Phương Pháp Trồng Rau Xà Lách / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phương Pháp Trồng Rau Xà Lách Thủy Canh Từ A

Trồng rau xà lách thủy canh khá đơn giản, chỉ cần nắm rõ các bước sau đây, bạn đã có 1 vườn xà lách sạch, an toàn ngay tại nhà rồi.

Trồng xà lách thủy canh, bạn sẽ được thu hoạch lứa xà lách đầu tiên sau vài tuần. Nếu bạn thành thạo những bước cơ bản này, bạn có thể có những vườn xà lách tại nhà trong suốt cả năm.

Phần 1: Chuẩn bị

1. Chọn loại xà lách bạn thích

Với hầu hết các loại xà lách, bạn đều có thể trồng thủy canh. Một số loại xà lách phổ biến hiện nay đó là:

Xà lách Mỹ: Lớp lá bên ngoài xanh hơn và lớp lá bên trong trắng hơn. Loại này phổ biến nhất vì có kết cấu lá giòn, mùi vị nhẹ nhàng và có nhiều nước.

Romaine Lettuce: (Xà lách Romaine) Có lá xanh đậm và dài. Nó có kết cấu lá giòn và hương vị đậm đà hơn các loại khác. Là một nguồn chứa nhiều vitamin A, C, B1 và B2, và axit folic.

2. Hãy sử dụng một hệ thống thủy canh động

Bạn có thể trồng cây trong nhiều loại hệ thống thủy canh như hệ thống nhỏ giọt, hệ thống NFT (hệ thống kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng), hệ thống ngập rút định kì, hệ thống khí canh,.v.v..

3. Chọn chất nền (giá thể thủy canh)

Có rất nhiều loại chất nền cho bạn lựa chọn bao gồm: len đá, xơ dừa, đá Vermiculite, dăm bào gỗ thông, đá sông, cát,v.v…

Tất cả những loại chất nền này đều có những mặt tích cực và hạn chế, nhưng bạn có thể lựa chọn bất kì loại nào trong số chúng để trồng xà lách đều không vấn đề gì.

4. Sử dụng một thùng chứa để làm bể trữ dinh dưỡng

Hãy mua một thùng chứa lớn hoặc bể cá để làm bể chứa dinh dưỡng cho xà lách. Chọn một bể chứa với diện tích bề mặt lớn, nhưng bạn cũng phải đảm bảo nó sâu ít nhất 8 inch (20 cm) để rễ cây có thể dễ dàng phát triển xuống phía dưới.

Đừng sử dụng bể chứa bằng kim loại. Kim loại có thể bị ăn mòn hoặc bị oxi hóa, giải phóng các chất hóa học có thể phá vỡ quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây.

5. Chuẩn bị những chiếc chậu dạng lưới và các tấm phao nổi

Có một số loại phao nổi khác nhau như xốp hoặc nắp của bể chứa – vật dụng mà bạn có thể dùng để cố định vị trí của cây trồng phía trên nước còn rễ của chúng thì chìm xuống.

Hãy khoan những chiếc lỗ trên tấm phao sao cho chúng cách nhau khoảng 12 inch. Khoan bao nhiêu lỗ, bạn dùng bấy nhiêu chậu lưới để hỗ trợ cho từng cây giống con phát triển. Bạn có thể sử dụng rọ thủy canh chuyên dụng.

Bạn sẽ cần phải có một hệ thống tại chỗ để tạo bọt khí hoặc luân chuyển nước trong bể chứa để rễ cây không bị ngạt. Duy trì một chiếc máy bơm thủy canh như vậy trong bể chứa sẽ giúp bạn ngăn ngừa được vấn đề này.

Bạn có thể mua các hỗn hợp dinh dưỡng ở các cửa hàng dụng cụ làm vườn chuyên về nuôi trồng thủy canh. Xà lách thường yêu cầu lượng ka-li, can-xi và magie cao. Hãy làm theo chỉ dẫn để phối hợp các chất dinh dưỡng.

8. Tạo một vườn ươm để các hạt giống có thể nảy mầm

Trước khi đưa hệ thống thủy canh của bạn vào sử dụng, bạn cần phải sử dụng một chiếc hộp đựng trứng hoặc những chiếc nắp chai, những vật dụng dạng ô hay ngăn nhỏ để tạo một môi trường ban đầu cố định cho cây trồng.

Hãy cho chất nền mà bạn chọn, cùng với hạt giống thủy canh vào các ô (ngăn) này, hoặc bạn có thể gieo hạt trên mút trồng thủy canh.

1. Chăm sóc các cây giống con

Để cây bước đầu có thể phát triển, hãy tưới nước cho vườn ươm của bạn cách ngày 1 lần và duy trì nó ở một nơi đủ ánh sáng hoặc ánh nắng mặt trời tự nhiên, nơi có nhiệt độ từ 65 đến 80 độ F (18.3 – 26.6 độ C).

Hãy thực hiện như vậy cho đến khi cây con cao 2 inch (5 cm) và có khoảng 4 lá.

Đừng giật mạnh mà hãy cẩn thận lấy từng cây con từ các ô (ngăn) cho vào các chậu lưới. Xếp từng chậu lưới vào các lỗ mà bạn đã khoan trên tấm phao nổi hoặc nắp bể chứa, và sau đó đặt chúng vào bể chứa.

3. Để cây tiếp xúc với ánh sáng huỳnh quang 10-14 giờ mỗi ngày

Không giống với các cây trồng khác, xà lách không đòi hỏi phải được tiếp xúc với ánh sáng trong một thời gian dài và cường độ mạnh.

4. Hãy duy trì mức nhiệt độ từ 55 đến 75 độ F (12.7 – 23.8 độ C)

Xà lách phát triển tốt hơn trong một môi trường mát mẻ hơn. Để cho chất lượng tốt nhất, hãy duy trì nhiệt độ khoảng 55 độ F (12.7 độ C) vào ban đêm và khoảng 75 độ F (23.8 độ C) vào ban ngày.

5. Đảm bảo độ pH ở mức từ 5.5 đến 6.5

Nồng độ pH của một cây trồng chỉ ra tính axit hoặc bazo bên trong nó, và quyết định xem liệu cây trồng đó có thể hấp thụ đúng các chất dinh dưỡng sẵn có cho nó hay không.

Hãy mua các bộ điều chỉnh độ pH lên và xuống để khi đưa vào bể chứa, nó sẽ có thể đưa độ pH trở lại mức thích hợp.

Phần 3: Thu hoạch xà lách

1. Chỉ thu hoạch lá phía bên ngoài

Sau 5-6 tuần, xà lách sẽ phát triển hoàn toàn, đầy đặn và sẵn sàng để được thu hoạch và thưởng thức.

2. Hãy luân phiên các cây để tỉa lá

Tránh việc tỉa đi toàn bộ lá từ một cây trong một lần. Hôm nay bạn tỉa lá từ cây xà lách này, thì vài ngày sau hãy tỉa ở một cây khác.

3. Hãy di chuyển cây còn nguyên rễ sang một môi trường lạnh, ẩm để giữ chúng tươi ngon

Nếu xà lách đã phát triển hết cỡ và bạn chưa muốn ăn ngay, hãy giữ cho các cây này còn nguyên rễ và bảo quản chúng trong một môi trường ẩm, gần như băng giá để đảm bảo giữ chúng tươi trong khoảng thời gian lên đến 1 tháng.

Phần 4: Kiểm soát sâu bệnh

Xà lách thủy canh vẫn có thể mắc một số loại sâu bệnh hại, vì thế bạn nên lưu ý quan sát khi cây có vấn đề để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Một số loại bệnh phổ biến bạn có thể tham khảo trong bài viết: Các loại bệnh thường gặp trên rau xà lách thủy canh.

Ngoài ra thì hãy:

1. Hãy đảm bảo sự lưu thông không khí thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc

Vườn xà lách thủy canh nên được thông gió tốt để giúp cây trồng có được lượng CO2 cần thiết và ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.

Hãy để mở cửa đại hoặc cửa sổ gần cây trồng, hoặc cân nhắc việc lắp một lỗ thông khí với một chiếc quạt thông gió nếu bạn đang trồng xà lách trong một không gian kín.

Hãy để vườn rau của bạn dưới quạt trần, hoặc lắp một chiếc quạt đặt trên sàn, cho quay gần đó và bật số bé nhất.

2. Hãy sử dụng các tấm chắn và bẫy dính để tránh các côn trùng gây bệnh

Hãy đảm bảo rằng tất cả các cửa sổ gần đó đều được che phủ bởi một tấm chắn côn trùng dạng lưới (màng mịn). Kiểm tra tấm chắn để phát hiện các lỗ hổng, vết rách.

Bất kì một lỗ hổng nào cũng đều phải được che chắn lại. Treo các băng keo lên để bắt bất kì con côn trùng nào đang bay và cố vượt qua tấm chắn của bạn.

3. Giảm thiểu ánh sáng mặt trời trực tiếp để ngăn ngừa sự phát triển của tảo

Tảo có xu hướng phát triển trong điều kiện ẩm thấp của một khu vườn thủy canh. Tuy nhiên, tảo không thể phát triển được nếu không có ánh mặt trời trực tiếp.

Nếu xà lách của bạn được đặt dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp vào ban ngày, hãy tạo một bóng râm bao phủ lên các cây.

4. Khử trùng thiết bị của bạn để ngăn ngừa nấm mốc sản sinh ra trong nước

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề với loại nấm mốc này và những hiện tượng sâu bệnh khác, hãy làm vệ sinh các dụng cụ, thiết bị của bạn bằng dung dịch thuốc tẩy 2% hoặc một loại chất khử trùng thương mại khác như Greenshield.

Hãy khử trùng tất cả các chậu, hồ chứa, bể chứa và bất kì các dụng cụ chứa hoặc cung cấp nước nào khác sẽ tiếp xúc với cây trồng. Thay thế các chất nền đã bị ô nhiễm.

Kiểm tra mực nước hàng ngày; rau xà lách sẽ không phát triển nếu rễ không nhận đủ nước.

Hãy nhớ rằng cây trồng thủy canh yêu cầu nước và chất dinh dưỡng giống như cây trồng trên đất.

+ Cho dù bạn trồng rau xà lách trong nhà hay ngoài nhà, bạn vẫn cần phải quan sát côn trùng và bắt chúng ra khỏi lá để chúng không phá hủy rau trồng. Rệp vừng là loại sâu bệnh hại trong nhà nhưng nếu xà lách được đặt ở ngoài, hãy đề phòng châu chấu, sên và sâu bướm.

+ Nếu bạn trồng xà lách thủy canh ngoài trời, hãy chắc chắn bảo vệ nó khỏi mưa để nước mưa không làm pha loãng các chất dinh dưỡng.

Kỹ Thuật Trồng Thủy Canh Rau Xà Lách

Thủy canh là phương pháp “Trồng cây trong nước”. Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là ” Trồng cây không sử dụng đất”.

Theo KS nông nghiệp Hà Sỹ Tân, thủy canh là một phương pháp trồng rau có từ lâu, dung dịch có thành phần dinh dưỡng giúp cây trồng hấp thu và chuyển hóa thành các vật chất hữu cơ cho cơ thể cây trồng: thân, lá, rễ, hoa, quả,… Ưu điểm của trồng rau thủy canh là không phải làm đất, không có cỏ dại; trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ, không cần tưới; không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại, năng suất cao hơn từ 25% đến 50%; không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. Các loại rau thích hợp với môi trường thuỷ canh: Rau xà lách, các loại rau cải, rau húng, rau muống, cà chua… Trong Đông y, rau xà lách được biết đến là một loại rau có vị ngọt đắng, tính mát, tác dụng giải nhiệt, lọc máu, kích thích tiêu hóa, giảm đau, gây ngủ, chống ho… Và thường được sử dụng dưới dạng rau sống, rau trộn, nước ép rau. Vì sử dụng trực tiếp rau dạng tươi sống nên người tiêu dùng rất lo sợ mua phải rau tưới nhiều đạm, phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Đây là một hạn chế vô cùng lớn của rau trồng ngoài đồng ruộng mà rau trồng theo phương pháp thủy canh đã khắc phục được. Rau xà lách trồng thủy canh không có thuốc bảo vệ và phân bón hóa học nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Giá bán rau xà lách thủy canh này trên thị trường khoảng 35.000 – 45.000 đồng/kg. Năng suất của rau xà lách thủy canh đạt 28.2 tạ/1000 m2, thời gian sinh trưởng của cây từ 25 – 30 ngày. Với phương pháp trồng rau thủy canh, nhà vườn có thể trồng tối đa là 15 vụ, trong khi đó lối canh tác truyền thống chỉ sản xuất 3 – 4 vụ.

Hệ thống thủy canh trồng rau xà lách

1. Lắp đặt hệ thống thủy canh

– Làm bằng nhựa PVC chịu nhiệt nên hệ thống này rất bền, có thể sử dụng được 10 năm.

– Sử dụng hệ thống bơm chìm có hẹn giờ bơm.

– Chiếm diện tích nhỏ trong sân nhà, ban công: Kích thước của hệ thống này: Dài x rộng x cao: 1.5 x 0.6 x 1.2 (mét).

2. Ươm giống

– Bà con có thể mua các loại giống rau trên thị trường.

– Ngâm hạt giống rau xà lách trong nước ấm khoảng 40 – 50 độ C, sau đó để vào rổ cho khô nước.

– Cho hạt giống đã ngâm vào bầu ươm: 1-2 hạt/ rọ bầu ươm.

– Thường xuyên giữ độ ẩm cho bầu ươm để hạt giống nảy mầm tốt.

Rọ trồng cây đồng thời là bầu ươm hạt giống

3. Cách pha dung dịch dinh dưỡng

Bà con tham khảo công thức pha dung dịch cho rau xà lách của GS. Hoagland (Đại học Washington).

3.1. Chuẩn bị chất pha dung dịch thủy canh

Bình A:

Tên chất Khối lượng (gram)

Calcium nitrate Ca(NO3)2 95,2

Bình B + C:

Tên chất Khối lượng (gram)

Potassium nitrate (KNO3) 3.9

Mono potassium phosphate (KH2PO4) 26.9

Potassium sulfate (K2SO4) 42.3

Magnesium sulfate (MgSO4) 30.8

Zinc sulfate (ZnSO4) 0.015

Boric acid (H3BO3) 0.02

Manganese sulfate (MnSO4) 0.115

Cooper sulfate (CuSO4) 0.01

Ammonium molybdate (NH4Mo7O24) 0.003

FeSO4 0.64

Na-EDTA 0.86

3.2. Chuẩn bị dụng cụ.

– Cân tiểu ly điện tử: Cân chính xác khối lượng hóa chất cần pha.

– Thùng đựng dung dịch.

– Tập giấy quỳ tím: Kiểm tra pH của môi trường.

– Ống đong 100ml.

3.3. Cách tiến hành

3.3.1. Pha bình A:

Bước 1: Cho 1 lít nước vào thùng đựng dung dịch.

Bước 2: Cân 95.2 gram Calcium Nitrat – Ca(NO3)2.

Bước 3: Sau đó cho 95.2 gram Ca(NO3)2 vào ca nước 1 lít ở trên và quậy/khuấy đều.

Bước 4: Rót dung dịch A vừa pha vào bình đựng, ghi nhãn (bình A).

3.3.2. Pha bình B + C:

Bước 1: Cho 1 lít nước vào thùng đựng dung dịch.

Bước 22: Cân lần lượt các hóa chất có ở bảng B .

Bước 3: Cho các hóa chất đã cân ở B2 vào cùng ca nước ở trên, quậy/khấy đều như hướng dẫn. Dung dịch cuối cùng có màu sắc như màu vàng nước trà/chè.

Bước 4: Rót vào bình đựng, ghi nhãn (bình B).

4. Cách trồng

4.1. Cách pha dung dịch thủy canh hoàn chỉnh

Sau khi pha xong 2 bình dung dịch bình A + B. Để dung dịch trồng rau có nồng độ mong muốn 1200 ppm bà con pha theo công thức sau:

STT Tên nguyên liệu Thể tích pha

1 Bình A 100 (ml)

2 Bình B 100 (ml)

3 Nước sạch 10 (lít)

Bước 1: Cho 10 lít nước sach vào 1 thùng đựng dung dịch.

Bước 2: Dùng ống/bình đong, rót 100 ml dung dịch bình A và cho vào thùng đựng dung dịch ở trên, quậy/khuấy đều.

Bước 3: Dùng tiếp ống đong, rót 100 ml dung dịch bình B và cho vào cùng thùng đựng dung dịch ở trên, khuấy đều.

Chú ý:

B5: Dùng bút đo nồng độ ppm (TDS) đo thử. Nếu chưa đạt đến nồng độ mong muốn thì tiếp tục đong dung dịch bình A + B và cho vào thùng đựng dung dịch.

Chú ý: Đánh dấu mực nước trong bồn dung dịch, khi nước cạn, ta bù thêm nước trắng cho bằng mức đánh dấu, không nên pha thêm dung dịch đổ vào.

Khi nồng độ giảm xuống từ 1200 ppm ban đầu xuống 800 ppm, tiến hành thay dung dịch mới hoặc châm thêm dung dịch dinh dưỡng.

4.2. Theo dõi quá trình sinh trưởng của cây.

– Khi cây con chưa nảy mầm, cần để các khay bầu trong ánh sánh nhẹ hoặc che ánh sáng trực tiếp vào cây con đang nảy mầm.

– Khi cây con nảy mầm đều khoảng 2 cm, đưa dần cây con ra ánh sáng. Lúc này, đưa cây con đang ươm giống lên hệ thống thủy canh đã có sẵn dung dịch dinh dưỡng pha loãng để tưới cây con hàng ngày (nồng độ dung dịch pha loãng bằng 1/2 nồng độ dung dịch trồng cây).

– Khi cây con được khoảng 2 tuần tuổi (tùy từng loại cây, thông thường cây cao khoảng 8 – 10 cm và có vài lá thật), tiến hành tỉa cây, mỗi rọ chỉ để 5 – 6 cây và chuyển rọ cây vào hệ thống thủy canh đã chứa sẵn dung dịch thủy canh.

Lưu ý: Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ hút dung dịch, vì vậy dung dịch sẽ vơi dần, chú ý bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thường xuyên cho cây (thông thường 1 lần/tuần) để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.

Theo dõi nồng độ dung dịch thủy canh hàng ngày bằng cách: Đo nồng độ các cation trong dung dịch bằng bút đo TDS:

Giai đoạn cây Nồng độ ppm phù hợp

Cây non (3 – 5 lá thật) 600 – 800

900 – 1300

Cây trước thu hoạch 10 ngày 600

Bà con nên chuẩn bị sổ ghi chép để theo dõi quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Nguồn: chúng tôi được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Rau Xà Lách

Xà lách dễ trồng và thậm chí nhiều hơn nếu bạn cho chúng những điều kiện làm cho chúng phát triển mạnh. Xà lách đòi hỏi ít nhất 6 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày. Nếu bạn sống trong một khí hậu ấm áp hoặc có mùa hè, trong đó nhiệt độ thường xuyên đạt đến giữa thập niên tám mươi hãy cố gắng bảo vệ từ mặt trời buổi chiều. Nếu bạn không thể bảo vệ chúng khỏi ánh nắng mặt trời, hãy xem xét làm một màn che bóng qua chúng.

Xà lách còn cần đất tốt, lỏng, giàu để phát triển tốt. Đất đã được sửa chữa tốt với phân ủ hoặc phân rễ là lý tưởng. Đất có nhiều chất hữu cơ giữ được độ ẩm tốt hơn, điều rất quan trọng trong việc giữ cho các loại rau củ an toàn hạnh phúc.

Trồng cây xà lách

Xà lách có thể được bắt đầu từ hạt giống , hoặc trong nhà hoặc trực tiếp vào trong vườn. Bạn cũng có thể mua cấy ghép tại vườn ươm. Nếu có thể, hãy thử mua hạt giống hữu cơ hoặc bắt đầu.

Để bắt đầu hạt giống trong nhà:

Hạt rau diếp nên được bắt đầu tám tuần trước ngày đông cuối của bạn. Gieo chúng vào hỗn hợp bắt đầu vô trùng, hoặc hỗn hợp mà bạn đã pha chế. Đất nên được giữ mát, dưới 70 độ F. Hãy chắc chắn để cho họ nhiều ánh sáng, hoặc bằng cách đặt chúng trong một cửa sổ đầy nắng hoặc bằng cách bắt đầu chúng dưới ánh sáng. Chúng có thể được trồng sau ngày băng giá cuối cùng của bạn. Hãy chắc chắn để cứng các cây trong 3-4 ngày trước khi trồng chúng vào vườn.

Điều kiện phát triển cây rau xà lách

Nước: Yếu tố quan trọng nhất để thành công với rau xà lách là đáp ứng các yêu cầu về độ ẩm. Bởi vì rau diếp có nguồn gốc cạn và chủ yếu là nước (gần như 95% nước, thực tế) nó chỉ đơn giản sẽ không phát triển nếu bạn để cho đất khô. Rễ của rau diếp nằm trong ba đến bốn inch đất. Nếu bạn nhúng ngón tay vào đất và inch trên cùng là khô, bạn cần nước. Điều này có thể cần tưới nhiều lần mỗi tuần trong thời tiết nóng và khô.

Đất: Giống như bất cứ thứ gì trong vườn, xà lách được hưởng lợi từ một lớp mùn tốt. Lớp mùn cưa này sẽ giúp giữ ẩm, giữ cho đất mát, giảm lượng cỏ dại mà bạn phải làm và giữ cho rau diếp sạch sẽ bằng cách ngăn không cho đất bốc lên lá khi tưới nước.

Xà lách bị làm phiền bởi rất ít dịch hại và bệnh tật. Sên là kẻ thù lớn nhất của họ, và chúng có thể bị cản trở bằng cách đưa ra một đĩa bia để bẫy chúng, hoặc bằng cách rải đất đỏ hoặc vỏ quả trứng nghiền xung quanh cây của bạn.

Những chất sắc bén này sẽ cắt đứt những thanh mảnh của sên khi chúng trượt qua nó, và giết chúng.

Rệp vừng cũng có thể là một vấn đề. Nếu có, hãy thử gõ chúng bằng một cơn gió từ vòi hoặc thử một loại xà phòng tự chế để loại bỏ chúng. Giun sâu cũng có thể là một vấn đề, và cách tốt nhất để bảo vệ chúng là lắp đặt một cổ áo làm bằng giấy hoặc bìa cứng dày xung quanh gốc của cây rau diếp mới trồng.

Nếu côn trùng của bạn thuộc loại có lông dài, dài bốn chân, biện pháp phòng vệ tốt nhất là lắp đặt hàng rào bằng kim loại quanh khu vườn. Bạn cũng có thể thử rắc hạt cayenne lên cây để ngăn chặn các con thỏ.

Xà lách dễ trồng, miễn là bạn đáp ứng các yêu cầu cơ bản của nó. Và những lợi ích của việc làm như vậy là rất đáng giá: có thể thu hoạch các loại rau trộn với rau diếp tự nhiên, ngon, hữu cơ chỉ vài phút trước bữa ăn là một món xa xỉ mà bạn sẽ đánh giá cao trong suốt mùa mọc.

Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Xà Lách Sạch Tại Nhà

Xà lách là loại cây thân thảo và cũng là tên gọi chung cho một loại rau ăn sống. Rau xà lách có khá nhiều loại như: xà lách mỡ, xà lách xoăn là lớn, xà lách lô tô xanh, xà lách lô tô tím,… Với ưu điểm kỹ thuật trồng cây đơn giản, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao.

Cây dễ thích nghi với mọi điều kiện về diện tích đất trồng, nên người dân có thể trồng chúng trong các thùng xốp, đặt ở ngoài ban công hay bên hiên đều được. Mỗi thùng rau như vậy không chỉ mang lại cho người dân sự thuận tiện, mỹ quan đẹp mắt, mà hơn hết còn cung cấp nguồn rau sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe người sử dụng.

Chuẩn bị nguyên liệu vật tư

Khay trồng

Hạt giống

nên mua loại hạt đóng gói sẵn do các công ty cung cấp chuyên nghiệp sản xuất. Khi sử dụng nếu còn dư nên hàn kín miệng bao bì rồi cất giữ vào trong mát hoặc trong ngăn mát chứa rau của tủ lạnh.

Nên chọn nơi thoáng, có ánh sáng trực tiếp để trồng rau ăn lá. Có thể đặt nơi ban công các tầng nhà, hay sử dụng hệ thống giàn. Các tầng giàn cách nhau khoảng cách tối thiểu là 40 cm.

Phân bón

Nên sử dụng các loại phân hữu cơ đã được ủ hoai kỹ. Có thể sử dụng phân vô cơ bón thúc nhưng nên cách ly 15 – 20 ngày sau khi bón mới tiến hành thu hoạch để giảm hàm lượng Nitrat trong rau.

Chuẩn bị đất

Có thể sử dụng các loại đất sạch được chế biến sẵn có bán trên thị trường, hoặc pha trộn hỗn hợp sơ dừa – phân hữu cơ (ủ hoai) – vi sinh vật (hỗn hợp đất trộn) sau đó cho vào khay xốp, tưới ẩm hỗn hợp đất trộn sau đó tiến hành gieo giống.

Hạt xà lách rất nhỏ, có lớp vỏ mỏng nên không cần tiến hành ngâm ủ như những loại hạt khác mà có thể rải trực tiếp lên bề mặt khay sau đó tiến hành tưới phun tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm (1gram/ khay).

Sau khi gieo hạt đưa khay vào nơi tối hoặc sử dụng nắp che tối cho khay, giúp hạt nảy mầm (thời gian này có thể kéo dài 1 – 2 ngày tùy vào điều kiện thời tiết và chất lượng hạt). Có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn phủ lên hạt sau khi gieo (độ dày lớp phủ ≤ 2 cm).

Cách chăm sóc cây sau khi gieo trồng

Tưới nước

Mùa nắng tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tùy theo thời tiết mà tưới tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng.

Đây là bước nhằm tạo không gian, cung cấp chất dinh dưỡng giúp rau nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch. Khi cây rau xà lách có 2 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần ( ăn rau mầm) hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn. Quy cách sang khay, tỉa thưa theo khoảng cách cây cách cây là 10 cm hàng cách hàng là 15 cm.