3; mỗi cây để 8-10 cành ra đều các phía cho tán đẹp.

Ngoài ra, cây ổi cần luôn đảm bảo độ ẩm, khi gặp mưa lớn phải tháo hết nước ngay. Điểm đặc biệt của loại cây này là mỗi chùm hoa sau khi đậu quả chỉ để lại 1 quả/chùm.

Cách chăm sóc cây ổi

Bón phân: Người chăm nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.

Bón thúc: Sau khi trồng một tháng, người trồng cần bón từ 0,1 – 0,2 kg NPK (16 – 16 -8)/cây; sau đó mỗi tháng bón từ 0,1-0,2 kg/cây. Khi cây mang trái, người nông dân cần bón NPK (20 – 20 – 15) bón mỗi tháng 0,2 – 0,3 kgđến khi quả bắt đầu chín.

Các bệnh về quả của cây ổi khá nhiều

Sau khi trồng khoảng 10 ngày, người chăm bón có thể sử dụng HVP 6-4-4 K-HUMAT phun và tưới gốc 2 lần mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày để giúp cây phục hồi nhanh sau trồng. Sau đó, người trồng nên phun HVP 1001.S (16-16-8) để cây ra nhiều nhánh và dưỡng lá. Sau trồng khoảng 6 – 12 tháng, tùy từng giống (lúc bấm ngọn để kích thích cây ra hoa) người nông dân nên phun HVP 1601 (10 – 50 – 10) 2 lần mỗi lần cánh nhau 7 – 10 ngày.

Trong thời kỳ cây ra nụ và chuẩn bị nở hoa, người chăm cây nên dùng HVP TĐT để tăng mật độ hoa và thúc đẩy trái to. Trong thời kỳ mang trái, để hạn chế rụng trái, cây cần được dùng HVP Siêu canxi siêu Bo và HVP 1001.S (6 – 20 – 20) phun 2 lần cách nhau 10 ngày để tăng trọng lượng trái. Cuối cùng, trước khi thu hoạch 20 ngày, người trồng cây nên phun HVP 1001.S (0 – 25 – 25) để tăng chất lượng trái thu hoạch.

Cách phòng trừ sâu bệnh

Người trồng không được tưới phân tươi, nước đã bị ô nhiễm cho cây để chống các bệnh chết cây. Khi xuất hiện bọ nẹt, rệp, sâu ăn lá, dòi đục quả, cây cần được phun Sherpa 0,2-0,3%, Trebon 0,2% hoặc bẫy bả sinh học như Vizubon,… Để phòng bệnh sương mai, đốm quả, người dân cần phun Ridomil 0,2%, Anvil 0,2% và có thể phòng bệnh hại và làm cho màu sắc quả đẹp bằng cách bao quả bằng túi polyetylen hoặc các vật việu khác.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Theo Phương Pháp Thủy Canh

Bạn là “tín đồ” của những chậu lan xinh đẹp và cao sang? Thế nhưng bạn lại không có điều kiện để làm một khu vườn rộng rãi dưới đất nhằm thỏa mãn niềm đam mê này? Đừng lo, Lisado.vn gợi ý cho bạn giải pháp, đó là trồng lan thủy canh – một phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Cách trồng và chăm sóc hoa lan theo phương pháp thủy canh

Với phương pháp này bạn có thể tận dụng khu vực ban công, sân thượng hay khoảng trống trước sân nhà để trồng lan mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trồng lan thủy canh có gì nổi bật so với cách truyền thống? Lan được xem là một loại cây hoa quý, không chỉ tạo nét đẹp sang trọng cho không gian mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Nhưng loại hoa này cũng được đánh giá là khá khó trồng và chăm sóc. Theo cách truyền thống, lan thường được trồng trên các chất hữu cơ và được phun 2 loại phân bón (một loại nhằm thúc đẩy sử tăng trưởng dinh dưỡng, một loại để cảm ứng sự ra hoa). Với cách này, nếu không biết cách trồng, hoa lan thường ra không đều, chất dinh dưỡng bị dư thừa và tốn rất nhiều thời gian, công sức.

Và để giải quyết các vấn đề này, trồng lan thủy canh chính là phương án mang lại nhiều ưu điểm. Trồng lan thủy canh sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian chăm sóc, không cần tưới nước thường xuyên nên khu vực trồng lan luôn khô sạch. Hơn nữa, cách trồng lan thủy canh còn khắc phục được tình trạng rễ bị hỏng mà các phương pháp khác đang phải đối mặt. Điều này mang lại lợi nhuận cao trong việc sản xuất hoa lan, chất lượng và số lượng sẽ được tăng lên đáng kể.

Vậy, trồng lan thủy canh được thực hiện như thế nào? Chuẩn bị dụng cụ Để trồng lan theo phương pháp thủy canh, trước tiên chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ, giống hoa lan và một số dinh dưỡng cần thiết.

Thiết kế vườn lan: Nếu trồng lan thủy canh với mục đích kinh doanh thì nên thiết kế khung giàn nhằm đảm bảo độ bền, chắc chắn. Giàn che nên dùng lưới màu đen hoặc màu xám. Còn trong trường hợp trồng lan để chơi trên sân thượng, mái hiên thì nên đặt cùng các loại cây cảnh khác nhằm giảm bớt sự khô nóng của kết cấu mái tôn, bê tông xung quanh.

Giá thể: Có thể dùng các loại giá thể để trồng lan như than gỗ, xơ dừa hoặc vỏ đậu phộng.

Rọ thủy canh: Nên chọn những loại rọ có kích thước phù hợp với cây lan bạn định trồng.

Dung dịch thủy canh: Chọn loại dinh dưỡng phù hợp cho cây lan, tỷ lệ pha nước thì làm theo hướng dẫn đã được ghi sẵn trên vỏ hộp.

Bút PH, bút đo PPM nhằm đảm bảo xác định đúng nồng độ dinh dưỡng phù hợp cho cây.

Giống hoa lan: Nếu trồng lan để kinh doanh nên chọn các giống: Dendrobium, MoNaKa, Oncidium, Phalaenopsis, Vanda… đây đều là các loài hoa đẹp, khỏe, cho ra hoa liên tục. Còn trồng lan để giải trí thì loài Vũ nữ, Dendrobium, Hồ điệp rất phù hợp, vì những loài này rất dễ trong quá trình chăm sóc hoa.

Sau khi chuẩn bị vật dụng, giá thể và giống lan, chúng ta tiến hành trồng lan thủy canh.

Hướng dẫn cách trồng lan thủy canh Cho một lớp than hoặc xốp vào dưới đáy hộp nhằm đảm bảo độ thoáng khí cho cây. Sau đó lấy lớp than đã được đập nhỏ rửa sạch đặt vào chậu với độ cao khoảng nửa chậu. Tiếp đó là cho cây lan vào và trải thêm một lớp vỏ dừa đã được cắt thành các miếng lớn nhằm giữ ẩm cho cây. Lưu ý: Vỏ dừa phải được ngâm trong khoảng 24 giờ và đã xả sạch các độc tố. Đưa cây lên hệ thống thủy canh để cây được chăm sóc với dung dịch thủy canh, cung cấp dưỡng chất để cây phát triển

Kỹ thuật chăm sóc hoa lan thủy canh

Khi chăm sóc hoa lan thủy canh thì ánh sáng, độ ẩm, nước tưới và dinh dưỡng là những yếu tố quan trọng nhất.

Ánh sáng: Hoa lan không chịu được ánh sáng mạnh, do vậy nên làm giàn lưới để che bớt ánh sáng. Mức độ ánh sáng tốt nhất là khoảng từ 65-70%. Nước tưới: Sau khi trồng lan xong nên tưới nước luôn và duy trì 2 lần/ngày. Không nên tưới quá nhiều nước, mỗi lần tưới chỉ cần độ ẩm vừa đủ. Thời gian tưới tốt nhất vào sáng sớm hoặc chiều mát Dung dịch dinh dưỡng thủy canh: Nồng độ và liều lượng dinh dưỡng cho lan tùy thuộc mỗi thời kỳ phát triển. Với những hướng dẫn mà chúng tôi gợi ý ở trên, có thể thấy trồng lan thủy canh khá đơn giản phải không nào? Nếu bạn là một người yêu thích loài hoa lan, say mê kỹ thuật trồng cây cảnh thủy canh thì hãy thực hiện phương pháp này ngay tại nhà nhé!

Phương Pháp Ra Cây Và Chăm Sóc Lan Hậu Cấy Mô

Ngày đăng: 07/06/2014, 09:59

1 Võ Thị Mộng Hằng – Phòng CNSH Thực Vật, Trung tâm Công nghệ Sinh học PHƯƠNG PHÁP RA CÂY HẬU CẤY MÔ 1. Thiết kế vườn lan trồng cây lan con cấy mô Cây con trong phòng thí nghiệm được nuôi trong điều kiện đủ dinh dưỡng, nhiệt độ mát mẻ, cường độ ánh sáng nhẹ, ẩm độ cao. Do vậy, khi chuyển cây lan từ chai mô ra vườn ươm cần chú ý tạo tạo các điều kiện cho cây lan con phù hợp. Cụ thể: – Vườn ươm phải thông thoáng, cao ráo và sạch sẽ chiều cao vườn 3 – 3.5m. – Vườn phải có lưới che ánh sáng đạt 30 – 50% ánh sáng tự nhiên. – Có mái che để ngăn ngừa mưa lớn vào mùa mưa. – Có hệ thống tưới phun sương. 2. Dụng cụ  Thau dùng chứa nước rửa cây lan con sạch môi trường nuôi cấy.  Giấy báo + khay (rỗ) để trữ cây.  Bình phun sương.  Giá thể trồng là xơ dừa, dớn đen hoặc dớn trắng chuẩn bị tuỳ theo loại cây lan (lan con Dendro, Mokara, Cattleya, Ren,… sử dụng giá thể là xơ dừa; riêng lan con Hồ Điệp sử dụng giá thể là dớn trắng).  Thuốc phòng trừ nấm bệnh như Mancozeb, Dithan…  Vĩ bằng xốp hoặc vĩ nhựa có lỗ để trồng cây. 3. Cây giống Cây lan cấy mô được nuôi dưỡng trong các chai cấy, hộp nhựa. Sau khi cây lan con đ ã phát triển hoàn chỉnh, cao khoảng 3 – 4 cm, có bộ rễ cân đối với lá, có thể chuẩn bị để mang ra trồng. 4. Các phương pháp tiến hành  Phương pháp xử lý giá thể:  Giá thể xơ dừa: 2 Võ Thị Mộng Hằng – Phòng CNSH Thực Vật, Trung tâm Công nghệ Sinh học – Vỏ dừa phải được ngâm nước trong vòng 1 tuần để loại bỏ bớt chất tanin. – Cắt vỏ dừa thành từng miếng dài khoảng 5cm vừa đủ để bó cây lan con, đập tơi miếng xơ dừa đ ã được cắt và tiếp tục xả nước 2 – 3 lần. – Ngâm xơ dừa trong thuốc nấm ở nồng độ 1‰. (có thể sử dụng xơ dừa trong vòng 3 – 4 giờ sau khi ngâm thuốc nấm). * Lưu ý: Xơ dừa sử dụng là từ vỏ dừa khô.  Giá thể dớn trắng: Ngâm nước từ 1 – 2 ngày, sau đó ngâm thuốc nấm ở nồng độ 1‰ là có thể sử dụng làm giá thể cho cây lan con hậu cấy mô.  Phương pháp chuyển cây lan con In-vitro ra vườn ươm:  Bước 1: Chai mô hoặc hộp mô lấy ra từ phòng thí nghiệm đặt vào kệ vườn ươm cho thích nghi dần với điều kiện môi trường bên ngoài. (Có thể có hoặc không). 3 Võ Thị Mộng Hằng – Phòng CNSH Thực Vật, Trung tâm Công nghệ Sinh học  Bước 2:  Đối với chai mô: cho nước sạch vào chai lắc nhẹ để tách lớp thạch và cây. Sau đó dốc ngược vào thau nước sạch cho thạch và cây tuột ra khỏi chai.  Đối với hộp mô: thao tác lấy cây lan con từ hộp mô cho vào thau nước sạch dễ dàng hơn và không gây tổn thương cho cây lan con.  Bước 3: Rửa sạch môi trường bám trên cây lan con (đặc biệt là rễ lan) bằng cách rửa 2 – 3 lần nước sạch. Loại bỏ rễ hay lá bị hư thối, thao tác nhẹ nhàng tránh làm t ổn thương đến rễ và lá, không nên để cây lan con ngâm quá lâu trong môi trường nước v ì rễ và lá bị thương sẽ dễ bị úng lá và thối rễ dẫn đến cây lan chết sau khi chuyển ra vườn ươm.  Bước 4: Ngâm cây lan con vào thau nhựa chứa nước có pha thuốc nấm Dithan nồng độ 1- 2‰ trong vòng 2 phút.  Bước 5:  Chuẩn bị rỗ nhựa: Trãi giấy báo lên rỗ nhựa, dùng bình xịt làm ướt giấy báo. 4 Võ Thị Mộng Hằng – Phòng CNSH Thực Vật, Trung tâm Công nghệ Sinh học  Vớt cây lan con sau khi ngâm thuốc nấm ra rỗ nhựa, trãi đều các cây lan con trên rỗ nhựa giúp các cây lan con thông thoáng.  Lưu ý: Không nên bó cây lan con ngay sau khi ra cây nên để sau 2 ngày mới bó cây, điều n ày giúp hạn chế việc cây lan con bị úng rễ sau khi trồng vào vĩ.  Bước 6: Cách trồng Vắt khô miếng xơ dừa đã được xử lý thuốc nấm rồi quấn quanh rễ cây lan con cho vừa tay. Sau đó cho vào vĩ trồng lan. Cho vĩ trồng ra vườn ươm. 5. Chăm sóc  Phương pháp tưới nước: Trong thời gian 2 tuần đầu tiên sau khi chuyển cây lan con In-vitro ra vườn ươm không nên sử dụng phân bón chỉ tưới nước 2 lần/ngày (chủ động điều chỉnh liều lượng nước tưới tùy theo mùa nắng hay mùa mưa). * Lưu ý: Chỉ phun sương cho ướt lá và giá thể, không nên phun sau 4 giờ chiều. 5 Võ Thị Mộng Hằng – Phòng CNSH Thực Vật, Trung tâm Công nghệ Sinh học  Phương pháp sử dụng phân bón cho cây lan con: Đối với phân bón nên phun phân vào buổi sáng và tùy vào từng giai đoạn của cây lan có chế độ phân bón khác nhau.  Cây lan con sau khi chuyển từ hộp nuôi cấy mô chỉ phun nước ngày 2 lần trong vòng 2 tuần đầu tiên.  Tuần lễ thứ 3 phun Vitamin B1 với nồng độ 1ml/lít nước (2 lần/tuần).  Các tuần thứ 4 trở đi có thể phun phân NPK 30-10-10 kết hợp phân hữu cơ sinh học BiO-1 và Vitamin B1 phun luân phiên từ 1 – 2 lần/tuần. Nồng độ phân tưới cho lan con như sau:  Phân NPK 30-10-10 dùng 0.5 – 1 g/lít nước.  Phân hữu cơ sinh học BiO-1 dùng 1 – 2 ml/lít nước.  Vitamin B1 dùng 0.5 – 1ml/lít nước.  Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 15 ngày/lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau. Thu ốc trừ bệnh thường dùng: Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben, Nativo… Thu ốc sâu: Confidor, Supracide, Decis, B thái lan… * Sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh theo liều lượng thấp nhất so với khuyến cáo và nên phun thu ốc vào buổi chiều tối.  Sau 4 – 6 tháng, cây lan con tương đối lớn, ta có thể chuyển sang chậu lớn, cho thêm than vào và treo lên giàn để tiếp tục chăm sóc.  Riêng lan con Mokara nên chuyển ra trồng trên mặt luống vỏ đậu phộng và tiếp tục sử dụng chế độ phân bón như trên (áp dụng phương pháp trồng tương tự cây lan Mokara lớn, với phương pháp này cây lan con Mokara tăng trưởng nhanh hơn và giá thể ít bị rêu so với các phương pháp trồng khác). . Phòng CNSH Thực Vật, Trung tâm Công nghệ Sinh học PHƯƠNG PHÁP RA CÂY VÀ CHĂM SÓC LAN HẬU CẤY MÔ 1. Thiết kế vườn lan trồng cây lan con cấy mô Cây con trong phòng thí nghiệm được nuôi trong điều. cây lan con hậu cấy mô.  Phương pháp chuyển cây lan con In-vitro ra vườn ươm:  Bước 1: Chai mô hoặc hộp mô lấy ra từ phòng thí nghiệm đặt vào kệ vườn ươm cho thích nghi dần với điều kiện môi. bón như trên (áp dụng phương pháp trồng tương tự cây lan Mokara lớn, với phương pháp này cây lan con Mokara tăng trưởng nhanh hơn và giá thể ít bị rêu so với các phương pháp trồng khác).

Phương Pháp Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Sau Tết

Các cây lan hồ điệp trưng bày ngày Tết thường ghép vào các chậu lớn tạo nên những giò lan rực rỡ. Tuy nhiên, sau Tết, do các gia đình bận rộn nên thường quên hoặc chăm sóc lan không chu đáo, vì thế phần lớn lan bị chết hoặc không thể phát triển, hoặc lụi dần do người chơi không mấy quan tâm đến hoặc chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa.

Độc giả Hà Bắc chia sẻ cách xử lý và chăm sóc cây lan hồ điệp sau khi tàn hoa:

Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3 cm. Không nên cắt sát cần cuống, dễ làm dập gãy lá và dễ bị thối lan vào thân cây. Chỗ mắt ngủ còn lại trên cần hoa có khả năng cho ra cây con, dùng bông y tế chấm ít thuốc atonic đặt vào chỗ mắt ngủ khoảng một tuần rồi mở ra, sau 1-2 tháng có khả năng ra cây con.

– Đối với các lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa chưa quá 1/3 lá thì ta cố gắng giữ lá đó bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc khoét bỏ phần bị lá bị hỏng.

– Đối với các lá bị bệnh nhiều, mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng nên cắt bỏ hoàn toàn.

Tiếp theo, xử lý phần gốc và rễ: Người trồng nên quan sát rễ cây. Đa phần các cây hồ điệp trồng công nghiệp bằng rêu nước, dịp Tết do người nhà vườn hoặc người chơi tưới nước nhiều, do vận chuyển, cắm que sắt uốn hoa làm cho rễ cây bị thối rất nhiều. Ta cần rút bỏ bầu nhựa.

– Nếu thấy rễ cây vẫn còn tươi xanh, thối ít thì ta cố gắng giữ nguyên cả bầu của cây, dùng kéo sạch cắt bỏ tất cả các rễ thối, để nguyên các rễ vẫn còn tươi xanh. Bôi vôi, hoặc sơn móng tay, hoặc thuốc làm liền da cây, hoặc keo 502 vào tất cả các vết cắt đặt nguyên bầu cây vào chậu, dùng dây cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay. Đổ dớn cọng đã xử lý nấm vào xung quanh chậu vỗ nhẹ cho hơi chặt, không phủ kín lên gốc để quan sát sự phát triển của rễ cây.

– Nếu rễ cây bị hỏng nhiều, gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước trong bầu cây để cắt rễ thối, cắt bỏ toàn bộ các rễ bị thối hoặc dập gãy. Bôi vôi, keo vào vết cắt, bỏ ít xốp vào đáy chậu.

Cây bị cắt gần như hết rễ nên rất khó đứng vững trong chậu. Dùng một thỏi xốp hình chữ nhật, đặt vào chính giữa gốc cây, cho cây lên cục xốp đó. Buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.

– Để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô khoảng ba ngày sau thì tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần.

– Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H …thật loãng, tỉ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày.

– Khoảng 1-2 tuần sau, các rễ mới nhú ra, đợi khi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớp đất vào.

– Sau 1-2 tháng cây phát triển ổn định trở lại, bón phân, tưới nước bình thường.

Hà Bắc

Mời độc giả chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng và chăm sóc các loại cây trồng khác và gửi về địa chỉ Khoahoc@vnexpress.net.